Nghiên cứu đặc tính màng phủ ăn được từ alginate kết hợp tinh dầu hexyl acetate và ứng dụng trong bảo quản xoài
lượt xem 1
download
Bài viết nghiên cứu đặc tính màng phủ ăn được alginate kết hợp tinh dầu hexyl acetate với mục đích cải thiện tính chất màng alginate và đặc tính hexyl acetate, đồng thời đánh giá hiệu quả khả năng bảo quản quả xoài tươi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc tính màng phủ ăn được từ alginate kết hợp tinh dầu hexyl acetate và ứng dụng trong bảo quản xoài
- NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MÀNG PHỦ ĂN ĐƯỢC TỪ ALGINATE KẾT HỢP TINH DẦU HEXYL ACETATE VÀ ỨNG DỤNG TRONG BẢO QUẢN XOÀI Dương Thị Cẩm Nhung1, Apiradee Uthairatanakij2 1. Viện Phát triển ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Công nghệ King Mongkut, Thái Lan TÓM TẮT Nghiên cứu đặc tính cơ học và độ thấm khí và hơi nước của màng phủ ăn được từ tạo từ alginate (1% w/v) theo 3 công thức sodium alginate (SA), sodium alginate tạo liên kết ngang với 1% w/v CaCl2 (SAC) và sodium alginate liên kết ngang CaCl2 kết hợp 0,07% w/v tinh dầu hexyl acetate (SAC-HA). Các dung dịch màng sau khi tạo ra dùng phủ lên quả xoài để đánh giá chất lượng và thời gian bảo quản. Kết quả cho thấy, màng SAC hay SAC-HA hiệu quả làm tăng tính bền cơ học và làm giảm thấm khí và hơi nước qua màng. Việc áp dụng màng phủ lên quả xoài cát chu cho kết quả như mong đợi, cả 2 công thức màng phủ SAC hay SAC-HA kéo dài thời gian bảo quản 12 ngày bảo quản 22oC với phần trăm hụt khối lượng và tỷ lệ thối hỏng thấp nhất. Từ khóa: Alginate, bo quản, hexyl acetate, xoài cát chu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xoài có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt xoài chứa các chất chống oxy hóa cao như polyphenol, axit ascorbic, carotenoid, vitamin rất cần thiết cho sức khỏe con người. Các hợp chất này được biết có hiệu quả tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, ung thư (Baloch và nnk., 2013). Ở Việt Nam xoài là một trong những cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả thống kê của Cục Trồng trọt năm 2019, Việt Nam diện tích xoài đạt 104.129 ha, sản lượng 814.836 tấn. Trong đó Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 46.401 ha, sản lượng 515.355 tấn (chiếm đến 46,1% diện tích và 63,25% sản lượng cả nước). Tuy nhiên, tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch xoài hiện còn khá lớn, trên 28% trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Thất thoát sau thu hoạch chủ yếu là hô hấp sự mất nước, sản sinh ethylen dẫn đến quả chín nhanh chóng và nấm bệnh tấn công gây thối hỏng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây việc sử dụng các màng sinh học bảo quản trái cây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, màng sinh học hay còn gọi là màng ăn được phủ trên bề mặt quả có tác dụng bảo vệ rau quả, hạn chế mất nước và duy trì chất lượng. Alginat là một màng sinh học được chiết xuất từ tảo nâu được ứng dụng trong bảo quản rau quả. Alginat có khả năng liên kết với ion Ca2+ để tạo màng bền vững và chính màng bao này ngăn cản sự bay hơi nước, giảm độ thấm hơi nước. Đây là một tính chất quan trọng khi sử dụng alginat trong bảo quản nông sản. Lớp phủ này tạo ra một lớp rào cản trên các lỗ khí của rau quả làm giảm thoát hơi nước (Aguilar và nnk., 2015). Tuy nhiên màng alginate không có chức năng kháng khuẩn. Hexyl acetate là một tinh dầu có mùi trái cây, được chiết xuất từ trái cây chín (ổi, chuối, táo,..). Hexyl acetate được chứng minh có khả năng kháng khuẩn và dùng bảo quản táo cắt tươi 365
- (Lanciotti và nnk., 2003). Tuy nhiên đặc tính của hexyl acetate dễ bay hơi, khó kiểm soát nồng độ. Chính vì vậy việc nghiên cứu đặc tính màng phủ ăn được alginate kết hợp tinh dầu hexyl acetate với mục đích cải thiện tính chất màng alginate và đặc tính hexyl acetate, đồng thời đánh giá hiệu quả khả năng bảo quản quả xoài tươi. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Mẫu xoài cát chu thu từ vườn canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP của hợp tác xã xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp Chất tạo màng: alginate khối lượng phân tử 176,2 (nguồn gốc Nhật Bản, CAS 9005-38- 3), chất dẻo hóa glycerol (CAS 56-81-5) và chất hoạt động bề mặt Tween 80 (CAS 9005-65- 6), canxi chlorua (CAS 10043-52-4) được dùng tạo liên kết ngang. Hexyl axetat tinh khiết (CAS số 142-92-7) được mua từ Công ty Perfumer's World, Thái Lan. Thiết bị, dụng cụ: máy đồng hóa (PT 3100 D, Kine-matica), Máy đo màu CR 400 (Nhật Bản), dụng cụ đo độ Brix kỹ thuật số ATAGO (Nhật Bản), thang độ: 0 - 53%. 2.2. Phương pháp tạo màng alginate Màng alginate được tạo ra dựa trên nghiên cứu của Nhung và nnk (2022). Dung dịch sodium alginate (SA) được tạo ra bằng cách hòa tan 10 g bột natri alginate trong nước cất (1000 ml trên máy khuấy từ gia nhiệt ở nhiệt độ 70°C cho đến khi dung dịch trở nên trong suốt. Glycerol (10 g/l) và chất hoạt động bề mặt Tween 80 (3 g/L) được bổ sung vào công thức để tăng tính liên kết và linh động của màng. Trong nghiên cứu này màng alginate được tạo theo 3 công thức: 1) sodium alginate (SA); 2) sodium alginate liên kết ngang (SAC), liên kết ngang được tạo ra khi cho 40 ml dung dịch CaCl2 (1% w/v) vào 1000 ml dung dịch SA; 3) SAC kết hợp với 0,07% w/v tinh dầu hexyl axetate (SAC-HA). Các dung dịch được đồng nhất bằng máy đồng hóa thời gian 3 phút, sau đó dung dịch được để nhiệt độ phòng trong 24 giờ để loại bỏ bọt khí. Màng được tạo ra bằng cách đổ 25 ml dung dịch trên khuôn đĩa petri thủy tinh (90 mm × 15 mm), để ổn định 5 phút. Các đĩa được đưa vào tủ sấy nhiệt độ 45oC thời gian 30 giờ để màng khô. Màng được tách ra để thực hiện phân tích các đặc tính cơ lý và tính thấm của màng. 2.3. Xác định đặc tính của màng Các đặc tính của màng được thực hiện đo trên 4 lần lặp lại bao gồm Đo độ dày của màng: đo 5 điểm xung quanh màng bằng đồng hồ đo độ dày (E.J. Cady. Co. Chicago USA) Đo lực kéo căng và độ giãn dài: sử dụng máy đo cấu trúc (TA plus Ametek, UK) theo tiêu chuẩn ASTM (ASTM D882. 2012). Độ giãn dài tính bằng phần trăm (%) và lực kéo căng tính bằng MPa được ghi nhận khi lực kéo căng tối đa của màng bị đứt Tính thấm oxy qua màng (OP): được xác định theo phương pháp của Nhung và nnk (2022) sử dụng máy phân tích khí OxyBaby® (WITT-Gasetechnik, Witten, Đức), được tính bằng cm3 mm/ m2.day.kPa. Tính thấm hơi nước qua màng (WVP): được xác định theo phương pháp đo trọng lượng (ASTM: E96/E96M-12), được xác định bằng g.mm /m2.day.kPa 2.4. Đánh giá khả năng bảo quản xoà cát chu bằng màng alginate Xoài Cát Chu được thu hoạch độ chín sinh lý 80% được vận chuyển cẩn thận về phòng thí nghiệm. Các xử lý sơ bộ bao gồm: phân loại để loại bỏ trái dập, không đồng nhất về độ chín 366
