intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kiểm toán nội bộ đang ngày càng chứng tỏ được vai trò, tầm quan trọng và sự tất yếu trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Mục tiêu của bài viết nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất

  1. Khả năng hiện hữu cùa kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Mô hình nghiên cứu đề xuất The availability of internal audit in listed companies in Vietnam - Proposed research model TS. Lê Thị Thanh Mỹ* Dương Thanh Huy* Võ Hồng Hà* *Khoa Kinh tế và Kế toán – Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kiểm toán nội bộ (KTNB) đang ngày càng chứng tỏ được vai trò, tầm quan trọng và sự tất yếu trong quá trình phát triển doanh nghiệp (DN). Dưới sự gia tăng về các rủi ro đe dọa đến mục tiêu thì việc thiết lập KTNB là một yêu cầu tất yếu, bởi lẽ sự tồn tại của hoạt động này sẽ giúp DN có thể đảm bảo việc tuân thủ và kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Mục tiêu của bài viết nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tại Việt Nam. Sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu và xem xét dựa trên lý thuyết nền, nhóm tác giả đã đưa ra 4 nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB, bao gồm: Hội đồng quản trị (HDQT); Quản lý; Hệ số nợ của DN; Tỷ lệ các khoản nợ phải thu và Hàng tồn kho trong tổng tài sản của DN. Từ khóa: kiểm toán nội bộ, khả năng hiện hữu, quản lý rủi ro. Abstract Internal audit has been increasingly important in the process of business development in Vietnam and around the world. Under the pressure of increasing risk of threats to the target, the establishment of internal audit is an indispensable requirement. Internal audit will help enterprises to ensure compliance and control, minimize risks in business activities, contributing to improving operational efficiency. The purpose of this article is to propose the research model on the factors affecting the availability of internal audit in listed companies in Vietnam. After conducting literature review and reviewing based on background theory, the authors have proposed 4 groups of factors belonging to the characteristics of enterprises that affect the availability of internal audit including: Administrative Council; Management; Debt ratio of the enterprise; The ratio of receivables and inventories to the total assets of the business. Keywords: Internal audit, availability, risk management. JEL Classification: M42, M49, M40. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.0320234 1.Đặt vấn đề 1
  2. Tại Việt Nam, KTNB ra đời vào năm 1996, đánh dấu bằng Nghị định 59-CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ. Hơn 20 năm hình thành và phát triển việc xây dựng hệ thống KTNB trong các tổ chức, đang ngày càng được chú trọng và nâng cao. Trong quá trình chuyển mình sang nền kinh tế thị trường cũng như hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang có những thay đổi thật sự mạnh mẽ. Các DN đang đứng trước nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức to lớn, sự cạnh tranh để tồn tại đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính vì thế, các DN Việt Nam cần nhận diện các rủi ro, xem xét lại mô hình hoạt động và thiết lập KTNB một cách có hiệu quả, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ việc tổ chức KTNB tại các DNNY ở Việt Nam, là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các DN có KTNB tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, số còn lại thì chưa thiết lập; hoặc nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó. Vậy thì, nguyên nhân nào dẫn đến các DN chưa muốn thiết lập KTNB? Hay nói cách khác, khả năng hiện hữu của KTNB tại các DN này phụ thuộc vào những nhân tố nào? Câu hỏi này cần được trả lời, bằng những nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn. Trên thế giới, KTNB đã được khẳng định giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Raghunandan và cộng sự (2001); Arena và công sự (2009); Carey và cộng sự (2018); Goodwin và Kent (2006);… đã khiến cho lý luận về KTNB ngày càng được hoàn thiện. Trong khi đó, ở Việt Nam, dù đang ngày càng được sự quan tâm lớn từ giới học thuật cũng như giới hoạt động thực tiễn: Thúy (2010); Tân (2017); Thảo (2019); Tuân (2020);… song KTNB vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Nghiên cứu thực nghiệm về KTNB nói chung và nghiên cứu về khả năng hiện hữu của KTNB tại các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, vẫn chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Thêm vào đó, trong bối cảnh các DNNY tại Việt Nam còn đang lúng túng trong việc thiết lập KTNB thì việc thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB, theo nhóm tác giả là rất cần thiết. Để có thể tiến hành thực hiện nghiên cứu thực nghiệm này, thì việc đề xuất mô hình nghiên cứu chính là bước khởi đầu trong quy trình nghiên cứu. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu về khả năng hiện hữu của KTNB trong DN đa phần được thực hiện tại các nước có hoạt động KTNB phát triển như: Úc, Anh, Mỹ... Wallace và Kreutzfeldt (1991) bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, với mẫu khảo sát là 260 công ty, bao gồm cả công ty tài chính và phi tài chính đã chứng minh rằng, các nhân tố: Tính phức tạp của DN; Lợi nhuận và Tính thanh khoản có ảnh hưởng đến việc tổ chức KTNB trong DN. Goodwin và Kent (2006) là hai tác giả tiếp theo thể hiện sự quan tâm lớn, đối với hướng nghiên cứu này: 2
  3. - Trong nghiên cứu thứ nhất được công bố vào năm 2004, với mẫu nghiên cứu là các DNNY hàng đầu tại Úc, đã chứng minh rằng, Quy mô DN và Mức độ quản trị DN là 02 nhân tố chi phối đến việc tự nguyện sử dụng KTNB trong DN. - Năm 2006, 02 tác giả đã tiếp tục thực hiện nghiên cứu với mục đích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hoạt động KTNB tại các DNNY ở Úc, với mẫu khảo sát là 450 DN: kết hợp thông tin tài chính, phi tài chính, thông qua phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary logistic, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa các nhân tố, bao gồm: Quy mô DN, Mức độc độc lập của chủ tịch HĐQT; Sự tồn tại của UBKT; Mức độ đầu tư vào tài sản đến việc tự nguyện sử dụng KTNB; trong khi đó, các nhân tố thể hiện tính phức tạp trong QTDN được thể hiện qua các biến: Các chu trình kinh doanh; Số lượng thành viên không tham gia điều hành quản lý trong HĐQT; Tính độc lập của UBKT; Tỷ lệ cổ phần của các thành viên trong HĐQT; Tỷ lệ vốn của các cổ đông lớn và Hệ số nợ không có ảnh hưởng. Nghiên cứu của 02 tác giả Goodwin và Kent đã tạo ra những đóng góp quan trọng, trong nghiên cứu về khả năng hiện hữu của KTNB trong DN, tuy nhiên điểm hạn chế đó là các nghiên cứu này thực hiện ở một nước có KTNB đã phát triển từ lâu đời. Do đó, vấn đề đặt ra khi nghiên cứu ở nước mà hoạt động này chưa phát triển, thì cần phải chú ý trong việc lựa chọn biến nghiên cứu. Nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư vào hoạt động KTNB, Ettredge và cộng sự (2014), đã thực hiện nghiên cứu trên quy mô mẫu là 217 công ty đại chúng cỡ trung tại Mỹ. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, các nhân tố gồm: Quy mô DN; Dòng tiền hoạt động; Đòn bẩy tài chính; Dịch vụ và tiện ích của công ty; Quy mô hàng tồn kho có ảnh hưởng cùng chiều đến ngân sách đầu tư cho KTNB. Với mục đích muốn khám phá những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tự nguyện sử dụng KTNB của các DNNY phi tài chính ở Anh, Ismael và cộng sự (2013), đã dựa vào lý thuyết đại diện và lý thuyết tính kinh tế của chi phí giao dịch, để xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Với mô hình hồi quy Binary Logistics của 16 biến độc lập, dữ liệu được thu thập