TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA <br />
CÁC KHỐI U THÀNH NGỰC<br />
Nguyễn Sanh Tùng<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
Matteo CAPPELLO<br />
Bệnh viện Erasme, Đại học Tự do, Vương quốc Bỉ<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Khối u thành ngực có thể là: (1) các khối u nguyên phát của thành ngực; (2) <br />
các khối u xâm lấn thành ngực từ các cơ quan lân cận như phổi, màng phổi, trung <br />
thất và vú; và (3) các khối di căn từ nơi khác đến.<br />
Về điều trị, tuy kết quả còn có hạn chế nhưng phẫu thuật được xem là biện <br />
pháp hàng đầu đối với bệnh lý này, trong đó, cắt bỏ toàn bộ khối u và tái tạo thành <br />
ngực là phương án điều trị chọn lựa đối với các khối u ác tính thành ngực.<br />
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả <br />
sớm trong điều trị các khối u vùng ngực để có hướng giải quyết tốt trong tương lai.<br />
II. BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành từ tháng giêng năm 1998 đến tháng 4 năm <br />
2002 trên 35 bệnh nhân đã được chẩn đoán và phẫu thuật khối u thành ngực, tại <br />
Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Erasme Bruxelles, dưới sự giám sát của <br />
Giáo sư Matteo CAPPELLO; bao gồm 21 nam và 14 nữ; tuổi trung bình là 52, thấp <br />
nhất là 5 tuổi và cao nhất là 78 tuổi. Chẩn đoán xác định khối u thành ngực được dựa <br />
vào lâm sàng và kết quả Giải phẫu bệnh. Trong trường hợp ung thư phổi xâm lấn <br />
thành ngực, sử dụng tiêu chuẩn của UICC (Union Internationale Contre Cancer <br />
1997).<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm EPIINFO 2000.<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
1. Dấu hiệu lâm sàng: <br />
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp nhất, xẩy ra ở 91,43% trường hợp. <br />
17<br />
Cùng với đau ngực, sụt cân và ho thường gặp ở bệnh nhân có khối u ác tính, <br />
hoặc khối u lân cận xâm lấn thành ngực. Triệu chứng sưng gồ thành ngực chỉ thấy ở <br />
loại u thành ngực nguyên phát (bảng 1).<br />
Bảng 1: Dấu hiệu lâm sàng của các khối u thành ngực.<br />
U thành ngực nguyên phát U xâm U di Tổng <br />
Triệu chứng<br />
Lành tính (n) Aïc tính (n) lấn căn (n) cộng (n) <br />
(n) (%)<br />
Đau ngực 3 5 20 4 32 (91,43)<br />
Sưng gồ thành 6 5 0 0 11 (31,43)<br />
ngực<br />
Ho 1 0 9 1 11 (31,43)<br />
Hộ i chứng 0 0 4 0 04 (11,43)<br />
Pancoast<br />
Sụt cân 0 0 4 0 04 (11,43)<br />
Về giải phẫu bệnh lý, ung thư phổi và màng phổi xâm lấn thành ngực ở 20/35 <br />
bệnh nhân, chiếm 57,14% trường hợp; còn khối u nguyên phát thành ngực chỉ gặp ở <br />
11 bệnh nhân, chiếm 31,43% trường hợp (Bảng 2).<br />
Bảng 2: Phân loại mô bệnh học của các khối u thành ngực<br />
<br />
Loại khối u n %<br />
1) Các khối u thành ngực nguyên phát 11 31,43<br />
Lành tính (6) (17,14)<br />
U hạt (Granuloma) 1<br />
Loạn sản sợi (Fibrous dysplasia) 1<br />
U thần kinh (Neurilemoma) 2<br />
U sợi (Fibroma) 2<br />
Aïc tính (5) (14,29)<br />
Saccôm Ewing (Ewing’s sarcoma) 2<br />
Saccôm cơ (Rhabdomyosarcoma) 1<br />
Saccôm sợi (Fibrosarcoma) 2<br />
2) Các khối u lân cận xâm lấn thành ngực 20 57,14<br />
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ 19<br />
Ung thư màng phổi (Pleural mesothelioma) 1<br />
3) Các khối u di căn từ nơi khác đến 4 11,43<br />
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ 2<br />
Ung thư vùng cổ 2<br />
Tổng cộng 35 100<br />
<br />
<br />
18<br />
2. Điều trị:<br />
Về điều trị, tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong đó, <br />
21/35 bệnh nhân (chiếm 60%) đã được cắt bỏ khối u cùng tổn thương xâm lấn thành <br />
