intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám phá kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Đặc điểm kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng" giúp người đọc khám phá thêm những thành tựu và góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trên quá trình phát triển của thể loại kịch sân khấu trong lịch sừ văn học Việt Nam hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám phá kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng: Phần 2

  1. ĐẶC Đ1ÉM KỊCH v ù NH Ư TÔ CỦA NGUYÊN HUY TƯƠNG CH Ư ƠNG BA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KỊCH VŨ NHU TÔ Nếu ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, thì ngôn ngữ trong kịch giữ vai trò quyết định: “Ngôn ngữ chính là thịt, là da, là máu của một vở kịch”. Nếu nhân vật trong văn tự sự được tác giả “nói hộ”, thì nhân vật trong kịch phải tự thể hiện bằng hành động, lời đối thoại, lời độc thoại. Ngôn từ trong kịch có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời thường. Đặc trưng thể loại kịch là đưa đời sống lên sân khấu, cho nên yêu cầu ngôn ngữ phải giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày, mặt khác không được coi nhẹ tính nghệ thuật. Những cách diễn đạt giàu hình tượng thường chứa nhiều ẩn ý, hoặc các biện pháp tu từ sẽ làm cho ngôn ngừ đời sổng chắt lọc và tinh tế hơn, lời thoại của nhân vật kịch sẽ đẹp hơn. Ngôn ngữ kịch đảm nhiệm nhiều chức năng. Thứ 157
  2. ĐẶC ĐIÉM KỊCH v ũ NH Ư TÒ CỦA NGUYÊN HUY TƯỚNG nhất, ngôn ngữ có vai trò miêu tả trực tiếp mọi diễn biến, những xung đột căng thẳng. Thứ hai, ngôn ngữ kịch là phương tiện khắc họa tính cách khi căn cứ vào lời thoại và hành động nhân vật. Cuối cùng, ngôn ngữ kịch giúp nhà văn chuyển tải những tư tưởng, quan niệm, lý tưởng thâm mỹ, thái độ đánh giá đối với cuộc sống con người và thời đại. Căn cứ vào những đặc trưng của ngôn ngữ kịch, chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong kịch v ũ NHU TỒ. I. NGÔN NGŨ KỊCH MANG TÍNH TÓNG HỢP (KẾ, MIÊU TẢ, BỘC L ộ CẢM XÚC) Tiểu thuyết có thể dùng nhiều lối văn, nhưng nhân vật kịch chi thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại: “nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ và tuyệt đối chì là những lời lẽ của họ ” (Hồ Ngọc - v ề đặc trưng kịch - TCVH số 6/1992) Ngôn ngữ của nhân vật phải diễn tả hành động bên trong và bên ngoài: suy nghĩ, cảm xúc thầm kín, dục vọng mãnh liệt, việc làm tốt xấu. Ngôn ngữ nhân vật tạo ra cảnh ngộ mới, thúc đẩy hành động kịch, do đó kịch thể hiện hành động với tính trực tiếp tối đa, trong đó ngôn ngữ phải chi tiết hóa hành động, chứ không được phẩm bình về hành động. 158
  3. ĐẶC ĐIÊM KỊCH v ũ NH Ư TÔ CÚA NGUYẺN HUY TƯỞNG Trong văn học 1930-1945, người viết kịch chi chú ý đen gọt rũa hình thức lời thoại nhân vật sao cho bóng bẩy, chau truốt, mà quên đi phần công dụng cúa ngôn từ. Đọc đối thoại sau trong CHÉN THUÓC ĐỘC sẽ thấy Vũ Đình Long chỉ chú ỷ đến cách làm văn, khiến cho lời tò tình rất văn hoa sáo rồng bề ngoài mà không thể hiện được nét tâm lý người đang yêu: - Cậu Lém: - Mình ơi, hôm nay mình cho tôi được mở khóa động đào, rẽ mây trông tò loi vào Thiên thai. Tôi vui sướng không kể xiết. Mình yêu quỷ của tôi ơi, tôi xa mình lúc nào tôi nhớ tôi thương, tôi sầu, tôi não (...) chẳng hay mình có thấu chăng? Tôi thương mình, tôi nhớ mình không lúc nào khuây, lúc nào cũng phảng phất như mình ờ trước mắt! Lắm khi bế tình lai lảng như động hồn thơ. - Cô Huệ: - Trông cậu thật là người phong nhã, khác phườìĩg công tử lăng nhăng. Cho nên tôi cũng muốn nói một câu chuyên về lâu về dài. Như tôi còn e rằng cậu ở chằng được như lời thì sau này xiết bao tủi thẹn Kịch VŨ NHƯ TÔ đã khắc phục nhược điểm nêu trên bằng ngôn ngừ giản dị, gần gũi với đời sống, chú trọng miêu tả tâm lý, tính cách con người một cách, chân thực. Hãy theo dõi đoạn đối thoại sau đây: 159
  4. ĐẶC ĐIỂM KỊCH v ù N H Ư TÔ CÚA NGUYỀN HUY TƯỜNG - VŨ N h ư Tô: - Mẹ nó cứ khăng khăng đòi về à? - Thị N hiên: - Không về thì đê con chết đói ở nhà ư? Con tôi thì còn quý bằng vạn cải đài của thầy nó. Mà tôi ở đây thì được tích sự gì? - Vũ N hư Tô: - Thì nào tôi có giữ mẹ nó. cầm lấy ít tiền về mà tiều. - Thị N hiên:- Tiền, rồi lại lôi thôi ra. Thôi cứ đế vậy tôi về. Từ trước tới nay chà có tiền cũng được nữa là. Tôi cứ trông thấy con lợn, con gà là đù vui rồi, chả cần gỉ cả. Quạt thóc, băm bèo cũng đủ hú hí mẹ con. Ai nói được thầy nó, cứ nghĩ vãn vơ, nay đài mai điện, kiêu này, kiêu nọ, chi tô cho người ta sai, chứ được béo bở gì. - Vũ N h ư Tô: - Mẹ nó đến là lắm điều. - Thị N hiên: - Thầy nó mắng thì tôi xin chịu. Nhưng tôi khổ lắm kia. Xa con, xa nhà ngày nào là cứ chết đi được ngày ấy. Lại thêm ở đây mình thì quê mùa, chung quanh toàn những quan to, quan lớn, bà nọ bà kia, người ta khinh như mẻ cả đẩy, nhục nhã lam rồi, mà ở cải nhà này tôi không ở được đâu. Cột rồng, cột phượng, sơn son thiếp vàng, nó cao cao, nó to to, tôi thấy chống chểnh lắm, chán chết đi được. Ở nhà tranh vách đất sao mà ẩm thế, ngủ ngon quá. Thế mà còn làm gấp trăm cái đình nữa thì đế ai ở. 160
  5. ĐẬC ĐIÉM KỊCH v ũ N H Ư TÔ CÚA N GUYÊN HUY TƯỚNG Ngôn từ của nhân vật Thị Nhiên là lời ăn tiếng nói của người suốt đời ớ làng quê, lối xưng hô thân thiết: “thầy nó; mẹ nó ”, giọng điệu trách móc đầy yêu thương: “mẹ nó đến là lam điều ”, thê hiện tình cảm vợ chồng giản dị, chân thành, gắn bó. Quan niệm không cần đài cao mộng lớn, nhà cửa rồng phượng, sơn son thiếp vàng của dân chúng được thể hiện qua lời nhân vật Thị Nhiên, khi những cái không thiết thực với cuộc sống ‘‘quạt thóc băm bèo ”, lại được diễn đạt trong giọng điệu giản dị, mộc mạc: “chả cần gì cả, nhìn thấy con lợn con gà là đù vui rồi Quan niệm trân trọng cuộc sống đời thường nhưng rất đỗi thiết thực, được diễn tả bằng lối so sánh giản dị, gần gũi như đời sống thực của người phụ nữ nông thôn, “con tôi còn quý bằng vạn cải đài của thầy n ó ”. Thị Nhiên rất hy vọng chồng mình từ bỏ sự nghiệp đài cao mộng lớn, hy vọng cuộc sống gia đình đầm ấm đù sức thức tỉnh nghệ sĩ, và tha thiết muốn kéo Vũ Như Tô trở về với cuộc sống đời thường. Cuộc tranh luận giữa hai quan niệm về cuộc sống của Thị Nhiên và Vũ Như Tô được diễn tả hết sức rõ ràng, không kém phần quyết liệt, nhưng vẫn là lời tâm sự thân tình của vợ chồng. Qua đối thoại, bật ra những 161
  6. ĐẶC ĐIẺM KỊCH v ũ N H Ư TÒ CÚA NGUYẺN HUY T ƯỞNG nhận thức so sánh về lựa chọn lý tưởng cuộc sống, gợi suy ngẫm về vấn đề nghệ thuật có ích khi phục vụ cuộc sống thiết thực của nhân dân. Màn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm mang nỗi niềm tâm sự, đầy sự thấu hiểu về lẽ đời của người trí thức: - Vũ N hư Tô: - Hỏi chuyện tôi! Đ ể làm gì? Các người không thế nào hiểu được chuyện tôi, các người nông nổi. - Đan Thiềm: - Ông mới gặp tôi, lấy cớ gì mà bảo tôi nông nôi? - Vũ N h ư Tô: - Người ăn chơi đều nông nồi. - Đan Thiềm: - Sao ông bảo tôi là người ăn chơi. - Vũ Như Tô: - Cung nữ đều tuồng ăn chơi. Huống chi trông mắt quầng thâm kia, tôi đoán chắc là người trong tủy hương mộng cảnh. - Đan Thiềm: - Ông nhầm lẫn. Đôi mắt thảm quảng này là do những lúc thức k h i^ g ư ờ i ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét. - Vũ N h ư Tô: - ủa ? Bà nói như một người đồng bệnh. - Đan Thiềm: - Chính là một người đồng bệnh, 162
  7. ĐẶC ĐIÊM KỊCH v ủ NHU TỎ CÚA NGUYÊN HUY TƯỚNG nên chưa biết ông, tôi đã ái ngại cho ông. Tài làm lụy ông, cũng nhu nhan sắc phụ người. - Vũ N hư Tô: - Thực mang tội với bà. Xin cho nghe chuyện. Đối thoại trên mang sắc thái và giọng điệu của người trí thức lịch lăm, nhân vật hiểu điều đang nói, hiểu người đối thoại qua niềm tâm sự sau lời thoại ẩn nỗi niềm ai oán khó giãi bày. Nấu lời lẽ và thái độ của Vũ Như Tô ngạo nghễ và khinh bạc: “các người là thong nông noi, ăn chơi ”, thì Đan Thiềm lại tỏ ra hết sức nhũn nhặn: “ông nhầm lẫn ” và thuyết phục Vũ Như Tô bằng sự đồng cảm và hiểu biết về nồi đau lớn của người có tài năng, tâm huyết: "Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người g h é t”, khiến cho Vũ Như Tô giật mình nhận ra người “đồng bệnh Bày tỏ thái độ đề cao tài năng, mặt khác lại đồng cảm và tự nhận mình cũng ở trong số người tài hoa mệnh bạc, Đan Thiềm đã xóa bỏ khoảng cách với Vũ Như Tô, hình thành nên tình tri âm tri kỷ. Lời của Đan Thiềm chứa sức nặng của sự hiểu biết và thông cảm: “tài lụy ông cũng như nhan sắc phụ người ” nên mang một sức thuyết phục Vũ Như Tô rất mạnh mẽ: “chỉnh là người đồng bệnh Đan Thiềm nói đến cái nhất thời là nhan 163
  8. ĐẶC ĐIẺM KỊCH v ũ N H Ư TÔ CỦA NGUYẺN HUY TƯỜNG Sắc và cái vĩnh cửu là tài năng, sự thấu hiểu đối với cuộc sống trong mối quan hệ giữa tài năng, nhan sắc, yà những hệ lụy. Mặt khác chỉ ra một sự thật đậm tinh triết lý là trong xã hội phong kiến là những trang tài tử và bậc nữ lưu thường phải chịu số phận bi kịch. Đối thoại này tạo bước ngoặt cho hành động kịch, khơi gợi ý thức sáng tạo của nghệ sĩ bừng dậy, để nửa năm sau Cửu Trùng đài vươn lên hùng vĩ và tráng lệ. Lời thoại trong v ũ NHƯ TÔ mang nhiều chức năng: kể việc, miêu tả, bình luận, bày tỏ cảm xúc, quan điểm. Mồi lời thoại thường chứa nhiều thông tin, đảm trách tình huống mới, phơi bày một sự kiện. Theo dõi đối thoại sau: - Lê T uơ ng Dực: - M ộng của trẫm sắp thành. Trời quá yêu cho trẫm một người thợ giỏi. Suốt một năm trời tìm kiếm cũng không uống công. \ - Kim Phượng: - Tâu Hoàng thượng đó là a i7 - Lê Tương Dực: - Vũ Như Tô - Kim P hượng: - Vũ Như Tô - Lê Tương Dực: - Bấy lâu nay bao nhiêu thợ trong nội, bao nhiêu thợ chon kinh kỳ. Bao nhiêu thợ địa phương, trẫm đều không vừa ỷ. Rặt là phường tiểu xảo, không ai có quy mô to tát. Trẫm đã xuống chiếu 164
  9. ĐẶC ĐIÊM KỊCH v ù N H Ư TÔ CỦA NGUYÊN HUY T ƯỜNG Cầu người tài. Nhiều quan đề bạt Vũ N hư Tô. Trầm cũng biết tiếng. Nhưng hắn ngu si làm cao còn đem vợ con đi trốn. N ay hắn bị đóng cũi giải vê, rõ tự mình chuốc khô chứ làm chi nên tộ i”. Lời thoại ngắn nhưng bao hàm đủ yếu tố không gian thời gian, sự kiện, cảm xúc, tâm lý nhân vật, bao gồm nhân vật có mặt và nhân vật không có mặt. Sự xuất hiện của vua và cung nữ cho biết không gian nghệ thuật là nơi cung cấm. Có thời gian của sự việc đã xảy ra "suốt m ột năm trời tìm kiếm Có thời gian của sự việc đang diễn ra "hắn ngu si đem vợ con đi tron, nay bị đóng cũi giải về. Có sự kiện triều đình phải rất kỳ công hàng năm trời mới tìm được người thợ giỏi Vũ Như Tô. Có mâu thuẫn nảy sinh ngoài dự kiến, Lê Tương Dực đang tràn đầy hy vọng vì tìm được người thợ giỏi để xây Cửu Trùng đài thì lại gặp sự phản đối quyết liệt của Vũ Như Tô. Tất cả mở ra những xung đột chính của vở kịch. Giọng điệu kể trong đối thoại thường xuyên sử dụng khi mở ra những không gian khác ngoài sân khấu, đây là cách hữu hiệu để đưa người đọc tiếp cận với sự kiện mới và không gian khác, hạn chế của sân khấu hẹp trong kịch được khắc phục. Phải chăng vì thế mà có ý kiến nhận xét kịch của Nguyễn Huy Tưởng có: “chất văn trong kịch và chất kịch trong văn” Theo dõi đối thoại sau: 165
  10. ĐẶC ĐIẺM KỊCH v ũ N H Ư TÔ CÚA NGUYỄN HUY T Ư ỚN G - P hó Độ: - Thôi hai bác hãy gác chuyện cãi nhau lại, cho tôi hỏi tí đã. Thế nào, chỗ đô hôm kia đã moi được hết người ra chưa? - Phó Bảo: - Moi với móc gì. Đá nặng như núi ẩy. Còn đến chục người chết bẹp ở đấy. M ùi cứ xông lên. Bác thử đánh hơi xem, đáy cũng ngửi thấy mùi khó chịu đấy. (Cả bọn đảnh hơi, cùng bịt mũi nho) - Phó Độ: - Khiếp. Mà cứ để thế, rồi đến sinh dịch sinh tễ ra chứ không thoát được. Hè tới thì còn khốn đốn. - P hó Bảo: - Lại cỏn phải bàn Tội nghiệp cho họ quá, chết thảm chết hại. Thà đi đảnh giặc chết lại không đến nỗi oan uổng. Thảm hại nhất là vợ chồng Ba Vè cùng chết một chỗ. Thằng chồng bị tội, đáng nhẽ bị đày sang Chiêm thành làm đồn điền, vợ con cũng sắp đi cả. Tôi bảo ở nhà đi xây Cừu trùng đài. Tưởng béo bở thế nào. Vợ chồng thấy không phải đi xa, sung sung sướng sướng rồi đẩy. Vào trong ấy được Nhà nước cho đất, cho trâu, cho cày, vất và vài tháng đầu rồi sau là khá, là có căn bản. N g h ĩ có cực cho người ta không? - P hó Cõi: - Chuyện! - P hó Bảo: - Giời ơi! Bác lại gây sự đẩy. 166
  11. ĐẶ C ĐIẺM KỊCH v ù N H Ư TÔ CÚA N G U Y Ễ N HUY T Ư Ở N G - Phó Độ: - Thôi tôi can, tôi van hai ông. - Phó Bảo: - Chán lắm rồi, ngâv làm roi. Tôi nghĩ cứ mặc xác cả, chằng tội vạ gì. H ùv hoại cái thân, ai hỏi chì được cái s ĩ diện, xây đài cho vua. Mà vua đay (có tiếng đàn sáo du dương, họ lăng nghe) - Phó Cõi: - Nghe buồn thiu. - Phó Bảo: - Đay bác củng thay nhở. Không lại bảo chi một mình tôi. Sứ Tàu bảo vua tướng lợn là phải. - Phó Độ: - (Bịt mồm Phó Bảo) Ẩ y chết, muốn rụng đầu p h ả i không? - Phó Cõi: - S ợ cóc gì. - P hó Bảo: - Ngày thì rượii, đêm thỉ đánh bạc, gian dâm với cả cung nữ cùa bố. Bây g iờ lại mê Thử p h i Kim Phượng. Hôm qua đâu Khám đức H oàng hậu đánh ghen m ấy thứ p h i om sòm cả lên. Thực là nhà dân cũng chả bỉ beng như thế. Ê quả, nát ơi là nát. - P hó Độ: - Tiếng đàn sảo ấy, hẳn là lại đánh trận giả ở hồ Tây thôi. Nhân ngày xuân đẹp đẽ mà. - P hó Cõi: - Chứ gì nữa. Cứ nhu hề ấy thôi. - Phó Bảo: - Mà hể thực, dân nghe vua đóng chien thuyền, tưởng vua sắp chinh đông p h ạ t tây, m ở mang bờ cõi, ngờ đâu vua đóng chiến thuyền để cho 167
  12. ĐẶC ĐIẾM KỊCH v ù N H Ư TỎ CỬA NGUYỀN HUY T Ư Ở N G gái tập trận, có đời thuở nào lại nhăng nhổ thế không? - Phó Độ: - Thế thì đánh chác ra làm sao? - Phó Bảo: - M ột bên thì thứ phi, m ột bên thì vua, cung nữ mặc áo giáp, đeo tên, cầm gươm, cầm giáo, đủ lệ bộ như quân ra trận. - Phó Cõi: - Rõ khi. - Phó Bảo: - Thế rồi cũng hò reo đánh trổng phất cờ. À đấy, nghe mà xem, thế rồi hai bên đảnh nhau nhưng chắc lại múa may như một lũ phườ ng tuồng. Màn đối thoại trên thể hiện tâm trạng của những người thợ xây Cừu Trùng đài. Lời kể mờ ra nhiều không gian và sự kiện: công trường ngổn ngang bề bộn, cảnh thương tâm của thợ chết vì đá đè, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Cảnh đối lập là vẻ đẹp của hồ Tây thơ mộng, nhà vua đang say mê vui chơi cùng cung nữ. Có tâm trạng ngổn ngang đầy mâu thuẫn của những người thợ, một mặt thì muốn thể hiện tài năng và sự say mê nghề nghiệp trong việc xây đài, mặt khác lại phẫn nộ vì nhận thấy bị đối xử tồi tệ, bất công. Có thái độ phân vân do dự thể hiện sự phân hóa tư tưởng trong hàng ngũ những người thợ như dự báo trước cho cuộc nổi loạn sau này. Cách xây dựng những không gian và sự kiện đối 168
  13. ĐẶC ĐIÊM KỊCH v ù NHƯ TÔ CỦA NGUYÊN HUY TƯỞNG lập trong lời thoại bằng lối kể, làm cho sân khấu kịch trở nên hấp dẫn. Các ngôn ngữ đối thoại có tính liên hệ, liên tưởng đã đưa người đọc vượt ra ngoài phạm vi tình huống. Mang đến nhiều sự kiện và chi tiết, từ công việc xây cất vất vả, đến việc người chết thê thảm vì đá đè. Từ chuyện người dân như nhà Ba Vè bị đây vào cảnh khốn cùng, đến việc vua chỉ ngày đêm chơi bời, phóng đãng mà không lo việc nước. Cuộc sống ăn chơi phè phỡn cùa vua chúa trong cung đình đối lập với cuộc sống bần hàn, cực khổ của người dân. Tất cả đều như cái nhọt bọc âm ỉ nung nấu sự căm giận, chi chờ có cơ hội là bùng phát. Trong lời kể còn bộc lộ cảm xúc uất ức, khinh bỉ, phẫn nộ, căm ghét của thợ thuyền đối với bọn vua chúa ăn chơi xa hoa, đối xử tàn tệ với dân. Lời thoại đã mờ rộng tình huống và diễn tả sinh động những bức xúc cụ thể trong tâm trạng nhân vật tạo ra không khí kịch và đẩy mâu thuẫn ngày càng căng thẳng, dồn nén. Giọng điệu kể còn rất đẳc dụng khi lời thoại nhân vật vượt ra ngoài phạm vi nội tại của tình huống góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Ví dụ trong đoạn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm ở hồi thứ ba: - Vũ N h ư Tô: - (Cười) Nhưng thôi, hãy mời bà 169
  14. ĐẶC ĐIỀM KỊCH v ũ N H Ư TỎ CỦA NGUYỄN HUY TƯỚNG lên ngắm đài đã. Đài xây đẹp hơn nhiều lẳm. Bà đứng lên chồng đá này xem một lượt sẽ thấy nhời tôi là đúng. (Họ cùng đứng lên nhìn bon phía, một hồi lảu. M ặt Đan Thiềm tươi lên, nàng sung sướng ứa nước mắt. Sau đó họ cùng bước xuống, trời toi dân dần) - Đan Thiểm: - Đẹp! Quả thật đẹp! Đẹp quả. Tôi chỉ xin ông gìn giữ sức khỏe. Sự nghiệp thì mênh mang, sức người thì có hạn. Tôi thây ông quá say sưa về công việc, suốt ngày lao lực, đốc thúc thợ thuyền, xem xét tính toán. Đêm khuya còn thao thức bên ngọn đèn, ăn uống kham khổ, bao nhiêu bổng lộc vua ban đem chia cho thợ cả. Chăm chỉ là hay, nhưng quá độ thì có hại. Thấy ông đảm việc tôi mừng cũng cỏ, nhưng lo cũng nhiều. Trông ông sút đi nhiều, ông nên thận trọng kẻo có mệnh hệ nào thì lấy ai xảy tiếp Cửii trùng đài?. Từ tình huống ngắm Cửu Trùng đài, Đan Thiềm khéo léo chuyển cảm xúc ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của tòa đài, chuyển sang chuyện Vũ Như Tô quá say mê công việc, tận tụy đến từng chi tiết nhỏ, chia sẻ với anh em thợ từng đồng tiền bát gạo, không giữ chút gì cho riêng mình, lao động ngày đêm trên công trường xây dựng quên cả bản thân. Lời thoại cho thấy cung nữ Đan Thiềm giầu lòng trắc ẩn, đã hiểu và chia sẻ với Vũ 170
  15. ĐẶC ĐIỂM KỊCH v ũ NH Ư TÔ CỦA NGUYÊN HUY TƯỞNG Như Tô bằng tình cảm tri âm tri kỷ. Đó là tính cách và tấm lòng chân thành biết trọng và yêu mến người tài. Neu nhân vật Đan Thiềm đẹp trong cách sống luôn quên mình để nghĩ đến người khác, thì vẻ đẹp của nhân vật Vũ Như Tô được thể hiện trong quá trình lao động quên mình trong sáng tạo nghệ thuật. Trong tình yêu nghệ thuật, trong tình cảm tôn trọng lẫn nhau, họ như tạo ra một thế giới riêng của cái Đẹp tinh khiết, thanh tao. Trong kịch v ũ NHƯ TÔ thì nghệ thuật biết dồn nén sự kiện là nét đặc trưng, bời với thời gian mười tháng, là thời gian nghệ thuật trong vở kịch và thời gian thực cho kịch khoảng hai giờ trên sân khấu, mà có rất nhiều sự kiện diễn ra, khi ở trong cung cấm, khi lại ngoài cổng thành. Mặt khác các sự kiện xảy ra dồn dập trong cùng thời gian, đã tạo không khí căng thẳng đầy kịch tính. Theo dõi đối thoại sau: - Trung M ại: - Bẩm, cụ lớn Trịnh Duy Sản mưu với lủ Lê Quảng Đô, Trịnh Tri Sâm lập vua khác, đêm qua đã kéo quân vào cửa Bắc thần. - N guyễn Vũ: (Nóng ruột, dậm chân gắt) - Thiên tử đâu? - Trung M ại: - Bẩm, nguyên Trịnh Duy Sản sắm 171
  16. ĐẶC ĐIẾM KỊCH v ũ NHƯ TÔ CÚA NGUYÊN HUY TƯỚNG sửa thuyền bè khí giới họp ở bến đò Thái Cực, nói reo lên là đi đảnh Trần Cao, rồi đương đêm đem 3000 ■quân Kim Ngô hộ vệ vào cửa Bấc thần đốt lửa cho sảng. - Nguyễn Vũ: (Nóng ruột, dậm chân gẳt) - Thiên tử đâu? Nói mau lên. - Trung Mại: - Hoàng thượng trông thấy lửa sáng tưởng là giặc ập đen vội lên ngựa lẻn ra cửa Bảo Khánh, trời thì tối mà cứ lao mình đi, không đèn đuôc gì cả. Khi qua cứa Thái học đến ao Chu Tước ớ phường Bích Cảu thì vừa gặp Duy Sản... - Nguyễn Vũ: - Gặp Duy Sản? Trời! Thế còn gì? Nói mau lên. - Trung Mại: - Ngài hỏi nó! Giặc ở đáu? Nó không đáp ngoảnh mặt đi cười nhạt. Ngài quất ngựa về phía Tây, nó sai võ s ĩ tên là Hạch đuối theo, đăm vua ngã ngựa rồi giết chết. (Khóc) - N guyễn Vũ: - Hoàng thượng ơi! Hạ thần mới nghe qua câu chuyện đã đoán ngay có sự này (Cảm động quá, ngã xuống). - Trung M ại: - (Nức nở) Khốn nạn, Khâm đức hoàng hậu thương vua cũng nhảy vào lửa chết... (Không nói được nữa). 172
  17. ĐẶC ĐIẺM KỊCH v ũ NHƯ TÔ CỦA NGƯYẺN HUY TƯỚNG - Vũ N h ư Tô: - Xin cụ lớn hãv đê nghe xem có thực không đã. Không có lẽ... (Vực Nguyễn Vũ dậy) Beim cụ lớn. - Nguyễn Vũ: - (Van khócj Thực rồi đấy. Thôi cứ để mặc ta. Duy Sàn ta biết, nỏ tàn nhẫn vô cùng.’ Hoàng thượng ơi! ơ n tri ngộ mới được tám năm. Hoàng thượng băng hà, lão thần cũng không vén được với chủng. An lộc của vua, xin hết vì nạn của vua. Lão thân không muôn kéo dài kỉêp sông tàn làm gì nữa. (Rút dao đâm cổ tự tử và ngã lăn ra) ” - Tên nội giám: - Trịnh Duy Sản giết chết Thiên tử, hội triều đình lập con Mục Y Vương là Quang Trí lên ngôi. Có Võ tả hầu là Phùng Mai đứng lên mắng lũ phản nghịch. Đàng ác bắt Phùng Mai chém ngay ở nhà Nghị sự. Trong triều còn đang roi loạn thì An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Du ở bến Bồ Đe được tin vua bị giết, kẻo quân về đốt phả kinh thành. Thợ xây Cừu Trùng đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Tình thế nguy ngập lắm rồi. - Vũ N h ư Tô: - Thợ theo quân phán nghịch? Thế còn Cửu Trùng đài? - Tên nội giám : - Kè phá, người đốt. - Vũ N h u Tô: - Vô lý. 173
  18. ĐẬC ĐIẾM KỊCH v ũ NH Ư TỎ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG - Bọn nội giám: - Vô lý? Đe Cứu Trùng đài làm gì? Vì đâu mà có quân phản nghịch? An Hòa hầu đang tìm mấy lũ cung nữ đê phanh thảy làm trăm mảnh. M ày không biết tội hay sao? (Có tiếng kêu môi lúc một gần): Bạo chúa đã chết. Còn thẳng Vũ Như Tô đem phanh thây trăm mảnh (Cỏ tiếng đô ầm âm, họ chạy cả.) Xét trong đối thoại trên, có lời thoại kể về nhiều sự kiện cùng lúc xảy ra dồn dập: Âm mưu giết vua cũ lập vua mới cùa Trịnh Duy Sản, diễn biến cuộc khởi loạn được miêu tả chi tiết trong lời nhân vật Trung Mại. Trong đó, những chi tiết chính được nhấn mạnh: Trịnh Duy Sản đã chuẩn bị được 3000 quân, vua bị giết, hoàng hậu tự vẫn, Nguyễn Vũ tự đâm cổ chết... Lời thoại còn dự báo những hành động kế tiếp cho lớp sau là quân nổi loạn sẽ giết Vũ Như Tô và Đan Thiềm và đốt Cửu Trùng đài. Trong khi đó, trên sân khẩu chi diễn ra một chi tiết Nguyễn Vũ tự đâm cổ chết, còn những sự kiện khác xảy ra bên ngoài sân khấu bằng lời kể kèm theo cảm xúc của nhân vật. Tất cả đã tạo ra một không khí tràn ngập nỗi lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, dồn nén. Tất cả dẫn đến hành động cuối cùng của bi kịch là giết Vũ Như Tô và đốt Cửu Trùng đài ở lớp sau. 174
  19. ĐẶC ĐIẾM KỊCH v ũ NHƯ TÔ CỦA NGUYÊN HUY TƯỚNG Đối thoại trên thể hiện sinh động lịch sử của xã hội phong kiến trong thời kỳ rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong cuộc tranh giành quyền lực đó, nhân dân bao giờ cũng là những người phải hứng chịu hậu quà mât mát thê thảm nhất. Nhìn bề ngoài, cuộc nổi loạn xảy ra có vẻ bất ngờ, nhưng thực tế thì đó là kết quả tất yếu của một quá trình triều đình phong kiến mà đứng đầu là vua Lê Tương Dực đã đàn áp và bóc lột người dân đến tận cùng xương tủy. Trong không khí ngọn lửa căm thù của nhân dân bùng cháy, thì lẽ tất yếu ngọn lửa ấy sẽ thiêu cháy Cửu Trùng đài cùng với nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Vì thế bi kịch xảy ra với muôn vàn nồi tiếc nuối, xót xa cho sổ phận của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Sự kiện lịch sử đã được sừ dụng một cách khéo léo, làm nền và tạo không khí thích hợp cho bi kịch. Trong xã hội đầy những mâu thuẫn và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội sâu sẳc, thì số phận cùa nghệ thuật và người nghệ sĩ là vô cùng mong manh. Tuy dùng ngôn từ giản dị, nhưng không vì thế mà lời thoại của kịch Vũ Như Tô kém sâu sắc, bởi lẽ tính chất sâu sắc trong tư tưởng của tác phẩm được thể hiện bằng những lời thoại mang tính đa nghĩa và cái nhìn nhiều chiều. Khi dùng những đối thoại mang ẩn ý, nhà 175
  20. ĐẶC ĐIỂM KỊCH v ũ N H Ư T ỏ CỦA NGUYÊN HUY TƯỞNG văn thường gửi gắm những tư tưởng, quan niệm có tính triết lý về giá trị con người, ví dụ đối thoại sau là quan niệm tiến bộ về người trí thức: - Lê Tương D ục: Vua cần đến thì thần dân phải xả thân làm việc kỳ đến chết. - Vũ N h ư Tô: Nhưng xử đãi thế ai muốn trau dồi nghề nghiệp?Kính s ĩ mới đắc sĩ. - Lê Tương Dực: Kỉnh s ĩ đắc sĩ, mi là s ĩ đấy ư? Mi dám tự phụ là s ĩ thảo nào mi không sợ chết. - Vũ N h ư Tô: S ĩ mà không cỏ chân tài thì tiện nhản không bàn. Anh em tiện nhân còn có nguyện vọng sâu xa hơn với nước. Hoàng thượng quá nhầm về chữ sĩ. Một ông quan trị dân, một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điếm xuyết cho đất nước, tiện nhân chưa biết người nào mới đảng gọi là sĩ. Đối thoại trên thể hiện thái độ dũng cảm của Vũ Như Tô trong mâu thuẫn với Lê Tương Dực, là thái độ kiên quyết không cúi đầu trước bạo lực. Còn là thái độ tự tin vào học vấn, tài năng của chính mình và có khát vọng cống hiến vì non sông. Đồng thời khẳng định giá trị cao quý nhất của con người là thuộc về tài năng, và cái tài ấy phải được khẳng định. Giọng điệu kiêu hãnh của Vũ Như Tô khẳng định vị thế cao cả của người trí 176
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2