từ phiếu khảo sát của 332 DNNY phi tài chính trên thị trường chứng khoán ở Anh và báo cáo thường niên, nghiên cứu đã chứng minh có 8 biến độc lập, bao gồm: Quy mô DN; Nợ phải thu; Hàng tồn kho; Dòng tiền hoạt động; Tính hiệu lực của UBKT; Sự tồn tại của ủy ban quản lý rủi ro; Tỷ lệ cổ phần của các thành viên trong HĐQT; Sử dụng Hãng Kiểm toán Big4 đều có ý nghĩa thống kê, ở mức từ 90% trở lên. Trong khi đó, Carey và cộng sự (2018) lại tập trung tìm hiểu và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tự nguyện sử dụng kiểm toán, bao gồm cả KTNB và kiểm toán độc lập trong các công ty gia đình tại Úc. Với mẫu khảo sát là 186 công ty, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu tác động của các biến: Quy mô DN; Mức nợ của DN; Tỷ lệ nhà quản trị không có mối quan hệ gia đình trong công ty và Tỷ lệ đại diện không có mối quan hệ gia đình trong HĐQT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Quy mô DN không có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng kiểm toán; các biến còn lại có tác động, tuy nhiên chỉ có tác động đến nhu cầu sử dụng kiểm toán độc lập (mối tương quan nghịch), còn KTNB thì không giải thích 3
  4. được nhu cầu sử dụng. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy, đối với các công ty gia đình thì nhu cầu sử dụng KTNB sẽ ít được quan tâm hơn so với kiểm toán từ bên ngoài, lý do là, cơ chế giám sát trong nội bộ tại các công ty này tỏ ra ít hữu hiệu hơn so với cơ chế giám sát từ bên ngoài. Liên quan đến mức độ sử dụng KTNB, các tác giả như: Shiu và cộng sự (2008); Spira và Page (2003); Liu (2003); Haniffa và Hudaib (2019) lại nghiên cứu theo hướng dựa trên rủi ro. Các nghiên cứu này cho thấy, mức độ sử dụng KTNB dựa trên rủi ro có liên quan đến: Việc minh bạch hoá thông tin về tài chính; Tuân thủ và an toàn; Sự phát triển của công nghệ; Quy trình nội bộ về quản trị sự thay đổi và quản lý rủi ro; Sự tồn tại của một ủy ban quản lý rủi ro; Tỷ lệ nợ quá hạn; Quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động DN; Mức độ độc lập của thành viên HĐQT; Tỷ lệ cổ phần của các thành viên trong HĐQT. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước Tại Việt Nam, hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN vẫn còn khá mới mẻ. Tính đến thời điểm này, theo như tổng hợp của nhóm tác giả thì có một số các nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài. Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DN kiểm toán của các công ty niêm yết, Vân (2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với quy mô mẫu là các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả, đã xác định các nhân tố sau đây: Quy mô DN; Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài; DNNY trên sàn chứng khoán; Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng tài sản; DN có công ty con có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn, tuy nhiên loại hình kiểm toán được tác giả nghiên cứu là kiểm toán độc lập thay vì KTNB. Hơn nữa, mục đích nghiên cứu là vấn đề lựa chọn DN kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả vẫn có giá trị tham khảo cho nhóm nghiên cứu. Thúy (2010) nghiên cứu về thiết lập hoạt động KTNB, có chất lượng trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Để trả lời cho các câu hỏi trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi gửi khảo sát đến các tập đoàn kinh tế. Kết quả cho thấy, việc lựa chọn mô hình KTNB phù hợp và chất lượng là cần thiết đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Trong đó, năng lực kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) được xem là yếu tố trọng yếu, quyết định chất lượng của hoạt động KTNB. Không những thế, tác giả còn tìm thấy bằng chứng chất lượng hoạt động KTNB cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, từ việc đảm bảo sự độc lập và khách quan cho các KTVNB trong quá trình thực hiện công tác. Khi thuộc tính này bị đe dọa vì lý do vị trí của các KTVNB luân chuyển thường xuyên, hiệu quả kiểm soát của các tập đoàn sẽ không còn được đảm bảo tối ưu. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm DN đến tổ chức KTNB, Thảo (2019) đã thực hiện nghiên cứu tại các DN bảo hiểm. Bằng các kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã mô tả và đánh giá thực trạng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện tổ chức KTNB. Theo tác giả, để hoàn thiện thì DN bảo hiểm cần tập trung vào bộ máy KTNB xây dựng điều lệ hoạt động KTNB, phương pháp tiếp cận, kỹ thuật KTNB, kiểm soát chất lượng KTNB. 4
  5. Cũng với hướng nghiên cứu này, Tuân (2020) đã chọn mẫu khảo sát là các DN thép tại Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã xác định 9 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong các DN thép, bao gồm: Quy mô DN; Số công ty con của DN; Tình trạng niêm yết; Tỷ lệ vốn do các thành viên HĐQT nắm giữ; Tỷ lệ nợ phải thu và Hàng tồn kho trong tổng tài sản; Tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu bình quân; Tỷ lệ nhà quản trị có chuyên môn kế toán – kiểm toán; Sự ủng hộ của nhà quản trị đối với KTNB và Việc sử dụng dịch vụ của các hãng kiểm toán Big 4. Tuy nhiên, nghiên cứu của Thảo, Tuân chỉ thực hiện trong phạm vi một ngành nhất định, chứ chưa nghiên cứu cho nhiều ngành. Yến và Linh (2022) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện KTNB, dựa trên rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit và cho thấy các khía cạnh về quản lý rủi ro; Quy mô và mức độ phức tạp trong cấu trúc; Quản trị công ty và năng lực của KTVNB đều có tác động đến mức độ sử dụng KTNB, cụ thể: Năng lực quản lý rủi ro; Mức độ phức tạp trong cấu trúc; Tỷ lệ ủy viên HĐQT không tham gia điều hành. Ngân hàng có cổ đông chiến lược là ngân hàng nước ngoài và năng lực của KTVNB có tác động cùng chiều, trong khi: Mức độ rủi ro; Quy mô của ngân hàng; Các ngân hàng có Nhà nước chiếm cổ phần chi phối và Quy mô HĐQT lại có ảnh hưởng ngược chiều. Đây cũng là hướng nghiên cứu mới về khả năng hiện hữu của KTNB, tuy nhiên nghiên cứu của tác giả thực hiện theo hướng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của nhóm tác giả 2.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết Qua những tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy: - - Các nghiên cứu đã phát hiện và/hoặc kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Theo đó, các nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng rằng, khả năng hiện hữu hay việc tự nguyện sử dụng chức năng KTNB của DN chủ yếu chịu tác động từ nhiều nhân tố thuộc về đặc điểm của DN như: Quy mô của DN; Tính phức tạp trong hoạt động của DN; Quản lý rủi ro tại DN; Nợ phải thu; Hàng tồn kho; Dòng tiền hoạt động; Tính hiệu lực của UBKT; Sự tồn tại của ủy ban quản lý rủi ro; Tỷ lệ cổ phần của các thành viên trong HĐQT; Sử dụng hãng kiểm toán Big4... - - Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tương đối đa dạng, kết hợp giữa định lượng và định tính, với đủ các loại hình DN. Trong đó, mô hình hồi quy Binary Logistics được sử dụng phổ biến nhất. - - Các nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết đại diện, các tác giả đều xem đây là lý thuyết nền tảng được vận dụng để giải thích cho sự hình thành nhu cầu tự nguyện/khả năng tồn tại của KTNB trong DN. Ngoài ra, một số các lý thuyết khác như: lý thuyết thể chế, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết bất định... cũng được sử dụng. 2.3.2. Khoảng trống của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu 5
  6. - Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm DN đến khả năng hiện hữu của KTNB đa phần đều thực hiện ở nước ngoài, các nước có hoạt động KTNB phát triển. Đây là những nước có bối cảnh nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể với Việt Nam, như: khác biệt về thể chế pháp lý; về quy tắc quản trị; mức độ phát triển của KTNB... - Tại Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm DN đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN còn khá hạn chế: Thúy (2020), Thảo (2019) cũng có các nghiên cứu tương tự liên quan đến đề tài, nhưng hai tác giả chỉ mới dừng lại ở khảo sát và đánh giá thực trạng chứ chưa có những kiểm định cụ thể để chứng minh; nghiên cứu của Tuân (2020); Yến và Linh (2022) thì chỉ xem xét cho mỗi ngành thép, ngân hàng... Trong khi đó, theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ, thì việc tổ chức KTNB tại các DN Việt Nam niêm yết là một yêu cầu pháp lý bắt buộc, do vậy cần xem xét đa dạng cho các ngành nghề... Do đó, các nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả sẽ lấp đầy những khoảng trống này. 3. Cơ sở pháp lý Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng các lý thuyết làm nền tảng như: Lý thuyết đại diện; Lý thuyết thể chế; Lý thuyết các bên liên quan và Lý thuyết bất định. 3.1. Lý thuyết đại diện Lý thuyết đại diện được nhóm tác giả vận dụng vào đề tài, nhằm giải thích sự cần thiết phải thiết lập KTNB trong DN. KTNB đóng vai trò là bên thứ ba thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đánh giá mức độ tin cậy các thông tin mà người đại diện cung cấp. Việc thiết lập KTNB cũng được xem là một biện pháp để giảm thiểu chi phí ủy nhiệm, vì các KTVNB có thể giám sát hành vi của người đại diện hiệu quả hơn so với chủ sở hữu. KTNB trở thành một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng. 3.2. Lý thuyết thể chế Lý thuyết thể chế được vận dụng trong nghiên cứu, nhằm giải thích cho động cơ và trở ngại đối với việc thiết lập hoạt động KTNB tại các DN, dựa trên 03 áp lực: tính cưỡng chế của những quy định, tính bắt buộc của các quy phạm và sự lan tỏa. Áp lực cưỡng chế chính là nhân tố thúc đẩy các DN áp dụng KTNB để đạt được sự hợp pháp, thông qua việc tuân thủ các quy định của Nhà nước. 3.3. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan được vận dụng, để nhấn mạnh nhu cầu cần thiết phải thiết lập hoạt động KTNB trong các công ty niêm yết. Một khi công ty đảm bảo hài hòa trách nhiệm này với mức độ tối ưu, các bên sẽ nhận được nhiều và có niềm tin hơn đối với tình hình hoạt động của công ty. Từ đó, công ty cần có một bộ phận chức năng đặc biệt như: KTNB để đáp ứng được mong đợi của các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trực tiếp với công ty về khả năng giám sát thường xuyên hoạt động của công ty, nhằm đảm bảo lợi ích cho họ. 6
  7. 3.4. Lý thuyết bất định Lý thuyết bất định được vận dụng trong nghiên cứu, nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đặc điểm của DN như: quy mô, tính phức tạp... đến việc thiết lập KTNB trong DN. 4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 4.1. Hội đồng quản trị Vai trò của HĐQT rất quan trọng đối với quản trị DN. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa việc chủ tịch của HĐQT có và không có tham gia điều hành quản lý DN: nếu chủ tịch HĐQT có tham gia điều hành quản lý, thì khả năng xảy ra những rủi ro sai phạm do kiêm nhiệm 02 chức năng quản trị và điều hành càng lớn. Vì vậy, nhu cầu về KTNB sẽ càng cao. Theo IIA và lý thuyết đại diện, KTNB được kỳ vọng là một cơ chế quản trị bổ sung, để giảm bớt vấn đề bất đối xứng thông tin giữa nhà quản trị điều hành và không tham gia điều hành. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H1.1: Sự độc lập của HĐQT có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Tỷ lệ vốn sở hữu của thành viên HĐQT càng cao, thì thể hiện mức độ tập trung vốn cổ phần vào ban quản trị càng lớn sẽ giảm bớt những phát sinh về vấn đề đại diện, do đó sẽ giảm nhu cầu về một cơ chế giám sát nội bộ. Ngoài ra, theo Jensen và Meckling (2002), chi phí cho bên đại diện DN sẽ cao hơn khi các thành viên của HĐQT nắm giữ vốn cổ phần thấp hơn và vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến việc phân bổ các nguồn lực giữa các bên, do đó nhu cầu sử dụng KTNB để giám sát sẽ tăng cao. Từ những kỳ vọng trên, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: H1.2: Tỷ lệ vốn sở hữu của thành viên HĐQT nắm giữ có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Goodwin và Kent (2006) trong nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện sử dụng KTNB của các DNNY tại Úc, đã kiểm định và chứng minh rằng KTNB có mối quan hệ với UBKT. Điều này cũng phù hợp với kết quả kiểm nghiệm về mối quan hệ, giữa khả năng sử dụng KTNB và việc tồn tại một UBKT; các nghiên cứu định lượng của các tác giả khác: Carcello và cộng sự (2005), Raghunandan và cộng sự (2001), Tuân (2020). Điều này được kỳ vọng, lặp lại đối với các DNNY tại Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng tồn tại một bộ phận đúng với tên gọi là UBKT ở các DN Việt Nam trong thời gian qua là không cao, song một bộ phận có vai trò và nhiệm vụ khá gần với UBKT là có thể. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H1.3: Sự tồn tại một UBKT/bộ phận tương đương có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Sự ủng hộ và chuyên môn của nhà quản trị là 02 nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng/không sử dụng KTNB trong DN. Thông thường, nhà quản trị có chuyên môn đúng hoặc gần với kế toán, kiểm toán thường có xu hướng ủng hộ sử dụng chức năng KTNB trong DN, tiếp đến là sự ủng hộ của nhà quản trị đối với KTNB sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập KTNB trong DN; ngược lại, khi nhà quản trị có những vấn đề lo lắng về hiệu quả hoạt động, sự quan liêu khi thiết 7
  8. lập KTNB... có thể gây trở ngại cho KTNB xuất hiện. Do vậy, hai giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H1.4: Chuyên môn của nhà quản trị có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. H1.5: Sự ủng hộ của nhà quản trị đối với việc sử dụng KTNB có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. 4.2. Quản lý DN Các nhân tố thuộc về quản lý DN, có thể được thể hiện trên nhiều khía cạnh về quy mô và tính phức tạp trong việc quản lý. Nhiều nghiên cứu đã đặt vấn đề rằng, khi quy mô bộ máy quản lý của DN càng lớn thì hoạt động kinh doanh càng đa dạng và sự tồn tại của ủy ban quản lý rủi ro cũng như quy trình quy trình rủi ro được xây dựng bài bản, sẽ làm tăng nhu cầu về KTNB. Kết quả nghiên cứu định lượng của Carceloo và cộng sự (2005), Goodwin và Kent (2006) cũng như nghiên cứu định tính của Kiên (2008) đều chứng minh rằng, nhu cầu thiết lập hoạt động KTNB và Quy mô của DN có mối quan hệ thuận chiều. Nghiên cứu định lượng của Arena và Azzone (2009) cũng đã khẳng định rằng, khi Quy mô của DN quá nhỏ thì chắc chắn sẽ không sử dụng KTNB. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H2.1: Quy mô của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Theo lý thuyết đại diện, các DN có bộ máy quản lý càng phức tạp thì khả năng phát sinh nhiều vấn đề về bất đối xứng thông tin, do đó cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn, điều này có nghĩa là nhu cầu sử dụng KTNB cao hơn. Kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng của các tác giả Chambers (1981); San và Govindarajan (2011) đã chứng minh rằng, có mối quan hệ đáng kể giữa việc sử dụng KTNB với tính phức tạp trong quản lý của DN được thể hiện qua các khía cạnh về bộ máy quản lý cồng kềnh, đa dạng về lĩnh vực kinh doanh. Điều này được lý giải là, khi DN có bộ máy quản lý càng phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ... sẽ làm tăng rủi ro về mặt hoạt động, tài chính, công nghệ... từ đó đặt ra nhu cầu về một cơ chế giám sát và quản trị rủi ro càng cao. Với những lập luận vừa nêu, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H2.2: Bộ máy quản lý của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Theo nghiên cứu của Goodwin và Kent (2006), Tuân (2020) đã cho thấy, việc tồn tại một ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, quy trình quản lý rủi ro được xây dựng bài bản có ảnh hưởng tích cực đến khả năng hiện hữu của KTNB. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, như sau: H2.3: Sự tồn tại của ủy ban quản lý rủi ro có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. H2.4: Sự tồn tại của quy trình quản lý rủi ro có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. 4.3. Hệ số nợ của DN và tỷ lệ các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản của DN 8
  9. Hệ số nợ của DN, tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản là 02 chỉ tiêu tài chính quan trọng của một DN. Hai chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ rủi ro về kinh doanh và rủi ro về tài chính của DN; mặt khác chúng còn phản ánh chi phí đại diện bên trong và bên ngoài mà DN phải xem xét. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Carey và cộng sự (2000), Goodwin và Kent (2006), Tuân (2020) đều cho thấy, 02 chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. H3: Hệ số nợ của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. H4: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản của DN có ảnh hưởng đến khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. 5. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên các lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước, cùng với các giả thuyết nghiên cứu đặt ra và mô hình nghiên cứu dự kiến được thiết lập, như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến Khả năng hiện hữu của KTNB tại H3 Hệ số nợ của H1 HĐQT các DNNY trên thị DN H2 trường chứng H4 Tỷ lệ các khoản Quản lý nợ phải thu và khoán Việt Nam hàng tồn kho trong tổng tài sản của DN (Nguồn: kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả) Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng hiện hữu của KTNB trong các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mô hình hồi quy Binary Logistic dự kiến được xây dựng, như sau: KTNB = β0 + β1*HĐQT1 + β2*HĐQT2 + β3*HĐQT3 + β4*HĐQT4 + β5*HĐQT5 + β6*QL1 + β7*QL2 + β8*QL3 + β9*QL4 + β10*RRTC + β11*RRKD + ε Trong đó: Biến phụ thuộc: + KTNB - Khả năng hiện hữu của KTNB trong DN. Đây là biến giả, nhận giá trị là 01 nếu DN có hiện hữu KTNB và nhận giá trị là 0. Nếu không có sự hiện hữu của KTNB trong DN, biến này sẽ được đo lường bằng log cơ số e (với e = 2,714). Các biến độc lập: + HĐQT1 - Sự độc lập của HĐQT. + HĐQT2. Tỷ lệ vốn sở hữu của thành viên HĐQT nắm giữ. + HĐQT3: Sự tồn tại một UBKT/bộ phận tương đương. + HĐQT4: Chuyên môn của nhà quản trị. 9
  10. + HĐQT5: Sự ủng hộ của nhà quản trị đối việc sử dụng KTNB. + QL1: Quy mô của DN. + QL2: Bộ máy quản lý của DN. + QL3: Sự tồn tại của ủy ban QLRR. + QL4: Sự tồn tại của quy trình quản lý rủi ro; Rủi ro tài chính: Hệ số nợ của DN; Rủi ro kinh doanh; Tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn kho trong tổng tài sản. 6. Kết luận Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước các lý thuyết nền, nhóm tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu về khả năng hiện hữu của KTNB trong các DNNY tại Việt Nam. Để có thể đưa ra kết luận chính xác về mối quan hệ này thì tiếp theo cần phải thực hiện các nghiên cứu định lượng, để kiểm tra mô hình đề xuất này. Đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả, trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo Arena, M., Arnaboldi, M., & Azzone, G. (2009). Internal audit in Italian organizations. A multiple case study, Managerial Auditing Journal, 21(3), (2009), 275 292. https://doi.org/10.1108/02686900610653017. Carcelo J.V, Hermanson D. R., and Raghunandan K.(2005), Factors associated with US. Public companies’s investment in internal auditing, Accounting Horizons, pp.69-84 Carey, P., Simnett, R., & Tanewski, G.(2018). Voluntary demand for internal and external auditing by family businesses, Auditing: a journal of practice & theory, 19(s-1), 37-51. Chambers, A.D. (1981). Internal Auditing: Theory and Practice, Pitman, London. Chính phủ. (2019). Nghị định số 5/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 Quy định về KTNB Goodwin, J. (2004). A comparison of internal audit in the private and public sectors, Managerial auditing journal, 19(5), 640-650. Goodwin Stewart, J. (2006). & Kent, P, The use of internal audit by Australian companies,. Managerial Auditing Journal, 21(1), 81-101. Haniffa, R., & Hudaib, M. (2019). Corporate governance structure and performance of Malaysian listed companies, Journal of business finance & accounting, 33(7 8), 1034-1062. IIA – Institute of Internal Auditors. (2016). International Professional Practice of Internal Auditing, Available at: https://na.theiia.org/standards-guidance/Pages/Standards-and-Guidance- IPPF.aspx. IIA – Institute of Internal Auditors. (2016). Definition of Internal Audit, Retrieved 2016, (2016b), Available at: https://global.theiia.org/standards-guidance/Pages/New-IPPF.aspx. 10
  11. Ismael, Hazem Ramadan Hafez. (2013). Internal auditing in the UK: factors affecting its use and its effectiveness, Thesis presented for the degree of Doctor of Philosophy in Accounting, University of Aberdeen Business School University of Aberdeen, (2013). Jensen and Meckling. (2002). Value Maximisation, Stakeholder Theory and the Corporate Objective Function, European financial management, Vol.7, Issue 3, (2002), 297-317. Jie Liu. (2002). The Enterprise Risk Management Internal Audit Function: Evidence from Australia and New Zealand, International Journal of Auditing, Vol. 7, Issue 3, pp. 263-278. K. Raghunandan, Dasaratha V. Rama, William J. Read. (2001). Audit Committee Composition, Gray Directors and Interaction with Internal Auditing, Accounting Horizons, Vol.15, Issue 2, pp. 105– 118. Phan Trung Kiên. (2014). Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các công ty xây dựng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 206 (II), 8/2014, tr.63-71. San Miguel and Govindarajan Heng, T.B. (2011). Capital Structure an Corporate performance of Malaysian Construction Sector, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 2, 28- 36. Shiu, P., & Yeh, M. L. (2008). Risk Based Internal Auditing in Taiwanese Banking Industry. Spira, L. F., & Page, M. (2003). Risk management: The reinvention of internal control and the changing role of internal audit, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 16(4), 640-661. Đặng Đình Tân. (2017). Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán liên tục ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, (2017). Nguyễn Thị Phương Thảo. (2019). Đặc điểm của các DN bảo hiểm ảnh hưởng đến tổ chức KTNB trong các DN, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, 3/2019 (137), tr.41 – 45. Nguyễn Thị Tuân. (2020). Nghiên cứu KTNB trong các DN ngành thép Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Thúy. (2010). Tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Hoàng Thị Hồng Vân. (2017). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DN kiểm toán của các công ty tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Yến và Phạm Hồng Linh. (2022). Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện KTNB dựa trên rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, Số 244-Tháng 9. WA Wallace, RW Kreutzfeldt. (1991). Distinctive characteristics of entities with an internal audit department and the association of the quality of such departments with errors, Contemporary Accounting Research, Vol. 7, Issue 2, pp. 485-512. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0