ngực làm một khối.<br />
Bảng 3: Các kiểu phẫu thuật<br />
TT Kiểu phẫu thuật Số lượng %<br />
1 Cắt bỏ khối u đơn thuần 2 05,71<br />
2 Cắt bỏ khối u và một phần của 01 xương sườn 5 14,29<br />
3 Cắt bỏ khối u và một phần của 02 xương sườn 4 11,43<br />
4 Cắt bỏ khối u và một phần của từ 03 xương sườn trở 3 08,57<br />
lên<br />
5 Cắt bỏ khối u và tổn thương xâm lấn thành một khối 21 60,00<br />
Tổng cộng 35 100,00<br />
Khi tổn thương được cắt bỏ rộng trên 5cm, khuyết hổng thành ngực được tái <br />
tạo bằng một tấm lưới tổng hợp (lưới Vicryl) độn ở phía trong.<br />
3. Biến chứng sau phẫu thuật:<br />
05 trong tổng số 35 bệnh nhân có biến chứng sau mổ, chiếm 14,29%. Trong <br />
đó, một bệnh nhân sau khi phẫu thuật và tái tạo thành ngực bằng lưới tổng hợp đã bị <br />
nhiễm trùng thành ngực, phải tháo bỏ vật liệu tổng hợp này. Tuy nhiên, bệnh nhân đã <br />
bình phục tốt, không dẫn tới tử vong.<br />
Bảng 4: Biến chứng sau mổ<br />
U nguyên phát U tổ chức lân cận Cộng<br />
Các biến chứng<br />
ác tính xâm lấn <br />
Suy hô hấp 0 1 (2,86%) 1 (2,86%)<br />
Nhiễm trùng thành ngực 1 (2,86%) 0 1 (2,86%)<br />
Nhiễm trùng màng phổi 0 1 (2,86%) 1 (2,86%)<br />
Rung nhĩ 0 1 (2,86%) 1 (2,86%)<br />
Tắc mạch phổi 0 1 (2,86%) 1 (2,86%)<br />
Cộng 1 (2,86%) 4 (11,43%) 5 (14,28%)<br />
Tử vong sau mổ: có 02/35 bệnh nhân chết trong vòng 5 ngày sau khi mổ, <br />
chiếm 5,70%. Về nguyên nhân, 1 trường hợp do tắc mạch phổi và 1 trường hợp do <br />
rung nhĩ.<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ ác tính của các khối u thành ngực thường khá cao, theo Pairolero [10] <br />
dao động từ 50 đến 80%. Mặt khác, hơn một nửa các khối u ác tính của thành ngực là <br />
do di căn từ một ung thư ở xa hoặc là do xâm lấn từ một ung thư kế cận như từ ung <br />
thư vú, ung thư phổi màng phổi...[7]. Cũng theo Pairolero [10], tổn thương xâm lấn <br />
thành ngực từ ung thư phổi chiếm gần 55% các trường hợp. Kết quả của chúng tôi <br />
19<br />
cho thấy tỷ lệ này là 54,29% (19/35 bệnh nhân), tương đối phù hợp với Pairolero. <br />
Anderson [2] thấy rằng khoảng 5% ung thư phổi loại không phải do tế bào nhỏ có <br />
xâm lấn thành ngực và những trường hợp này tiên lượng thường rất xấu.<br />
Để điều trị hiệu quả khối u thành ngực, cần cắt bỏ thành ngực cách bờ nhìn <br />
thấy của khối u từ 2 đến 4 cm. Trường hợp ung thư phổi lan tới thành ngực thì <br />
phương pháp cắt bỏ khối u phổi cùng tổn thương xâm lấn thành ngực làm một khối <br />
được nhiều tác giả chọn lựa bởi vì nó có thể lấy bỏ được trọn vẹn khối u nguyên <br />
phát và tổ chức xâm lấn [6]. Sau cắt bỏ rộng rãi thành ngực tổn thương, người ta tiến <br />
hành tái tạo thành ngực bằng mảnh ghép cơ mạc hoặc các chất liệu tổng hợp (lưới <br />
Vicryl). Riquet [12] sử dụng chất liệu tổng hợp trong 44% trường hợp, còn Perry [11] <br />
thì trong 39, 29% trường hợp. Tuy nhiên, nếu khuyết tổ chức 5 cm cần có tái tạo thành ngực. <br />
Biến chứng sau mổ không nhiều nhưng nặng, có thể gây tử vong, cần được <br />
quan tâm đề phòng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Allen MS, Mathisen DJ, Grillo HC, et al. Bronchogenic carcinoma with chest wall <br />
invasion. Ann Thorac. Surg 51(1991) 948 51.<br />
2. Anderson BO, Burt ME. Chest wall neoplasmas and their management. Ann Thorac. <br />
Surg 58 (1994)1774 81.<br />
3. Athanassiadi K, Kalavrouziotis G et al. Primary chest wall tumors: early and long<br />
term results of surgical treatment. Eur J cardiothorac Surg 19 (5) (2001) 589 93.<br />
