intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ máy tiêu hóa của chúng ta biến chế một phần lớn thức ăn chúng ta ăn vào thành một loại đường gọi là glucose. Glucose đi vào máu và rời máu đi vào các tế bào để trở thành năng lượng. Insulin là một kích thích tố do tụy tạng (pancreas) tiết ra, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Insulin được xem như chiếc chìa khóa để mở cửa cho đường đi vào bên trong tế bào. Khi mọi việc xảy ra song suốt, lượng đường trong máu giảm xuống và cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG I. Bệnh tiểu đường là gì? Bộ máy tiêu hóa của chúng ta biến chế một phần lớn thức ăn chúng ta ăn vào thành một loại đường gọi là glucose. Glucose đi vào máu và rời máu đi vào các tế bào để trở thành năng lượng. Insulin là một kích thích tố do tụy tạng (pancreas) tiết ra, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Insulin được xem như chiếc chìa khóa để mở cửa cho đường đi vào bên trong tế bào. Khi mọi việc xảy ra song suốt, lượng đường trong máu giảm xuống và cơ thể được tiếp tế đầy đủ nhiên liệu để có mọiï hoạt động của sự sống.
  2. Ở người bệnh tiểu đường, hệ thống này không còn hoạt động bình thường nữa. Tụy tạng không còn sản xuất được insulin hay cơ thể không còn khả năng sử dụng insulin để đưa đường vào bên trong tế bào. Đường không vào được bên trong tế bào, ở lại trong máu và đưa đường huyết (hay lượng đường trong máu) lên cao gây ra bệnh tiểu đường. Khi đường huyết vượt quá một độ cao nào đó, thận không giữ được nữa và đường sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài. Từ đó có tên bệnh tiểu đường (diabetes melltitus có nghĩa là nước tiểu ngọt). Người bệnh tiểu đường mang bệnh này suốt đời. II. Có mấy loại bệnh tiểu đường? Người ta phân biệt 2 loại bệnh tiểu đường: loại 1 và loại 2. A. Bệnh tiểu đường loại 1 Trong bệnh tiểu đường loại 1, cơ thể không làm ra được insulin hay sản xuất rất ít insulin. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 cần phải tiêm insulin mới sống được, nên trước đây được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (insuline-dependent diabetes). Dạng này chiếm vào khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường và thường xảy ra ở người còn trẻ, nhưng đôi khi cũng phát hiện ở người lớn tuổi. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện đột ngột, gồm: Tăng khát 
  3. Đi tiểu nhiều  Tăng đói  Xuống cân nhanh  Mệt mỏi.  Trong bệnh tiểu đường loại 1, tụy tạng không còn sản xuất được insulin. Kết quả là đường không vào được bên trong tế bào và lượng đường trong máu tăng cao. B. Bệnh tiểu đường loại 2 Trong bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể vẫn còn sản xuất được insulin, nhưng lượng insulin làm ra không đủ dùng hoặc tế bào cơ thể không sử dụng được insulin do cơ thể sản xuất ra hoặc do cả 2 nguyên nhân trên. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 không cần phải tiêm insulin mới sống được, nên loại này còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (noninsulin-dependent diabetes). Tuy nhiên một số bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tiêm insulin mới kiểm soát được đường huyết của mình.
  4. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường và thường xảy ra ở các bệnh nhân: Trên 40 tuổi  Béo phì  Gia đình có người bị bệnh tiểu đường  Từng bị tiểu đường lúc mang thai  Có em bé khi sanh ra nặng hơn 8 pounds  Bị stress do mắc bệnh nặng hay bị chấn thương  Cao huyết áp  Vì vậy người nào có từ 3 trong các yếu tố kể trên, nên đi thử máu để tìm bệnh tiểu đường. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 rất dễ nhận ra. Những triệu chứng này tiến triển chậm và xuất hiện sau một thời gian khá dài, gồm: Mệt mỏi  Nhìn không rõ  Dễ hoặc thường bị nhiễm trùng, các vết thương hay vết lở rất lâu lành 
  5. Có vấn đề trong việc "chăn gối"  Da khô, ngứa  Bàn tay, bàn chân bị tê, hay có cảm giác kiến bò  Tăng đói  Tăng khát và tiểu nhiều.  Trong bệnh tiểu đường loại 2, tụy tạng còn sản xuất được insulin, nhưng cơ thể không sử dụng được insulin này. Đường không vào được bên trong tế bào, ở lại trong máu và đưa đường huyết lên cao. III. Chẩn đoán bệnh tiểu đường Chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên các triệu chứng của bệnh tiểu đường và các xét nghiệm máu.
  6. a. Các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường: Tăng khát Mệt mỏi   Tăng đói Sút cân   Tiểu nhiều Mờ mắt   Nhiễm trùng tái đi tái lại  b. Các xét nghiệm máu: Đo đường huyết lúc đói (không ăn trong vòng 8 đến 10 giờ)  Đường huyết lấy ngẫu nhiên (lấy mẫu máu bất cứ lúc nào, không cần nhịn  đói) Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường (Tiêu chuẩn mới nhất của Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ) Giảm dung nạp Xét nghiệm Bình thường Tiểu đường glucose hay Tiền
  7. tiểu đường Đường huyết lúc 110 đến 125 mg/dl ≥ 126 mg/dl (2 lần) < 110 mg/dl đói ≥ 200 mg/dl (kèm theo các triệu chứng Đường huyết lấy 140 đến 200 mg/dl < 140 mg/dl của bệnh tiểu ngẫu nhiên đường).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2