intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục tình trạng Bưởi Diễn không ra quả

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

187
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào thời điểm cuối tháng 3 này, đại đa số các vườn bưởi Diễn của huyện Đan Phượng, Hà Nội và các nơi trong vùng lộc lá đã xanh, hoa đã rụng hết nhưng hầu như không có quả hoặc có nhưng rất ít, báo hiệu lại một năm mất mùa bưởi Diễn. 1/ Cắt tỉa cành, tạo tán: Một trong những yếu điểm của các nhà vườn trồng bưởi Diễn trong nhiều năm qua là mật độ trồng quá dày, cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán, năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục tình trạng Bưởi Diễn không ra quả

  1. Khắc phục tình trạng Bưởi Diễn không ra quả
  2. Vào thời điểm cuối tháng 3 này, đại đa số các vườn bưởi Diễn của huyện Đan Phượng, Hà Nội và các nơi trong vùng lộc lá đã xanh, hoa đã rụng hết nhưng hầu như không có quả hoặc có nhưng rất ít, báo hiệu lại một năm mất mùa bưởi Diễn. 1/ Cắt tỉa cành, tạo tán: Một trong những yếu điểm của các nhà vườn trồng bưởi Diễn trong nhiều năm qua là mật độ trồng quá dày, cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán, năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào nhau, tạo nên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng quyết liệt, ảnh hưởng đến năng suất của cây. Hầu hết các cây này có nhiều cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu không thể có quả. Các nhà vườn nên có kế hoạch cắt tỉa các cành này tạo sự thông thoáng cho cây. Nếu vườn dày quá có thể nhân cơ hội này, loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, đốn tỉa tạo tán, loại bỏ toàn bộ các cành tăm, cành vượt, cành mắc bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh, đảm bảo cho các cây không đan cành vào nhau. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khoẻ, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích luỹ dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả năm sau. 2/ Phòng trừ sâu bệnh: Cây bưởi Diễn là cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét, v.v. Nếu không có biện
  3. pháp phòng trừ tích cực, nhất là chán nản do không có thu hoạch, thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới. Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng, vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và giảm chi phí đầu tư. 3/ Chăm bón hợp lý: Do cây bưởi năm nay không mang quả, việc bón cho cây cũng nên chú ý, nên bón vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân, không để cây quá tốt, thừa đạm vừa tốn kém, vừa ộp quả, quả quá to cho vụ tới. 4/ Thử nghiệm phương thức ghép quả: Bà con nông dân có thể thử nghiệm phương pháp ghép quả. Năm 2008 đã xuất hiện kỹ thuật ghép quả bưởi tại vườn bưởi anh Hải, ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội (trước trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Lấy quả bưởi ở những cây bưởi sai quả, to bằng quả ổi, nắm tay, với phương pháp ghép đoạn, ghép vào cây bưởi không có quả. Phương pháp này thường áp dụng ghép cho cây bưởi Diễn cảnh trồng trong chậu để bán Tết.
  4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trên, cây bưởi sẽ khoẻ mạnh, sạch bệnh, tích luỹ dinh dưỡng hồi phục cho cây, sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau. Cây bưởi Diễn đã và đang là cây có hiệu quả kinh tế, được nông dân nhiều địa phương đưa vào trồng trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây bưởi Diễn cũng đã xuất hiện những yếu tố mới bất thường như các vấn đề ra hoa, đậu quả, bệnh tật phát sinh. Đề nghị các nhà khoa học sớm có nghiên cứu toàn diện về loại cây ăn quả này, giúp cho nông dân phát huy được những ưu điểm, khắc phục tối đa những mặt hạn chế của cây bưởi Diễn để cho năng suất và chất lượng cao nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2