4. Downey RJ, Martini N, Rusch VW, et al. Extent of chest wall invasion and survival <br />
in patients with lung cancer. Ann Thorac. Surg 68 (1999) 188 93.<br />
5. Elia S, Griffo S, Gentile M, et al. Surgical treatment of lung cancer invading chest <br />
wall: a retrospective analysis of 110 patients. Eur J cardiothorac Surg 20 (2) (2000) <br />
356 60.<br />
6. Facciolo F, Cardillo G, et al. Chest wall invasion in nonsmall cell lung carcinoma: a <br />
rational en bloc resection. J Thorac Cardiovasc Surg 121 (42) 2001) 649 56.<br />
7. Incarbone M, Pastorino U. Surgical treatment of chest wall tumors. World J Surg 25 <br />
(2) (2001) 218 30.<br />
8. Izbicki JR, Knoefel WT, Passlick B et al. Risk analysis and longterm survival in <br />
patients undergoing extended resection of locally advanced lung cancer. J Thorac <br />
Cardiovasc Surg (1995) 386 95.<br />
9. Magdeleinat P, et al. Surgical treatment of lung cancer invading the chest wall: <br />
results and prognostic factors. Ann Thorac. Surg74 (2001)1094 1099.<br />
10. Pairolero PC. Chest wall tumors. In: General thoracic surgery. 5 th edition, vol 1. <br />
Philadelphia: Lippncott William & Wilkins (2000) 589 598.<br />
11. Perry RR, Venzon D, Roth JA, and Pass HI. Survival after surgical resection <br />
for highgrade chest wall sarcoma. Ann Thorac. Surg 49 (1990) 363 9.<br />
12. Riquet M, Lang Lazdunski L, Le PimpecBarthes F et all. Characteristics and <br />
prognosis of resected T3 Nonsmall cell cell lung cancer. Ann Thorac. Surg 73 <br />
(2002) 253 8.<br />
13. Warzelhan J, Stoelben E, Imdahl A, Hasse J. Rasults surgery for primary and <br />
metastatic chest wall tumors. Eur J cardiothorac Surg 19 (5) (2001) 584 88.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 35 bệnh nhân được phẫu thuật khối u thành <br />
ngực. Có 57,14 % trường hợp (20/35 bệnh nhân) do khối u ác tính lân cận xâm lấn, mà hầu <br />
hết là từ ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (19/20 bệnh nhân). Triệu chứng thường gặp <br />
nhất là đau ngực (32/35 bệnh nhân), đặc biệt trong trường hợp khối u ác tính nguyên phát <br />
hoặc khối u lân cận xâm lấn thành ngực.<br />
<br />
21<br />
Điều trị phẫu thuật bằng cách cắt bỏ khối u và thành ngực bị xâm lấn là phương án <br />
được chọn lựa trong 94,29% trường hợp . Tái tạo thành ngực bị khuyết hổng sau cắt bỏ <br />
khối u thường khi tổn thương rộng trên 5cm đường kính.<br />
Biến chứng sau mổ là 14,29% trường hợp (5/35 bệnh nhân), trong đó có 2 tử vong do <br />
rung nhĩ và tắc mạch phổi.<br />
<br />
SURGICAL TREATMENT OF CHEST WALL TUMORS<br />
Nguyen Sanh Tung<br />
College of Medicine, Hue University<br />
Matteo CAPPELLO<br />
Erasme Hospital, ULB, Belgique<br />
<br />
SUMMARY<br />
A retrospective study was done on 35 patients surgically treated for chest wall tumors. <br />
The invasion of chest wall by lung carcinoma and pleural mesothelioma was observed in <br />
57.14% of cases (20/35 patients) and that by nonsmall cell carcinoma in 19 of 20 patients. <br />
Chest pain was the most common symptom (occurring in 32/35 patients), particularly in <br />
primary malignant and invading tumors.<br />
During treatment, the tumors were resected together with the invaded chest wall, which <br />
was done in 94.29% cases. The reconstruction of chest wall after resection is necessary when <br />
the defected area is larger than diameter centimeters.<br />
Five patients (14.28%) had postoperative complications, including the two patients <br />
killed by auricular fibrillation and pulmonary embolism.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />