intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác lợi thế từ Atlat

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

137
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi học môn địa lý, tôi học rất kỹ kiến thức trong SGK và nhìn vào Atlat để nhớ bài, còn phần nào trong Atlat không thể hiện thì bắt buộc phải học thuộc. Trong chương trình địa lý lớp 12 có một lợi thế là được sử dụng Atlat nên để làm được bài thi tốt thì cần biết cách đọc Atlat để xem Atlat cung cấp những thông tin gì. Atlat chủ yếu là giúp thể hiện các yếu tố trên bài học nên trước hết phải hiểu những chú thích trên đó. Ví dụ như gam màu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác lợi thế từ Atlat

  1. Khai thác lợi thế từ Atlat Khi học môn địa lý, tôi học rất kỹ kiến thức trong SGK và nhìn vào Atlat để nhớ bài, còn phần nào trong Atlat không thể hiện thì bắt buộc phải học thuộc. Trong chương trình địa lý lớp 12 có một lợi thế là được sử dụng Atlat nên để làm được bài thi tốt thì cần biết cách đọc Atlat để xem Atlat cung cấp những thông tin gì. Atlat chủ yếu là giúp thể hiện các yếu tố trên bài học nên trước hết phải hiểu những chú thích trên đó. Ví dụ như gam màu, tùy gam màu chỉ địa hình hay lượng mưa, nhiệt độ, độ sâu của các vùng biển khác nhau… Vì vậy, hiểu được gam màu mới đọc được Atlat. Khi đã biết chú thích rồi thì nhìn vào Atlat là sẽ biết các dạng địa hình của một vùng nào đó, biết được khí hậu, đất, sông ngòi, thực vật, khoáng sản… Do đó, khi học các bạn cần chú ý vào Atlat và SGK để đối chiếu mới dễ nhớ bài. Khi học về các chi tiết như khu công nghiệp hay vùng dân cư, trước hết tôi tổng hợp những nhận xét chung là vùng đó tập trung những cái gì, đang phát triển hay chưa phát triển… Sau đó, nêu các đặc điểm công nghiệp, dân cư theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ trên xuống dưới, tránh trình bày lộn xộn. Cuối cùng kết luận lại, nêu lợi thế hay khó khăn mà yếu tố đó mang lại. Còn khi học về biểu đồ, tôi nhận biết theo từng dạng đề. Chẳng hạn đề yêu cầu về tốc độ tăng trưởng nhiều năm trở lên thì vẽ đường, còn yêu cầu tốc độ tăng trưởng 2 hoặc 3 năm thì vẽ biểu
  2. đồ đường tròn, trên 3 năm thì vẽ biểu đồ miền, so sánh 2 yếu tố thì vẽ biểu đồ cột ghép, hai đơn vị khác nhau thường là cột và đường. Khi vẽ tôi thường chú ý cách chia năm, vẽ biểu đồ cột thì phải cách trục tung một khoảng chứ không được vẽ sát, vẽ biểu đồ tròn thường các yếu tố đều tăng nên bán kính 2 vòng tròn cũng khác nhau và phải tính bán kính năm sau cao hoặc thấp hơn năm trước bao nhiêu để vẽ. Phần nhận xét biểu đồ, nếu đề yêu cầu nhận xét thì trước hết phải nhận xét chung trước từ năm này đến năm kia tăng nhanh liên tục hay giảm nhanh liên tục hoặc là giảm không đồng đều nhau. Tiếp theo là dẫn chứng ra số liệu trừ, chia gấp mấy lần để biết được tăng hay giảm bao nhiêu lần rồi kết luận lại. Còn khi đề yêu cầu phân tích bằng số liệu thì cần nêu cả nguyên nhân tại sao như vậy. Khi làm bài thi, chú ý trình bày một câu đầy đủ tránh trường hợp bổ sung ý qua tờ giấy thi khác để không bị chấm sót, mất điểm oan. Đối với môn học này, khi học các bạn không nên tập trung quá nhiều thời gian để học thuộc lòng mà cần phải hiểu và chăm đọc Atlat, vì cái quan trọng vẫn là biết kỹ năng đọc Atlat và vẽ biểu đồ, những chi tiết trên Atlat không thể hiện thì mới cần phải học thuộc. Nếu học thuộc lòng sẽ rất khó hiểu, vì thế tôi thường lập dàn bài trước những câu hỏi đặt ra chung cho các vùng như: trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội… để khai thác. Nếu có kỹ năng học địa lý sẽ tiếp thu kiến thức rất nhanh, đạt điểm 7- 8 là không khó, còn nếu cứ học hết theo SGK sẽ rất mệt mà hiệu quả không cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2