Khám phá mô hình sự sẵn lòng tẩy chay của người tiêu dùng theo hướng tiếp cận thuyết quy kết
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Khám phá mô hình sự sẵn lòng tẩy chay của người tiêu dùng theo hướng tiếp cận thuyết quy kết" dựa trên nền lý thuyết quy kết và sử dụng phương pháp kết hợp trong nghiên cứu định tính để khám phá mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tẩy chay của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có năm thành phần mới so với các nghiên cứu trước gồm “sự ác cảm”, “ghét”, “lo lắng”, “lập luận chống tẩy chay” và “nhận thức ảnh hưởng sức khỏe”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khám phá mô hình sự sẵn lòng tẩy chay của người tiêu dùng theo hướng tiếp cận thuyết quy kết
- KHÁM PHÁ MÔ HÌNH SỰ SẴN LÒNG TẨY CHAY CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THUYẾT QUY KẾT ThS. Cao Quốc Việt Khoa Quản trị , Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Nghiên cứu này dựa trên nền lý thuyết quy kết và sử dụng phương pháp kết hợp trong nghiên cứu định tính để khám phá mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tẩy chay của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có năm thành phần mới so với các nghiên cứu trước gồm “sự ác cảm”, “ghét”, “lo lắng”, “lập luận chống tẩy chay” và “nhận thức ảnh hưởng sức khỏe”. Từ khóa: sự ác cảm của người tiêu dùng, vị chủng tiêu dùng, sự sẵn lòng tẩy chay. Abstract Based on attribution theory and using netnography combined with grounded theory in qualitative research, this study explores the factors influencing the model of willingness to boycott of consumer. Findings show five new categories in comparison with previous research model, including “animosity”, “disgust”, “worry”, “boycott counter argument” and “health influence perception”. Key words: consumer animosity, consumer ethnocentrism, willingness to boycott. 1. Giới thiệu “Dùng hàng Việt Nam chắc chắn là yêu nước, dùng hàng Trung Quốc là đang sắm cho Trung Quốc vũ khí chĩa súng vào mình. Hãy tỏ lòng yêu nước đi các bạn. Tẩy chay hàng Trung Quốc”(langsonln2008@gmail.com) “Chết tôi vừa mua Iphone assembly in China vậy phải làm sao bây giờ. Tôi thấy hàng điện thoại Trung Quốc đẹp và rẻ mà. Không mua của Trung Quốc thì dùng hàng nước nào đây […]”(anhduong8@gmail.com) “Hàng Trung Quốc cũng có nhiều mặt hàng chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của mình và cái giá thành cũng thấp” (Phỏng vấn sâu, Nam, 30 tuổi, nhân viên) Khi một quốc gia gây ra các biến cố cho quốc gia khác, người tiêu dùng ở quốc gia bị tác động sẽ quy kết các hậu quả của biến cố dưới nhiều góc nhìn khác nhau. 547
- Cách thức mà họ quy kết sẽ dẫn đến những phản ứng cảm xúc và hành vi phản kháng khác nhau. Để giải thích cho hành vi tẩy chay của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa xuất xứ của một quốc gia gây ra biến cố, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hai nhóm biến chính: (1) “vị chủng tiêu dùng và (2) “sự ác cảm của người tiêu dùng”. Khái niệm “chủ nghĩa vị chủng”(ethnocentrism) đã được nghiên cứu bởi Shimp (1984). Sau đó, Shimp & Sharma (1987) đã xây dựng nên thang đo lường “vị chủng tiêu dùng”. Nhiều các nghiên cứu lặp lại, mở rộng thang đo, cũng như xem xét mối quan hệ cùng chiều với “sự sẵn lòng mua/tẩy chay” điển hình như Ahmad & Juhdi (2009); Chryssochoidis & cộng sự (2007); Erdogan & Uzkurt (2010); Kuncharin & Mohamed (2014) và Wei (2008). Hướng tiếp cận “chủ nghĩa vị chủng” được chú ý bởi các kết quả còn thiếu nhất quán. Klein & cộng sự (1998) đề xuất khái niệm “sự ác cảm của người tiêu dùng” và kiểm định mối quan hệ giữa khái niệm này với “sự sẵn lòng tẩy chay”. Nhóm Klein lần đầu tiên công bố những bằng chứng giải thích cho hành động tẩy chay hàng hóa xuất xứ Nhật của người Trung Quốc. Sự ác cảm của người dân Trung Quốc đối với sự tàn ác của quân đội Nhật trong chiến tranh ở Nam Kinh là nguyên nhân tác động đến hành vi từ chối tiêu dùng hàng Nhật. Tương tự như “vị chủng tiêu dùng”, hướng tiếp cận nghiên cứu về mối quan hệ giữa “sự ác cảm tiêu dùng” và “sự sẵn lòng mua/tẩy chay” mang lại nhiều kết quả chưa nhất quán. Lý do chính là những biến cố mang lại “sự ác cảm” của người dân ở các quốc gia khác biệt nhau, các nhà nghiên cứu định nghĩa và khám phá khái niệm “sự ác cảm” theo các hướng khác nhau cũng như các tác giả dựa trên lý thuyết nền khác nhau để suy diễn các mối quan hệ. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu không nên áp dụng mô hình sẵn có mà nên thực hiện nghiên cứu khám phá để đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp (Riefler & Diamantopoulos 2007). Ngoài ra, khi xem xét sự tác động “sự ác cảm tiêu dùng” và “vị chủng tiêu dùng” đến “sự sẵn lòng mua/ tẩy chay”, biến “đánh giá chất lượng sản phẩm” tham gia vào mô hình với vai trò trung gian. Căn cứ trên lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đã công bố, có nhiều sự tranh luận về giả thuyết và kết quả của các tác giả cho mối quan hệ trên. Nghiên cứu này tập trung vào khám phá mô hình các yếu tố tác động đến hành vi tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Quốc của người tiêu dùng Việt bởi hướng tiếp cận này còn nhiều tranh luận giữa các tác giả về cách tiếp cận các khái niệm nghiên cứu và giải thích cho mối quan hệ giữa các khái niệm trong các mô hình mà họ đề xuất. Ngoài ra, dựa trên những biến cố mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam thời gian gần đây đã dẫn đến những quy kết hậu quả, những cảm xúc khác nhau của người tiêu dùng Việt. Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá và mở rộng mô hình các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Quốc đứng trên nền thuyết quy kết và mô 548
- hình đề xuất của Mrad & cộng sự (2014). 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết nền Thuyết bản sắc xã hội (social identity theory) của Tajfel (1974) và thuyết quy kết (artribution theory) của Weiner (1985) được các nhà nghiên cứu sử dụng để suy diễn cho các mối quan hệ trong mô hình hành vi tẩy chay mà họ đề xuất. Tajfel (1974, 69) xem bản sắc xã hội là “một phần của sự định hình bản thân của một cá nhân mà những điều này được hình thành từ kiến thức của (anh ta) với tư cách thành viên của mình trong một nhóm (hay nhiều nhóm) cùng với sự quan trọng mang tính cảm xúc gắn liền với tư cách thành viên đó”. Tajfel (1982) nhận định “chủ nghĩa vị chủng” chỉ là điểm khởi đầu để giải thích cho sự xung đột giữa các nhóm do khan hiếm hàng hóa hoặc nguồn lực. Balabanis & Diamantopoulos (2004) cho rằng “chủ nghĩa vị chủng” có thể giải thích cho việc mua hàng nội hay ngoại của người tiêu dùng ở một quốc gia lý do là “khách hàng vị chủng có những niềm tin rằng mua hàng nhập ngoại là sai trái và vô đạo đức bởi vì nó gây tổn hại đến nền kinh tế trong nước và có thể gây ra tình trạng mất việc làm”(Shimp & Sharma 1987, 280). Thuyết quy kết của Weiner (1985) cho rằng con người bắt đầu một tìm kiếm mang tính nhận thức cho một sự giải thích về hành vi của một đối tượng khi đối tượng đó phải đối mặt với những hành vi không mong đợi, những hậu quả không mong muốn và/hoặc những biến cố quan trọng. Weiner (1985) hoàn chỉnh thuyết quy kết với đề xuất rằng sự quy kết có ba hướng: (1) vị trí (bên trong/bên ngoài), (2) khả năng kiểm soát và (3) tính ổn định của nguyên nhân và kết quả. Weiner (2000) đề xuất hai nguyên lý cơ bản khi vận dụng thuyết quy kết vào lĩnh vực tâm lý người tiêu dùng. Ông cho rằng khi một hậu quả tiêu cực (biến cố) xảy ra, (1) nó sẽ dẫn đến trạng thái cảm xúc tiêu cực nói chung, hoặc (2) người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin liên quan đến nguyên nhân, sau đó đưa ra nguyên nhân và phân loại tính chất nguyên nhân. Nếu nguyên nhân mang tính ổn định, họ sẽ ở trong những trạng thái cảm xúc mong đợi (ví dụ như hy vọng, sợ hãi) và những trạng thái cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến hành vi cuối cùng của họ. Nếu nguyên nhân mang tính kiểm soát, họ sẽ quy trách nhiệm cá nhân và cảm xúc lúc này của họ sẽ là sự tức giận, cảm xúc này sẽ dẫn đến hành vi cuối cùng của họ. Vận dụng thuyết quy kết của Weiner để giải thích cho các mối quan hệ liên quan đến hành vi tiêu dùng/tẩy chay có các tác giả như (Leong & cộng sự 2008) và (Mrad & cộng sự 2014). Leong & cộng sự (2008) cho rằng khái niệm “sự ác cảm” có thể là một 549
- khái niệm nghiên cứu chỉ gồm hai hướng: “ác cảm theo tình huống” và “ác cảm ổn định” từ đó các tác giả dựa trên thuyết quy kết để lý giải các mối quan hệ trong mô hình mà nhóm đề xuất ví dụ như “đánh giá mang tính nhận thức về sản phẩm”, “đánh giá mang tính cảm xúc về sản phẩm” và “sự sẵn lòng tiêu dùng” Cùng mượn thuyết quy kết để suy diễn các mối quan hệ trong mô hình nhưng Mrad & cộng sự (2014) tiếp cận dưới một nhận thức luận khác so với nhóm Leong. Khi người tiêu dùng ở một quốc gia đánh giá một quốc gia gây ra tổn hại cho họ, người tiêu dùng sẽ thể hiện cảm xúc bực tức bằng cách phản ứng ngược, trong trường hợp này họ sẽ từ chối không mua hàng hóa từ quốc gia này nữa vì họ cho rằng hành động của họ đang giúp ích cho đất nước. Ngoài ra, khi người tiêu dùng cảm nhận một biến cố có thể được kiểm soát bởi một tổ chức (một công ty/một quốc gia), sự tức giận của họ sẽ gia tăng và lúc này sự tức giận đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự ác cảm của họ và hành vi tiêu dùng (Mrad & cộng sự 2014). Hành vi tẩy chay và Sự sẵn lòng tẩy chay Friedman (1985, 97) cho rằng “tẩy chay của người tiêu dùng”(consumer boycott) là “một nỗ lực để đạt những mục tiêu nhất định của một hay nhiều nhóm bằng cách thúc dục người tiêu dùng cá nhân tránh mua những hàng hóa nào đó trên thị trường”. John & Klein (2003, 1197) nhìn nhận tẩy chay như một khái niệm "mang tính công cụ, là kế hoạch đã vạch sẵn nhằm ảnh hưởng đến hành vi của một doanh nghiệp (hay một thể chế/tổ chức khác) thông qua việc từ chối mua các sản phẩm thuộc công ty hoặc tổ chức đó". Shebil & cộng sự (2011, 386) tổng kết “sự tẩy chay đơn giản chỉ là một dạng hành vi chống tiêu dùng, đặc trưng bởi hành động mang tính tập thể đã được hoạch định bởi một cộng đồng người tiêu dùng để diễn tả một sự không hài lòng hoặc để đạt những mục tiêu đặc biệt nào đó”. Từ khái niệm “tẩy chay của người tiêu dùng” nêu trên, các học giả thường sử dụng khái niệm nghiên cứu “sự sẵn lòng tẩy chay”(willing to boycott) để đo lường hành vi tẩy chay của người tiêu dùng. “Vị chủng tiêu dùng” và “sự sẵn lòng tẩy chay” “Vị chủng tiêu dùng” có quan hệ cùng chiều với “sự sẵn lòng tẩy chay sản phẩm” có xuất xứ từ quốc gia bị ác cảm (Klein & cộng sự 1998). Kết quả này được chấp nhận bởi (Ang & cộng sự 2004); (Cui & cộng sự 2012) hay (Ishii, 2009). Tuy nhiên, một số kết quả khác không chấp nhận mối quan hệ này chẳng hạn như các kết quả nghiên cứu của (Ettenson & Klein, 2005); (Ma & cộng sự 2012); (Maher & cộng sự 2010). “Sự ác cảm của người tiêu dùng”, “đánh giá chất lượng sản phẩm” và “sự sẵn lòng tẩy chay” Klein & cộng sự (1998, 90) định nghĩa khái niệm “sự ác cảm của người tiêu 550
