intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược tập trung vào việc đánh giá khả năng kháng nấm Malassezia của dịch chiết một số loại thảo dược ở Việt Nam để đưa ra những căn cứ khoa học cho việc ứng dụng nguồn hoạt chất thiên nhiên này trong việc phát triển các sản phẩm từ thảo dược kiểm soát nấm Malassezia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược

  1. Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0135 KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Malassezia GÂY BỆNH TRÊN DA NGƯỜI CỦA MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC Trần Bảo Trâm1, Phan Xuân Bình Minh1, Hoàng Quốc Chính1, Lê Quân2, Trần Văn Tuấn3, Vũ Xuân Tạo1* 1 Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Công ty TNHH MTV TraphacoSapa 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: taovx.tsa@gmail.com TÓM TẮT Nấm men Malassezia là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý trên da người như gàu, lang ben, viêm da,… Việc sử dụng không kiểm soát các loại thuốc kháng nấm Malassezia hiện nay như itraconazole, ketoconazole và fluconazole thường mang lại các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, việc tìm kiếm các nguồn hoạt chất kháng nấm Malassezia từ thảo dược thay thế cho các loại chất kháng nấm hóa học đang được quan tâm. Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng kháng nấm Malassezia của 12 loại dịch chiết thảo dược, trong đó dịch chiết củ giềng có hoạt tính kháng nấm tốt nhất. Dịch chiết củ giềng thể hiện hoạt tính kháng mạnh 3 chủng nấm gây bệnh trên da người là M. furfur VNF01, M. furfur ATCC14521 và M. globosa VNG02 với nồng độ tối thiểu ức chế sinh trưởng các chủng nấm (MIC) tương ứng lần lượt là 5,5 và 10 µL/mL. Ở nồng độ dịch chiết củ giềng sử dụng 10 µL/mL, tỉ lệ tế bào nấm Malassezia bị loại bỏ đạt từ 58 - 66 % sau 20 phút xử lí. Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy dịch chiết củ giềng có tiềm năng ứng dụng trong phát triển các sản phẩm dùng ngoài da kiểm soát nấm Malassezia như dầu gội và kem. Từ khóa: Alpinia galanga, dịch chiết thảo dược, kháng nấm Malassezia, Malassezia furfur, Malassezia globosa. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, các bệnh lí trên da do nấm Malassezia gây ra rất phổ biến, đặc biệt ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam [1]. Nấm Malassezia sống ký sinh trên da người, sử dụng chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, khi gặp các điều kiện thuận lợi chúng trở thành các tác nhân gây bệnh. Nấm Malassezia gây bệnh bằng cách sinh ra 8 loại enzym lipase và 3 loại phospholipase. Những enzym này tham gia vào quá trình thủy phân axit béo trung tính thành axit béo tự do gây ra các phản ứng trung gian tế bào kích hoạt con đường gây viêm [2]. Đồng thời, chúng tổng hợp một số chất có hoạt tính sinh học như indole và hoạt động thông qua các thụ thể hydrocacbon (Ahr) tập trung ở tế bào lớp biểu bì. Ahr có vai trò là tác nhân quan trọng trong cơ chế gây bệnh của nấm Malassezia bởi có khả năng làm thay đổi cấu trúc nội mô và gây ra các biểu hiện bệnh lí trên da [3]. Trong chi nấm Malassezia, M. furfur và M. globosa là 2 loài phổ biến nhất gây bệnh trên da người, chúng là những loài nấm men ưa lipid nên thường khu trú tại các vùng da có hệ thống tiết dầu mạnh như da mặt, da đầu,… Một số bệnh lí do nấm M. furfur và M. globosa gây ra được ghi nhận như gàu da đầu, viêm da dầu, lang ben, viêm da dị ứng, viêm nang lông… [4, 5]. Để điều trị các bệnh lí trên da do nấm Malassezia gây ra, các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole điển hình như itraconazole, ketoconazole và fluconazole thường được sử dụng. Các loại thuốc trên đều có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm Malassezia. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên 47
  2. Trần Bảo Trâm và cs. cứu và khuyến cáo của nhà sản xuất, các loại thuốc trên đều có những tác dụng phụ nhất định. Ketoconazole có nguy cơ gây độc tính suy gan thận khi sử dụng đường uống và bị cấm lưu hành tại Mỹ từ năm 2013, chỉ chấp nhận dùng dưới dạng chế phẩm tại chỗ là ketoconazole 2 % dạng gel hoặc dầu gội [6]. Fluconazole và Itraconazole tuy những tác động tích cực trong kiểm soát nấm Malassezia nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, itraconazole và fluconazole có thể gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, tăng men gan, nổi ban ngứa và tróc vảy ở da [7, 8, 9]. Hơn thế nữa, việc sử dụng không kiểm soát các loại thuốc kháng nấm này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc điều trị, đồng nghĩa với việc phát sinh các chủng nấm Malassezia kháng thuốc/đa kháng thuốc. Do đó việc tìm kiếm các hoạt chất kháng nấm Malassezia mới là rất cần thiết. Các hoạt chất này có thể được tổng hợp hóa học hoặc được chiết xuất sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật). Trong đó, các hoạt chất chiết xuất từ thực vật đặc biệt là các loại thảo dược có nhiều lợi thế như hiệu quả kháng cao, an toàn khi sử dụng và hạn chế đươc hiện tượng kháng thuốc. Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, đặc biệt nhiều loài thực vật được sử dụng như một loại dược liệu trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh nấm trên da. Nghiên cứu tìm kiếm các loài thực vật có hoạt tính kháng nấm Malassezia gây bệnh trên da người nhằm định hướng khai thác, ứng dụng nguồn dược chất tự nhiên này phục vụ bảo vệ sức khỏe con người là công việc cần thiết. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng kháng nấm Malassezia của dịch chiết một số loại thảo dược ở Việt Nam để đưa ra những căn cứ khoa học cho việc ứng dụng nguồn hoạt chất thiên nhiên này trong việc phát triển các sản phẩm từ thảo dược kiểm soát nấm Malassezia. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Chủng nấm Malassezia furfur VNF01 và Malassezia globosa VNG02 được phân lập trên da người bệnh Việt Nam, chủng nấm Malassezia furfur ATCC14521 được cung cấp bởi Bảo tàng giống chuẩn Hoa Kỳ, các chủng nấm đang được lưu giữ tại Trung tâm Sinh học Thực nghiệm - Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Các mẫu thảo dược dùng cho việc chiết dịch: củ nghệ trắng (Curcuma aromatica), củ nghệ vàng (Curcuma longa), lá trầu không (Piper betle), vỏ bưởi (Citrus grandis), lá trà xanh (Camellia sinensis), quả bồ kết (Gleditsia fera), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ mực (Eclipta prostrata), lá móng (Lawsonia inermis), rau sam (Portulaca oleracea), lá đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis Lour.) và củ giềng (Alpinia galanga). 2.2. Phương pháp thu dịch chiết Các mẫu thảo dược được tiến hành rửa sạch, sấy khô ở 50 oC và nghiền nhỏ, tiến hành ngâm chiết trong cồn ethanol 70 % trong 48 giờ với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/10. Sau khi ngâm chiết tiến hành thu dịch chiết bằng cách lọc qua giấy lọc whatman, cô quay chân không ở 45 oC để loại bỏ dung môi và cô mẫu tới khi phần dịch chiết còn lại 1/10 (v/v). 2.3. Xác định hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thảo dược bằng phương pháp khuếch tán qua thạch Trải 50 μL dịch nuôi nấm Malassezia (106 tế bào/mL) lên đĩa chứa môi trường mDixon (malt extract 36 g/L, desiccated oxbile 20 g/L, tween 40 10 mL/L, peptone 6 g/L, glycerol 2 mL/L, oleic acid 2 mL/L, pH 6). Tiến hành pha loãng dịch chiết bằng DMSO và bổ sung 50 μL dịch chiết ở các 48
  3. Khả năng kháng nấm Malassezia gây gệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược nồng độ khác nhau vào các giếng đã được khoan lỗ trên đĩa thạch, đưa đĩa vào tủ lạnh trong 4 giờ để dịch khuếch tán đều vào môi trường, sau đó chuyển sang tủ nuôi cấy ổn nhiệt 30 oC để nấm phát triển. Quan sát và đánh giá kết quả sau 3 ngày ủ. Thí nghiệm đối chứng là bổ sung riêng DMSO vào lỗ thạch thay vì dịch chiết. Hoạt tính kháng nấm được xác định theo công thức: D - d (mm), trong đó: D: Đường kính vòng trong không có nấm, d: Đường kính giếng thạch. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần độc lập, mỗi lần thực hiện trên 3 đĩa khác nhau cho mỗi công thức xác định hoạt tính kháng [10]. 2.4. Xác định nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) sinh trưởng nấm Malassezia của dịch chiết thảo dược Khử trùng dịch môi trường mDixon ở 120 oC/20 phút, để nguội xuống dưới 50 oC và trộn đều dịch chiết vào môi trường với các tỉ lệ khác nhau, tiến hành đổ môi trường ra các đĩa petri (16 mL/đĩa). Từ ống dịch giống Malassezia (106 tế bào/mL) pha loãng thành các nồng độ 104, 105. Tại mỗi đĩa môi trường, chia đĩa thành 3 hàng, 3 cột (tức lặp lại thí nghiệm 3 lần/đĩa), nhỏ 5 µL mỗi nồng độ của mỗi loại dịch nấm vào một cột từ 106, 105, 104 tương đương với số tế bào nấm Malassezia lần lượt là 5000, 500, 50. Sau đó đĩa được chuyển vào tủ nuôi cấy ổn nhiệt 30 oC. Quan sát và đánh giá kết quả sau 48 - 72 giờ nuôi. Giá trị MIC là nồng độ dịch chiết mà tại đó 5000 tế bào nấm bị ức chế sinh trưởng hoàn toàn [11]. 2.5. Xác định thời gian diệt nấm Malassezia của dịch chiết thực vật Phương pháp xác định thời gian diệt nấm Malassezia được tiến hành theo Joray và cộng sự (2011) [12]. Môi trường nuôi cấy lỏng chứa 106 tế bào nấm men/mL được bổ sung tinh dầu ở giá trị MIC và được lắc 150 vòng/phút ở 5, 10, 20 và 30 phút. Tại các khoảng thời gian đã chọn, tiến hành lấy mẫu từ môi trường nuôi cấy và xác định mật độ tế bào nấm men bằng cách cấy trải trên môi trường thạch. % tế bào chết = 100% - % số tế bào sống, trong đó: nồng độ tế bào tại thời điểm 5, 10, 20 và 30 phút % tế bào sống = x 100 nồng độ tế bào ban đầu 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng nấm M. furfur và M. globosa của một số loại dịch chiết thảo dược Nhằm định hướng ứng dụng các dịch chiết thảo dược vào việc phát triển các sản phẩm phòng và điều trị các bệnh do nấm Malassezia gây ra, trong nghiên cứu này 12 loại dịch chiết thảo dược đã được khảo sát sơ bộ về khả năng kháng 2 loài nấm thuộc chi Malassezia gây bệnh phổ biến trên da người là M. furfur và M. globosa. 49
  4. Trần Bảo Trâm và cs. Kết quả đạt được của nghiên cứu này đã cung cấp dữ liệu sơ bộ về khả năng kháng nấm Malassezia của 12 loại dịch chiết thảo dược được nghiên cứu. Kết quả cụ thể cho thấy, khả năng kháng 3 chủng nấm M. furfur ATCC14521, VNF01 và M. globosa VNG02 của các loại dịch chiết có sự khác biệt rõ rệt (Hình 1). Trong 12 loại dịch chiết được khảo sát, dịch chiết củ giềng và dịch chiết lá trầu không thể hiện hoạt tính kháng nấm Malassezia tốt nhất. Vì vậy, 2 loại dịch chiết này được lựa chọn để tiến hành đánh giá sâu hơn về khả năng kháng nấm Malassezia. Hình 1. Khả năng kháng nấm M. furfur và M. globosa của một số loại dịch chiết thảo dược Khả năng kháng nấm Malassezia của dịch chiết lá trầu không và dịch chiết củ giềng tiếp tục được đánh giá ở các nồng độ pha loãng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng kháng nấm của cả 2 loại dịch đều giảm dần khi pha loãng (Hình 2). Đối với dịch chiết lá trầu không, khi pha loãng tới nồng độ 20 % và 10 % thì chỉ còn hoạt tính kháng với chủng M. furfur VNF01, không thể hiện khả năng kháng 2 chủng còn lại (Hình 2A, B). Đối với dịch chiết củ giềng, ở nồng độ pha loãng 10 % vẫn có khả năng kháng cả 3 chủng nấm nghiên cứu ATCC14521, VNF01 và VNG02 (Hình 2C, D). Như vậy, có thể thấy dịch chiết củ giềng thể hiện hoạt tính kháng nấm Malassezia tốt hơn. Các nghiên cứu trước đây trên dịch chiết lá trầu không cho thấy loại dịch chiết này thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh bằng cách giải phóng các chất chuyển hóa thứ cấp [13]. Hydroxychavicol, 50
  5. Khả năng kháng nấm Malassezia gây gệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược một thành phần phenolic chính của lá trầu, được báo cáo là có hoạt tính chống lại nấm Candida spp. [14]. Các hoạt chất chiết xuất từ giềng như diterpene, (E) -8β, 17-epoxylabd-12-ene-15, 16- dial có tác dụng tăng cường khả năng chống nấm Candida albicans, Trichophyton longifusus [15, 16]. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy dịch chiết giềng rất có tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm kháng nấm Malassezia. Hình 2. Khả năng kháng nấm M. furfur và M. globosa của dịch chiết trầu không và dịch chiết củ giềng ở các nồng độ pha loãng khác nhau (A, B) Vòng kháng nấm Malassezia trên đĩa môi trường (A) và kích thước vòng kháng (B) của dịch chiết lá trầu không; (C, D) Vòng kháng nấm Malassezia trên đĩa môi trường (C) và kích thước vòng kháng (D) của dịch chiết củ giềng. 3.2. Xác định nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) sinh trưởng nấm M. furfur và M. globosa của dịch chiết giềng Để có thể sử dụng dịch chiết củ giềng trong việc phát triển các sản phẩm dược liệu thì cần xác định được giá trị MIC của dịch chiết củ giềng ức chế được hoàn toàn sinh trưởng của nấm Malassezia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị MIC của dịch chiết củ giềng đối với 3 chủng nấm M. furfur ATCC14521, M. furfur VNF01 và M. globosa VNG02 tương ứng lần lượt là 5, 5 và 10 µL/mL (Hình 3). Như vậy ở giá trị MIC 10 µL/mL, cả 3 chủng nấm Malassezia nghiên cứu đều bị ức chế. Nghiên cứu này đã xác định được giá trị MIC của dịch chiết củ giềng trồng tại Việt Nam đối với các chủng nấm Malassezia gây bệnh trên da người. Cùng nghiên cứu trên 3 chủng nấm M. furfur ATCC14521, M. furfur VNF01 và M. globosa VNG02, Vu và cs. (2021) đã xác định được nồng độ tối thiểu ức chế hoàn toàn 3 chủng nấm trên của tinh dầu bạc hà là 2,5 µL/mL và tinh dầu trầu không là 1 µL/mL [17]. Tuy giá trị MIC của dịch chiết củ giềng cao hơn 2 loại tinh dầu trên nhưng việc thu dịch chiết củ giềng so với thu tinh dầu bạc hà và trầu không sẽ phù hợp hơn với việc ứng dụng vào sản xuất xét về mặt sản lượng và giá thành. Như vậy có thể thấy, dịch chiết củ giềng là nguồn nguyên liệu khá tiềm năng trong phát triển các sản phẩm kháng nấm Malassezia như dầu gội, sữa tắm hay dạng chế phẩm xịt ngoài da. 51
  6. Trần Bảo Trâm và cs. Hình 3. Nồng độ tối thiểu ức chế sinh trưởng nấm M. furfur và M. globosa của dịch chiết củ giềng 3.3. Xác định thời gian diệt nấm Malassezia của dịch chiết củ giềng Nghiên cứu này hướng tới việc ứng dụng dịch chiết củ giềng vào phát triển một số sản phẩm như dầu gội, sữa tắm dùng cho phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh trên da do nấm Malassezia. Việc xác định được thời gian sản phẩm (dầu gội, sữa tắm) lưu lại trên da đủ để kiểm soát nấm bệnh là yếu tố quan trọng. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành xác định hiệu quả diệt nấm Malassezia theo thời gian tiếp xúc với dịch chiết củ giềng ở giá trị MIC 10 µl/mL làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về xác định được thời gian lưu sản phẩm trên da. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nồng độ dịch chiết củ giềng 10 µL/mL, sau 5 phút xử lý, tỉ lệ tế bào nấm Malassezia chết đã đạt từ 40 - 50 %. Khi tăng dần thời gian xử lý, tỉ lệ tế bào nấm chết tăng dần và đạt cao nhất sau 20 phút ủ với tỉ lệ tế bào chết từ 58 - 66 % (Hình 4). Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định được ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu quả diệt nấm Malassezia của dịch chiết củ giềng. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả nghiên cứu đối với nguyên liệu dùng cho tạo ra sản phẩm. Việc xác định được thời gian chính xác cần khuyến cáo cho việc lưu sản phẩm cuối cùng (dầu gội, sữa tắm) cần có thêm những đánh giá cụ thể hơn. Nhiều sản phẩm như dầu gội, kem hoặc lotion đã được phát triển chứa các hoạt chất từ thảo dược để điều trị gàu và bệnh lang ben do nấm Malassezia gây ra [18]. Các sản phẩm sau khi được hoàn thiện đưa ra thị trường sử dụng đều có những khuyến cáo về thời gian sử dụng hay thời gian cần thiết lưu lại sản phẩm trên da (đặc biệt với sản phẩm dầu gội hay sữa tắm). Với các kết quả đạt được cho thấy, chỉ trong thời gian tiếp xúc ngắn từ 5 - 20 phút, dịch chiết củ giềng đã cho hiệu quả diệt nấm Malassezia đạt từ 40 - 66 %. Như vậy, dịch chiết củ giềng là nguồn nguyên liệu tiềm năng để phát triển các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm dùng trong việc kiểm soát nấm Malassezia. 52
  7. Khả năng kháng nấm Malassezia gây gệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược Hình 4. Khả năng diệt nấm Malassezia theo thời gian của dịch chiết củ giềng 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng kháng nấm Malassezia của 12 loại dịch chiết thảo dược, trong đó dịch chiết củ giềng có hoạt tính kháng nấm tốt nhất. Dịch chiết củ giềng thể hiện hoạt tính kháng mạnh 3 chủng nấm gây bệnh trên da người M. furfur VNF01, M. furfur ATCC14521 và M. globosa VNG02 với nồng độ tối thiểu ức chế sinh trưởng các chủng nấm (MIC) tương ứng lần lượt là 5, 5 và 10 µL/mL. Ở nồng độ dịch chiết củ giềng sử dụng 10 µL/mL, tỉ lệ tế bào nấm Malassezia chết đã đạt từ 40 - 50 % sau 5 phút ủ và đạt cao nhất sau 20 phút ủ. Sau 20 phút tiếp xúc với dịch chiết ở nồng độ 10 µL/mL, tỉ lệ nấm Malassezia chết đạt từ 58 - 66 %. Như vậy có thể thấy dịch chiết củ giềng là nguyên liệu có tiềm năng ứng dụng trong việc phát triển các sản phẩm kiểm soát nấm Malassezia như dầu gội, sữa tắm,… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Cẩm Vân (2017). Xác định Malassezia trong bệnh lang ben và hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng nấm azole, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. [2]. Gupta, A. K., Batra, R., Bluhm, R., Boekhout, T. & Dawson Jr, T. L. (2004). Skin diseases associated with Malassezia species. Journal of the American Academy of Dermatology, 51(5), 785-798. [3]. Magiatis, P., Pappas, P., Gaitanis, G., Mexia,, N., Melliou, E., Galanou, M.,… & Marselos, M. (2013). Malassezia yeasts produce a collection of exceptionally potent activators of the Ah (dioxin) receptor detected in diseased human skin. Journal of Investigative Dermatology, 133(8), 2023-2030. [4]. Saunders, C. W., Scheynius, A. & Heitman, J. (2012). Malassezia fungi are specialized to live on skin and associated with dandruff, eczema, and other skin diseases. PLoS Pathog 8(6), 1-4. [5]. Erchiga, V. C. & Florencio, V. D. (2002). Malassezia species in skin disease. Current opinion in infectious diseases, 15(2), 133-142. 53
  8. Trần Bảo Trâm và cs. [6]. United States Food and Drug Administration. (2013). FDA drug safety communication: FDA warns that prescribing of Nizoral (ketoconazole) oral tablets for unapproved uses including skin and nail infractions continues; linked to patient death. [7]. Bhogal, C. S., Singal, A. & Baruah, M. C. (2001). Comparative efficacy of Ketoconazole and Fluconazole in the treatment of Pityriasis versicolor: A one-year follow‐up study. The Journal of Dermatology, 28(10), 535-539. [8]. Kokturk, A., Kaya, T., Ikizoglu, G., Bugdayci, R. & Koca, A. (2002). Efficacy of three short- term regimens of itraconazole in the treatment of Pityriasis versicolo. Journal of Dermatological Treatment, 13(4). 185-187. [9]. Köse, O., Taştan, H. B., Gür A. R. & Kurumlu, Z. (2002). Comparison of a single 400 mg dose versus a 7-day 200 mg daily dose of itraconazole in the treatment of Tinea versicolor. Journal of Dermatological Treatment, 13(2), 77-79. [10]. Hadacek, F. & Greger, H. (2000). Testing of antifungal natural products: methodologies, comparability of results and assay choice. Phytochemical analysis, 11(3), 137-147. [11]. Lambert, R. & Pearson, J. (2000). Susceptibility testing: accurate and reproducible minimum inhibitory concentration (MIC) and non‐inhibitory concentration (NIC) values. Journal of Applied Microbiology, 88(5), 784-790. [12]. Joray, M. B., del-Rollán, M. R., Ruiz, G. M., Palacios, S. M. & Carpinella, M. C. (2011). Antibacterial activity of extracts from plants of central Argentina isolation of an active principle from Achyrocline satureioides. Planta Medica, 77(01), 95-100. [13]. Hoque, M. M., Rattila, S., Shishir, M. A., Bari, M., Inatsu, Y. & Kawamoto, S. (2011). Antibacterial activity of ethanol extract of betel leaf (Piper betle L.) against some food borne pathogens. Bangladesh Journal of Microbiology, 28(2), 58-63. [14]. Jenie, B. S. L., Andarwulan, N., Puspitasari-Nienaber, N. L & Nuraida, L. (2001). Antimicrobial activity of Piper betle Linn extract towards foodborne pathogens and food spoilage microorganisms. Food Microbiology: General, IFT Annual Meeting - New Orleans, Louisiana. [15]. Haraguchi, H., Kuwata, Y., Inada, K., Shingu, K., Miyahara, K., Nagao, M. & Yagi, A. (1996). Antifungal activity from Alpinia galanga and the competition for incorporation of unsaturated fatty acids in cell growth. Planta Medica, 62(04), 308-313. [16]. Khattak, S., Shah, H. U., Ahmad, W. & Ahmad, M. (2005). Biological effects of indigenous medicinal plants Curcuma longa and Alpinia galanga. Fitoterapia, 76(2), 254-257. [17]. Vu, T. X., Tran, T. B., Hoang, C. Q., Nguyen, H. T., Phan, M. X. B., Dao, A. N., Dinh, M. T., Soytong, K. & Nguyen, H. Q. (2021). Chemical compositions and Anti-malassezia properties of Vietnamese Mentha arvensis and Piper betle essential oils. International Journal of Agricultural Technology, 17(4), 1619-1630. [18]. Donato, R., Sacco, C., Pini G. & Bilia A. R. (2020). Antifungal activity of different essential oils against Malassezia pathogenic species. Journal of Ethnopharmacology, 249, 1-24. 54
  9. Khả năng kháng nấm Malassezia gây gệnh trên da người của một số loại dịch chiết thảo dược ABSTRACT RESISTANCE AGAINST DERMATOLOGIC PATHOGEN Malassezia FUNGUS OF SOME HERBAL EXTRACTS Bao Tram Tran1, Xuan Binh Minh Phan1, Quoc Chinh Hoang1, Quan Le2, Van Tuan Tran3, Xuan Tao Vu1* 1 Center of Experimental Biology, National Center for Technological Progress, Ministry of Science and Technology 2 TraphacoSapa Single Member Limited Liabilities Company 3 Faculty of Biology, University of Science, Vietnam National University, Hanoi *Email: taovx.tsa@gmail.com Malassezia is the common cause of many human skin diseases such as dandruff, pityriasis versicolor, and dermatitis. The uncontrolled use of Malassezia antifungal drugs such as itraconazole, ketoconazole and fluconazole often results in negative side effects. Therefore, the search for herbal anti-fungal active ingredients against Malassezia as the replacement of chemical antifungal agents is of interest. This study evaluated the antifungal activity against Malassezia from 12 types of herbal extracts, of which the Alpinia galanga root extract exhibited the best antifungal activity. A. galanga root extract showed strong activity against 3 strains of human skin pathogenic fungi: M. furfur VNF01, M. furfur ATCC14521 and M. globosa VNG02 with the minimal inhibiting concentrations (MIC) of 5, 5 and 10 µL/mL, respectively. After 20 minutes of treatment at 10 µL/mL of A. galanga root extract, 58 - 66 % of Malassezia fungal cells were. The results suggest that the A. galanga extract has potential applications for developing topical skin products to control Malassezia such as shampoos and creams. Keywords: Alpinia galanga, herbal extracts, resistance against Malassezia, Malassezia furfur, Malassezia globosa, essential oils. 55
  10. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0