intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm về mầu sắc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư luôn luôn tìm mọi cách nắm vững mầu sắc, để thể hiện một cách chính xác các mầu sắc đối tượng mô tả mang lại. Nói một cách khác, các nhà nhiếp ảnh phải nắm bắt được mầu sắc tốt nhất để làm nổi bật trạng thái mà anh ta nhìn thấy qua hình ảnh có trong tự nhiên. Muốn vậy nhà nhiếp ảnh phải sử dụng thành thạo nguồn sáng, góc độ chiếu sáng cũng như nắm vững nguyên tắc xử lý của quá trình in, tráng phim. Như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm về mầu sắc

  1. Khái niệm về mầu sắc Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư luôn luôn tìm mọi cách nắm vững mầu sắc, để thể hiện một cách chính xác các mầu sắc đối tượng mô tả mang lại. Nói một cách khác, các nhà nhiếp ảnh phải nắm bắt được mầu sắc tốt nhất để làm nổi bật trạng thái mà anh ta nhìn thấy qua hình ảnh có trong tự nhiên. Muốn vậy nhà nhiếp ảnh phải sử dụng thành thạo nguồn sáng, góc độ chiếu sáng cũng như nắm vững nguyên tắc xử lý của quá trình in, tráng phim. Như chúng ta đã biết một khi ánh sáng thay đổi thì mầu sắc cũng thay đổi theo. Muốn nắm được nguyên tắc cơ bản đó, đòi hỏi nhà nhiếp ảnh phải học cách quan sát mầu sắc một cách nhạy cảm để ghi nó lên phim được trung thực nhất với một sự hiểu biết sâu sắc, và kinh nghiệm đã tích luỹ được. Chìa khóa dẫn tới sự hiểu biết vè mầu sắc người nghệ sĩ không chỉ phải nhận thức được đặc tính của vật chụp, mà còn phải hiểu sâu sắc bản chất ánh sáng tác động lên đối tượng. Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhà nhiếp ảnh nào luôn luôn quan tâm chú ý tới sắc đa dạng phong phú của cảnh vật xung quanh anh ta, thì chẳng bao lâu sẽ nhận thức được sự tinh tế vô cùng của màu sắc và họ đặt ra tên của mầu sắc như họ cảm nhận, chẳng hạn như mầu nâu đất, mầu nâu đỏ, mầu vàng nghệ, vàng chanh, xanh cô ban, xanh
  2. chàm.v.v... Có thể có vô vàn màu sắc như thế, nhưng tất cả những “tên mầu sắc đó” đều xuất phát từ sự “nhận thức ước lệ” của người này hoặc người kia mà chưa trở thành một chuẩn mực nhất định để được mọi người công nhận như: bầu trời thì xanh, cỏ thì phải màu lá cây.v.v... Mầu sắc là vô hạn, mà không một ai có thể phân biệt được tất cả. Chẳng hạn khi vẽ một tấm bản đồ với mầu sắc thì sớm nhận biết được phạm vi ảnh hưởng của não và mắt tới những gì mà anh ta nhìn thấy. Và mắt anh ta nhận ra rằng thật khó có thể nói là hai mầu giống nhau hoặc khác nhau, khi các màu sắc gần giống nhau ảnh hưởng đến nhận xét về mầu sắc của anh ta. Nhà nhiếp ảnh cần phải rằng phản ứng mầu của mắt và của phim ảnh hoàn toàn có những khác biệt rất quan trọng, đồng thời cũng cần nắm vững sự tăng, giảm mầu sắc trong công nghệ sao chép các màu khác nhau trên truyền hình, trong hội hoạ cũng như trong phim mầu. Để đi đến định nghĩa một cách đúng đắn về mầu sắc, chúng ta phải bắt đầu với chính ánh sáng tự nhiên, vì chúng ta nhìn thấy mầu sắc trong thiên nhiên chính là nhờ có ánh sáng, dù nguồn sáng được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời, đèn chớp hay đèn rọi. Một minh chứng ngoạn mục về sự tồn tại mầu sắc trong ánh áng mặt trời được biểu hiện bằng cầu
  3. vồng mà từng màu riêng biệt được trộn cùng nhau. Trong ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trắng), chúng ta nhìn thấy các vật phô bày màu sắc của chúng đúng với thực tế, như quả táo đỏ, bông hoa thuỷ tiên vàng, đó là do chúng hấp thụ được một vài ánh sáng và phản xạ những màu khác. Do sự thêm, bớt và pha trộn của các màu sắc cầu vồng trong hàng nghìn hoán vị đã làm tồn tại toàn bộ trên thế giới mầu sắc của chúng ta. Mầu sắc của ánh sáng Ánh trắng được tổng hợp khi ánh sáng màu trong quang phổ phản hồi lại qua một thấu kính hội tụ. Nhưng nếu một phần của quang phổ được phát ra, thì hỗn hợp màu của nó sẽ dựa trên màu bù của nó. Thí dự khi mầu xanh lá cây được phát ra (bên phải) thì ánh sáng sẽ phản hồi là màu đỏ tươi, màu bù của màu xanh. Ánh sáng trắng bị phân tích bằng một lăng kính tạo thành dải quang phổ. Trong quang phổ màu xếp theo thứ thụ từ đỏ đến tím. Ánh sáng cực tím (Ultrviolet) và hồng ngoại (infrared) nằm ngoài khu vực quang phổ mà mắt người không thể nhìn thấy.
  4. Năm 1666, Isaac Newton (1642 – 1727), nhà vật lý người Anh đã bị hấp dẫn khi ông quan sát hiện tượng các tia mặt trời xuyên qua một lăng kính. Những nghiên cứu của ông đã dẫn tới một nhận định rằng mầu sắc tồn tại được do tác động qua lại của ánh sáng lên vật chất. Thực vậy, mỗi tia sáng tới đều bị khúc xạ bởi một lăng kính. Điều đó có nghĩa rằng tia khúc xạ đi lệch hướng so với tia tới, tức là phương chiếu ra hoàn toàn khác so với từ nơi nó chiều vào. Ánh sáng mặt trời bị “lệch hướng” khi đi qua lăng kính để toả ra một chùm ánh sáng nhiều màu sắc giống như màu sắc cầu vồng gồn bảy màu chính của quang phổ đó là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Newton kết luận rằng ánh sáng là sự trộn lẫn của các loại ánh sáng màu, mỗi loại là một màu nguyên chất và qua lăng kính các màu này bị phân tích thành những tỷ lệ số lượng khác nhau trong đó tia đỏ là ít nhất, tia tím chiếm tỷ lệ nhiều nhất, còn các mầu khác chiếm tỷ lệ trung bình. Ông nhận thấy khi trộn các màu trong quang phổ, rồi chiếu ánh sáng của nó tới một tiêu điểm của thấu kính, ông nhận được ánh sáng trắng. Và bằng cách chọn ra một vài màu trước khi hỗn hợp với các màu khác, ông nhận được một hỗn hợp màu. Nhưng màu này khác xa với màu trong quang phổ. Những gì mà Newton khám phá ra đã khẳng định rằng màu sắc của bất cứ vật gì trong thiên nhiên đều phụ thuộc vào loại ánh sáng tác động
  5. vào mắt. Điều này phụ thuộc vào loại ánh sáng chiếu vào một vật thể và các màu riêng biệt trong ánh sáng đó, mà về mặt của một vật thể phán xạ lại, hấp thụ hoặc truyền đi. Nếu nguồn sáng chiếu vào bề mặt của một vật thể thiếu một vài màu nào đó, thì ánh sáng phản xạ lại từ bề mặt của vật thể ấy cũng sẽ thiếu những màu đó. Nhưng màu “thực” của mặt phản xạ - màu sắc đó phụ thuộc vào mức độ ánh sáng trắng tiêu chuẩn. Nếu tỷ lệ màu phản xạ xấp xỉ với sự cân bằng có trong ánh sáng mặt trời (với màu lục, lam nổi trôi và tỷ lệ các màu khác xếp thứ tự như trong quang phổ) thì bề mặt đó xuất hiện màu trắng – nhưng nếu có một tỷ lệ màu đỏ lớn hơn được xếp cuối cùng trong quang phổ của ánh sáng mặt trời, thì khi đó bề mặt vật thể sẽ có một sắc đỏ nhất, nếu các màu xanh có khuynh hướng trội hơn trong ánh sáng phản xạ, thì bề mặt vật thẻ sẽ có sắc lam. Sự cân bằng các màu của quang phổ để tạo ra những màu sắc đặc biệt rất phức tạp. Nhưng rõ ràng nếu bề mặt của một vật thể nào đó được biểu thị màu rõ nét thì bề mặt đó phải đươc quan sát dưới ánh sáng trắng, đó là những màu đích thực pảhn xạ từ ánh sáng chiếu lên nó và hấp thụ mạnh các màu khác. Nếu là màu đen thì nó đang hấp thụ hoàn toàn tất cả các màu trong quang phổ. Rõ ràng vật chất không chỉ hấp thụ một số năng lượng ánh sáng chiếu vào chúng mà nó còn phát ra ánh sáng của các màu khác nhau. Và những vật chất này được gọi là “phát quang”. Chẳng hạn viên ngọc
  6. ruby sẽ hấp thụ sắc xanh trong ánh sáng và phát ra sắc đỏ. Ánh sáng là một thứ vật chất thay đổi theo sức nóng hấp thụ. Năm 1800, nhà thiên văn học người Anh William Herschel (1750 – 1848) đã khám phá ra một thành phần không nhìn tháy được trong ánh sáng mặt trời bởi tác động sức nóng cúa nó lên nhiệt kế. “Thành phần không nhìn thấy đó” nằm ngoài vùng tia đỏ ở cuối cùng trong quang phổ, vì vậy William Herschel đã đặt tên cho nó là tia hồng ngoại. Có một loại phim đặc biệt thích ứng với loại tia này. Đối với những vật thể trong suốt, màu sắc được toả sáng, khi ánh sáng chiếu qua một vật trong suốt, thì môt màu trong suốt trông giống như màu của tia phản xạ và hấp thụ một tổ hợp màu và phát ra những màu còn lại? Câu trả lời là do ánh sáng mà chúng ta nhìn tháy qua một vật trong suốt, từ bất cứ hướng nào vừa bị phản xạ, lại vừa phát ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0