intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm cơ bản Softimage 3D phần 2

Chia sẻ: Lac Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

118
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao diện – ô trình đơn Tất cả các hộp văn bản chấp nhận các giá trị số khi bạn nhập vào qua bàn phím keyboard cũng như sử dụng các vận hành toán học. Một số ô trình đơn nằm liệt kê trong danh sách cho bạn biết nhiều lệnh chức năng và vận hành. Mỗi ô trình đơn có một bộ nhớ, bạn có thể chọn lại lệnh đã được sử dụng lần trước, ô trình đơn được chọn khi nhấp đúp vào nó. Trong số 85 ô trình đơn, lệnh Undo lúc nào cũng là lệnh mà bạn quan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm cơ bản Softimage 3D phần 2

  1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN SOFTIMAGE 3D (PHẦN 2) Giao diện – ô trình đơn Tất cả các hộp văn bản chấp nhận các giá trị số khi bạn nhập vào qua bàn phím keyboard cũng như sử dụng các vận hành toán học. Một số ô trình đơn nằm liệt kê trong danh sách cho bạn biết nhiều lệnh chức năng và vận hành. Mỗi ô trình đơn có một bộ nhớ, bạn có thể chọn lại lệnh đã được sử dụng lần trước, ô trình đơn được chọn khi nhấp đúp vào nó. Trong số 85 ô trình đơn, lệnh Undo lúc nào cũng là lệnh mà bạn quan tâm hàng đầu. Nằm bên dưới ô trình đơn History là lệnh Undo và Redo, chúng cho phép xác lập thông số các vận hành trước đây mà sẽ được giữ lại trong bộ nhớ bằng cách thay đổi mặc định với giá trị 5 trong lệnh Set up. Phím tắt Supra Keys Supra Keys là các phím tắt hệ thống được chỉ định sẽ thực hiện công việc tương đương như việc chọn lệnh. Chẳng hạn, để thao tác nhanh vùng nhìn camera trong bất kỳ cửa sổ nào: sử dụng phím Z để đưa vào chế độ phóng thu; sử dụng phím O dùng để xoay camera, phím P để di chuyển camera … Ô trình đơn Info > Supra Keys cung cấp một danh sách đầy đủ tất cả các phím tắt mặc định.
  2. Đây là các chỉ định mặc định, tuy nhiên bạn có thể chỉ định lại chúng và đưa vào các phím tắt trên bàn phím được gọi là Swift Keys. Swift key cho phép tạo các phím tắt trên bàn phím riêng cho bạn, tương tự như các phím Supra Key. Bằng cách gọi lệnh trình đơn Keyborad Setup > Learn, bạn xác lập hệ thống để ghi nhận loạt các chọn lựa trình đơn. Hệ thống sẽ nhắc bạn bằng hộp Key Sequence Setup hiển thị bên dưới mà bạn có thể gán các phím Swift Keys vào các thao tác trình đơn được ghi nhận. Các phím Swift chỉ định sẽ viết chồng lên bất kỳ các phím Swift Key đang tồn tại trước đây. Một cảnh báo sẽ xuất hiện trong hộp thoại Key Sequence Setup nếu loạt phím Swift Key xảy ra trường hợp tranh chấp với loạt phím đang tồn tại. Để có được danh sách các phím Swift Keys do người sử dụng chỉ định, nhấp lên Info > User Swift Keys.
  3. Ghi chú: Để chương trình Softimage 3D tự động nạp vào bằng các phím Swift Keys, sử dụng tùy chọn K, nếu không nạp chúng bằng lệnh Preferences > Keyboard Setup. Hộp màu Hộp màu là một khung nằm ở góc phải bên dưới màn hình cho phép tô màu cho các đối tượng khung lưới. Hộp màu được sử dụng chủ yếu nhằm giúp bạn nhận dạng ra các đối tượng bằng cách mã hóa màu cho chúng mà không ảnh hưởng gì đến màu của đối tượng được render. Theo mặc định, hộp màu chưa được kích hoạt sẽ xuất hiện dưới dạng bị mờ đi. Để kích hoạt nó, nhấp vào bên trong hộp bằng nút chuột trái. Thanh trạng thái Chiều rộng dòng thời gian Timeline biểu thị cho chiều dài của một chuỗi chuyển động
  4. Các chức năng được hiển thị tùy thuộc vào vận hành ô trình đơn đang hoạt động. Dòng trạng thái Status Line hiển thị tên chương trình, chế độ hoặc trạng thái hiện hành, một cảnh báo hay một thông báo lỗi. Nếu bạn nhấp lên những từ “ Status” hay “ Mode” một hộp thoại sẽ xuất hiện liệt kê tất cả những thông báo trước. Hộp playback Hộp Playback cho phép xem chuyển động qua cách sử dụng những kỹ thuật khác nhau. • Hộp văn bản ở bên trái xác lập con số khung đầu tiên Starting Frame. • Hộp văn bản ở phía bên phải xác lập con số khung cuối Ending Frame. • Trong phần minh họa trên khung đầu tiên có giá trị 1 và khung cuối cùng có giá trị 100. • Mũi tên đi tới Forward Arrow sẽ phát cảnh từ khung đầu tiên đến khung cuối cùng. • Mũi tên đi lùi Backward Arrow sẽ cho cảnh đi lùi lại từ khung cuối cùng đến khung đầu tiên. • L: Vòng lặp sự phát cảnh. • F: Di chuyển từng khung một. • K: Advances keyframe-by-keyframe. Các chức năng phát cảnh nâng cao. Điều khiển playback cho phép bạn cho chạy tới hoặc lùi từ khung hiện hành hay vòng lặp luân phiên đi tới hoặc lùi lại qua việc sử dụng các nút chuột giữa và phải tương ứng. Những cải tiến cửa sổ nhìn Những cải tiến cửa sổ mô tả những phương pháp khác nhau, có thể xem qua các đối tượng trong cảnh của bạn.
  5. Theo mặc định, chế độ xem có tên là Shade. Nhấp lên tên sẽ hiển thị trình đơn xổ xuống các chế độ xem. Wireframe hiển thị một hình ảnh được tạo nên bởi các mép cạnh của các đối tượng và cũng được vẽ nên bởi một tập hợp các đường thẳng để tạo nên một mô hình khung. Hình ảnh này hiển thị các đặc tính vẽ như các mép, các đường viền mà không xóa mất đi những phần không hiển thị hay bị dấu đi, hay tô màu cho các bề mặt. Đây là phần hiển thị mặc định của Softimage 3D về một đối tượng. Chế độ Shade hiển thị vùng nhìn khối bóng đối tượng và đó cũng gần như là kết quả sau cùng khi bạn gán cho chúng với màu sắc hay chất liệu. Bạn cũng có thể xem qua các kết cấu của một đối tượng khi kích hoạt tùy chọn Enable HardWare Texture trong hộp thoại Shade View Setup.
  6. Thao tác đối tượng Có năm chế độ thao tác cho việc thực hiện các vận hành biến đối như co kéo, xoay hay dịch chuyển đối tượng. Các vận hành cụ thể như Delete, Duplicate, Rounding, Belvelling . . . tùy vào bạn đang hiện diện ở chế độ nào. Để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ, nhấp lên nút chế độ tùy thích (nằm ở phía phải dưới cùng của vùng nhìn). Các chế độ thao tác OBJ: Chế độ này cho phép bạn co kéo, xoay hay dịch chuyển đối tượng được chọn.
  7. TAG: Chế độ TAG cho phép bạn co kéo, xoay hay dịch chuyển các điểm được chọn tag của đối tượng được chọn.
  8. CTR: Chế độ này cho phép bạn co kéo, xoay hay dịch chuyển tạm của đối tượng được chọn.
  9. TXT: Chế độ TXT cho phép thao tác kết cấu hai chiều trên đối tượng. Hướng kết cấu hai chiều (tùy chọn mặc định) có thể được co kéo hay chuyển dịch, chế độ này được mở hay bị tắt từ ô trình đơn TXT-EDIT. POL: Chế độ POL cho phép chọn một hay nhiều polygon (đa giác) của đối tượng lưới đa giác và thực hiện các vận hành trên đó như sao chép, xóa, tạo khối, co kéo, xoay và dịch chuyển.
  10. Công cụ cơ sở dữ liệu Một cơ sở dữ liệu tương tự như một hộp hay một thư mục để đặt tất cả các tập tin cần thiết mô tả những cảnh Softimage 3D của bạn. Cơ sở dữ liệu được chia ra thành nhiều chương có chứa các thông tin về camera, các đối tượng, ánh sáng, cảnh, chất liệu. . . Database Tool được chia thành hai phần:
  11. • Trình quản lý cơ sở dữ liệu ( Database Manager) • Trình trao đổi cơ sở dữ liệu ( Database Exchanghe Manager) Trình quản lý cơ sở dữ liệu Công cụ này cho phép bạn điều khiển qua các vùng cơ sở dữ liệu khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng qua việc sử dụng một loạt các hộp thoại. Trình quản lý cơ sở dữ liệu cho phép thực hiện tất cả các vận hành cơ sở dữ liệu cần thiết bao gồm: • Liên kết các cơ sở dữ liệu và tạo ra các cơ sở dữ liệu mới. • Xem, xóa, di chuyển , sao chép và khóa các tập tin. • Xem thông tin tập tin. Trình trao đổi cơ sở dữ liệu Khi mở hộp thoại trình trao đổi cơ sở dữ liệu Database Exchage Manager, nó hiển thị hai hộp cuốn và cung cấp các công cụ cho phép bạn di chuyển, sao chép , xóa và đặt tên lại cho các tập tin dưới một nhóm hay riêng lẻ.
  12. Trình trao đổi cơ sở dữ liệu này bao gồm giao diện “ Interface”. Module Trong phần này, các phần cơ bản của Softimage 3D sẽ được nêu rõ bằng cách quan sát các chức năng độc lập trong mỗi module. Các module của Softimage 3D cho phép tạo và làm chuyển động thể hình học trong không gian ba chiều. Mỗi module có một chức năng cụ thể, do vậy người sử dụng có thể làm việc qua lại giữa mỗi module một cách đồng thời. Softimage có 5 Module với tên sau MODEL , MOTION , ACTOR , MATTER, TOOLS A. MODEL MODULE Phần này sẽ chỉ ra các dạng thể hình học khác nhau trong không gian ba chiều. Các công cụ này giúp bạn tạo và thao tác các đối tượng rất quan trọng trong việc tìm hiểu những phần cơ bản trong Softimage 3D. Mỗi kiểu đối tượng đều có những đặc tính riêng của nó thích hợp với từng công dụng. Những kết hợp các kiểu đối trượng này có thể cho bạn nhiều khả năng tạo mô hình vô tận. Những kiểu đối tượng/ đường cong. Các đường cong được xác lập bằng một số các điểm điều khiển. Một cách chính xác hơn, chúng chính là tập hợp các đoạn cong được nối lại bằng các điểm đầu, các tiếp điểm để tạo nên một đường cong duy nhất.
  13. Softimage 3D sử dụng năm kiểu đường cong: Linear, Bezier , Cardinal B-Spline, NURBS Các đường cong có thể được mở khi các điểm đầu và điểm cuối nằm khác vị trí (một cung), hoặc đóng lại khi các điểm đầu và điểm cuối nằm cùng một vị trí (một đường tròn). Do các đường cong không phải là các mô hình ba chiều hay các bề mặt hai chiều, chúng không thể nhìn thấy được trong hình ảnh render sau cùng. Chúng có thể nhìn thấy trong chế độ xem Shade khi xoay, phóng to thu nhỏ hay di chuyển, tất cả đều tùy thuộc vào chế độ Shade View Setup hiện hành.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2