intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam

Chia sẻ: Trinh Nguyet | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

260
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi đất nước ta được giải phóng, công tác điều tra địa chất và tím kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam

  1. Khai thac va che bien khoang san tai Vietnam Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác đi ều tra đ ịa ch ất và tìm ki ếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh th ổ Vi ệt Nam. Trong công tác đi ều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản t ỷ lệ 1/50.000, đã phát hi ện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác đi ều tra, kh ảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa d ạng. Nhi ều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng s ắt, đất hi ếm, apatít,… ch ủng lo ại khoáng sản đa dạng. Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính: Arial”> 1. Quặng sắt: ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh đ ịnh đ ược trên 216 v ị trí có qu ặng s ắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, t ập trung ch ủ y ếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai m ỏ l ớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhi ều so v ới công su ất thi ết k ế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, m ột s ố thi ết b ị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đ ảm b ảo khai thác h ết công su ất theo các dự án được phê duyệt. Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, ho ặc có nh ưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo l ợi nhu ận tr ước mắt, các doanh nghi ệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu đ ược qu ặng cám c ỡ h ạt t ừ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong n ước, ch ủ y ếu là đ ể luy ện thép, còn 20% xuất khẩu. 2. Bô xít: Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên d ự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đ ồng, Gia Lai, Bình Phước,… Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít l ớn, ch ất l ượng t ương đ ối t ốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, th ị tr ường cung – c ầu s ản ph ẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghi ệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nh ập kh ẩu r ất l ớn v ề alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do v ậy, cần ph ải khai thác và ch ế bi ến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghi ệp nhôm ph ục v ụ s ự nghi ệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Quặng titan: 3.1. Tài nguyên quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hi ện 59 m ỏ và đi ểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 tri ệu t ấn, 8 m ỏ trung bình có tr ữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
  2. Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nh ưng đ ủ đi ều ki ện đ ể phát tri ển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và ch ế bi ến sâu v ới quy mô công nghi ệp không l ớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hi ệu qu ả h ơn nhi ều so v ới xu ất kh ẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và zircon m ịn ngay tr ước m ắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp. 3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan: Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thi ết b ị đ ơn gi ản và có th ể t ự ch ế t ạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, ch ế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển. Ngành Titan ho ạt đ ộng v ới giá tr ị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hi ệu qu ả kinh t ế đáng k ể, đ ặc bi ệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương su ốt d ọc ven bi ển t ừ Thanh Hoá đ ến Bình Thuận. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không ch ặt ch ẽ, và l ợi d ụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, ch ỉ đ ầu t ư n ửa v ời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít đ ược bán ra n ước ngoài ở d ạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng l ực chuyên môn, kinh nghi ệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nh ảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác đ ộng xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp trong s ản xu ất và th ị tr ường. Ch ế bi ến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được thực hiện ở số ít doanh nghi ệp khai thác và ch ế biến quặng titan. Tóm lại, có thể đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác và tuy ển qu ặng titan ở Vi ệt Nam như sau: - Tài nguyên trữ lượng quặng titan – zircon của Việt Nam không nhi ều, chi ếm kho ảng 0,5% của thế giới. - Ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn đ ược công ngh ệ khai thác và tuy ển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thu ật đ ạt m ức tiên ti ến c ủa khu v ực và th ế gi ới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. - Thiết bị cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn có th ể s ản xu ất trong n ước v ới chất lượng khá tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết b ị khai thác ch ỉ nh ập thi ết b ị xúc bốc như máy đào, gạt, ôtô vận tải. Tuy nhiên, hi ện nay n ước ta ch ưa có công ngh ệ ch ế biến sâu quặng titan. - Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đ ối, ch ưa có công ngh ệ ch ế bi ến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập kh ẩu các ch ế ph ẩm t ừ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng. 4. Quặng thiếc: ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng kho ảng cu ối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 t ấn tinh qu ặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao B ằng đ ược Liên Xô (cũ) thi ết k ế và trang b ị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thi ếc l ớn đ ầu tiên khai thác, ch ế bi ến có quy mô công nghiệp. Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghi ệp ch ủ y ếu là khai thác b ằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển đi ện và công ngh ệ luy ện kim b ằng lò ph ản x ạ, lò điện hồ quang. Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Vi ện Nghiên c ứu M ỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng d ụng vào s ản xu ất đã đ ạt đ ược những chỉ tiêu KT-KT tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng d ụng đi ện phân thi ếc đ ạt thi ếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và Công ty Luy ện kim
  3. mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng đi ện phân thi ếc v ới công su ất: 500-600t/n xưởng. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm lo ại I xu ất kh ẩu v ới t ổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm. 5. Quặng đồng: Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho t ới nay đáng k ể nh ất là ở m ỏ đ ồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc. Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quy ền quy mô l ớn đang thực hiện, chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Vi ệt Nam thu ộc T ập đoàn Công nghi ệp Than – Khoáng sản Việt Nam – với công ngh ệ và thi ết b ị nh ập c ủa Trung Qu ốc. Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai. Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công ngh ệ tuy ển n ổi đ ồng đ ể thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh qu ặng manhêtit. Khâu luy ện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đ ồng thô, sau đó qua lò ph ản x ạ đ ể tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được đi ện phân cho đ ồng th ương phẩm. 6. Quặng kẽm chì: Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, ch ế bi ến t ừ hàng trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây d ựng xong nhà máy đi ện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên v ới công ngh ệ, thi ết b ị c ủa Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000t/năm. Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008-2010, Tổng công ty KSVN sẽ tiến hành đầu t ư khai thác và tuy ển các m ỏ k ẽm – chì Nông Ti ến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công su ất tuy ển t ừ 40.000- 60.000 tấn quặng nguyên khai/năm. T ừ nguồn nguyên li ệu là tinh qu ặng tuy ển n ổi và b ột kẽm từ 50.000-100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ ti ến hành xây d ựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy kho ảng 20.000 tấn kẽm/năm. Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc v ới công su ất 10.000 t ấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm và luy ện chì d ự ki ến s ẽ xây d ựng trong giai đoạn 2008-2015. Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp tr ữ l ượng, thì d ự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm. Đánh giá và nhận xét chung: 1. Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp d ụng hệ th ống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là lo ại hình công ngh ệ c ổ đi ển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận t ải không đ ảm b ảo. T ừ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công tr ường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, s ắt, In-me-nhít…. Ph ương pháp khai thác thủ công hầu như không có c ơ s ở khoa h ọc v ề công ngh ệ. M ột s ố xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác th ủ công nh ư m ỏ thi ếc Tĩnh Túc, S ơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn kiệt tài nguyên ho ặc do quy mô khai thác gi ảm, không chịu nổi chi phí của khai thác cơ gi ới. Ph ương pháp khai thác th ủ công và bán c ơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. V ề tuy ển khoáng cũng được thay thế công nghệ tuyển cơ giới t ập trung b ằng nh ững x ưởng tuy ển
  4. “mini” thủ công hoặc bán cơ giới. Hình thức này bao trùm h ầu h ết các ngành khai thác khoáng sản kim loại như thiếc, vàng, crômit, mangan…. Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuy ển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… v ới s ơ đ ồ và thi ết b ị tuy ển đ ơn gi ản, h ệ s ố thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng s ản có ích đi kèm. 2. Về luyện kim và chế biến sâu: Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng s ản ch ưa đ ược phát tri ển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luy ện nh ưng ch ỉ có gang, thép và thi ếc đ ược luyện ở quy mô công nghiệp. Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công ngh ệ luy ện gang b ằng lò cao (lò cao nh ỏ V=100m3). Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân. Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay. Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang. Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng. Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát tri ển, thi ết b ị l ạc h ậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần l ớn sản ph ẩm ch ỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc đi ện phân đ ạt lo ại I th ế gi ới (99,95%Sn). Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim lo ại trong nhi ều th ập k ỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với v ị trí, vai trò trong quá trình phát tri ển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu qu ốc t ế theo c ơ ch ế th ị tr ường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong d ự án đòi h ỏi v ốn đ ầu t ư l ớn, công ngh ệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin và đi ện phân nhôm, d ự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý Xa… Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm c ổ ph ần chi ph ối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như ngu ồn tài nguyên… có nh ư v ậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát tri ển mạnh. Hoàng Văn Khanh Theo Báo Công Nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2