- dùng” là “tàn dư của những cảm xúc ghét bỏ một cách mạnh mẽ liên quan đến các hành động quân sự đã xảy ra, những biến cố kinh tế hoặc chính trị”. Theo mô hình nhóm Klein, “sự ác cảm của người tiêu dùng” có tác động cùng chiều với “sự sẵn lòng tẩy chay”. Các nghiên cứu sau đó đã tiếp tục kiểm định mô hình với những bối cảnh kinh tế, chính trị tùy thuộc từng nước khác nhau. Lee & Lee (2013) xem xét sự ác cảm của người tiêu dùng Nhật đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc vì tranh chấp đảo Senkaku. Smith & Li (2010) xem xét sự ác cảm của người dân Trung Quốc và hành vi “tham gia vào tẩy chay” mỗi khi các chính trị gia Nhật đi thăm ngôi đền Yashukuni. Mrad & cộng sự (2014) lấy bối cảnh sự can thiệp của Mỹ vào các quốc gia ở Trung đông để xem xét sự ác cảm của người dân ở Lebanon và Tunisia đối với hành vi tẩy chay hàng hóa xuất xứ từ Mỹ. Hoffmann & cộng sự (2011) nhận xét mô hình của Klein & cộng sự (1998) có quá nhiều hạn chế vì không thể tổng quát hóa mô hình khi thực hiện nghiên cứu trong bối cảnh đa quốc gia. Chính vì vậy, các kết quả kiểm định mô hình nhóm Klein thường dẫn đến các kết quả thiếu nhất quán. Ngoài ra, “sự ác cảm của người tiêu dùng” độc lập hay tác động đến “đánh giá chất lượng sản phẩm” là sự tranh luận lớn giữa các tác giả nhiều năm qua. Kết quả kiểm định cho thấy nhiều nghiên cứu ủng hộ cho sự độc lập của hai biến này ví dụ như (Klein& cộng sự 1998); (Klein, 2002); (Lee & Lee, 2013); (Maher & Mady, 2010); (Nakos & Hajidimitriou, 2007). Nhiều nghiên cứu khác có kết quả ủng hộ cho mối quan hệ nghịch chiều ví dụ như (Eren, 2013); (Ettenson & Klein, 2005); (Hoffmann & cộng sự 2011); (Ishii, 2009); (Leong cộng sự 2008); (Shoham cộng sự 2006). Suy diễn từ thuyết quy kết, Mrad & cộng sự (2014) đã phân tách phần quy kết nguyên nhân ác cảm của người tiêu dùng và phần cảm xúc tiêu cực. Đây chính là mô hình mở rộng từ mô hình nhóm Klein. Kết quả kiểm định của nhóm Mrad thiếu nhất quán khi so sánh giữa hai thị trường Lebanon và Tunisia. Từ những khoảng trống nêu trên, nghiên cứu này lấy mô hình nhóm Mrad làm nền tảng so sánh, từ đó áp dụng hướng tiếp cận định tính để khám phá, mở rộng cũng như loại bỏ một số thành phần trong mô hình mà nhóm tác giả này đề xuất. Sự lựa chọn mô hình nhóm Mrad cho nghiên cứu này căn cứ trên các kết quả chưa nhất quán khi kiểm định mô hình gốc của nhóm Klein qua nhiều thị trường. Tại thời điểm nghiên cứu, mô hình của nhóm Mrad gợi mở một hướng tiếp cận mới cần có sự kiểm định và mở rộng ở các thị trường có biến cố tương đồng điển hình như việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc gây ra cho Việt Nam là một ví dụ thực tiễn đáng để nghiên cứu. 551
- Hình 1. Mô hình “sự sẵn lòng tẩy chay” Nguồn: Mrad & cộng sự (2014) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mục đích chính của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này là kiểm định sự phù hợp của mô hình và mở rộng mô hình với các thành phần mới trên cơ sở mô hình gốc (Debus, 1988); (Nguyễn Văn Thắng, 2013). Theo Creswell (2007), năm hướng tiếp cận trong nghiên cứu định tính gồm: nghiên cứu tường thuật (narrative research); hiện tượng học (phenomenology); dân tộc học (ethnography); nghiên cứu tình huống (case study) và lý thuyết “nền tảng” (grounded theory). Ngoài ra, còn thêm một hướng tiếp cận nữa được các nhà nghiên cứu định tính sử dụng là “netnography”, một nhánh của nghiên cứu dân tộc học (ethnography) được khởi xướng bởi Kozinets & Handelman (1998), Kozinets (2002) và Kozinets (2010). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp netnography kết hợp grounded theory. Phương pháp Netnography Phương pháp Netnography được Kozinets & Handelman (1998) giới thiệu và được nhiều nhà nghiên cứu định tính chấp nhận như là một nhánh của hướng tiếp cận dân tộc học trong nghiên cứu định tính. Kozinets (2002, 62) nhận định: “Netnography hay còn gọi là ethnography trên mạng Internet, là một phương pháp nghiên cứu định tính mới mà phương pháp này điều chỉnh những kỹ thuật nghiên cứu mang tính dân tộc học để nghiên cứu văn hóa và các cộng đồng mà những cộng đồng này giao tiếp với nhau thông qua trung gian là chiếc máy tính”. Kozinets, (2002) cũng cho rằng so với các phương pháp truyền thống, netnography có nhiều ưu điểm vì nhà nghiên cứu không mất thời gian để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm, ngoài ra nó không mang tính cưỡng ép vì người tham gia trong cộng đồng mạng tự nguyện và tự do thể hiện quan điểm của họ. 552
- Cộng đồng mạng là các nhóm người tham gia vào bình luận các chủ đề trên các diễn đàn, các mục bình luận ở các tạp chí mạng. Sau khi chọn các cộng đồng mạng liên quan, nhà nghiên cứu đánh giá mức độ tương tác thông qua số lượng các bình luận được đăng tải, đánh giá dữ liệu thu thập có chi tiết và giàu tính mô tả hay không. Công việc kế tiếp là sao chép các đoạn bình luận để đưa vào phân tích nội dung dữ liệu. Kozinets (2002) cho rằng nhà nghiên cứu phải luôn nhớ là họ đang phân tích nội dung giao tiếp của một cộng đồng mạng chứ không phải là quan sát cộng đồng đó như thế nào vì vậy mà đặc tính cá nhân của người đang tham gia vào cộng đồng đó không cần phải chú ý. Phương pháp Grounded Theory (GT) Hướng tiếp cận lý thuyết “nền tảng” (GT) được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như xã hội học (Glaser & Strauss, 2006); tâm lý học, giáo dục học (Creswell, 2007); kinh doanh và marketing (Goulding, 2002). Nhà nghiên cứu tiếp cận hướng GT sẽ khám phá các vấn đề đang tồn tại trong lĩnh vực của họ. Chính những vấn đề này một khi được khai phá sẽ “chuyển hóa” thành lý thuyết dưới “tư duy” của các nhà khoa học. Strauss (1987) cho rằng lý thuyết đóng một vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu định tính. Hướng tiếp cận này tiếp tục được khẳng định qua các công trình công bố sau đó của Corbin & Strauss (1990), Corbin & Strauss (1998), (Heath, 2006). Ngoài hướng tiếp cận theo quy nạp, các nhà nghiên cứu còn tiếp cận theo hướng thích ứng(adaptive), hướng tiếp cận này không những chỉ xem nghiên cứu định tính góp phần xây dựng lý thuyết mà cũng có thể kiểm định lý thuyết (Charmaz 2006), (Yin 2010). Nghiên cứu này đứng trên nền lý thuyết quy kết và mô hình lý thuyết được kiểm định bởi Mrad & cộng sự (2014), từ đó tác giả mở rộng thêm các thành phần mới thông qua nghiên cứu định tính với hai phương pháp bổ sung cho nhau là netnography và lý thuyết “nền tảng”. Mẫu nghiên cứu Hai chủ đề liên quan đến tẩy chay có nhiều người bình luận trên trang vnexpress.net và dantri.com.vn được chọn phân tích hành vi của người tiêu dùng là chủ đề “tẩy chay hàng Trung Quốc” và “tẩy chay hàng Trung Quốc là yêu nước tiêu cực”. 240 đoạn bình luận được tổng hợp để phân tích. Để bổ sung vào những điểm yếu của phương pháp netnography và gia tăng thêm tính giá trị của hướng tiếp cận nghiên cứu định tính, phương pháp GT được sử dụng với hai kỹ thuật áp dụng là thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Kỹ thuật thảo luận nhóm được thực hiện với hai nhóm sinh viên năm ba (6 sinh viên nữ, 5 nam, độ tuổi trung bình 21), một nhóm sinh viên cao học (3 nữ, 1 nam, học 553
- viên đến từ ba khoa khác nhau, độ tuổi trung bình 26). Phỏng vấn sâu “face to face” được thực hiện với năm người tiêu dùng (3 nữ, 2 nam, độ tuổi trung bình gần 30, đã tốt nghiệp đại học). Mẫu trong nghiên cứu định tính là phương pháp lấy mẫu phi xác suất. Tuy nhiên, lấy mẫu phi xác suất không có nghĩa là tùy tiện, muốn lấy ai cũng được. Người được phỏng vấn phải là người người bình thường về nhận thức và hành vi, họ sẵn lòng chấp nhận lời mời tham gia phỏng vấn trong trạng thái thoải mái, tự nguyện và có quyền biết trước chủ đề và nội dung phỏng vấn, có quyền từ bỏ cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào cũng như có quyền đề nghị đổi câu hỏi và quyền được giữ kín thông tin cá nhân. Như vậy, đối tượng tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của nhà nghiên cứu. Sau khi tiếp cận các đối tượng, có thể nói các nhóm đối tượng có học vấn dưới trình độ trung học phổ thông là nhóm được đánh giá khó và rất khó tiếp cận. Họ từ chối nhận lời phỏng vấn vì các lý do khác nhau và đôi khi không vì lý do gì, đơn giản là họ không thích và không quan tâm, có người tỏ ra lo sợ. Ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn sau trung học phổ thông, tình hình tiếp cận mẫu khả quan hơn đối với nhóm người tiêu dùng là thanh niên (sinh viên và không phải sinh viên) nhưng rất khó khăn với nhóm trung niên, già và cao tuổi. Họ từ chối phỏng vấn vì không thích, bận việc cá nhân. Do đó, sau khi nhà nghiên cứu tiếp xúc, làm quen, giới thiệu chủ đề với các đối tượng phỏng vấn, rất nhiều người đã từ chối phỏng vấn, chỉ có năm người đồng ý tham gia. Trong số năm người này, người nữ đầu tiên là một giảng viên đại học, 32 tuổi, đã lập gia đình và có một con. Người nữ thứ hai là một nhân viên kế toán, 27 tuổi; người nữ tham gia thứ ba là một giáo viên mầm non, 25 tuổi. Người nam thứ nhất tham gia là một nhân viên IT, 28 tuổi. Người nam tham gia thứ hai là giảng viên cao đẳng, 28 tuổi. Kích cỡ mẫu không được xác định trước mà phụ thuộc vào mức độ bão hòa thông tin khi nhà nghiên cứu nhận thấy thành phần (category) mới của lý thuyết nổi lên. Nội dung của các bình luận được sao chép và dán thành văn bản, các phần trả lời của thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu được ghi âm và chuyển thành văn bản để có thể đưa vào phần mềm QSRNVivo phiên bản 8. Công đoạn xử lý được tiến hành qua hai giai đoạn, giai đoạn mã hóa theo phương pháp mã hóa theo từ khóa nhằm mục đích mã hóa, rút các thành phần và cụm từ liên quan. Giai đoạn này được tiến hành song song với việc viết memos, một dạng viết lưu ký liên quan đến việc mô tả, so sánh sơ bộ các thành phần, nội dung các thành phần với mô hình và khung lý thuyết đã có. Cuối cùng là giai đoạn viết và báo cáo kết quả, giai đoạn này trình bày kết quả nghiên cứu, kết nối các thành phần thành mô hình nghiên cứu đề xuất. 554
- 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy có các thành phần (categories) nổi lên từ dữ liệu định tính Thành phần “sự ác cảm” Thành phần “sự ác cảm” thể hiện quan điểm quy kết của người tiêu dùng về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thành phần này được phân nhóm thành hai thành phần con (sub-categories): thành phần (1) “ác cảm mối quan hệ hiện tại” và (2)“ác cảm mối quan hệ lịch sử”. Ví dụ: một người bình luận “[…] bản chất của Trung Quốc 1000 năm vẫn vậy, bành trướng, thâm hiểm, gian xảo, độc ác”( giatonguyena2@gmail.com) Sự quy kết của người tiêu dùng về hành động của Chính phủ, nhà lãnh đạo Trung Quốc nổi lên các nội dung ở bảng sau: Bảng 1. Thành phần “sự ác cảm” Thành phần “ác cảm mối quan hệ hiện tại”(Từ khóa/tần suất) Bản chất thâm, thâm độc (9); bành trướng(5); bẩn tính (2); xâm lăng (2); cướp nước (2); coi thường luật pháp quốc tế (2); hung hăng (2); nham hiểm (2); tham lam (2); chẳng tốt đẹp gì (2); thách thức (2); không thể lường trước(2); không thể tin được(1); luôn phải đề phòng(1); nhiều tính toán (1); không coi ai ra gì (1); bản chất ngông cuồng (1); gian xảo, đểu cáng, xảo trá(3); tiểu nhân(1); ngụy quân tử (1); ngang tàng (1); ỷ lớn hiếp nhỏ (1); không chơi được (1) Thành phần “ác cảm mối quan hệ lịch sử” (Từ khóa/tần suất) đô hộ ngàn năm (2); luôn toan tính cắn trộm (1); bẩn tính từ xưa (1); ngàn năm xâm lược (3); kẻ thù truyền kiếp (2); thâm độc từ xưa (1) Thành phần “ác cảm (mang tính) kinh tế” “Ác cảm (mang tính) kinh tế” xuất phát từ những quy kết của người tiêu dùng về sự tác động về kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam nếu như người tiêu dùng sử dụng hàng hóa từ Trung Quốc và những biến cố mà chính phủ Trung Quốc gây ra. 555
- Bảng 2. Thành phần “ác cảm (mang tính) kinh tế” Từ khóa/tần suất bất bình đẳng thương mại(3); giảm thu hút FDI(1); không cạnh tranh được(1); lệ thuộc kinh tế(5); nhập siêu (5); phá giá(2); phá hoại kinh tế(7); thua thiệt(2) Thành phần “vị chủng tiêu dùng” Thành phần “vị chủng tiêu dùng” nổi lên với các từ khóa tương tự như nội dung đo lường “vị chủng tiêu dùng” mà các tác giả trước đã từng sử dụng ví dụ như Klein & cộng sự (1998), Shimp & Sharma, (1987). Nội dung chính của thành phần này nói lên quan điểm của người tiêu dùng về việc sử dụng hàng nội và hàng Trung Quốc và những hậu quả. Thành phần này đã từng được kiểm định trước đó ở thị trường Việt Nam trong các nghiên cứu của Nguyen & cộng sự (2008); Le & cộng sự (2013); (Cao Quốc Việt, 2015) . Bảng 3. Thành phần “vị chủng tiêu dùng” Từ khóa/tần suất Ưu tiên dùng hàng Việt(41); làm giàu cho Trung Quốc(8); gây hại cho bản thân&quốc gia(2);giết chết doanh nghiệp nội(1); yêu nước(27); giúp kẻ thù chế tạo vũ khí xâm lược(5); kích thích sản xuất trong nước(3); bảo vệ Tổ quốc(2); kinh tế đất nước phát triển(2); cơ hội cho doanh nghiệp nội cải thiện chất lượng(1); đánh đuổi ngoại xâm(1); bảo vệ lợi ích người Việt(1); không tiếp sức cho quân xâm lược(1); kích cầu nền kinh tế đất nước(1); phản bội Tổ quốc(1) Thành phần “đánh giá chất lượng sản phẩm” Thành phần đánh giá chất lượng hàng hóa Trung Quốc dựa trên ý kiến của người tiêu dùng Việt cho thấy hai khuynh hướng trái ngược nhau. Người tiêu dùng sẽ tẩy chay hàng hóa chất lượng kém, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nhưng họ sẽ chấp nhận mua những mặt hàng mà theo đánh giá của họ là có chất lượng tốt, giá rẻ, mẫu mã đẹp. Kết quả nghiên cứu định tính nhất quán với khái niệm và nội dung đo lường từ các thang đo của Klein & cộng sự (1998), Lee&Lee (2013). 556
- Bảng 4. Thành phần “đánh giá chất lượng sản phẩm” Thành phần “đánh giá chất lượng” hàng “Đánh giá chất lượng” hàng Trung Trung Quốc (tiêu cực) (từ khóa/tần suất) Quốc (hướng tích cực) (từ khóa /tần suất) chất lượng kém(14); dỏm(4); độ bền đẹp(3); mẫu mã bắt mắt(1); không thấp(1); đểu(1); độc hại(21); nguy phải sản phẩm nào cũng kém(1); hại(4); gây hại sức khỏe(1); không an thương hiệu nổi tiếng đều sản xuất ở toàn(2); không vệ sinh(2); không được Trung Quốc(2); nhiều loại hàng hóa kiểm định(1); không ổn định(1); ít mặt đảm bảo chất lượng(1); nhiều loại tốt(2); nhái(1); tác động đến môi hàng chất lượng tốt(3); không ảnh trường(1) hưởng đến sức khỏe(3) Thành phần “cảm xúc” Thành phần cảm xúc nói lên những trạng thái cảm xúc của người tiêu dùng đối với các biến cố mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam suốt thời gian qua. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá ba thành phần gồm “sự tức giận”, “ghét”, “lo lắng”. Bảng 5. Thành phần “cảm xúc” Thành phần “sự tức giận”: bất bình(3); bức xúc(7); căm giận(1); căm phẫn(4); căm thù(1); tức giận(1); khó chịu(2) Thành phần “ghét”: ác cảm(2); ghét(7); không thích(1); không đồng tình(1); không thể chấp nhận(2); không thể tha thứ(1) Thành phần “lo lắng” : lo lắng(2); hoang mang(2) Thành phần “đánh giá ảnh hưởng sức khỏe” Thành phần được đặt tên “đánh giá ảnh hưởng sức khỏe” nổi lên gồm các từ khóa minh họa ở bảng 5. Bảng 6. Thành phần “đánh giá ảnh hưởng sức khỏe”của hàng hóa xuất xứ Trung Quốc “Đánh giá ảnh hưởng sức khỏe” (từ khóa/tần suất) ảnh hưởng môi trường(2); ảnh hưởng nghiêm trọng nòi giống(1); ảnh hưởng sức khỏe(8); bảo vệ sức khỏe(1); chết sớm vì ung thư(1); chuốc lấy tai họa(1); giết dần bản thân(1); hủy diệt sức khỏe(1); làm hại bản thân(1); nguy cơ suy giảm sức khỏe(1); rất nguy hiểm(1); rước bệnh/họa vào thân(3) 557
- Thành phần “lập luận chống tẩy chay” Thành phần này liên quan đến quan điểm chống tẩy chay hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng. Quan điểm của họ bao gồm các từ khóa nổi lên như sau: Bảng 7. Thành phần “lập luận chống tẩy chay” “Lập luận chống tẩy chay”(từ khóa/tần suất) Thành phần “giá”: giá rẻ(4); giá phù hợp thu nhập(1); còn nghèo(1); đáp ứng được nhu cầu(2) Thành phần “khan hiếm hàng thay thế”: hàng Việt Nam khan hiếm(3); không có lựa chọn nào khác(2); hàng Việt nhưng nguyên liệu cũng từ Trung Quốc(1); hàng hóa nước khác đắt(1); nhiều hàng hóa trên thế giới đều sản xuất ở Trung Quốc(1) Thành phần “tổn hại về kinh tế”: không xuất khẩu sang Trung Quốc được nữa(1); kinh tế bất ổn nếu Trung Quốc tẩy chay lại (1); doanh nghiệp kinh doanh hàng Trung Quốc phải đóng cửa(1); hại nhiều hơn lợi(1) Thành phần “kiến thức về sản phẩm”: hàng Trung Quốc nhưng dán mác Việt Nam(2); hàng Trung Quốc dán mác Thái, Đài loan(1); thiếu kiến thức về hàng Trung Quốc(2); không phân biệt được(2) Thành phần “sự sẵn lòng tẩy chay” Thành phần “sự sẵn lòng tẩy chay” thể hiện những tuyên bố của người tiêu dùng về hành vi của họ với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc. Thành phần này được tách thành ba phân nhóm, nhóm thể hiện hành động đã xảy ra trong quá khứ được đặt tên “đã từng tẩy chay”, nhóm “đang/có ý định tẩy chay” và nhóm có “cảm xúc tiêu cực” đối với hàng xuất xứ Trung Quốc. Thành phần “đã từng tẩy chay” mô tả lời tuyên bố của người tiêu dùng thể hiện hành vi từ chối tiêu dùng hàng hóa Trung Quốc trong quá khứ gắn liền với một mốc thời gian nào đó. Thành phần "đang/có ý định tẩy chay" thể hiện hành vi tẩy chay của người tiêu dùng ở thời điểm họ đang nói hoặc trong tương lai. Thành phần “cảm xúc tiêu cực” đối với hàng xuất xứ Trung Quốc được biểu hiện qua các từ khóa sợ, không có cảm tình, ác cảm. So sánh với các nghiên cứu trước, nội dung của thành phần “tẩy chay” tương tự như nội dung của các phát biểu đã từng được các tác giả như Klein & cộng sự (1998); (Lee & Lee, 2013) sử dụng. 558
- Bảng 8. Thành phần “sự sẵn lòng tẩy chay” Thành phần “cảm xúc tiêu cực” đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc gồm: sợ(2); không có cảm tình(1); ác cảm(2) Thành phần “tẩy chay”(từ khóa/tần suất) “Đã từng tẩy chay” “Đang tẩy chay” Không sử dụng từ lâu(8) giảm mua(1); hạn chế mua(3); không dùng(5); Nói không từ lâu(3) không mua(7); lảng tránh(1); Tẩy chay từ lâu(9) phản đối(1); tẩy chay(20); ủng hộ tẩy chay(10) Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên những phân tích và so sánh kết quả trên, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: 3.2. Thảo luận kết quả So sánh mô hình đề xuất của nghiên cứu này và mô hình gốc của Mrad & cộng sự (2014), các thành phần không thay đổi so với mô hình gốc gồm: “sự tức giận”, “vị chủng tiêu dùng”, “đánh giá chất lượng sản phẩm” và “sự sẵn lòng tẩy chay”. Một số điểm khác biệt được rút ra như sau: Nghiên cứu này chưa phát hiện bằng chứng định tính để chấp nhận hai thành phần “sự khẳng định bản thân” và “sự trừng phạt” do đó hai thành phần này bị loại khỏi mô hình. 559
- Các thành phần mới gồm: “sự ác cảm”, cảm xúc “ghét”, “lo lắng”, “lập luận chống tẩy chay” và “đánh giá ảnh hưởng sức khỏe”. Mrad & cộng sự (2014) sử dụng khái niệm “sự ác cảm” của người người tiêu dùng Lebanon và Tunisia là một khái niệm đa hướng với hai thành phần là “ác cảm do chiến tranh” và “ác cảm mang tính kinh tế”. Nghiên cứu này phát hiện nội dung mới “ác cảm mối quan hệ hiện tại” và “ác cảm mối quan hệ lịch sử”. Bản chất cùng là sự ác cảm do quy kết nhưng nội dung quy kết của người dân Việt Nam khác biệt so với người dân Lebanon và Tunisia. Đứng trên nền thuyết quy kết, khi một hậu quả tiêu cực (biến cố) xảy ra, nó sẽ dẫn đến trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người nói chung. Có bốn trạng thái cảm xúc tiêu cực từng được các nhà tâm lý học nhắc đến gồm “sự tức giận”, “ghét”, “lo lắng” và “buồn” (Ekman, 1992); (Izard, 1977); (Ortony & Turner 1990). Thành phần “sự tức giận” đã được đề cập trong mô hình Mrad. Nghiên cứu này phát hiện thêm thành phần “ghét”, “lo lắng”. Ví dụ: “[...] thấy Trung Quốc hành động như vậy, em ghét Trung Quốc, […] rất là bức xúc, rất là ghét” (thảo luận nhóm, nữ, 21 tuổi, sinh viên). Tại thời điểm nghiên cứu, chưa thấy các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cảm xúc “ghét”, “lo lắng” và “sự sẵn lòng tẩy chay” của người tiêu dùng. Đối chiếu với các nghiên cứu liên quan về hành vi tẩy chay, “lập luận chống tẩy chay” là khái niệm đã từng được Klein & cộng sự (2004) nghiên cứu với tên gọi “counter-arguments”. Klein & cộng sự (2004) dựa trên biến cố một công ty đa quốc gia ở châu Âu (Bremmer) tuyên bố đóng cửa nhà máy để chuyển cơ sở sản xuất sang quốc gia khác, một số người tiêu dùng tẩy chay công ty Bremmer, một số người không tẩy chay. Nhóm Klein khám phá nguyên nhân chống tẩy chay có thể được giải thích bởi các lý thuyết trong tâm lý xã hội học về sự hợp tác và giúp đỡ. Lý thuyết nền giải thích là thuyết phân tán trách nhiệm được đề xuất bởi Darley & Latané, (1968), Latané & Darley, (1969). Nếu như những người tẩy chay tin rằng việc làm của họ có thể làm thay đổi quyết định của công ty Bremmer, có thể giúp ích cho nhân viên đang làm việc ở công ty không bị mất việc thì những người chống tẩy chay không nghĩ như vậy. Lập luận của họ là việc tẩy chay không mua hàng của Bremmer càng làm cho tình trạng mất việc trở nên trầm trọng hơn, thêm vào đó họ cho rằng đã có những người khác tham gia tẩy chay, việc họ tham gia là không cần thiết. Người tiêu dùng Việt Nam cũng lập luận để chống lại quan điểm tẩy chay của những người khác nhưng lập luận của họ khác với lập luận của người tiêu dùng châu Âu. Những điểm khác biệt được minh họa ở bảng trên. Lập luận chống lại sự tẩy chay hàng Trung Quốc của người tiêu dùng Việt có nội dung phong phú, phức tạp hơn nhiều so với lập luận chống tẩy chay của người tiêu dùng châu Âu. Lý do có thể là hai biến cố xảy ra hoàn toàn khác nhau. Biến cố ở châu 560
- Âu là do một công ty tuyên bố đóng cửa, dịch chuyển nhà máy, trong khi đó biến cố ở Việt Nam là hành động xâm phạm lãnh thổ của một Chính phủ. Xét về mức độ nghiêm trọng và tầm ảnh hưởng thì biến cố ở Việt Nam có thể được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng lớn hơn so với biến cố ở châu Âu. Vì vậy, lập luận chống tẩy chay của người tiêu dùng Việt thể hiện qua bốn thành phần con gồm: giá rẻ, khan hiếm hàng thay thế, tổn hại kinh tế, thiếu kiến thức về sản phẩm. Ví dụ một người tiêu dùng khi được hỏi “quan điểm của Anh về việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc?” “[…] tui không hẳn tẩy chay hàng Trung Quốc. Xét trên nhiều mặt khác nhau thì hàng Trung Quốc cũng có nhiều mặt hàng chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của mình và cái giá thành cũng thấp” (phỏng vấn sâu, Nam, 28 tuổi, nhân viên) Một số người tiêu dùng có quan điểm rằng nên tẩy chay hàng Trung Quốc vì sử dụng hàng Trung Quốc là “ảnh hưởng đến sức khỏe”, “giết dần bản thân” hoặc “rước bệnh vào thân”. “Đánh giá ảnh hưởng sức khỏe” của sản phẩm xuất xứ Trung Quốc theo quan điểm của người tiêu dùng như trên không lạ so với các nghiên cứu đã thực hiện và công bố trên thế giới. Năm 2004, Schniederjans & cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu khảo sát “cảm nhận chất lượng” của hàng hóa xuất xứ Trung Quốc của người tiêu dùng Mỹ. Kết quả khẳng định giá trị và chất lượng của hàng hóa xuất xứ Trung Quốc được người tiêu dùng Mỹ đánh giá kém hơn so với các quốc gia khác. Nhiều năm sau, Schniederjans & cộng sự (2011) đánh giá lại nghiên cứu của họ, “cảm nhận chất lượng” của người tiêu dùng về chất lượng và hàng hóa xuất xứ Trung Quốc không hề tăng lên mà còn giảm đi. Nghiên cứu của Feng & cộng sự (2010) cho thấy “cảm nhận rủi ro” của người tiêu dùng Mỹ về sản phẩm đồ chơi và thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc và Mehico gồm các nội dung như: sản phẩm xuất xứ từ hai quốc gia này làm họ “sợ tới khiếp”, “không thể kiểm soát nổi”, “có nguy cơ gây bệnh”, “gây hậu quả về bệnh hiểm nghèo”, “ảnh hưởng từ từ đến nguy cơ gây chết người”. Có thể thấy “đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe” của hàng hóa xuất xứ Trung Quốc dựa trên quan điểm của người tiêu dùng Việt Nam có nội dung rộng, phong phú và đầy tính mô tả hơn so với năm nội dung của Feng & cộng sự (2010) dưới tên gọi “cảm nhận rủi ro”. Nghiên cứu của nhóm Feng không đánh giá mối quan hệ giữa “cảm nhận rủi ro” và tẩy chay. Nghiên cứu này đề xuất giả thuyết có mối quan hệ cùng chiều giữa “đánh giá ảnh hưởng sức khỏe” đối với “sự sẵn lòng tẩy chay”. Thuyết quy kết của Weiner (1985) có thể dùng hỗ trợ cho mối quan hệ này. 561
- 4. Kết luận & hướng nghiên cứu tiếp theo 4.1. Kết luận Nghiên cứu này phát hiện năm thành phần mới so với nghiên cứu trước đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu là khám phá và mở rộng mô hình gốc. Mặc dù nghiên cứu đã dùng phương pháp GT như là cách thức bổ sung cho những thiếu sót của Netnography nhưng hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là chưa tiếp cận được các đối tượng khác nhau để nâng cao hơn nữa tính giá trị của một nghiên cứu định tính. Nghiên cứu chỉ dừng ở việc phát hiện ra các thành phần mới và nội dung của các thành phần căn cứ trên dữ liệu thu được vì vậy những nội dung của thành phần này cần phải được đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy thông qua các kỹ thuật như Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) hay nhân tố khẳng định (CFA) 4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Những nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung những hạn chế trên. Các nghiên cứu định tính có thể được thực hiện với những hướng tiếp cận khác với nhiều đối tượng khác nhau. Các nghiên cứu định lượng tiếp theo có thể đánh giá tính khả thi của mô hình đề xuất từ đó tiếp tục kiểm định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần. Tài liệu tham khảo 1. Ahmad, S., & Juhdi, N. (2009). Consumer ethnocentrism and influence of role model on young female purchase intention towards cosmetics products. The Business Review, 13(2), 170–178. 2. Ang, S. H., Jung, K., Kau, A. K., Leong, S. M., Pornpitakpan, C., & Tan, S. J. (2004). Animosity towards economic giants: what the little guys think. Journal of Consumer Marketing, 21(3), 190–207. 3. Balabanis, G., & Diamantopoulos, A. (2004). Domestic country bias, country-of-origin effects, and consumer ethnocentrism: a multidimensional unfolding approach. Journal of the Academy of Marketing Science, 332(1), 80. 4. Cao Quốc Việt. (2015). Bản sắc dân tộc, chủ nghĩa hướng ngoại, chủ nghĩa vị chủng và hành vi tiêu dùng hàng nội. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26(9), 65–86. 5. Charmaz, K. (2006). Constructing Grounded Theory: A Practical Guide Through Qualitative Analysis (1st ed.). London: Sage. 6. Chryssochoidis, G., Krystallis, A., & Perreas, P. (2007). Ethnocentric beliefs and country-of-origin (COO) effect: Impact of country, product and product attributes on Greek consumers’ evaluation of food products. European Journal of Marketing, 41(11/12), 1518–1544. 7. Corbin, J., & Strauss, A. (1990). Grounded theory research: Procedures, canons, and evaluative criteria. Qualitative Sociology, 13(1), 3–21. 8. Corbin, J., & Strauss, A. (1998). Basics of Qualitative Research: Techniques and Procedures for Developing Grounded Theory (2nd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. 562
- 9. Creswell, J. (2007). Qualitative inquiry and research design: Choosing among five approaches (2nd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. 10. Cui, A. P., Wajda, T. a., & Hu, M. Y. (2012). Consumer animosity and product choice: might price make a difference? Journal of Consumer Marketing, 29(7), 494–506. 11. Darley, J. M., & Latané, B. (1968). Bystander Intervention in Emergencies: Diffusion of Responsibility. Journal of Personality and Social Psychology, 8(4), 377–383. 12. Debus, M. (1988). Methodological review: a handbook for excellence in focus group research. Washington DC: Academy for Educational Development. 13. Ekman, P. (1992). An argument for basic emotions. Cognition & Emotion, 6(3), 169–200. 14. Erdogan, B. Z., & Uzkurt, C. (2010). Effects of ethnocentric tendency on consumers’ perception of product attitudes for foreign and domestic products. Cross Cultural Management: An International Journal, 17(4), 393–406. 15. Eren, S. S. (2013). Young Consumers’ Attitudes toward American products. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 99, 489–495. 16. Ettenson, R., & Klein, J. G. (2005). The fallout from French nuclear testing in the South Pacific: A longitudinal study of consumer boycotts. International Marketing Review, 22(2), 199–224. 17. Feng, T., Keller, L. R., Wang, L., & Wang, Y. (2010). Product Quality Risk Perceptions and Decisions: Contaminated Pet Food and Lead-Painted Toys. Risk Analysis, 30(10), 1572–1589. 18. Friedman, M. (1985). Consumer Boycotts in the United States, 1970–1980: Contemporary Events in Historical Perspective. Journal of Consumer Affairs, 19(1), 96–117. 19. Glaser, B., & Strauss, A. (2006). The Discovery of Grounded Theory: Strategies for Qualitative Research. New Brunswick: Aldine Transaction. 20. Goulding, C. (2002). Grounded theory: A practical guide for management, business and market researchers (1st ed.). London: Sage. 21. Heath, H. (2006). Exploring the influences and use of the literature during a grounded theory study. Journal of Research in Nursing, 11(6), 519–528. 22. Hoffmann, S., Mai, R., & Smirnova, M. (2011). Development and Validation of a Cross- Nationally Stable Scale of Consumer Animosity. Journal of Marketing Theory and Practice, 19(2), 235–252. 23. Ishii, K. (2009). Nationalistic Sentiments of Chinese Consumers: The Effects and Determinants of Animosity and Consumer Ethnocentrism. Journal of International Consumer Marketing, 21, 299–308. 24. Izard, C. E. (1977). Human Emotions (1st ed.). New York: Springer. 25. John, A., & Klein, J. (2003). The boycott puzzle: consumer motivations for purchase sacrifice. Management Science, 49(9), 1196. 26. Klein, J. G. (2002). Us versus them, or us versus everyone? Delineating consumer aversion to foreign goods. Journal of International Business Studies, 33(2), 345–363. 27. Klein, J. G., Ettenson, R., & Morris, M. D. (1998). The Animosity Model of Foreign Product Purchase: An Empirical Test in the People’s Republic of China. Journal of Marketing, 62(1), 89–100. 28. Klein, J. G., Smith, N. C., & John, A. (2004). Why We Boycott: Consumer Motivations for Boycott Participation. Journal of Marketing, 68(July), 92–109. 29. Kozinets, R. V. (2010). Netnography . Doing Ethnographic Research Online (1st ed.). Los Angeles: Sage. 30. Kozinets, R. V. (2002). The Field Behind the Screen: Using Netnography for Marketing 563
- Research in Online Communities. Journal of Marketing Research, 39(1), 61–72. 31. Kozinets, R. V., & Handelman, J. (1998). Ensouling Consumption : A Netnographic Exploration of The Meaning of Boycotting Behavior. Advances in Consumer Research, 25, 475–481. 32. Kuncharin, W., & Mohamed, B. (2014). The Impacts of Consumer Ethnocentrism on Foreign Product Judgment and Local Helping Purchase: A Case of Malaysian Cross- Border Shoppers in Hatyai, Thailand. International Journal of Business and Management, 9(9), 135–146. 33. Latané, B., & Darley, J. M. (1969). Bystanders “apathy”. American Scientist. 34. Le, N., Nguyen, H., & Nguyen, T. (2013). National identity and the perceived values of foreign products with local brands: The case of local wine in Vietnam. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 25(5), 765–783. 35. Lee, R., & Lee, K. T. (2013). The longitudinal effects of a two-dimensional consumer animosity. Journal of Consumer Marketing, 30(3), 273–282. 36. Leong, S. M., Cote, J. a, Ang, S. H., Tan, S. J., Jung, K., Kau, A. K., & Pornpitakpan, C. (2008). Understanding consumer animosity in an international crisis: nature, antecedents, and consequences. Journal of International Business Studies, 39(6), 996– 1009. 37. Ma, J., Wang, S., & Hao, W. (2012). Does cultural similarity matter? Extending the animosity model from a new perspective. Journal of Consumer Marketing, 29(5), 319– 332. 38. Maher, A. a., Clark, P., & Maher, A. (2010). International consumer admiration and the persistence of animosity. Journal of Consumer Marketing, 27(5), 414–424. 39. Maher, A., & Mady, S. (2010). Animosity, subjective norms, and anticipated emotions during an international crisis. International Marketing Review, 27(6), 630 – 651. 40. Mrad, S. Ben, Mangleburg, T. F., & Mullen, M. R. (2014). Do Consumers Forgive ? A Study of Animosity in the MENA Region. Journal of International Consumer Marketing, 26, 153–166. 41. Nakos, G. E., & Hajidimitriou, Y. A. (2007). The Impact of National Animosity on Consumer Purchases. Journal of International Consumer Marketing, 19(3), 53–72. 42. Nguyen T. Nguyen, T., & Barrett, N. (2008). Consumer ethnocentrism, cultural sensitivity, and intention to purchase local products-evidence from Vietnam. Journal of Consumer Behaviour, 7(1), 88–100. 43. Nguyễn, Văn Thắng. (2013). THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH (xuất bản lần thứ 1) Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 44. Ortony, A., & Turner, T. J. (1990). What’s Basic About Basic Emotions? Psychological Review, 97(3), 315–331. 45. Riefler, P., & Diamantopoulos, A. (2007). Consumer animosity: a literature review and a reconsideration of its measurement. International Marketing Review, 24(1), 87–119. 46. Schniederjans, M., Cao, Q., & Olson, J. (2004). Consumer Perceptions of Product Quality: Made in China. Quality Management Journal, 11(3), 8–19. 47. Schniederjans, M., Cao, Q., & Olson, J. (2011). Consumer Perceptions of Product Quality Revisited: Made in China. Quality Management Journal, 18(3), 52–68. 48. Shebil, S. Al, Rasheed, A. A., & Al-Shammari, H. (2011). Coping with boycott: an analysis and framework. Journal of Management &Organization, 17(3), 383–397. 49. Shimp, T. (1984). Consumer ethnocentrism: The concept and a preliminary empirical test. Advances in Consumer Research, 11, 285–290. 564
- 50. Shimp, T., & Sharma, S. (1987). Consumer ethnocentrism: construction and validation of the CETSCALE. Journal of Marketing Research, XXIV(August), 280 – 289. 51. Shoham, A., Davidow, M., Klein, J. G., & Ruvio, A. (2006). Animosity on the Home Front: The Intifada in Israel and Its Impact on Consumer Behavior. Journal of International Marketing, 14(3), 92–114. 52. Smith, M., & Li, Q. (2010). The boycott model of foreign product purchase: an empirical test in China. Asian Review of Accounting, 18(2), 106–130. 53. Strauss, A. (1987). Qualitative Analysis for Social Scientists (1st ed). New York: Cambridge University Press. 54. Tajfel, H. (1974). Social identity and intergroup behaviour. Social Science Information, 13(2), 65–93. 55. Tajfel, H. (1982). Social psychology of intergroup relations. Annual Review of Psychology, 33(1), 1–39. 56. Wei, Y. (2008). Does Consumer Ethnocentrism Affect Purchase Intentions Of Chinese Consumers? Mediating Effect Of Brand Sensitivity And Moderating Effect Of Product Cues. Journal of Asia Business Studies, 3(1), 54–66. 57. Weiner, B. (1985). An Attributional Theory of Achievement Motivation and Emotion. Psychological Review, 92(4), 548–573. 58. Weiner, B. (2000). Attributional Thoughts about Consumer Behavior. Journal of Consumer Research, 27(3), 382–387. 59. Yin, R. (2010). Qualitative Research from Start to Finish. New York: The Guilford. 565
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn