YOMEDIA
ADSENSE
Khái quát về máy in laze
330
lượt xem 116
download
lượt xem 116
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong những năm gần đây, các máy in laze được sử dụng phổ biến. Máy in laze với tính năng ưu việt, như độ chính xác cao, tốc độ in nhanh, chất lượng hình ảnh đảm bảo, đã trở thành thiết bị ngoại vi hấp dẫn. Ngày nay, máy in laze với giá khoảng 300 USD là có thể sử dụng được với chất lượng hài lòng và nó đã trở thành thiết bị ngoại vi thông dụng trong gia đình cũng như trong các doanh nghiệp nhỏ trên thế giới....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái quát về máy in laze
- Khái quát về máy in laze Trong những năm gần đây, các máy in laze được sử dụng phổ biến. Máy in laze với tính năng ưu việt, như độ chính xác cao, tốc độ in nhanh, chất lượng hình ảnh đảm bảo, đã trở thành thiết bị ngoại vi hấp dẫn. Ngày nay, máy in laze với giá khoảng 300 USD là có thể sử dụng được với chất lượng hài lòng và nó đã trở thành thiết bị ngoại vi thông dụng trong gia đình cũng như trong các doanh nghiệp nhỏ trên thế giới. Tổng quan về máy in laze Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà máy sản xuất in đã kích thích sự cập nhật thành tựu công nghệ điện tử tiên tiến và thay đổi mẫu mã của máy in laze. Mỗi loại khác nhau về đặc tính, kích cỡ và hình dáng. Tuy có sự khác nhau về hình thức nhưng các máy in laze có chung chức năng là chuyển giữ liệu ngõ ra của máy tính thành các dạng trang in. Quá trình chuyển đổi này tưởng chừng như là đơn giản. Nhưng thực chất nó đòi hỏi có những tác động qua lại trong quá trình hoạt động giữa các bộ phận: - Bộ cấp nguồn điện xoay chiều (AC): Thường là một môđun điện tử đơn giản cung cấp năng lượng cho bộ phận đốt nóng chảy và bộ phận đèn xoá. Thông thường bộ cấp nguồn điện xoay chiều AC ít khi xảy ra trục trặc, trừ
- khi bộ phận đốt nóng chảy và bộ phận đèn xoá có sai lỗi nghiêm trọng làm cho bộ cấp nguồn xoay chiều bị hỏng. - Bộ cấp nguồn điện một chiều (DC): chuyển đổi nguồn điện AC để đưa vào máy in với nhiều mức DC. Các mức DC này thường được dùng cho các bộ kiện cơ điện và bộ kiện điện tử (ví dụ như các môtơ và các ổ kết nối điện). Giống như bộ cấp nguòn AC, bộ cấp nguồn DC là bộ phận có độ tin cậy, trừ khi có lỗi ở một vài phần của mạch điện trong máy in làm hỏng bộ cấp nguồn DC. Trên nắp của bộ cấp nguồn DC có khoá liên hợp, khoá này sẽ làm ngững hoạt động khi nắp bảo vệ được mở. - Bộ cấp cao áp: Quá trình đồ hoạ quang điện dựa trên hiện tượng cao áp để tạo ra khử tĩnh điện và để hoạt hoá các bột mức in trong máy in. Mặc dù các linh kiện chuyên dùng được sử dụng nguồn cao áp, nhưng cao áp cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến các mạch điện tử nên bộ cấp điện cao áp thường có những trục trặc hơn là các bộ cấp nguồn AC và DC. - Bộ phận đốt nóng chảy: Các hình ảnh hiện lên giấy khi sử dụng bột mực in mịn. Bột mực in phải được cán ép cho thấm sâu cố định trên giấy. Sức nong và áp suất làm nóng chảy bột mực và làm mực thấm sâu vào giấy. Bộ phận đốt nóng sử dụng một bộ hai lô nén, lô trên được đốt nóng để gia nhiệt làm chảy mực. Một cảm biến xuất giấy làm nhiệm vụ phát hiện giấy đã được truyền qua máy in và một cảm biến nhiệt được dùng để điều chỉnh nhiệt độ của bộ gia nhiệt. - Bộ phận đèn xoá: Hình ảnh hiện lên giấy tương tự như cách ghi hình ảnh chưa hiện, hình ảnh này được đưa đến trống cảm quang đặc biệt. Mỗi khi trống quay, hình ảnh chưa hiện lại được xoá trước khi ghi một hình ảnh khác lên trống. đèn xoá làm sạch trống và mặt cảm quang có thể được tiếp nhận hình ảnh mới. Những trục trặc của đèn xóa thường để lại các vết lốm đốm trên mặt giấy, ta dễ nhận ra. - Môtơ chính: Các máy in dựa vào hoạt động về cơ khí là chủ yếu. Giấy được kéo từ khay cấp giấy, được đưa vào hệ thống tạo hình ảnh, định hình
- ảnh rồi đưa ra khay xuất giấy. Lực cơ khí do một môtơ và bộ phận điều khiển thực hiện trợ giúp cho tất cả các hoạt động của máy in. - Cơ cấu ghi: Các dữ liệu tạo nên hình ảnh phải được truyền (hoặc ghi) lên mặt trống cảm quang. Việc ghi này được thực hiện bằng cách quét chùm tia laze lên mặt trống và bộ phận mạch logic điều khiển việc ghi. - Bộ phận môtơ quét: Khi các laze được điều khiển như một cơ cấu ghi , chùm tia laze phải được quét từ sau ra trước qua bề mặt trống. Quá trình quét này phải sử dụng một gương lục lăng và có một môtơ làm quay gương. - Bộ phận điều khiển giấy: Giấy được kéo vào máy in từ khay chứa giấy, máy in ghi các hình ảnh mờ lên giấy, giấy lại được truyền qua hệ thống tạo hình ảnh, đến bộ phận làm nóng chảy mực in và sau đó giấy được đưa đến khay xuất giấy. Mặc dù môtơ chính quay với tốc độ đều, nhưng không phải tất cả các bộ phận điều khiển giấy đều hoạt động. Bộ phận điều khiển giấy có cảm biến làm nhiệm vụ phát hiện giấy đã có hay chưa có trong khay chứa giấy, trong khe cấp giấy bằng tay, độ nhậy của hộp mực in, để được tối ưu. Ngoài các cảm biến in còn có các lô nhập giấy vào, xuất giấy ra, lô ghi hình ảnh trong trình in. - Bộ phận mạch logic chính (hộp điều khiển): Bộ phận này là linh hồn của máy in laze. Bộ phận mạch logic chính có mạch vận hành máy in, gồm các mạch điện tử, truyền các thông tin của của máy tính và nàm hình điều khiển. Mạch logic chịu trách nhiệm kiểm tra và có những đáp ứng về những sai sót của bộ phận trong máy in do các cảm biến cung cấp thông tin. Các trục trặc xảy ra trong mạch logic có thể là sai lỗi rất khó phát hiện, đến các sai lỗi do hoạt động không đúng chức năng. - Bộ phận hộp mực in đồ hoạ quang điện: là thành tựu kỹ thuật đáng kể gồm bộ phận cấp bột mực in, hệ thống tạo hình ảnh, các phần này được kết cấu thành một phần riêng lẻ và có thể thay thế. Khi thay thế hộp này người sử dụng cũng nên thay cả những phần có cấu tạo tinh vi và chịu mài mòn như cao áp, trống cảm quang và lô đốt cán nóng định hình ảnh. Tổ hợp cấu trúc bộ phận hộp mực in đồ hoạ quang điện làm cho việc bảo dưỡng trở nên đơn giản và cải thiện độ tin cậy của máy in. Tuy nhiên, máy in laze không làm được gì hết nếu không có máy vi tính cung cấp các tín hiệu điều khiển dữ liệu, vì vậy cần thiết lập liên lạc giữa máy tính và máy in laze.
- Khả năng tương hợp giao diện Để hoạt động được với bất kỳ hệ thống máy vi tính nào, máy in phải tương hợp với một hoăc nhiều giao diện liên lạc tiêu chuẩn. Tuyến liên lạc giữa máy in và máy tính có thể được thiết lập bằng nhiều cách, nhưng có 3 giao diện tiêu chuẩn kỹ thuật, đó là: RS-232, Centronics và IEEE 488. Một cáp được kết nối riêng và duy nhất để kết nối máy in với máy tính. RS-232 là một giao diện liên lạc nối tiếp được dùng để lưu thoát các số nhị phân (hoặc bít) cùng một lúc giữa máy tính và máy in. Các tuyến liên lạc nối tiếp theo loại này rất phổ dụng, không chỉ đối với máy inmà còn đối với các ứng dụng kết nối khác như modem và các mạng đơn giản. Contronics là tiêu chuẩn liên lạc song song. Mặc dù cách liên lạc này tốn kém so với máy in bởi dây tín hiệu kết nối nhiều hơn RS-232, nhưng phần cứng cần có truyền thông tin song song lại đơn giản hơn. Vì thế, Contronics thường được sử dụng kết nối song song cho các thiết bị ngoại vi như các ổ lấy dữ liệu ra của các cổng song song và các ổ CD-ROM. IEEE 488-một tiêu chuẩn chính thức với liên lạc song song. Nó không được sử dụng rộng rãi như RS-232 hay Contronics, nhưng IEEE 488 trợ giúp mạng và truyền thông hai hướng giữa các công cụ với nhau. Khả năng in Dung lượng in là thuật ngữ chung bao gồm một số các thông số khác nhau của máy in laze. Một trong những thông số về dung lượng in chung nhất là tốc độ in, tốc độ in được đo bằng trang in trong một phút. Thông thường tốc độ in này là 8-10 trang/phút. Tiếp theo là thông số độ phân giải (mỗi máy in laze hiện nay thường là 600x600 dpi) và giấy in. Giấy sử dụng trong máy in phải nằm trong phạm vi cho phép về trọng lượng và độ hoàn thiện (giấy in
- tĩnh điện tiêu chuẩn đang được dùng phổ biến hiện nay là giấy xê-rốc, 16-24 pound bond). Các giấy có chất lượng kém có thể làm kẹt hoặc hỏng máy. Ngoài ra, máy in phải thích hợp với một số lượng lớn các kiểu chữ và kích cỡ chữ, cũng như các hình ảnh đồ hoạ, kết hợp các hình ảnh đồ hoạ trong cùng một trang. Tuy nhiên, để in hình ảnh đồ hoạ đầy trang do phần mềm CorelDraw tạo nên máy in cũng cần đến bộ nhớ có dung lượng từ 2 đến 3 Mbyte. Các đặc tính in Các đặc tính in định rõ các hình ảnh hiện lên được tạo ra, hoặc các ký tự từ máy in được biên dịch. Vì vậy, khi một mã ký tự được truyền đến máy in, mã ký tự này được xử lý và được in như một ký tự chữ- số hoặc biểu tượng đặc biệt khác được tạo hoàn chỉnh khuôn dạng. Tuy nhiên, vì mã ký tự không đủ lớn để có thể mang đến cho mỗi loại văn bản hoặc ký tự đặc biệt (ví dụ, các ký tự ngoại ngữ hoặc các đồ hoạ khối). Các ký tự này được tập hợp vào các bộ ký tự để máy in có thể sử dụng các bộ ký tự này. Việc chuyển dùng các bộ ký tự thường được hoàn tất bằng chuỗi các mã trên máy tính hoặc các lệnh trên màn hình điều khiển. Một bộ ký tự gồm 96 ký tự ASCII. 96 ký tự có 26 chữ hoa, 26 chữ thường, 10 con số, dấu chấm, các biểu tượng tương tự, và một số mã điều khiển. Những thông tin trên đây hy vọng người sử dụng có thể sử dụng thuận tiện các đặc tính để vận hành được máy in laze dễ dàng hơn!
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn