intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác mủ sớm, cao su "đổ bệnh"

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

83
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường cây cao su phải trồng từ 7 - 10 năm tuổi mới tiến hành khai thác mủ nhưng ở Thừa Thiên - Huế, nhiều người trồng cao su bị tư thương xúi giục khai thác non mủ cao su bán để kiếm lời, khiến nhiều Ảnh minh họa. diện tích cây bị khai thác cạn kiệt, nhiễm bệnh. Hiện toàn tỉnh có hơn 450 ha cao su tại các xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông), Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Hồng Tiến (huyện Hương Trà) bị nhiễm các loại bệnh như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác mủ sớm, cao su "đổ bệnh"

  1. Khai thác mủ sớm, cao su "đổ bệnh" Thông thường cây cao su phải trồng từ 7 - 10 năm tuổi mới tiến hành khai thác mủ nhưng ở Thừa Thiên - Huế, nhiều người trồng cao su bị tư thương xúi giục khai thác non mủ cao su bán để kiếm lời, khiến nhiều Ảnh minh họa. diện tích cây bị khai thác cạn kiệt, nhiễm bệnh. Hiện toàn tỉnh có hơn 450 ha cao su tại các xã Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông), Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền, Hồng Tiến (huyện Hương Trà) bị nhiễm các loại bệnh như xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng và bệnh rụng lá... một số diện tích cây bị chết phải chặt bỏ. Ban đầu trên thân cây cao su nổi "mụn" bằng đầu chiếc đũa ăn, sau đó mầm bệnh lớn dần và phát triển nhanh ra toàn thân cây. Khi cây bị nhiễm bệnh nặng, toàn thân cây khô dần, bong vỏ và chết. Hiện người làm vườn chưa có cách khắc phục bệnh để cứu cây. Theo nhận định ban đầu của các cán bộ nông nghiệp địa phương, có thể cây bị nhiễm một loại nấm có tên khoa học Botryodiplodia theopeomadepat, trước đây thường gây bệnh trên cây ca cao. Loại bệnh này thường phát tán theo hướng gió và đường nước mưa nên rất dễ lây lan. Ông Cái Văn Thám, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc khai thác non và khai thác kiểu tận thu, lấy mủ mỗi ngày khiến cây cao su không đủ sức chống lại sự lây lan của nấm, dẫn đến xuất hiện các loại bệnh nói trên và rụng lá trên diện rộng. Bên cạnh việc khai thác non nhiều diện tích cây cao su, ở những thời điểm thu hoạch "rộ", người trồng cao su còn bị tư thương ép giá nên thiệt cả "đôi đường". Hiện tại, giá cao su còn khoảng 10.000 đồng - 11.000 đồng/kg mủ nước, giảm từ 3.000 - 4.000 đồng/kg so với trước.
  2. Điều đáng nói, mặc dù tại Thừa Thiên - Huế có các nhà máy chế biến cao su dưới dạng mủ cốm của Công ty Cao su Nam Đông, Nhà máy chế biến cao su Hương Vân, Nhà máy chế biến mủ cao su Hương Trà (huyện Hương Trà), Nhà máy chế biến cao su Phong Mỹ (huyện Phong Điền)... nhưng đều hoạt động cầm chừng do dây chuyền sản xuất yếu kém, lạc hậu nên công suất sơ chế mủ rất hạn chế; việc thu mua mủ cao su phần lớn đều do tư thương thao túng đem bán đi nơi khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2