- và khối lượng sau đó rửa bằng nước sạch, làm khô bằng quạt, sau đó xoài được nhúng vào dung dịch SA, SAC, SAC-HA thời gian 1,5 phút, xoài nhúng trong nước dùng làm đối chứng (DC). Sau đó quả xếp lên kệ lưới inox làm khô bằng quạt. Quả sau khi làm khô được xếp vào thùng carton trữ nhiệt độ 22oC ± 2, thời gian 12 ngày Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, lặp lại 3 ba lần, mỗi lần lặp lại 6 quả Chỉ tiêu theo dõi: Màu sắc vỏ quả, hao hụt khối lượng, tỷ lệ thối hỏng, hàm lượng TSS và acid 2.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu Màu sắc vỏ quả (L*, a*, b*): đo dọc theo 3 điểm đầu, giữa và cuối của mẫu bằng máy đo màu CR400-Nhật sản xuất Hao hụt khối lượng (%): Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng ban đầu và khối lượng sau 12 ngày bảo quản. Tỷ lệ thối hỏng (%): Tỷ lệ phần trăm số quả bệnh so với tổng số quả quan sát Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TSS): đo bằng thiết bị cầm tay ATAGO thang độ 0-53%. Hàm lượng acid tổng số (% acid citric): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1N với chất chỉ thị phenolphthalein 1% theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5483-1991). 2.6. Xử lý thống kê Tất cả các số liệu được phân tích thống kê ANOVA và so sánh theo phép thử LSD ở mức ý nghĩa p < 0,05 bằng phần mềm SAS 9.1. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc tính của màng alginate 3.1.1. Hình dáng và độ dày của màng Từ Hình 1 cho thấy cả 3 công thức đều cho màng trong suốt, điều này cho thấy màng tạo ra bằng SA, SAC hay SAC-HA có bổ sung tinh dầu đều không ảnh hưởng đến tính trong mờ của màng. Đây là đặc tính quan trọng của màng alginate khi phủ lên sản phẩm sẽ không làm thay đổi màu sắc thực phẩm Hình 1. Hình dạng màng alginate sau khi sấy trên khuôn đĩa petri a) sodium alginate, b) sodium alginate liên kết ngang, c) sodium alginate liên kết ngang và hexyl acetate 367
- Màng được làm từ alginate có độ dày từ 100-130 µm, trong đó màng được làm từ alginate tinh khiết có độ dày 102,48 µm. Khi tạo liên kết chéo với CaCl2 (màng SAC) hoặc có bổ sung tinh dầu HA (màng SAC-HA) làm tăng độ dày màng 125,84 mm và 130,48 µm. Sự tăng độ dày màng có thể do SA tạo liên kết ngang với CaCl2 làm tăng độ nhớt kết quả làm tăng độ dày màng (Duong nnk., 2023). Theo nghiên cứu của Pavlath và Orts (2009) màng ăn được có độ dày < 300 µm. Như vậy độ dày màng trong nghiên cứu này phù hợp với tiêu chuẩn màng ăn được. 3.1.2. Tính cơ học của màng Kết quả lực kéo căng và độ giãn dài khi đứt của màng được trình bày Bảng 1. Kết quả cho thấy màng phim được làm từ SA đơn có lực kéo căng thấp nhất 2,83 Mpa, nhưng khi SA tạo liên kết ngang với CaCl2 (màng SAC) thì lực kéo căng lại tăng lên 3,97 Mpa khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với màng SA (p < 0,05), tuy nhiên không khác biệt so với màng SAC- HA. Điều này có thể giải thích khi cho CaCl2 vào dung dịch alginate, ion Ca2+ liên kết ngang với nhóm COO- của alginate tạo thành COO-Ca2+ hình hộp trứng tạo mạng liên kết bền vững, nhưng khi bổ sung hexyl acetate vào dung dịch SAC không ảnh hưởng đến lực kéo căng của màng SAC. Cũng từ bảng 1 cho thấy, kết quả độ giãn dài cao nhất được ghi nhận màng SAC chứa tinh dầu HA (SAC-HA), có giá trị cao nhất 113,11%, khác biệt có ý nghĩa so với SA và SAC. Điều này có thể giải thích tinh dầu HA đóng vai trò như chất dẻo hóa, làm giảm độ cứng của màng và tăng linh động trong mạng liên kết làm cho màng dẻo và giãn (Duong và nnk., 2023). Như vậy tinh dầu hexyl acetate có hiệu cải thiện tính chất cơ học của màng. Bảng 1. Các đặc tính cơ lý và tính thấm của màng alginate Công thức Độ dày Lực kéo Độ giãn dài Độ thấm hơi nước Độ thấm khí O2 màng (mm) căng khi đứt (%) (g.mm/m2.day. (cm3.mm/m2.day.kPa) x 10- 8 (Mpa) kPa) SA 102,48c 2,83b 49,33c 0,037a 5,38a SAC 125,84b 3,97a 99,36b 0,024c 0,35c SAC-HA 130,48a 3,86a 113,11a 0,029b 0,64b F ** ** ** ** ** CV (%) 1,06 7,37 5,33 4,81 9,77 Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái đứng sau không cùng ký tự thì khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05); “**”: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê; “*”: khác biệt có ý nghĩa thống kê. 3.1.3. Độ thấm hơi nước qua màng Độ thấm hơi nước qua màng có giá trị trung bình khoảng 0,02-0,03 g.mm/m2.ngày.kPa và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p < 0,05) (Bảng 1). Nếu màng được làm từ alginate có liên kết ngang với CaCl2 (SAC) có giá trị thấp nhất 0,024 g.mm/m2.ngày.kPa, trong khi đó màng được làm từ SA đơn có độ thấm hơi nước cao (0,037 g.mm/m2.ngày.kPa). Khi bổ sung hexyl acetate vào thì thấm hơi nước tăng nhẹ so với màng SAC nhưng vẫn thấp hơn màng SA đơn. Điều này cho thấy màng được làm từ SAC có khả năng làm giảm tính thấm hơi nước do ion Ca2+ tạo liên kết ngang với nhóm COO- của alginate (COO-Ca2+) tạo thành mạng lưới hộp trứng bền vững và chặt chẽ ngăn không cho nước thấm qua. Tuy nhiên sự hiện diện của hexyl acetate làm tăng tính linh động của mạng liên kết làm nước dễ thấm qua màng. 3.1.4. Độ thấm khí qua màng. Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, tính thấm khí qua màng ghi nhận cao nhất 5,38 màng được làm từ SA đơn, trong khi đó màng được làm từ SAC có độ thấp khí qua màng thấp nhất 0,35 x 10-8 cm3.mm/m2.day.kPa, kế đó là màng SAC-HA chứa tinh dầu hexyl acetate có giá trị 0,64 x 10-8 cm3.mm/m2.day.kPa. Sự khác biệt này liên quan đến liên kết ngang COO-Ca2+ và C=O của hexyl acetate trong mạng lưới liên kết alginate làm thay đổi trật tự cấu trúc trong màng (Duong 368
- và nnk., 2023). Đối với màng polymer sinh học, độ thấm khí qua màng được đánh tốt trong khoảng 1-10 cm3.µm/m2.day.kPa (Krochta và Mulder-Johnston, 1997). Như vậy, màng phủ ăn được làm từ alginate có khả năng cản khí tốt, trong đó công thức màng SAC cản khí tốt nhất. 3.2. Kết quả đánh giá khả năng bảo quản xoài cát chu của màng phủ ăn được alginate 3.2.1. Tỷ lệ thối hỏng Tỉ lệ t chối hỏng của xoài Cát Chu trong các nghiệm thức màng phủ có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Trong đó, công thức màng SAC-HA có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh thối hỏng so với các nghiệm thức xử lí khác và đối chứng, với tỷ lệ thối hỏng thấp nhất 11,11%, trong khi đó đối chứng không có màng bao tỷ lệ thối hỏng 30,55% (Bảng 2). Như vậy sự hiện diện của tinh dầu hexyl acetate có hiệu quả kiểm thoát bệnh thối sau thu hoạch trên xoài. 3.2.2. Hao hụt khối lượng Kết quả từ Bảng 2 cho thấy hao hụt khối lượng xoài dao động trung bình 9-17%. Nghiệm thức màng phủ alginate có hiệu quả làm giảm hao hụt trọng lượng của xoài Cát Chu sau 12 ngày bảo quản, trong đó màng SAC có giá trị thấp nhất trung bình 9,68%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) so với đối chứng (có giá trị cao nhất 17,04%). Màng phủ ăn được alginate tạo ra lớp màng mỏng trên bề mặt có tác dụng ngăn sự thoát hơi nước trên bề mặt dẫn đến làm giảm hao hụt khối lượng (Yin và nnk., 2019). 3.2.3. Hàm lượng TSS và axit tổng Hàm lượng TSS không sử dụng màng bao có giá trị cạo nhất (14,53%) sau 9 ngày bảo quản, trong khi đó quả được phủ màng hàm lượng TSS trong khoảng 10-12% sau 12 ngày bảo quản. Điều này có thể giải thích xoài được phủ lớp màng làm hạn chế quá trình hô hấp và sản sinh ethylen, kết quả quả chậm chín hơn so với DC, trong khi DC không có lớp màng quá trình chín diễn ra làm tinh bột chuyển thành đường đồng thời hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ, kết quả tăng hàm lượng TSS và giảm axit tổng số. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây trên xoài, màng alginate có hiệu quả giảm hô hấp và làm chậm chín trên quả xoài (Yin và nnk., 2019). Bảng 2. Ảnh hưởng màng phủ ăn được alginate đến chất lượng xoài cát chu Công thức màng Tỷ lệ thối hỏng (%) Hao hụt khối lượng (%) TSS (%) Axit tổng (%) DC 30,55 a 17,04 a 14,53 a 0,14 a SA 19,44 b 12,48 b 12,46 b 0,19 b SAC 13,89 b 9,68 c 10,93 c 0,21 bc SAC-HA 11,11 b 10,28 c 10,40 c 0,22 c F * * * * CV (%) 9,58 8,99 10,92 13,92 Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái đứng sau không cùng ký tự thì khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05); “**”: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê; “*”: khác biệt có ý nghĩa thống kê. 4. KẾT LUẬN Màng được làm từ alginate tạo liên kết ngang với CaCl2 (SAC) hiệu quả làm tăng tính cơ học của màng đồng thời làm giảm khả năng thấm nước và khí cao hơn so với SA đơn. Ngoài ra, việc bổ sung tinh dầu hexyl acetate vào công thức SAC giúp cải thiện độ bền dẻo của màng. Việc áp dụng các công thức màng lên khả năng bảo quản xoài cho kết quả bước đầu khả quan. Kết quả cho thấy xoài được nhúng trong dung dịch sodium alginate liên kết ngang kết hợp tinh 369
- dầu hexyl acetate (SAC-HA) có hiệu quả giảm hao hụt khối, tỷ lệ thối hỏng thấp, cải thiện chất lượng và thời hạn sử dụng quả xoài cát chu 12 ngày bảo quản nhiệt độ 22oC ± 2 so với đối chứng chỉ 9 ngày. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc mở ra hướng ứng dụng màng phủ ăn được và tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên nhằm thay thế việc sử dụng hóa chất bảo quản, nguyên nhân gây ảnh hưởng môi trường và sức khỏe. Kết quả có triển vọng trong việc kéo dài thời gian bảo quản rau quả góp phần nâng cao giá trị kinh tế và giảm tổn thất sau thu hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aguilar, K. C., Tello, F., Bierhalz, A. C. K., Garnica Romo, M. G., Martínez Flores, H. E., & Grosso, C. R. F. (2015). Protein adsorption onto alginate-pectin microparticles and films produced by ionic gelation. Journal of Food Engineering, 154, 17–24. https://doi.org/10.1016/j.jfoodeng.2014.12.020 2. ASTM Standard D882. (2012). Standard test method for tensile properties of thin plastic sheeting. Philadelphia, PA: ASTM International. https://doi.org/10.1520/D0882-12. www.astm.org 3. ASTM Standard E96/E96M. (2012). Standard test methods for water vapor transmission of material. Philadelphia, PA: ASTM International. https://doi.org/10.1520/E0096 E0096M 12. www.astm.org 4. Baloch, M. K., Bibi, F., & Jilani, M. S. (2013). Effect of coatings over the quality and shelf life of mango (mangifera indica l.) fruit. Journal of Food Processing and Preservation, 37(1), 66–73. https://doi.org/10.1111/j.1745-4549.2011.00614.x 5. Cục Trồng trọt (2019). Cải tiến chuổi giá trị ngành hàng xoài tại Đồng Tháp.https://snnptnt.dongthap.gov.vn/ 6. Duong, N. T. C., Uthairatanakij, A., Laohakunjit, N., Jitareerat, P., & Kaisangsri, N. (2023). Cross- linked alginate edible coatings incorporated with hexyl acetate: Film characteristics and its application on fresh-cut rose apple. Food Bioscience, 52(October 2022), 102410. https://doi.org/10.1016/j.fbio.2023.102410 7. Krochta, J. M. and Mulder-Johnston, C. D. (1997). Edible and biodegradable polymer films: Challenges and opportunities. Food Technology, 51(2), 61–74. 8. Lanciotti, R., Belletti, N., Patrignani, F., Gianotti, A., Gardini, F., & Guerzoni, M. E. (2003). Application of hexanal, (E)-2-hexenal, and hexyl acetate to improve the safety of fresh-sliced apples. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 51(10), 2958–2963. https://doi.org/10.1021/jf026143h 9. Nhung, T. C., Duong, Uthairatanakij, A., Laohakunjit, N., Jitareerat, P., & Kaisangsri, N. (2022). An innovative single step of cross-linked alginate-based edible coating for maintaining postharvest quality and reducing chilling injury in rose apple cv . ’ Tabtimchan ’ ( Syzygium samarangenese ). Scientia Horticulturae, 292(October 2021), 110648. https://doi.org/10.1016/j.scienta.2021.110648 10. Pavlath, A.E., Orts, W. (2009). Edible films and coatings: Why, what, and how? In M. E. Huber, K.C., Embuscado (Ed.), Edible Films and Coatings for Food Applications (pp. 1–23). Springer New York. 11. Yin, C., Huang, C., Wang, J., Liu, Y., Lu, P., & Huang, L. (2019). Effect of chitosan- and alginate- based coatings enriched with cinnamon essential oil microcapsules to improve the postharvest quality of mangoes. Materials, 12(13), 1–19. https://doi.org/10.3390/ma12132039 370
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIẢI TÍCH MẠNG - CHƯƠNG 8: NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
17 p | 224 | 79
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu ảnh hưởng của áp xuất ép biên và chiều dày thành tre luồng đến độ hở mạch keo của ván ghép thanh tre luồng "
9 p | 100 | 15
-
Chế tạo và nghiên cứu tính chất màng tổ hợp dạng đa lớp Graphen/Poly(1,5-Diaminonaphthalen)
8 p | 65 | 5
-
Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác phân hủy phenol của hệ vật liệu BiOCl0.5Br0.5
5 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo sơn chống ăn mòn không dung môi hữu cơ trên cơ sở nhựa epoxy có phụ gia nano
8 p | 74 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất gia cường organobentonite và ZnO/ZrO2/Al2O3 cỡ hạt nano đến tính chất cơ học của màng phủ nanocomposite nền epoxy
4 p | 50 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố không gian nước ngầm mạch lộ phục vụ phát triển các giải pháp quản lý bền vững khu vực tỉnh Gia Lai
10 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nanosilica đến tính chất cơ học của màng polyme EPOXY DER 671X75
7 p | 125 | 3
-
Tổng hợp, nghiên cứu tính chất điện hoá của điện cực N - TiO2/Ti
3 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn Bacillus phân lập từ nước thải làng nghề bún Phú Đô
10 p | 41 | 3
-
Các đặc tính màng chống thấm sinh học chitosan kết hợp với lignin thu hồi từ bã mía
10 p | 52 | 3
-
Đánh giá hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm và đặc tính bẩn màng của hệ thống MF xử lý nước cấp an toàn cho các cơ sở y tế quy mô nhỏ
6 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu khả năng che chắn sóng điện từ trong dải tần băng X (8÷12 ghz) của lớp màng phủ trên cơ sở vật liệu rGO (Reduced Graphene Oxide)
9 p | 63 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lớp cấu trúc màng mỏng và liên kết kim loại vùng biên giới liên kết hai lớp thép - hợp kim nhôm hàn nổ ở Việt Nam
7 p | 56 | 2
-
Ảnh hưởng của Zn đến đặc tính điện hóa và khả năng chống hà của lớp phủ ethyl silicate
8 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá chất lượng và hiệu quả tẩy xạ của decon gel 1108 do CBI polymers sản xuất
6 p | 45 | 1
-
Đặc tính hóa lý và hiệu quả loại bỏ kim loại nặng (Mn2+) trong nước thải của màng polyvinyldiene fluoride phủ graphene oxide và chitosan
6 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn