intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng hấp phụ sinh học ion kim loại nặng của một số loài tảo mới sản sinh polyme ngoại bào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khả năng hấp phụ sinh học ion kim loại nặng của một số loài tảo mới sản sinh polyme ngoại bào báo cáo sự ảnh hưởng của pH, thời gian tiếp xúc đến khả năng loại bỏ Cu2+ và Cd2+ khỏi nước thải tổng hợp bằng Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2. Các loài tảo này được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng hấp phụ sinh học ion kim loại nặng của một số loài tảo mới sản sinh polyme ngoại bào

  1. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ SINH HỌC ION KIM LOẠI NẶNG CỦA MỘT SỐ LOÀI TẢO MỚI SẢN SINH POLYME NGOẠI BÀO Trần Thị Hằng1*, Shinya Yoshikawa2 1 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ 2 Khoa Khoa học sinh học biển, Trường Đại học tỉnh Fukui, Obama, Fukui, Nhật Bản *Email: hangtt@vui.eduvn Tóm tắt Cyanothece sp. Vietnam 01 (Vietnam 01), Chlorococcus sp. B2 (B2), Anphanothece sacrum (AS) và Cyanothece sp. PCC7822 (PCC7822) sản sinh polysaccharide ở ngoài tế bào được đánh giá là có khả năng hấp phụ ion kim loại nặng. Các điều kiện hấp phụ Cu2+ và Cd2+ tối ưu là pH dao động 4-6, thời gian hấp phụ là 20 phút. Vietnam 01 cho dung lượng hấp phụ Cu2+ và Cd2+ cao hơn so với B2, AS và PCC7822. Quá trình hấp phụ Cu2+ trên Vietnam 01, B2, AS và PCC7822, Cd2+ trên ASS phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, trong khi đó quá trình hấp phụ Cd2+ trên Vietnam 01, B2 và PCC7822 phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir hơn Freundlich. Từ khóa: Cyanothece sp. Vietnam 01, ion kim loại nặng, polyme ngoại bào, hấp phụ sinh học HEAVY METAL ION BIOSORPTION ABILITY OF SOME NOVEL ALGAE PRODUCING EXTRACELLULAR POLYMER Abstract Extracellular polysaccharide producing Cyanothece sp. Vietnam 01 (Vietnam 01), Chlorococcus sp. B2 (B2), Anphanothece sacrum (AS) and Cyanothece sp. PCC7822 (PCC7822) were valued to have biosorption ability of heavy metal ion. The optimum conditions were found for uptake Cu2+ and Cd2+ that pH ranged 4-6, and adsorption time was 20 min. Vietnam 01 showed higher adsorption capacity for Cu2+ and Cd2+ than B2, AS and PCC7822. The biosorption of Cu2+ on all algae and Cd2+ on AS was fitted to Langmuir and Freundlich isotherm models, while the biosorption of Cd2+ on Vietnam 01, B2 và PCC7822 was more fitted to Langmuir than Freundlich isotherm model. Keywords: Cyanothece sp. Vietnam 01, heavy metal ion, extracellular polymer, biosorption 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kim loại nặng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thuộc da, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, công nghiệp mạ…, nhưng lại là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và đất, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và động vật [1]. Vì vậy, việc loại bỏ hiệu quả các ion kim loại độc hại ra khỏi nước là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Việc xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng một cách an toàn và hiệu quả là rất khó, một phần là do không có sẵn các giải pháp thay thế xử lý với chi phí thấp. 48
