YOMEDIA
ADSENSE
Kết quả phẫu thuật triệt căn và hóa trị bổ trợ ung thư buồng trứng giai đoạn IC, II tại bệnh viện K
59
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Kết quả phẫu thuật triệt căn và hóa trị bổ trợ ung thư buồng trứng giai đoạn IC, II tại bệnh viện K trình bày kết quả cho thấy thời gian theo dõi trung bình 22,9 ± 17,2 tháng, sống thêm toàn bộ trung bình là 56,3 ± 3,0 tháng, tại thời điểm 3 năm là 79,9%, 5 năm là 71,9%. Sống thêm không bệnh trung bình là 45,4 ± 3,4 tháng, tại thời điểm 3 năm là 62,8%, 5 năm là 41,2%,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật triệt căn và hóa trị bổ trợ ung thư buồng trứng giai đoạn IC, II tại bệnh viện K
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN VÀ HÓA TRỊ BỔ TRỢ<br />
UNG THƯ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN IC, II TẠI BỆNH VIỆN K<br />
Nguyễn Trọng Diệp1, Nguyễn Tuyết Mai2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện K<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IC, II<br />
bằng phẫu thuật kết hợp với hóa chất phác đồ Paclitaxel - Carboplatin tại bệnh viện K và một số yếu tố ảnh<br />
hưởng. Kết quả cho thấy thời gian theo dõi trung bình 22,9 ± 17,2 tháng, sống thêm toàn bộ trung bình là<br />
56,3 ± 3,0 tháng, tại thời điểm 3 năm là 79,9%, 5 năm là 71,9%. Sống thêm không bệnh trung bình là 45,4 ±<br />
3,4 tháng, tại thời điểm 3 năm là 62,8%, 5 năm là 41,2%. Bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng có nồng<br />
độ CA125 > 600 U/ml và giai đoạn II có nguy cơ bệnh tái phát và tử vong cao hơn so với những bệnh nhân<br />
có CA125 ≤ 600 U/ml và giai đoạn IC. Kết luận: điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IC-II bằng<br />
phẫu thuật triệt căn và hóa trị bổ trợ theo phác đồ Paclitaxel - Carboplatin đã đạt được kết quả tốt.<br />
Từ khóa: ung thư biểu mô buồng trứng, giai đoạn IC - II, phẫu thuật triệt căn, phác đồ Paclitaxel Carboplatin<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư buồng trứng là bệnh phổ biến<br />
trong các ung thư phụ khoa và là nguyên nhân<br />
gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư<br />
phụ khoa ở Mỹ. Bệnh ung thư buồng trứng<br />
đứng thứ 7 trong các bệnh ung thư của phụ<br />
nữ trên toàn thế giới. Bệnh chủ yếu xuất hiện<br />
ở tuổi mãn kinh, có khoảng hơn một nửa xuất<br />
hiện sau tuổi 60 [1, 24].<br />
Trên thế giới, tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ da<br />
trắng (13 - 15/100.000 phụ nữ), tỷ lệ mắc thấp<br />
hơn ở Nhật Bản và các quốc gia đang phát<br />
triển (10/100.000 phụ nữ). Năm 2007, tại Mỹ<br />
ghi nhận 22.430 trường hợp mới mắc, 15.280<br />
phụ nữ tử vong vì căn bệnh này, số phụ nữ tử<br />
vong vì ung thư buồng trứng bằng tổng số<br />
phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung và ung<br />
thư niêm mạc tử cung [2].<br />
Tại Việt Nam, bệnh phổ biến đứng hàng<br />
thứ ba trong các bệnh ung thư phụ khoa.<br />
Theo ghi nhận ung thư tại thành phố Hồ Chí<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện K Hà Nội<br />
Email: bacsimaia@gmail.com<br />
Ngày nhận: 14/01/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
90<br />
<br />
Minh năm 2004, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là<br />
4,4/100.000 dân, ở Hà Nội là 3,7/100.000 dân<br />
[3]. Về mô bệnh học, có tới 80 - 90% ung thư<br />
buồng trứng là loại biểu mô, 5 - 10% là ung<br />
thư tế bào mầm, và khoảng 5% ung thư có<br />
nguồn gốc mô đệm [1].<br />
Trong đó ung thư biểu mô buồng trứng là<br />
bệnh khó chẩn đoán sớm, phần lớn được<br />
phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã lan<br />
tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng, ngay cả ở<br />
những nước tiên tiến vẫn có khoảng 70 - 80%<br />
bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn<br />
tiến triển (III, IV). Vì vậy ung thư biểu mô<br />
buồng trứng là bệnh khó chữa khỏi, tỷ lệ tử<br />
vong cao. Về điều trị thì điều trị phẫu thuật<br />
đóng vai trò chủ đạo. Giai đoạn sớm, bệnh<br />
thường diễn biến âm thầm với triệu chứng<br />
không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng.<br />
Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp<br />
thời ở giai đoạn này tiên lượng tốt hơn nhiều<br />
so với giai đoạn tiến triển. Hóa chất bổ trợ sau<br />
phẫu thuật được chỉ định ở tất cả các giai<br />
đoạn của ung thư buồng trứng. Theo các<br />
nghiên cứu nước ngoài tỷ lệ sống trên 5 năm<br />
lên tới 70 - 90% đối với giai đoạn I, 50 - 60%<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
đối với giai đoạn II, tỷ lệ này giảm xuống còn<br />
15-20% đối với giai đoạn III và chỉ còn dưới<br />
5% đối với giai đoạn IV [1, 2].<br />
Tại Việt Nam, hiện nay các nghiên cứu chủ<br />
yếu tập trung vào ung thư biểu mô buồng<br />
trứng giai đoạn tiến triển, có rất ít nghiên cứu<br />
riêng về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
cũng như kết quả điều trị bệnh ở giai đoạn<br />
sớm. Vì vậy nghiên cứu được tiến hành nhằm<br />
mục tiêu đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu<br />
mô buồng trứng giai đoạn IC - II bằng phẫu<br />
thuật kết hợp hóa chất phác đồ Paclitaxel Carboplatin tại bệnh viện K.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng<br />
giai đoạn IC, II được điều trị phẫu thuật và hóa<br />
trị bổ trợ tại bệnh viện K từ tháng 1 năm 2007<br />
đến tháng 11 năm 2012.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân được<br />
chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học là ung<br />
thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IC, II theo<br />
phân loại của FIGO năm 2008; được điều trị<br />
lần đầu bằng phẫu thuật triệt căn kết hợp hóa<br />
chất phác đồ Paclitaxel - Carboplatin; theo dõi<br />
được sau điều trị và tự nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân không<br />
thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn ở trên.<br />
2. Phương pháp<br />
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm<br />
sàng ngẫu nhiên không đối chứng (Quasiexperimental study).<br />
Mẫu nghiên cứu: 75 bệnh nhân được<br />
chẩn đoán ung thư biểu mô buồng trứng giai<br />
đoạn IC, II được điều trị phẫu thuật triệt căn<br />
kết hợp hóa chất phác đồ Paclitaxel Carboplatin tại bệnh viện K từ tháng 1 năm<br />
2007 đến tháng 11 năm 2012.<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
3. Các bước tiến hành<br />
Bệnh nhân được khám lâm sàng, xác định<br />
kích thước u qua chẩn đoán hình ảnh và<br />
CA125 trước điều trị.<br />
Các bệnh nhân có chỉ định sẽ được phẫu<br />
thuật triệt căn (cắt tử cung toàn bộ, 2 phần<br />
phụ và mạc nối lớn), sau đó được điều trị hóa<br />
chất theo phác đồ Paclitaxel - Carboplatin x 6<br />
chu kỳ.<br />
Theo dõi bệnh nhân sau điều trị: thời gian<br />
sống thêm toàn bộ được tính từ thời điểm<br />
phẫu thuật lần đầu đến khi bệnh nhân tử vong<br />
do bệnh. Thời gian sống thêm không bệnh<br />
được tính từ thời điểm phẫu thuật lần đầu đến<br />
khi có biểu hiện tái phát, di căn xa hoặc đến<br />
khi bệnh nhân tử vong mà không có biểu hiện<br />
tái phát và di căn bằng khám lâm sàng và các<br />
xét nghiệm (CA12.5 huyết thanh, siêu âm,<br />
Xquang, CT Scanner...). Phân tích thời gian<br />
sống thêm theo Kaplan - Meier.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu đã<br />
được thông qua tại Hội đồng Đạo đức Bệnh<br />
viện K.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Đa số bệnh nhân đều ở độ tuổi ≤ 60<br />
(chiếm tỷ lệ 73,3%), còn lại 26,7% bệnh nhân<br />
> 60 tuổi. Bệnh nhân ung thư biểu mô buồng<br />
trứng giai đoạn IC chiếm tỷ lệ 53,3% và giai<br />
đoạn II chiếm 46,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có kích<br />
thước khối u ≤ 10 cm và > 10 cm là tương<br />
đương nhau, lần lượt chiếm tỷ lệ 52,0% và<br />
48,0%. Bệnh nhân có nồng độ CA125 huyết<br />
thanh ≤ 600U/ml là 80,0% và số bệnh nhân có<br />
nồng độ CA125 > 600U/ml là 15 (20%). Về kết<br />
quả mô bệnh học, đa số bệnh nhân ở thể ung<br />
thư biểu mô thanh dịch chiếm 52,0%. Tiếp<br />
đến là ung thư biểu mô thể nhày 28,0% và<br />
ung thư biểu mô khác 20,0%.<br />
Kết quả cho thấy tất cả bệnh nhân đều<br />
được theo dõi sau điều trị đạt 100%. Thời gian<br />
91<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
theo dõi trung bình 22,9 ± 17,2 tháng, ngắn nhất là 5 tháng, dài nhất 65 tháng. Tại thời điểm kết thúc<br />
nghiên cứu có 68 trường hợp còn sống chiếm tỷ lệ 90,7% và đã có 7 bệnh nhân tử vong chiếm 9,3%.<br />
Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
Đặc điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
55<br />
20<br />
<br />
73,3<br />
26,7<br />
<br />
39<br />
36<br />
<br />
52,0<br />
48,0<br />
<br />
40<br />
35<br />
<br />
53,3<br />
46,7<br />
<br />
60<br />
15<br />
<br />
80,0<br />
20,0<br />
<br />
39<br />
21<br />
15<br />
<br />
52,0<br />
28,0<br />
20,0<br />
<br />
Tuổi<br />
≤ 60 tuổi<br />
> 60 tuổi<br />
Kích thước u<br />
≤ 10 cm<br />
> 10 cm<br />
Giai đoạn ung thư biểu mô buồng trứng<br />
Giai đoạn IC<br />
Giai đoạn II<br />
CA125 trước điều trị<br />
≤ 600 U/ml<br />
> 600 U/ml<br />
Mô bệnh học<br />
Ung thư biểu mô thanh dịch<br />
Ung thư biểu mô thể nhày<br />
Ung thư biểu mô khác<br />
<br />
Bảng 2. Thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh<br />
Thời gian<br />
<br />
Trung bình (tháng)<br />
<br />
3 năm (%)<br />
<br />
5 năm (%)<br />
<br />
Sống thêm toàn bộ<br />
<br />
54,1<br />
<br />
79,9<br />
<br />
71,9<br />
<br />
Sống thêm không bệnh<br />
<br />
45,4<br />
<br />
62,8<br />
<br />
41,2<br />
<br />
Kết quả cho thấy, thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 54,1 tháng; sống thêm toàn bộ tại<br />
thời điểm 3 năm là 79,9% và 5 năm là 71,9%. Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 45,4<br />
tháng; sống thêm không bệnh tại thời điểm 3 năm là 62,8% và 5 năm là 41,2%.<br />
Bảng 3 cho thấy, thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô<br />
buồng trứng giai đoạn IC là 54,0 ± 2,8 tháng, giai đoạn II (với 53,9 ± 4,0 tháng). Trong khi đó,<br />
sống thêm toàn bộ 3 năm ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IC đạt<br />
85,7%, cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn II sống thêm toàn bộ 3 năm (75,2%). Tuy nhiên,<br />
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
Thời gian sống thêm không bệnh trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai<br />
đoạn IC là 46,1 ± 3,0 tháng cao hơn so với giai đoạn II (với 40,4 ± 3,4 tháng). Đồng thời, sống<br />
thêm không bệnh 3 năm ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IC đạt 72,2% cao<br />
<br />
92<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
hơn so với 53,4% bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn II sống thêm không bệnh 3<br />
năm, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
Bảng 3. Mối liên quan giữa sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh với giai đoạn bệnh<br />
Thời gian sống thêm<br />
<br />
Giai đoạn IC<br />
<br />
Giai đoạn II<br />
<br />
54,0 ± 2,8<br />
<br />
53,9 ± 4,0<br />
<br />
85,7<br />
<br />
75,2<br />
<br />
46,1 ± 3,0<br />
<br />
40,4 ± 3,4<br />
<br />
72,2<br />
<br />
53,4<br />
<br />
p<br />
<br />
Sống thêm toàn bộ<br />
Sống thêm toàn bộ trung bình (tháng)<br />
Sống thêm toàn bộ 3 năm (%)<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Sống thêm không bệnh<br />
Sống thêm không bệnh trung bình (tháng)<br />
Sống thêm không bệnh 3 năm (%)<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Bảng 4. Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan đến tử vong<br />
Các yếu tố ảnh hưởng<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
Tuổi (> 60 tuổi/≤ 60 tuổi)<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,78 - 6,42<br />
<br />
Kích thước khối u (>10 cm/≤10 cm)<br />
<br />
1,1<br />
<br />
0,35 - 3,52<br />
<br />
Nồng độ CA125 (> 600U/ml/≤ 600U/ml)<br />
<br />
6,9<br />
<br />
1,35 - 35,30<br />
<br />
Thể giải phẫu bệnh (thanh dịch/thể khác)<br />
<br />
1,3<br />
<br />
0,28 - 6,41<br />
<br />
Giai đoạn bệnh (IC, II)<br />
<br />
8,1<br />
<br />
1,02 - 70,73<br />
<br />
Trên mô hình phân tích hồi quy đa biến cho thấy những bệnh nhân ung thư biểu mô buồng<br />
trứng có nồng độ CA125 > 600 U/ml và bệnh ở giai đoạn II có nguy cơ tử vong cao hơn so với<br />
những bệnh nhân có CA125 ≤ 600 U/ml và bệnh ở giai đoạn IC. Các yếu tố còn lại như tuổi,<br />
kích thước khối u và thể giải phẫu bệnh không có liên quan đến nguy cơ tử vong ở các bệnh<br />
nhân này.<br />
Bảng 5. Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan đến tái phát bệnh<br />
Các yếu tố ảnh hưởng<br />
<br />
OR<br />
<br />
95% CI<br />
<br />
Tuổi (> 60 tuổi/ ≤ 60 tuổi)<br />
<br />
0,3<br />
<br />
0,03 - 2,38<br />
<br />
Kích thước khối u (> 10cm/ ≤ 10cm)<br />
<br />
1,1<br />
<br />
0,35 - 3,52<br />
<br />
Nồng độ CA125 (> 600U/ml/≤ 600U/ml)<br />
<br />
7,3<br />
<br />
2,75 - 38,50<br />
<br />
Thể giải phẫu bệnh (thanh dịch/thể khác)<br />
<br />
1,1<br />
<br />
0,35 - 3,65<br />
<br />
Giai đoạn bệnh (IC, II)<br />
<br />
5,7<br />
<br />
1,43 - 23,38<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
93<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Trên mô hình phân tích hồi quy đa biến cho thấy những bệnh nhân ung thư biểu mô buồng<br />
trứng có nồng độ CA125 > 600 U/ml và bệnh ở giai đoạn II có nguy cơ bệnh tái phát cao hơn so<br />
với những bệnh nhân có CA125 ≤ 600 U/ml và bệnh ở giai đoạn IC. Các yếu tố còn lại như tuổi,<br />
kích thước khối u và thể giải phẫu bệnh không có liên quan đến nguy cơ tái phát bệnh ở các<br />
bệnh nhân này.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Giai đoạn IC, II có chỉ định điều trị hóa chất<br />
bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn với phác đồ Paclitaxel - Carboplatin giúp cải thiện thời gian<br />
sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm<br />
không bệnh, điều này được chứng minh trong<br />
2 thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu. Số lượng<br />
chu kỳ hóa trị vẫn đang trong giai đoạn nghiên<br />
cứu, chưa có khẳng định rõ ràng, thử nghiệm<br />
pha III GOG so sánh hiệu quả điều trị 3 chu kỳ<br />
Paclitaxel-Carboplatin so với 6 chu kỳ trên 457<br />
bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai<br />
đoạn sớm nguy cơ cao, kết quả cho thấy<br />
nhóm bệnh nhân nhận 6 chu kỳ có xu hướng<br />
làm giảm nguy cơ tái phát (20% so với 25%,<br />
p = 0,18) nhưng tương tự về thời gian sống<br />
thêm 5 năm (83% so với 81%, p > 0,05). Tuy<br />
nhiên độc tính trên hệ thần kinh, hệ tạo huyết<br />
là cao hơn ở nhóm nhận 3 chu kỳ [4]. Trong<br />
nghiên cứu này, các bệnh nhân được điều trị<br />
6 chu kỳ sau phẫu thuật triệt căn. Kết quả cho<br />
thấy thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là<br />
56,3 ± 3,0 tháng; sống thêm toàn bộ 3 năm là<br />
79,9 %, 5 năm là 71,9%; sống thêm không<br />
bệnh trung bình là 45,4 ± 3,4 tháng, 3 năm là<br />
62,8%, 5 năm là 41,2%. Theo tác giả Chan và<br />
cộng sự (2008) khi nghiên cứu 506 bệnh nhân<br />
ung thư biểu mô buồng trứng cho thấy cả tỷ lệ<br />
sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh<br />
tại 5 năm đều cao hơn nghiên cứu này với giá<br />
trị lần lượt là (81,7% so với 71,9%) và (75,5%<br />
so với 41,2%) [5]. Sự khác biệt này có thể<br />
được giải thích là do chất lượng điều trị ở<br />
nước ta còn gặp một số hạn chế hoặc do việc<br />
đánh giá giai đoạn bệnh chưa thật sự chính<br />
94<br />
<br />
xác nên hiệu quả điều trị còn chưa cao. Tuy<br />
nhiên, nghiên cứu này cho kết quả sống thêm<br />
toàn bộ và sống thêm không bệnh cao hơn<br />
nhiều so với một số nghiên cứu tại Việt Nam<br />
đã tiến hành trước đây như của tác giả<br />
Nguyễn Văn Lợi [6] và Lê Thị Vân [7] với thời<br />
gian sống thêm toàn bộ tại 3 năm 10,3% và<br />
0% sau 5 năm. Nguyên nhân là do những<br />
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam các đối<br />
tượng tham gia nghiên cứu bao gồm cả giai<br />
đoạn III, điều đó chứng tỏ giai đoạn bệnh có<br />
ảnh hưởng quyết định kết quả điều trị.<br />
Đa số các bệnh nhân đều có nồng độ<br />
CA125 cao hơn bình thường. Khi tiến hành<br />
khảo sát bệnh nhân với ngưỡng CA125 huyết<br />
thanh > 600 U/ml tại thời điểm chẩn đoán<br />
nhận thấy có nguy cơ tái phát bệnh gấp 7,3<br />
lần và nguy cơ tử vong gấp 6,9 lần so với<br />
bệnh nhân có nồng độ CA 125 huyết thanh<br />
≤ 600 U/ml phù hợp với kết quả của nhiều tác<br />
giả trong nước và trên thế giới. Theo tác giả<br />
Crawford và cộng sự (2004) cho thấy nồng độ<br />
CA125 huyết thanh trước phẫu thuật phản<br />
ánh thể tích u nhưng không có ý nghĩa tiên<br />
lượng độc lập trong dự báo thời gian sống<br />
thêm và đến hiện nay quan điểm này vẫn còn<br />
nhiều tranh luận chưa thống nhất. Nồng độ<br />
CA125 huyết thanh sau phẫu thuật và đặc biệt<br />
nồng độ CA125 huyết thanh trong suốt quá<br />
trình và khi kết thúc điều trị hóa chất lần đầu<br />
đều có giá trị tiên lượng. Một số nghiên cứu<br />
đã chứng minh rằng nồng độ CA125 huyết<br />
thanh trở về bình thường sau 3 chu kỳ hóa<br />
chất đầu tiên và khi nồng độ này đạt được<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn