KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỰNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC
lượt xem 30
download
Trong hoạt động của quá trình dạy học cũng như trong hoạt động hàng ngày việc giao tiếp và truyền đạt các thông tin cho nhau là quá trình thường xuyên được sử dụng; mà tất cả mọi người đều cần đến nó, nếu thiếu truyền thông sẽ dẫn đến những thất bại trong mọi hoạt động của con người. Như vậy truyền thông là sự trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, quan niệm hoặc tình cảm giữa hai hay nhiều người để tạo sự thông hiểu lẫn nhau....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỰNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC
- BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỰNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC I. TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC 1. Tiến trình truyền thông Trong hoạt động của quá trình dạy học cũng như trong hoạt động hàng ngày việc giao tiếp và truyền đạt các thông tin cho nhau là quá trình thường xuyên đ ược sử dụng; mà tất cả mọi người đều cần đến nó, nếu thiếu truyền thông sẽ dẫn đến những thất bại trong mọi hoạt động của con người. Nh ư vậy truyền thông là sự trao đổi ý kiến, kinh nghiệm, quan niệm hoặc tình cảm giữa hai hay nhiều người để tạo sự thông hiểu lẫn nhau. Nhất là trong hoạt động dạy học được xem xét dưới quan điểm lý thuyết thông tin của quá trình dạy học, hoạt động dạy học được xem như một tiến trình truyền tin nhận tin và phản hồi như một quá trình truyền thông gồm : + Người gởi (the sender) + Mã hóa (the incoder) + Thông điệp (the message) + Kênh truyền (the channel) + Giải mã ( the decorde) + Người nhận (the receiver) Quá trình truyền thông cũng được thể hiện như là một quá trình truyền đạt nội dung giữa người dạy với người học trong quá trình dạy học a). Theo mô hình truyền thông của Lasswell Ai? nói gì? chuyển đổi cho ai? tác động gì ? b). Mô hình truyền thông Berlo S (Source) M (message) C (Channel) R (Receiver) - Kỹ năng truyền thông Yếu tố cơ bản cấu Nhìn nghe Kỹ năng trúc nội dung thái độ phản ứng - Thái độ phản ứng Xử lý và giải mã Xúc giác Kiến thức - Kiến thức Khứu giác Hệ thống xã hội - Hệ thống xã hội
- - Văn hóa Vị giác Văn hóa Nguồn phát Mã hóa (chuyển đổi thông điệp) Giải mã nguồn thu nhiễu Phản hồi c). Các mức độ truyền thông : gồm các mức độ truyền thông sau : 1* Trong con người (Intrapersonal) diễn ra bên trong con người 2* Truyền thông giữa người với người (Intrapersonal) 3* Truyền thông qua phương tiện trung gian (mediated) 4* Giữa người và nhóm (Person to group) 5* Truyền thông đại chúng (Mass communication). Các mức độ ghi nhớ sau khi thu nhận qua các kênh: 2. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC a). Công nghệ dạy học là gì ? Công nghệ dạy học là một khoa học đặt cơ sở lý luận cho việc ứng dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật vào quá trình dạy học. Hay nói một cách khác Công nghệ dạy học là việc đưa các phương tiện kỹ thuật dạy học vào tiến trình đào tạo như dạy học chương trình hóa, máy dạy học, máy luyện tập, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn hiện đại vào quá trình dạy học. Theo tài liệu của tổ chức giáo dục liên hợp quốc UNESCO định nghĩa như sau: “Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có kết quả nhất đ ể đ ạt mục đích dạy học đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thấy và trò”
- b). Bản chất của công nghệ dạy học: + Bản chất của công nghệ dạy học là sự ứng dụng của các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào qua trình dạy học nhằm mang lại hiệu quả cao trong vi ệc thực hiện mục đích dạy học. Như vậy công nghệ dạy học được xem như sự phối hợp hữu cơ giữa Công nghệ tổ chức nhận thức và công nghệ trong trang thiết bị dạy học bao gồm các yếu tế mang tính đồng bộ, toàn diện về nội dung dạy học, các hệ thống đánh giá nhằm tích cực hóa quá trình dạy học. CNDH Công nghệ tổ chức Công nghệ trang bị Nhận thức Kỹ thuật dạy học
- SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