  2. Để loại bỏ các ion kim loại nặng ra khỏi nước thải, nhiều phương pháp xử lý đã được báo cáo như: thẩm thấu ngược [2], trao đổi ion [3], kết tủa hóa học [4]… Tuy nhiên, các phương pháp xử lý này có những nhược điểm như hiệu quả thấp, chi phí vận hành cao và tiềm ẩn ô nhiễm thứ cấp, không thích hợp để loại bỏ các ion kim loại nặng ở nồng độ thấp [5]. Ngày nay, phương pháp hấp phụ sử dụng chất hấp phụ sinh học đã thu hút được nhiều sự quan tâm, được coi là một trong những phương pháp phù hợp nhất để loại bỏ các ion kim loại nặng, do nó mang lại những lợi thế tiềm năng như hiệu quả chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả cao, có khả năng loại bỏ ion kim loại nặng ở nồng độ thấp, có khả năng tái sinh, nên thân thiện với môi trường. Một số chất hấp phụ xanh đã được nghiên cứu như: khoáng sét [5], chitosan/zeolit tự nhiên [6], than hoạt tính [7]. Tuy nhiên, hiệu quả hấp phụ của chúng thấp và hạn chế khả năng ứng dụng. Nhiều nghiên cứu đã được công bố về khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng, đặc biệt là Cd2+ và Cu2+ trên các loại tảo khác nhau [8-10]. Nói chung, khả năng hấp phụ phụ thuộc vào loại chất hấp thụ và điều kiện hấp phụ như nồng độ ion kim loại nặng ban đầu, pH, thời gian tiếp xúc... Trong nghiên cứu trước đây của chúng tôi về xử lý Cd2+, Pb2+ và Cu2+ bằng loài tảo sinh trưởng và phát triển trên các cánh đồng lúa của tỉnh Phú Thọ (AL-VN), cho kết quả rằng, nó có khả năng hấp phụ Cu2+ (27,78 mg/g), Cd2+ (28,57 mg/g) và Pb2+ (76,92 mg/g), không phụ thuộc vào nhiệt độ, phụ thuộc vào pH và đạt đến trạng thái cân bằng sau một giờ tiếp xúc [10]. Cả hai mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich đều thích hợp để hấp phụ sinh học các ion kim loại nặng trên Al-VN. Gần đây, Al-VN trên các cánh đồng lúa đang có nguy cơ tuyệt chủng do sử dụng thuốc diệt cỏ dại. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn gen Al-VN này là cần thiết. Chúng tôi đã nghiên cứu, phân lập thành công, và đặt tên là Cyanothece sp. Vietnam 01 (Vietnam 01) [11]. Vietnam 01 được kỳ vọng sẽ sử dụng làm chất hấp phụ sinh học ứng dụng trong xử lý môi trường. Ngoài ra, AS, PCC7822 và B2 là những loài tảo sản sinh polysaccharide ngoài tế bào giống Vietnam 01, do đó cũng được kỳ vọng là có khả năng hấp phụ ion kim loại. Theo như chúng tôi được biết, đến nay chưa có công trình nào công bố về khả năng hấp phụ sinh học các ion kim loại nặng của Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi báo cáo sự ảnh hưởng của pH, thời gian tiếp xúc đến khả năng loại bỏ Cu2+ và Cd2+ khỏi nước thải tổng hợp bằng Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2. Các loài tảo này được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Vật liệu hấp phụ Vietnam 01 và PCC7822 (được thu thập từ viện Pasteur, Pháp) được nuôi trong môi trường 1/20 Aquil có pH 7,2 - 7,4 ở 28 oC dưới cường độ ánh sáng 20 mol.m-2.s-1. AS (được phân lập từ tảo A. scarum ở Nhật Bản) được nuôi cấy trong môi trường MDM có 49
  3. pH 7.2 ở 25 oC dưới cường độ ánh sáng 40 - 50 mol.m-2.s-1. B2 (được phân lập từ tảo A. scarum ở Nhật Bản) được nuôi cấy trong môi trường MDM có pH 7.2 ở 28 oC dưới cường độ ánh sáng 20 mol.m-2.s-1. Sau thời gian nuôi cấy, ly tâm ở tốc độ 3500 vòng/phút trong 10 phút, đông khô trong 72 giờ, và sau đó được cắt thành các mảnh với kích thước khoảng 1 mm. 2.2. Pha chế dung dịch ion kim loại nặng Dung dịch gốc Cu2+ hoặc Cd2+ được pha chế từ CuSO4.5H2O hoặc CdCl2 (Wako Pure Chemical Industries Ltd., Nhật Bản) sử dụng nước cất với nồng độ mong muốn. Các dung dịch chuẩn của Cu2+ và Cd2+ (1000 mg/L) (Wako Pure Chemical Industries Ltd., Nhật Bản) được pha chế với nồng độ thích hợp bằng nước cất. 2.3. Hấp phụ Cho khoảng 5 mg tảo khô vào 10 ml dung dịch Cu2+ hoặc Cd2+, nghiên cứu khả năng hấp phụ ở các điều kiện khác nhau về pH, thời gian tiếp xúc. Kết quả hấp phụ là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. Điều kiện khảo sát như sau: pH: 2-6 đối với Cu2+ và 2- 8 đối với Cd2+ (Chỉ thực nghiệm trong khoảng pH này vì khi pH cao hơn giới hạn này sẽ gây hiện tượng kết tủa); thời gian tiếp xúc: 5-120 phút. Nồng độ ion kim loại nặng trước và sau khi hấp phụ được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS, ZA 33 – Hitachi, Nhật Bản). Dung lượng hấp phụ cân bằng (qe (mg/g)) được tính theo công thức: qe = (Co-Ce)V/m (1) Trong đó Co và Ce lần lượt là nồng độ ion kim loại trước và sau hấp phụ (mg/L), V là thể tích của dung dịch mẫu (l) và m là khối lượng khô của tảo (g). 2.4. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Nồng độ ion kim loại ban đầu là 100 - 1000 ppm đối với Cu2+, 5 - 500 ppm đối với Cd2+ ở nồng độ tảo là 0,5 g/L. Thể tích dung dịch ion kim loại nặng là 10 ml, hấp phụ ở điều kiện tối ưu. Mô hình hấp phụ Langmuir được mô tả theo công thức sau: 𝐶𝑒 1 1 = 𝐶𝑒 + (2) 𝑞𝑒 𝑞𝑚 𝑞 𝑚 𝐾𝐿 Trong đó: qm là dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g); KL là hằng số Langmuir (l/mg). Các đặc tính cơ bản của đường đẳng nhiệt Langmuir có thể được biểu thị bằng cách sử dụng hệ số phân tách (RL), được xác định bằng công thức sau: RL = 1/(1 + KLCo) (3) Mô hình hấp phụ Freundlich được mô tả như sau: lnqe = lnKF + 1/nlnCe (4) Trong đó KF là hằng số Freundlich; 1/n là hệ số ái lực liên kết. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của pH 50
  4. pH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả xử lý ion kim loại, tuy nhiên giá trị pH tối ưu cho khả năng hấp phụ phụ thuộc vào loại ion kim loại và chất hấp phụ. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp 50 phụ Cu 2+ 2+ và Cd của Vietnam 01, AS, (a) 40 PCC7822 and B2 được thể hiện trong Hình 30 1. Kết quả cho thấy, dung lượng hấp phụ qe (mg/g) của các vật liệu có xu hướng giống nhau, 20 Vietnam 01 tuy nhiên Vietnam 01 có dung lượng hấp 10 PCC7822 AS phụ cao hơn khoảng 2 lần so với AS, B2 0 1 2 3 4 5 6 7 PCC7822 và B2. Từ kết quả thực nghiệm, pH điều kiện pH phù hợp cho hấp phụ là pH 70 4 đối với Cu 2+ và Cd 2+ trên Vietnam 01, 60 (b) pH 4 đối với Cu2+ và pH 7 đối với Cd2+ 50 trên AS, pH 6 đối với Cu2+ và pH 8 đối qe (mg/g) 40 với Cd2+ trên PCC7822, pH 6 đối với 30 Vietnam 01 20 Cu2+ và pH 7 đối với Cd2+ trên B2. Gong PCC7822 AS 10 và cộng sự báo cáo rằng pH tối ưu cho B2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 hấp phụ trong khoảng 4 - 6, vì trong pH khoảng này, sự cạnh tranh của H+ giảm Hình 1. Sự ảnh hưởng của pH đến khả năng [12]. H.R. Crist hoặc G.C. Donmez và hấp phụ Cu2+(a) and Cd2+(b) của các loài tảo các cộng sự báo cáo rằng ở các giá trị pH (kết quả là giá trị trung bình 3 lần thí nghiệm). thấp, nồng độ H+ tăng [13,14]. Do đó, khả năng hấp phụ của Cu2+ và Cd2+ trên bề mặt Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2 bị giảm ở pH < 4. Tuy nhiên, khi pH tăng, các nhóm trong polysaccharide tích điện âm, tăng khả năng hấp phụ Cu2+ và Cd2+. Ngoài ra, Z. Aksu và các cộng sự giải thích thêm rằng ảnh hưởng của pH đến việc loại bỏ các ion kim loại nặng bằng tảo phụ thuộc vào hiệu ứng cạnh tranh giữa H3O+ và các ion kim loại nặng [15]. Khi pH thấp, nồng độ H3O+ nhiều hơn nồng độ của các ion kim loại nặng và do đó chiếm các vị trí liên kết trên bề mặt sinh khối. Tuy nhiên, ở các giá trị pH cao, tác dụng cạnh tranh của H3O+ bị giảm, các ion kim loại nặng là các ion chiếm vị trí liên kết tự do trên bề mặt sinh khối. 3.2. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc Thời gian tiếp xúc là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa quá trình hấp phụ và đánh giá hiệu quả hấp phụ. Hình 2 cho thấy sự ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến khả năng hấp phụ Cu2+ và Cd2+ của Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2. Các chất hấp phụ này cho thấy chung xu hướng là việc loại bỏ Cu2+ và Cd2+ diễn ra nhanh trong 5 phút đầu, sau đó tăng chậm khi tăng thời gian tiếp xúc và đạt trạng thái cân bằng sau 20 phút. Giai đoạn đầu có thể đã xảy ra hấp phụ vật lý hoặc trao đổi ion tại bề mặt chất hấp phụ và 51
  5. giai đoạn tiếp theo chậm hơn có thể đã xảy 60 (a) ra các cơ chế khác như tạo phức, kết 50 tủa…[16]. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo 40 qe (mg/g) rằng thời gian tiếp xúc làm cho dung lượng 30 Vietnam 01 hấp phụ cân bằng phụ thuộc vào loài tảo, 20 PCC7822 nhưng thường trong khoảng 30 – 90 phút 10 AS B2 [17]. Do đó, các kết quả trong nghiên cứu 0 0 20 40 60 80 100 120 Thời gian tiếp xúc (phút) này đã cho thấy tốc độ hấp phụ Cu2+ và Cd2+ 60 trên Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2 là 50 (b) tương đối nhanh. Hơn nữa, các kết quả này 40 chỉ ra rằng sự hấp phụ nhanh là có lợi, vì chỉ qe (mg/g) 30 cần thiết bị có kích thước nhỏ, dẫn đến giảm 20 Vietnam 01 PCC7822 chi phí vận hành. Kết quả thu được từ nghiên 10 AS cứu này có thể được sử dụng hữu ích để đánh B2 0 0 20 40 60 80 100 120 giá động học của quá trình hấp phụ sinh học. Thời gian tiếp xúc (phút) 3.3. Mô hình đẳng nhiệt Hình 2. Sự ảnh hưởng của thời gian tiếp Phân tích dữ liệu đẳng nhiệt rất quan xúc đến khả năng hấp phụ Cu2+(a) và trọng vì nó cung cấp thông tin về các đặc Cd2+(b) của các loài tảo. tính bề mặt và ái lực của chất hấp phụ. Hơn nữa, các đường đẳng nhiệt có thể được sử dụng để so sánh khả năng hấp phụ của chất hấp phụ đối với các ion kim loại khác nhau. Sự phân bố của các ion kim loại trên chất hấp phụ và trong dung dịch có thể được biểu thị bằng một hoặc nhiều mô hình đẳng nhiệt như: Lagmuir, Freundlich, Tempkim hay Dubinin-Radushkevich. Trong số đó, mô hình đẳng nhiệt Lamgmuir và Freundlich được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Trong nghiên cứu này, các mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich đã được áp dụng để lập mô hình cân bằng hấp phụ Cu2+ và Cd2+ trên Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2. Các thí nghiệm đẳng nhiệt hấp phụ được thực hiện trong điều kiện pH và thời gian tiếp xúc tối ưu được thể hiện trong Bảng 1 và 2. Hệ số tương quan (R2) trong đẳng nhiệt Langmuir của Vietnam 01, PCC7822, AS và B2 cho các giá trị tương ứng là 0,99; 0,98; 0,98 và 0,99 đối với Cu2+ (Bảng 1), và 0,98; 0,99; 0,98 và 0,99 đối với Cd2+ (Bảng 2). Ngoài ra, dung lượng hấp phụ tối đa (qm) trên Vietnam 01, PCC7822, AS và B2 được tìm thấy tương ứng là 147; 67,1; 94,3 và 52,9 mg/g đối với Cu2+, và 114,9; 22; 61 và 65,8 mg/g đối với Cd2+. Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ phụ thuộc vào loại chất hấp phụ và loại ion kim loại, tuy nhiên khả năng hấp phụ Cu2+ và Cd2+ của Vietnam 01 cho thấy cao hơn nhiều so với các loài tảo khác trong nghiên cứu này và các nghiên cứu đã công bố khác. Vietnam 01 cho thấy khả năng hấp phụ Cu2+ cao hơn 5 lần và Cd2+ cao hơn 4 lần so với Al-VN. Nguyên nhân chưa được làm rõ, nhưng một trong những nguyên 52
  6. nhân có thể là do độ tinh khiết hoặc đồng nhất về cấu trúc của polysaccharide của Vietnam 01 cao hơn Al-VN. Mặt khác, dung lượng hấp phụ cực đại của Vietnam 01 cao hơn từ 1,5 đến 5 lần so với PCC7822, AS và B2, tùy thuộc loài tảo và ion kim loại. Bảng 1. Mô hình đẳng nhiệt Langmuir and Freundlich đối với hấp phụ Cu2+ Mô hình Langmuir Mô hình Freundlich KL Sample qm (L/ R2 1/n KF R2 (mg/g) mg) Vietnam 01 147 0.06 0.99 0.30 29,35 0.94 PCC7822 94.3 1 0.98 0.32 15,54 0.95 AS 67.1 0.03 0.98 0.36 4,9 0.94 B2 52.9 3 0.99 0.26 11,32 0.98 0.08 1 0.03 7 Bảng 2. Mô hình đẳng nhiệt Langmuir and Freundlich đối với hấp phụ Cd2+ Mô hình Langmuir Mô hình Freundlich KL Sample qm (L/ R2 1/n KF R2 (mg/g) mg) Vietnam 01 114.9 0.13 0.98 0.36 18.83 0.87 PCC7822 22 0.41 0.99 0.13 16.48 0.59 AS 61 0.02 0.98 0.32 11.74 0.98 B2 65.8 9 0.99 0.54 4.84 0.77 0.06 KL cho biết mức độ tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, kết quả thu được là cao nhất ở AS đối với Cu2+, và với PCC7822 đối với Cd2+. Những kết quả này chỉ ra rằng tương tác của AS với Cu2+ và PCC7822 với Cd2+ cho thấy mạnh hơn Vietnam 01 và B2. Giá trị của RL cung cấp thông tin quan trọng về bản chất của quá trình hấp phụ. Giá trị của RL thu được từ phương trình (3) chỉ ra mô hình đẳng nhiệt Langmuir: không thuận nghịch: RL = 0, thuận lợi: 0 < RL < 1, thuận lợi (tuyến tính): RL = 1, không thuận lợi: RL > 1. Trong nghiên cứu này, giá trị RL thu được là từ 0,005 đến 0,87, tức < 1, cho thấy quá trình hấp phụ của Cu2+ và Cd2+ trên Vietnam 01, PCC7822, AS và B2 diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, mô hình Freundlich cũng được đánh giá. R2 thu được của sự hấp phụ 53
  7. Cd2+ trong đường đẳng nhiệt Freundlich cho thấy các giá trị tương đối thấp lần lượt là 0,87; 0,59; 0,98 và 0,77 tương ứng với Vietnam 01, PCC7822, AS và B2. Biết rằng n biểu diễn sự ảnh hưởng của nồng độ các ion kim loại đến khả năng hấp phụ và cường độ hấp phụ. Nếu 1/n = 1, tức là n = 1, sự phân chia giữa hai pha không phụ thuộc vào nồng độ của các ion kim loại. Nếu giá trị 1/n < 1 là thể hiện của sự hấp phụ bình thường, trong khi 1/n > 1 là dấu hiệu của sự hấp phụ cộng hợp [18]. Các giá trị 1/n thu được từ 0,30 đến 0,36 đối với Cu2+ và 0,13 đến 0,53 đối với Cd2+, cho thấy sự hấp phụ của các ion kim loại này lên Vietnam 01, PCC7822, AS và B2 là thuận lợi. KF chỉ ra khả năng hấp phụ của các ion kim loại nặng trên Vietnam 01, PCC7822, AS và B2 tương ứng là 29,35; 15,54; 4,9 và 11,32 đối với Cu2+, 18,82; 16,48; 11,74 và 4,84 đối với Cd2+. Các kết quả này chỉ ra rằng sự hấp phụ của Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2 đối với Cu2+ phù hợp với cả mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, tuy nhiên phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Lagmuir hơn Freundlich. Đối với Cd2+, quá trình hấp phụ của AS phù hợp với cả mô hình Langmuir và Freundlich, trong quá trình hấp phụ của Vietnam 01, PCC7822 và B2 phù hợp với mô hình Langmuir hơn Freundlich. Nói cách khác, kết quả cho thấy Vietnam 01, AS, PCC7822 và B2 đối với Cu2+, AS đối với Cd2+ là quá trình hấp phụ đơn lớp và bề mặt hấp phụ không đồng nhất, trong khi Vietnam 01, PCC7822 và B2 đối với Cd2+ là quá trình hấp phụ đơn lớp. 4. KẾT LUẬN Các chất hấp phụ sinh học như Vietnam 01, B2, AS và PCC7822 có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng một cách hiệu quả. Khoảng pH tối ưu cho hấp phụ là trong khoảng 4-7 tùy thuộc loài tảo và ion kim loại. Quá trình hấp phụ của các chất hấp phụ sinh học diễn ra nhanh, chỉ sau thời gian tiếp xúc 20 phút đã đạt trạng thái cân bằng. Vietnam 01 thể hiện dung lượng hấp phụ cao hơn so với B2, AS và PCC7822. Quá trình hấp phụ Cu2+ trên Vietnam 01, B2, AS và PCC7822 và Cd2+ trên AS phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, trong khi đó quá trình hấp phụ Cd2+ trên Vietnam 01, B2 và PCC7822 phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir hơn Freundlich. Các kết quả này chỉ ra rằng Vietnam 01, B2, AS và PCC7822, đặc biệt là Vietnam 01 có tiềm năng sử dụng làm vật liệu hấp phụ sinh học thân thiện với môi trường và cho hiệu quả kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. V. Mishra (2017), “Modeling of batch sorber system: kinetic, mechanistic, and thermodynamic modeling”, Applied Water Science, 7, 3173-3180. [2]. A. Bódalo-Santoyo, JL. Gómez-Carrasco, E. Gómez-Gómez, F. Máximo-Martín, AM. Hidalgo-Montesinos (2003), “Application of reverse osmosis to reduce pollutants present in industrial wastewater”, Desalination, 155, 101-108. [3]. T.K. Tran, K.F. Chiu, C.Y. Lin, H.J. Leu (2017), “Electrochemical treatment of wastewater: Selectivity of the heavy metals removal process”, Int. J. Hydrogen Energy, 42, 27741-27748. 54
  8. [4]. P. Xanthopoulos, S. Agatzini-Leonardou, P. Oustadakis, P.E. Tsakiridis (2017), “Zinc recovery from purified electric arc furnace dust leach liquors by chemical precipitation”, J. Environ. Chem. Eng., 5, 3550-3559. [5]. J.U.K. Oubagaranadin, Z.V.P. Murthy (2009), “Adsorption of divalent lead on a montmorillonite−illite type of clay”, Ind. Eng. Chem. Res., 48, 10627-10636. [6]. Z. Shariatinia, A. Bagherpour (2018), “Synthesis of zeolite NaY and its nanocomposites with chitosan as adsorbents for lead(II) removal from aqueous solution”, Powder Technology, 338, 744-763. [7]. S.P. J. Radonić, S. Trifunović, D. Adamović, I. Mihajlović, M. V. Miloradov, M.T. Sekulić (2016), “Evaluation of the adsorption potential of eco-friendly activated carbon prepared from cherry kernels for the removal of Pb2+, Cd2+ and Ni2+ from aqueous wastes”, Journal of Environmental Management, 184, 2297-306. [8]. C. E. R. Barquilha, E. S. Cossich, C. R. G. Tavares, E.A. Silva (2019), “Biosorption of nikel (II) and copper (II) ions by Sargassum sp. in nature and alginate extraction products”, Bioresource Technology Reports, 5, 43-50. [9]. V.R. Moreiraa, Y.A.R. Lebrona, S.J. Freirea , L.V.S. Santosa, F. Palladinoa,b , R.S. Jacob (2019), “Biosorption of copper ions from aqueous solution using Chlorella pyrenoidosa: Optimization, equilibrium and kinetics studies”, Microchemical Journal, 145, 119-129. [10]. H.T. Tran, N.D. Vu, M. Matsukawa, M. Okajima, T. Kaneko, K. Ohki, S. Yoshikawa (2016), “Heavy metal biosorption from aqueous solutions by algae inhabiting rice paddies in Vietnam”, Journal of Environmental Chemical Engineering, 4, 2529-2535. [11]. K. Ohki, Q. T. Nguyen, S. Yoshikawa,Y. Kanesaki, M. Okajima, T. Kaneko, H.T. Tran (2014), “Exopolysaccharide production by a unicellular freshwater cyanobacterium Cyanothece sp. isolated in a rice field of Viet Nam”, J. Appl. Phycol., 26, 265-272. [12]. R. Gong, Y. Ding, H. Lio, Q. Chen, Z. Liu (2005), “Lead biosorption and desorption by intact and pretreated Spirulina maxima biomass”, Chemosphere, 58, 125-130. [13]. H.R. Crist, K. Oberholser, N. Shank, M. Nguyen (1981), “Nature of bonding between metallic ions and algal cell walls”, Environ. Sci. Technol., 15, 1212-1217. [14]. G.C. Donmez, Z. Aksu, A. Ozturk, T. Kutsal (1999), “A comparative study on heavy metal biosorption characteristics of some algae”, Process Biochemistry, 34, 885-892. [15]. Z. Aksu (2001), “Equilibrium and kinetic modeling of cadminium(II) biosorption by C. Vulgaris in batch system: effect of temperature”, Sep. Purif. Technol., 21, 285-294. [16]. V.K. Gupta, A. Rastogi (2009), “Biosorption of hexavalent chromium by raw and acidtreated green alga Oedogonium hatei from aqueous solutions”, J. Hazard. Mater., 163, 396-402. [17]. W.M. Ibrahim, A.F. Hassan, Y.A. Azab (2016), “Biosorption of toxic heavy metals from aqueous solution by Ulva lactuca activated carbon”, Egyptian Journal of Basic and Applied Science, 3, 141-249. [18]. S. Mohan, J. Karthikeyan (1997), “Removal of lignin and tannin color from aqueous solution by adsorption on to activated carbon solution by adsorption on to activated charcoal”, Environ. Pollut., 97, 183-187. 55
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2