- CÁC THÀNH TỐ CỦA CÔNG NGHỆ DẠY HỌC c). Các quan điểm của công nghệ dạy học : Công nghệ dạy học là một quá trình trọn vẹn của hoạt động dạy học bao gồm nhiều yếu tố tương tác qua lại lẫn nhau nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong dạy học chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển công nghệ dạy học cũng phát sinh ra các quan điểm khác nhau nhưng tựu trung gồm các quan điểm cơ bản sau : - Quan điểm sản xuất và sử dụng hàng hóa cứng (Hard ware). Với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật các loại máy móc trang thiết bị tiên tiến được ứng dụng ngày càng nhiều trong hoạt động giảng dạy và đào tạo, chính vì vậy nảy sinh ra quan điểm này và quan điểm này chỉ chú trọng đ ến việc phát tri ển sản xuất, sử dụng các loại hình phương tiện mang tính truyền dẫn, khuếch đại và phân phối cao thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả đào tạo trong dạy học. Tuy nhiên quan điểm này cũng có những mặt mạnh đáng kể nhưng vẫn tồn tại những khiếm khuyết nhất định, vì vậy xuất hiện những quan điểm khác nữa. - Quan điểm sản xuất và sử dụng hàng hóa mềm (Soft ware). Quan điểm hàng hóa mềm chỉ chú trọng đến yếu tố cơ bản trong dạy học là việc chọn lựa đề xuất mục đích yêu cầu thích hợp, chọn lựa nội dung, cấu trúc nội dung hoàn chỉnh phù hợp về mặt tâm lý, tính vừa sức phù hợp với đối tượng và quan điểm này đưa ra yếu tố cơ bản muốn đạt đến mục đích của dạy học cần phải có phần mềm tinh vi và hoàn hảo, nếu có đầy đủ các thiết bị dạy học trong việc truyền tải và khuyếch đại cao với trang bị hiện đại nhưng không có nội dung thích hợp, không có chiến thuật, chiến lược truyền đạt về các mặt hứng thú nhu cầu của học sinh thì phần cứng có hiện đại đến đâu cũng khó đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên quan điểm này cũng nêu lên được một khiá cạnh cơ bản của dạy học nhưng cũng còn mang tính chất phiến diện, vì vậy xuất hiện một quan điểm thứ 3. - Quan điểm hệ thống của công nghệ dạy học. Quan điểm này là quan điểm kết hợp giữa hai mặt ưu điểm của các quan điểm trên để bổ sung tương tác lẫn nhau đồng thời việc sản xuất, sử dụng các phương tiện phải được tiếp cận mang tính hệ thống đồng bộ phối hợp với nhau trong mối quan hệ tổ chức, nhân sự, trang bị đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Quan điểm này nêu lên yếu tố cơ bản mà ngay quan điểm kết hợp cũng không tiếp cận tốt được nếu không đặt trong mối quan hệ đồng bộ và hệ thống, quan điểm này nêu lên
- nếu chúng ta có những trang bị thật hiện đại đồng thời chúng ta cũng có đ ược nh ững phần mềm dạy học thật tinh vi nhưng nếu việc trang bị không đồng bộ về việc tổ chức sử dụng không được lưu tâm, về quản lý không khoa học, nhân sự không có để khai thác thì toàn bộ những yếu tố trên cũng không thể nào mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và đào tạo. Chính vì vậy quan điểm hệ thống là quan điểm kết hợp được hai mặt mạnh của các quan điểm trên, đồng thời được đặt trong mối quan hệ mang tính hệ thống bao gồm trang bị hiện đại, tinh vi, đồng bộ trong mối quan hệ tổ chức quản lý và nhân sự để khai thác được một cách có hiệu quả nhất. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên kỹ thuật chuyên nghiệp được thể hiện bao gồm các chức năng sau: Quá trình dạy học là một quá trình phối hợp các chức năng cơ bản : - Chức năng thiết kế công tác dạy học - Chức năng tổ chức công tác dạy học. - Chức năng lãnh đạo công tác dạy học. - Chức năng kiểm tra và đánh giá công tác dạy học. Trong đó chức năng tổ chức công tác dạy học đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức quá trình dạy học của mình một cách hiệu quả nhất,như tổ chức việc chọn lựa, chế tác và khai thác các phương tiện dạy học, đó là chức năng không thể thiếu đ ối với người giáo viên kỹ thuật chuyên nghiệp (KTCN). Ngoài ra dựa vào các mối liên hệ tương tác với nhau giữa mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện trong quá trình dạy học được thể hiện dưới sơ đồ tương tác sau: III. TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Các thành tố của quá trình dạy học có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau dược thể hiện thông qua sơ đồ cấu trúc sau. Trong đó mục đích quyết định nội dung, nội dung quyết định phương pháp và phương pháp quyết định phương tiện trong mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Hơn nữa triển khai về phương pháp dạy học trực quan là cách thức, biện pháp, các yếu
- tố trong việc sử dụng các phương tiện như nguồn giao tiếp chính để truyền đ ạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học. Xuất phát từ yêu cầu của thời đại toàn cầu hoá, khu vực hóa và hội nhập, với s ự thay đổi một cách sâu sắc của khoa học và công nghệ tác động đến nhiều yếu tố làm thay đổi lối sống, tập quán suy nghĩ, từ đó tạo ra hình thái kinh tế mới đó là nền “kinh tế tri thức” với sự nhất thể hoá, tri thức hoá, kỹ thuật hoá, số hóa, mạng hóa toàn cầu đó là xu hướng phát triển của tương lai. Trong đó hiện đại hóa và tiêu chuẩn hoá là xu thế phát triển tất yếu của GDĐT mà cụ thể là các xu hướng sau đây: 1. Hiện đại hóa nội dungtheo hướng công nghệ dạy học. Nội dung dạy học có sự tác động đến phương pháp dạy học một cách mạnh mẽ, nội dung dạy học hiện đại được thể hiện thông qua ở mức độ về lý thuyết cao của chương trình và sách giáo khoa, chính vì vậy nội dung phải đáp ứng những yêu cầu c ủa s ự phát triển có tính thời sự về khoa học, công nghệ và nền sản xuất hiện đại, nội dung dạy học phải phản ảnh bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình. Hiện nay khối lượng thông tin kiến thức của loài người tăng lên theo qui luật hàm mũ, cho nên n ội dung d ạy học phải giải quyết vấn đề bùng nổ thông tin nên xu thế dạy học phải theo hướng cải tiến mang tính thực tiễn hóa, tinh giản hoá và hiện đại hóa nội dung dạy học. Đổi mới dạy học theo hướng thực tiễn hóa nội dung. Một trong những yêu cầu của nội dung dạy học nói chung và nội dung dạy học trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nói riêng đó là tính thực tiễn, như vậy nội dung dạy học KTCN phải định hướng cho học sinh lí giải được những vấn đề mang tính thực tiễn ứng dụng kỹ thuật trong cuộc sống và tăng cường hướng nghiệp cho học sinh. Đổi mới dạy học theo hướng tinh giản hoá nội dung. Sự bùng nổ thông tin kiến thức theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng phát triển ở mức độ rất cao, để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa thời gian dạy học và khối lượng thông tin đối với môn học. Chính vì vậy nên việc tinh giản hoá nội dung theo hướng những kiến thức cơ bản nhất và vận dụng CNDH nhằm chuyển tải khối l ượng thông tin một cách đa dạng và hiệu quả Đổi mới dạy học theo hướng hiện đại hoá nội dung. Nội dung dạy học KTCN cần phải đổi mới theo hướng hiện đại phù hợp với s ự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, trong đó việc đổi mới nội dung cũng nhằm giúp cho HS tiếp cận được với những công nghệ hiện đại và đ ịnh hướng nhận th ức kỹ
- thuật, chuẩn bị cho việc hòa nhập với sự phân hóa cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 2. Tiếp cận công nghệ trong quá trình dạy học Hiện nay việc đổi mới dạy học KTCN theo tiếp cận công nghệ cũng là một trong những khuynh hướng của nhiều tác giả, trong đó chúng tôi muốn làm rõ thế nào là tiếp c ận công nghệ trong quá trình dạy học Tiếp cận công nghệ trong dạy học KTCN được xem xét sự vận dụng CNDH trong quá trình dạy học. Trong đó công nghệ dạy học được xem như là công nghệ kép bao gồm công nghệ tổ chức quá trình nhận thức và khía cạnh công nghệ của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học và kỹ thuật đa truyền thông trong quá trình dạy học hiện đại 3. Tiếp cận điều khiển trong công nghệ dạy học Quan điểm tiếp cận điều khiển học xem QTDH như một hệ điều khiển, trong đó bao gồm các hệ truyền tin và hệ tiếp nhận thông tin đều thực hiện tự điều khiển, còn vai trò của hệ dạy là hệ truyền tin, điều khiển và tự điều chỉnh. Hoạt động học giữ vai trò tiếp thu thông tin, xử lí thông tin và tự điều chỉnh thích nghi. Như vậy xu hướng đổi mới dạy học theo hướng tiếp cận điều khiển học trong dạy học cũng là xu hướng có nhiều tác giả quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên về khía cạnh vận dụng một cách cụ thể tổ chức thực hiện thì quan điểm này rất khó nhận dạng cụ thể để áp dụng vào thực tiễn dạy học nói chung và dạy học kỹ thuật nói riêng. 4. Tiếp cận nhân cách-hoạt động trong công nghệ dạy học. Đây là sự tích hợp từ lý thuyết nhân cách với lý thuy ết hoạt đ ộng một cách th ống nh ất hữu cơ của hai lí thuyết tương tác với nhau bao gồm: - Tiếp cận nhân cách trong tâm lí học là những đặc tính tâm lí xã hội, trong đó có sự thống nhất và tương tác qua lại với nhau giữa cá nhân và nhân cách trong hoạt động dạy học. - Tiếp cận hoạt động được xem như sự tương tác tích cực của chủ thể và đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu của chủ thể. Như vậy theo lí thuyết hoạt động, cuộc đời con người là một dòng hoạt động, trong dó bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học nhằm đạt đến mục đích của dạy học. Như vậy tiếp cận nhân cách-hoạt động được xem là một hệ toàn vẹn, mang tính động và là phương pháp luận chung cho việc xây dựng cơ sở nghiên cứu đổi mới dạy học.
- 5. Tiếp cận đa phương tiện(ĐPT) vào công nghệ dạy học. Xu hướng sử dụng ĐPT trong quá trình dạy học là xu thế khai thác các phương ti ện kỹ thuật dạy học hiện đại kết hợp với nhau nhằm tăng cường tính hiệu quả trong dạy học, đây là xu hướng tiếp cận mới bao gồm nhiều yếu tố, kết hợp nhiều tính chất với nhau như: Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động, mô phỏng, video, CD-ROM, máy vi tính với đa truyền thông.v.v.. IV. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Khái niệm về họat động Hoạt động được hiểu là một tổ hợp các quá trình con người tác đ ộng vào đối tượng nhằm đạt mục đích thõa mãn một nhu cầu nhất định. Từ khái niệm họat động nêu trên, có thể nói rằng hoạt đ ộng là phương th ức t ồn t ại của con người và hoạt động có những đặc điểm cơ bản sau: - Họat động bao giờ cũng có đối tượng cụ thể, sự tác động của họat động là nhằm mục đích nhất định, để thõa mãn một nhu cầu nào đó. - Họat động bao giờ cũng tiến hành với chủ thể nhất định. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủ thể của họat động học. Như vậy, chủ thể có thể là một người, nhưng có khi chủ thể là một số người. - Họat động vận hành theo một cơ chế gián tiếp, thông qua các công c ụ lao đ ộng và công cụ tâm lí mà con người tác động vào đối tượng. - Họat động bao giờ cũng mang tính mục đích và cùng với mục đích phải thể hiện n ội dung họat động và phương tiện họat động. Trong đó mục đích của họat động thường là tạo ra sản phẩm và phương tiện là điều kiện của họat động, chính vì vậy phương tiện giữ một vai trò rất quan trọng trong họat động nhất là họat động dạy học. 2. Họat động dạy học Theo lí thuyết họat động, cuộc đời của con người là một chuỗi dài của họat động, trong đó hoạt động lao động nói chung và họat động dạy và học nói riêng. Họat động dạy là họat động thực hiện việc tổ chức và điều khiển của thế hệ tr ước truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm lịch sử, xã hội, như tri thức, kĩ năng, thái đ ộ, giá trị .v.v..
- Họat động học là họat động đặc thù của con người được điều khiển bỡi mục đích tự giác nhằm lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Đây là một dạng họat động đặc thù của con người nhằm hướng vào làm thay đổi chính mình. Như vậy họat động dạy phải tạo được ở người học những họat đ ộng thích hợp v ới mục đích của sự tiếp thu. Do đó, khi hình thành họat động học cũng phải được xem là mục đích quan trọng của họat động dạy. Như vậy bản chất của họat động dạy học là để trả lời cho những câu hỏi sau: - Dạy và học để làm gì ? - Ai dạy v ai học? - Dạy và học cái gì ? - Dạy và học như thế nào ? - Dạy và học trong điều kiện nào ? Để trả lời những câu hỏi trên chúng tôi nhận thấy rằng trong dạy học có các thành tố cơ bản là: MĐ – ND – PP – PT – HTTC - KTĐG , các thành tố này tác đ ộng qua l ại l ẫn nhau, trong đó phương tiện là điều kiện vừa là hình thức vật chất hóa của phương pháp tác động đến nội dung nhằm đạt mục tiêu dạy học và để đảm bảo chất lượng dạy học. V. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Xuất phát từ phương pháp tiếp cận hoạt động trong dạy học. Như vậy bản chất của QTDH là sự tổ chức quá trình nhận thức của HS dưới sự chỉ đạo của GV, trong đó hoạt động học của HS thực chất là quá trình hoạt động nhận thức, do đó phải tuân thủ các qui luật nhận thức. Trong hoạt động nhận thức bao gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính hay còn gọi là nhận thức trực quan và nhận thức lí tính và quá trình nhận thức này dựa trên những cơ sở sau: 1. Cơ sở khoa học của nhận thức trực quan. a. Cơ sở triết học của nhận thức trực quan Xuất phát từ qui luật của quá trình nhận thức trong nhận thức luận Lênin đã chỉ ra con đường nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy tr ừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức thực tại. Như vậy trực quan sinh động là sự phản ảnh thuộc tính bên ngoài và từ đó hình thành biểu tượng, đến khái niệm và đây là qui luật khách quan trong quá trình nhận thức các sự vật,hiện tượng của con người. Từ công thức tổng quát trên con đường nhận thức
- đã phản ảnh một cách rõ nét quá trình nhận thức của con người dưới quan điểm của duy vật biện chứng, đó là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. b. Cơ sở tâm lý của nhận thức trực quan. Xét về góc độ tâm lý học của quá trình nhận thức trực quan, thì quá trình này đ ược chia làm các giai đoạn: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và giai đoạn tái sinh cái cụ th ể trong tư duy. Quá trình nhận thức cảm tính là quá trình phản ảnh các sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ, chưa trọn vẹn, mang yếu tố bên ngoài và bắt đầu với cảm giác, tri giác, biểu tượng. Quá trình nhận thức của con người bắt nguồn từ cảm giác, nó thể hiện hình ảnh của thực tại khách quan, nó là khởi nguồn của sự hiểu biết để chuyển biến sang tri giác và biểu tượng. Trong giai đoạn này biểu tượng chính là sự nội tâm hóa các đặc đi ểm, các hình ảnh, cùng với biểu tượng thì trí nhớ, sự tưởng tượng đó là chiếc cầu nối gi ữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính và phát triển tư duy sáng tạo. Nhận thức cảm tính cho ta phản ảnh các thuộc tính bên ngoài của các sự vật, hiện tượng, ví dụ khi tiếp xúc với một hệ thống máy bằng các giác quan như nghe, nhìn, sờ vào vỏ máy ta chỉ nhận được hình dạng, kích cỡ bên ngoài của nó, còn nguyên lí hoạt động như thế nào, nguyên lí truyền đổi năng lượng như ra sao ta phải chuyển sang giai đoạn nhận thức lí tính. Quá trình nhận thức lý tính là quá trình phản ảnh sâu sắc về bản chất và các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, các khái niệm, các nguyên lí và các quá trình. S ự phản ánh này được thực hiện thông qua con đường tư duy với các thao tác t ư duy nh ư: phân tích, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hoá, khái quát hóa. Như vậy tư duy được thể hiện các yếu tố cơ bản như: Tư duy nảy sinh khi xuất hiện tình huống có vấn đ ề, tư duy làm cho quá trình nhận thức sâu sắc hơn, tư duy phản ảnh một cách gián ti ếp, t ư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và hoạt động tư duy gắn chặt với thực tiễn. Giai đoạn trở về thực tiễn, đây là giai đoạn cụ thể hoá trong tư duy và là s ự ki ểm chứng của tư duy trong thực tiễn. Trong đó giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức, đây là giai đoạn nền tảng của quá trình nhận thức mà trong đó vai trò của các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác .v.v… c. Cơ sở sinh lý của nhận thức trực quan.
- Quá trình nhận thức thế giới hiện thực được tác động vào các giác quan và thông qua kinh nghiệm nhận thức con người. Như vậy cơ sở sinh lí của nhận thức trực quan chính là hệ thống tín hiệu thứ hai và quá trình nhận ra được các sự vật, hiện tượng ở nhiều mức độ khác nhau thông qua các cơ quan thụ cảm như: Quá trình lưu giữ lại các l ượng thông tin học tập qua các giác quan được thể hiện qua bảng sơ đồ sau: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIÁC QUAN Tỷ lệ % lưu lai Qua kênh nghe 20% Qua kênh nhìn 30% Kết hợp đồng thời cả nghe và nhìn 50% Kết hợp đồng thời nghe, nhìn với thực hiện 70% Kết hợp đồng thời nghe, nhìn, thực hiện và hỗ trợ máy móc 90% Bảng 1.1. Sử dụng các giác quan trong QTDH. Như vậy càng tác động đến nhiều giác quan trong quá trình tiếp thu thì sự ghi nhớ s ẽ giữ lại với tỷ lệ cao hơn theo [Bảng 1.1] CÁC GIÁC QUAN Tỉ lệ % Thị giác thông tin thu nhận được 42% Thính giác thông tin thu nhận được 33% Xúc giác thông tin thu nhận được 22% Vị giác thông tin thu nhận được 12% Khứu giác thông tin thu nhận được 07% Bảng 1.2. Khả năng thu nhận thông tin của các giác quan trong QTDH. Trong những nghiên cứu của các nhà tâm sinh lý cũng chỉ ra rằng mỗi giác quan con người đều có khả năng tri giác khối lượng thông tin khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Để đánh giá khả năng này người ta đã đưa khái niệm “Năng lực dẫn thông” và năng lực dẫn thông của các giác quan được thống kê sau: Giác quan Khả năng dẫn thông Đơn vị dẫn thông Thị giác 3.000.000 Bit/giây Thính giác 30.000 -:- 50.000 Bit/giây
- Khứu giác 10 -:- 100 Bit/giây Xúc giác 2 -:- 10 Bit/giây Bảng 1.3. Khả năng dẫn thông của các giác quan Ngoài khả năng dẫn thông của các giác quan được nêu trên, các nhà sư phạm còn đưa ra một kết qua nghiên cứu về sự lưu lại trong trí nhớ trên đơn vị thời gian và các giác quan theo bảng sau: Tỉ lệ ghi nhớ sau 3giờ Phương tiện trực quan Tỉ lệ ghi nhớ sau 3ngày 30% Lời nói 10% 60% Hình ảnh 20% 80% Lời nói với hình ảnh 70% 90% Lời nói,hình ảnh,hành động 80% 99% Tự khám phá 90% Bảng 1.4. Sự lưu lại của trí nhớ giữa thời gian và các giác quan. VI. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Trong hoạt động giảng dạy và quá trình lĩnh hội tri thức của sinh viên, trong từng giai đoạn của việc nhận thức đòi hỏi người giáo viên phải phân tích và tìm ra điểm xuất phát của tính cụ thể trong việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các quá trình và hình thành các khái niệm khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của môn học. Trong việc xác định sự chuyển biến mang tính quy luật của quá trình nhận thức người học luôn xuất phát từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, sự tri giác từ cái đơn nhất, cái cụ thể đến cái chung mang tính trừu tượng. Những vấn đề trên cần phải được xem xét dưới quan điểm của triết học Mac Lênin về sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng mà nó được diễn tả bằng nguyên tắc trực quan của QTDH như: “Từ tr ực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đ ường nhận thức”. Đây là công thức tổng quát của Lê Nin về quá trình nhận thức. Ngoài ra PTDH có những tác động tích cực đến quá trình dạy học, phát huy tính tự giác nâng cao trình độ chuyển biến nhận thức phát huy khả năng tư duy trừu tượng đó là nhu cầu quan trọng đối với hoạt động dạy học để bắt kịp sự phát triển các lĩnh vực về khoa học kỹ thuật với những công nghệ mới như trong lĩnh vực điện tử, vi tính đòi hỏi giáo viên và sinh viên phải thường xuyên cập nhật hóa, nhất là trong thời đ ại truyền thông đa phương tiện đang phát triển mạnh trên thế giới, như vậy phương tiện dạy học là gì ? Chúng ta cần tìm hiểu qua định nghĩa sau:
- 1. Định nghĩa phương tiện dạy học : a. Theo nghĩa rộng: PTDH là toàn bộ các yếu tố nhằm xác lập các mối quan hệ trong dạy học nhằm tăng cường nhận thức của người học trong quá trình dạy học, đó là yếu tố vật chất hóa về hình thức của phương pháp để tác động đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục đích dạy học. Như vậy dựa vào định nghĩa trên ta thấy phương tiện dạy học (PTDH) bao gồm các yếu tố như các vật liệu dạy học các công cụ dạy học, máy móc nguyên vật liệu và kể cả kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của giáo viên và sinh viên cũng như kể cả chế độ học tập. Như vậy qua định nghĩa trên quá rộng nên rất khó đi sâu vào tìm hiểu và khai thác cho có hiệu quả cao trong dạy học nên các nhà sư phạm về truy ền thông đ ưa ra định nghĩa hẹp như sau : b.Theo nghĩa hẹp: + PTDH là những phương tiện nghe nhìn và tương tác, được sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy học để chuyển biến nội dung hình thành mục đích dạy học và đ ược sử dụng phổ biến hiện nay với thuật ngữ là phương tiện nghe nhìn (PTNN). + PTDH là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện truyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học. 2. Phân loại phương tiện dạy học : Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các cơ sở phân loại khác nhau ta có các cách thức phân loại như sau : a). Dựa vào tính chất biểu hiện của phương tiện : - Các vật thật gồm : các vật mẫu và các mẫu vật nguyên bản, các loại máy móc công cụ nguyên liệu bao gồm các vật sống, vật chết và vật cắt vv... - Các loại tượng hình gồm: mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, tài liệu sao, ảnh chụp vv... - Các loại phương tiện hoạt động tương tác: như thí nghiệm, tham quan, máy luyện tập. - Các phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm: các loại thiết bị ứng dụng từ thành quả của khoa học kỹ thuật như : các loại máy chiếu rọi, các loại máy truy ền dẫn
- khuếch đại, máy dạy học, máy kiểm tra hay các mạng của máy vi tính trong dạy h ọc vv... b). Dựa vào sự tác động qua các giác quan - Nhóm phương tiện nghe : chỉ tác động vào kênh nghe như PT truyền thanh giáo dục, các phương tiện thu phát âm vv... - Nhóm phương tiện nhìn : bao gồm các loại hình chỉ tác động qua kênh nhìn và được chia làm 2 loại : trực quan phẳng và trực quan khối. 6* Trực quan phẳng : các loại bảng trình bày, bảng dạy học, các loại tranh ảnh sơ đồ lược đồ, đồ thị, các loại phim đèn chiếu vv... 7* Trực quan khối : như các loại mô hình, mô hình phỏng tạo vv... - Phương tiện nghe nhìn : bao gồm các loại hình tác động đồng thời cả kênh nghe và cả kêng nhìn trong hoạt động dạy học như : phim điện ảnh, truyền hình, video dạy học, máy vi tính trong dạy học. - Phương tiện tương tác bao gồm các dạng phương tiện mang tính chất hoạt động như tham quan, thí nghiệm, máy luyện tập vv... c). Dựa vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học : đối với cách phân loại này thường có ý nghĩa tốt cho việc quản lý và trang bị phương tiện và đ ược chia thành 5 nhóm cơ bản sau : + Vật liệu dạy học : là toàn bộ những giá mang thông tin dạy học đ ược s ản xuất với nội dung mang tính khoa học và phù hợp với những mục đích yêu cầu nhất định. Đối với loại này được chia thành 2 nhóm : 8* Sử dụng trực tiếp: là những loại hình mà được giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng không cần phải qua các phương tiện trung gian như sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, sổ tay vv... 9* Sử dụng gián tiếp: là những loại hình mà khi sử dụng hoặc khai thác phải thông qua các phương tiện trung gian như các bộ phim đèn chiếu, băng nghi âm, băng ghi hình, đĩa vi tính vv... + Phương tiện kỹ thuật dạy học: là nhóm phương tiện mang tính truyền tải, khuếch đại, phân phối mang tính trung gian như các loại máy chiếu phim tĩnh, máy chiếu phim động, hệ thống TV video, máy thu phát âm, dàn máy vi tính. camera ghi hình vv...
- + Nhóm công cụ day học : bao gồm các loại máy móc, công cụ trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành thí nghiệm. + Nhóm phương tiện tổ chức dạy học : bao gồm các loại hình mà diễn ra hoạt động dạy học có sự tổ chức một cách khoa học như xưởng trường, vườn trường, khu vực thí nghiệm, phòng thí nghiệm, triển lãm, tham quan vv... + Nhóm phương tiện phục vụ chung : bao gồm các loại hình mang tính tiện nghi trong dạy học và đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các hoạt động dạy học như tủ, bàn ghế, phòng ốc, điện nước vv... 3. Hệ thống các phương tiện và đa phương tiện dạy học. Trên cơ sở phân tích các cách phân loại trên. “Hệ thống phương tiện dạy học” sau: a. Phương tiện nghe: Đĩa âm, băng tiếng, âm thanh, tiếng động. b. Phương tiện nhìn: - Phương tiện nhìn trực quan phẳng: Phiếu dạy học, phát tay, tóm tắt hướng dẫn, tranh ảnh, phim trong - Phương tiện nhìn trực quan khối: Sa bàn, vật thật, mô hình - Bảng trình bày: Bảng phấn, bảng từ, bảng ghim, bảng điện tử c. Phương tiện nghe nhìn: Băng hình, truyền hình, đĩa hình, phim ảnh động, đa phương tiện d. Phương tiện điện tử: Mạng máy tính, thư điện tử, CD-ROM, phần mềm dạy học, phần mềm mô phỏng, đa phương tiện e. Phương tiện tương tác: Các phương tiện phục vụ thực hành, thí nghiệm, tham quan, các loại máy luyện tập. 3. Các yếu tố quan trọng của phương tiện dạy học. Mỗi loại phương tiện khác nhau đều có những tính chất đặc biệt riêng của nó, nếu chúng ta biết phối hợp và khai thác tốt những tính chất đó sẽ giúp cho hoạt đ ộng dạy học mang tính hiệu quả cao hơn. a. Tính ngưng giữ : Tính ngưng giữ được thể hiện ở các yếu tố như bảo tồn, lưu trữ hoặc tái tạo lại các quá trình, các sự kiện, các hiện tượng để phục vụ cho công tác dạy học và tính ngưng giữ cho phép chúng ta chuyển tải các sự kiện và hiện tượng vượt thời gian như : nhiếp ảnh, thu phát âm, thu phát hình phim đèn chiếu vv...
- b. Tính gia công : Tính gia công của công nghệ dạy học cho phép chúng ta có thể biến đổi, chế biến, biên tập lại để phù hợp với mục đích yêu cầu trong việc sử dụng. Ngoài ra tính gia công còn cho phép chúng ta khai thác các yếu tố quan trọng như : thúc đẩy quá trình đối với những quá trình thực diễn ra quá chậm hoặc kềm hãm quá trình nếu quá trình th ực diễn ra quá nhanh nhằm giúp cho người học quan sát được một cách trọn vẹn và chi tiết các quá trình. c.Tính phân phối. Tính phân phối của PTDH được xem xét ở những yếu tố như truyền tải cho nhiều nơi khác nhau trong cùng một thời điểm hoặc khuếch đại lên nhiều lần đ ể đáp ứng cho nhu cầu số đông được trực tiếp tham gia, bảo đảm tính kinh tế kỹ thuật và hiệu quả cao. Như vậy tính phân phối cho phép chúng ta chuyển tải các sự kiện, hiện tượng, các hoạt động vượt không gian như các chương trình truyền thanh, truyền hình vv... 4. Nguyên tắc sử dụng PTDH a. Nguyên tắc bảo đảm an toàn. Việc sử dụng PTDH phải bảo đảm an toàn cho con người như các sự cố về tác động cơ học,tác động điện,và các yếu t61 khác.Ngoài ra còn chú ý đến an toàn về cho ph ương tiện và trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình dạy học. b. Nguyên tắc bảo đảm phù hợp. Nguyên tắc này đòi hỏi phải bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu,nội dung,phương pháp,phương tiện và trình độ của người học.Được thể hiện qua các yếu tố sau:
- - Sử dụng PTDH đúng lúc: PTDH phải sử dụng đúng thời điểm thích hợp với sự phát triển của nội dung tiến trình giảng dạy,tránh việc làm phân tán sự chú ý của học sinh trong việc bày biện quá nhiều các phương tiện khi chưa dùng đến. - Sử dụng phương tiện dạy học đúng trường hợp. Cần phải thiết kế phương tiện dạy học phù hợp cho từng chương,bài cần thiết và phải có chuẩn bị trước các điều kiện hỗ trợ đầy đủ. - Sử dụng PTDH phải vừa sức với sự tiếp thu của học sinh. Tính vừa sức của sự tiếp thu trong quá trình sử dụng phương tiện cần phải đ ủ liều lượng,tránh kéo dài quá thời gian những nội dung không cần thiết,tránh gây nhàm chán mà phải tác động đến sự tích cực của học sinh. - Sử dụng PTDH phải phù hợp với nhân trắc học. Yếu tố này trong quá trình chế tạo các trang thiết bị phương tiện các nhà sản xuất,các nhà thiết kế cũng phải thực hiện,nhưng trong quá trình sử dụng cần chú trọng đến việc vừa tầm mắt,vừa tầm tay của học sinh và giáo viên.Như vị trí bàn ghế,các vị trí đứng thao tác phải phù hợp với nhân trắc của TCVN. 5. Các mức độ trực quan của phương tiện dạy học. Các mức độ trực quan của phương tiện dạy học được sắp xếp theo thứ tự từ cụ thể đến trừu tượng theo hình chóp sau :
- Các mức độ trực quan của PTDH VII. CƠ SỞ CHUNG ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. Khi tiến hành lựa chọn phương tiện dạy học chúng ta xem xét đến yếu tố cơ bản sau : 1. Mục đích sư phạm cụ thể Mục đích này được xác định bởi buổi giảng nhằm mục đích gì, như truyền đ ạt kiến thức mới, củng cố kiến thức ôn tập, luyện tập hay kiểm tra vv... Tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể sẽ chọn lựa các phương tiện phù hợp cụ thể đáp ứng cho yêu cầu trên. 2. Đặc điểm nội dung môn học Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành tính chất mỗi đề tài khác nhau cần phải có phương tiện phù hợp với nội dung và phương pháp tiến hành. 3. Mục tiêu học tập chung Tùy thuộc vào mục tiêu học tập như nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, hay hoàn thiện kỹ năng, hình thành kỹ xảo hay để hình thành thái độ tác phong, hành vi tư tưởng vv... thì phương tiện phải đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể. 4. Đặc điểm đối tượng
- Việc lựa chọn phương tiện còn phải xem xét đến trình độ của đ ối tượng như vốn kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, lứa tuổi và các qui luật về tâm sinh lý của người học. 5. Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc dạy học và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường. HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG GIA CÔNG CNC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điện công nghiệp và sữa chữa điện dân dụng
246 p | 782 | 305
-
Khái quát về động cơ không đồng bộ ba pha
56 p | 724 | 284
-
Phân tích ứng xử và thiết kế kết cấu bê tông cốt thép - Chương 13: Khái quát về phân tích và thiết kế công trình chống động đất
21 p | 140 | 131
-
Ứng dụng kỹ thuật phay
103 p | 405 | 104
-
Bài giảng Công nghệ xây dựng công trình bê tông nâng cao - GS.TS Vũ Thanh Te
191 p | 193 | 29
-
Chuyển mạch quang ứng dụng công nghệ MEMS
6 p | 144 | 15
-
Tình hình tận dụng phế phẩm từ quả điều trong sản xuất các sản phẩm định hướng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và sản xuất nhiên liệu
7 p | 17 | 9
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật - TS. Trương Thị Thu Hương
71 p | 18 | 8
-
Giáo trình Điện tử cơ bản (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
102 p | 32 | 8
-
Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
76 p | 27 | 7
-
Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
134 p | 13 | 6
-
Nông nghiệp công nghệ cao với mạng cảm biến không dây - ứng dụng trên cây trồng có giá trị cao
6 p | 29 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ điều khiển cánh tay parallel robot phân loại sản phẩm theo màu sắc
3 p | 37 | 4
-
Kết quả ứng dụng công nghệ cống lắp ghép trong xây dựng thủy lợi ở tỉnh Kiên Giang
10 p | 55 | 4
-
Giáo trình môn học: Khái quát về Kỹ thuật viên đồng - sơn và an toàn lao động - Trường CĐN Đà Lạt
45 p | 44 | 4
-
Ứng dụng mạng Neural trong đánh giá rủi ro kiểm toán xây dựng
7 p | 19 | 3
-
Công nghệ đập trụ đỡ và triển vọng ứng dụng trong xây dựng công trình ngăn sông vùng ven biển miền Trung
5 p | 49 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn