YOMEDIA
ADSENSE
Khảo cổ học Việt Nam: Dấu ấn 2001
175
lượt xem 39
download
lượt xem 39
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc một số cuộc khai quật đáng chú ý trong số gần 400 cuộc kiếm tìm của năm 2001. Những cuộc khai quật này được xếp vào các niên đại và nền văn hóa như: Khảo cổ học thời đại đá; khảo cổ học thời đại Kim khí; khảo cổ học lịch sử; khảo cổ học Chăm Pa và Óc Eo. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo cổ học Việt Nam: Dấu ấn 2001
- Khảo cổ học Việt Nam: Dấu ấn 2001 Mấy năm trở lại đây, Khảo cổ học liên tục "được mùa". Nh ững cuộc khai qu ật đáng chú ý nhất được nêu ra dưới đây chỉ là một phần nhỏ của gần 400 cuộc ki ếm tìm trong năm 2001. 1. Khảo cổ học thời đại đá: Đáng chú ý nhất là đợt khai quật di chỉ Lung Leng nằm trong lòng h ồ th ủy đi ện Yaly (huy ện Sa Thầy, Kon tum). Gần như toàn bộ "quân s ố" của Vi ện Kh ảo cổ đã đ ược huy đ ộng cho đ ợt khai quật "chữa cháy" khu di chỉ quý giá này. Số di vật tìm thấy đ ược chuy ển v ề B ảo tàng Kon Tum - bao gồm: 120 mộ táng (mộ đất, mộ chum - vò, m ộ nồi, mộ kè g ốm), h ơn 8000 tiêu bản đá (công cụ ghè đẽo, mài như rìu có vai, cuốc, rìu t ứ giác, dao, bàn mài, c ưa, mũi khoan, đồ trang sức...), di cốt người, hàng triệu mảnh gốm các loại. Kết luận ban đ ầu cho th ấy d ấu vết văn hóa của thời đại Đá cũ (khoảng cuối kỷ Cánh Tân), h ậu kỳ Đá m ới - s ơ kỳ kim khí, Sắt sơ kỳ; các mảnh gốm men thuộc các lò nung ở Bắc Việt Nam từ th ế k ỷ XIV đ ến XIX. Cách Lung Leng khoảng 600m, các nhà khảo cổ phát hi ện thêm di ch ỉ Lung Leng II r ộng t ừ 15.000 đến 20.000m2, Lung Leng III, Bình Sơn, Bình Trung, Bình Nam, đ ộng Khúc Na, su ối Nét... tạo thành hệ thống di chỉ dày đặc ở hai bờ sông Pô Cô. Cùng v ới vi ệc phát hi ện di ch ỉ tại Ea Hleo (Đắc Lắc), làng A (Gia Lai), việc khai quật Lung Leng m ở ra h ướng nghiên c ứu dấu tích văn hóa cổ xưa trên toàn vùng Tây Nguyên vốn còn bí ẩn. Tại huyện Kinh Môn (Hải Dương), một cuộc điều tra khá quy mô ở các hang đã cho phát hi ện quan trọng về cổ nhân học và cổ sinh học. Các nhà khảo cổ tìm thấy răng Pongo hóa th ạch - lần đầu tiên tại khu vực đồng bằng gần biển - có niên đ ại khoảng h ậu kỳ Cánh Tân. T ại núi Ngô Xá, Phương Nghi (Nam Định) phát hiện thấy di vật thuộc h ậu kỳ Đá m ới, s ơ kỳ Kim khí, mở ra triển vọng nghiên cứu quá trình chiếm lĩnh đ ồng bằng c ủa c ư dân Vi ệt c ổ. Ngoài ra là phát hiện di cốt người chớm hóa thạch trong hang đ ộng ở Thanh Hóa, nghiên c ứu quá trình cư trú theo mùa trong văn hoá Hòa Bình, sự nh ạy cảm về môi tr ường và nh ững bi ến đ ổi t ại khu vực Vịnh Hạ Long... 2. Khảo cổ học thời đại Kim khí Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hải Phòng khai quật di ch ỉ Bãi Bến r ộng 48m2, đ ộ dày trung bình của tầng văn hóa từ 60-90cm. Đây có thể là một di chỉ c ư trú có x ưởng ch ế tác mũi khoan đá thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long. Năm 2001 có nhiều phát hiện mộ thuyền ở Châu Can (Hà Tây), Th ủy S ơn (H ải Phòng), Ki ệt Thượng (Hải Dương), phát hiện di vật thuộc văn hóa Đông S ơn. T ại C ần Gi ờ (TP H ồ Chí Minh), di vật gốm có niên đại cách nay 3000-2500 năm đã đ ược tìm ra; ở mi ền Trung, có phát hiện di chỉ có tầng văn hóa thuộc sơ kỳ Kim khí - ti ền Sa Huỳnh và t ầng văn hóa Chăm s ớm. Đặc biệt, nhiều thạp đồng, trống đồng đã được tìm thấy, trên di ện r ộng t ừ Cao B ằng t ới Nha Trang, mà nhiều nhất là ở Thanh Hóa (9 chiếc), Hà Giang (11 chi ếc). Phát hi ện cho th ấy ti ềm năng nghiên cứu văn hóa Đông Sơn nói chung và trống Đông S ơn nói riêng v ẫn còn r ất l ớn. 3. Khảo cổ học Lịch sử
- Quy mô lớn và quan trọng là cuộc khai quật t ại thành c ổ Lũng Khê (t ức thành Luy Lâu) do các nhà khảo cổ học Nhật Bản và Việt Nam tiến hành. Nghiên cứu khu lò đúc đ ồng, đ ịa t ầng và cấu trúc thành lũy tại đây, các nhà khoa học sơ b ộ k ết luận: thành c ổ Luy Lâu có th ể đ ược xây dựng từ thế kỷ II đến thế kỷ III-IV. Các mảnh khuôn đúc trống đ ồng loại I cho th ấy công việc đúc trống có từ thế kỷ II Cuộc thám sát lớn nhất được tiến hành t ại di tích h ồ Tịnh Tâm (Huế), trên ph ạm vi h ơn 2000m2. Các di vật được phát hiện và dấu tích nền móng d ưới lòng đ ất cho phép phác h ọa diện mạo hồ Tịnh Tâm hồi đầu thế kỷ XIX. Cũng t ại Huế, cuộc đào thám sát 1900m2 t ại cung Trường Sanh cho ra vết tích kiến trúc và vật li ệu xây d ựng thuộc th ời Minh M ạng, Kh ải Định. Tại khu cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), người ta tìm ra hàng loạt b ến bãi, chùa tháp th ời Trần. Kết quả này giúp cho việc tìm hiểu vị trí th ương c ảng Vân Đ ồn trong l ịch s ử phát tri ển thương mại Việt Nam và đặt câu hỏi về việc có hay không m ột trung tâm g ốm men ở Quảng Ninh. Khảo cổ học Lịch sử trong năm còn có nhiều phát hi ện quan trọng về ki ến trúc, điêu kh ắc, chuông, bia ký, sách cổ, sắc phong, vũ khí cổ, tiền c ổ trên đất Hà N ội, B ắc Giang,Thanh Hóa, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu... 4. Khảo cổ học Chăm Pa và Óc Eo Những phát hiện tại Nam Thổ Sơn (Đà Nẵng) cho thấy đây là m ột di tích quan tr ọng . Tầng văn hóa và các di vật được tìm ra gồm có gốm Chăm, gốm và đồ thủy tinh lslam, g ốm b ản s ứ và tiền Trung Quốc, đồ đồng, đồ sắt thuộc văn hóa Chăm Pa th ế k ỷ IX-XI. Ngoài ra là phát hiện chân móng tháp cổ và nhiều khối đá sa thạch có trang trí t ại khu v ực tháp Kh ương M ỹ (Quảng Nam), tìm ra tháp gạch bị vùi sâu trong lòng đ ất t ại Mỹ Khánh (Th ừa Thiên -Hu ế) - loại chưa tìm thấy bao giờ (Theo Viện Khảo cổ học)- Báo Hà Nội Mới Đã một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam. Chúng ta ghi nhận rằng các học giả Pháp là người có công đầu dựng lập nền khảo cổ học Việt Nam, từ thời Tiền sử - sơ sử đến lịch sử, đã phân lập các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn... nổi tiếng, đã sưu tầm nghiên cứu về Cham-pa ở miền Trung cũng như óc Eo ở miền nam. Họ để lại nhiều bảo tàng và nhiều vấn đề học thuật. Sau Hiệp định Geneve (1945), người Pháp ra đi khỏi Việt Nam mà không để lại một nhà khảo cổ học Việt Nam nào. Đại học Đông Dương thời thuộc Pháp không có ngành khảo cổ học. Hoạt động khảo cổ chỉ tiến hành trong khuôn khổ Sở Địa chất Đông Dương và Học viện Pháp về Viễn Đông (EFEO). Tôi và GS Hà Văn Tấn bắt tay xây dựng ngành khảo cổ học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội từ con số 0. Cho đến nay, đây (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) là nơi đào tạo duy nhất các cử nhân khảo cổ học. Trừ một số rất ít các nhà Khảo cổ học Việt Nam được đào tạo từ Trung Quốc (Hoàng Xuân Chinh, Lê Xuân Diệm,
- Trương Hoàng Châu, Diệp Đình Hoa, Đỗ Văn Ninh), từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu khác (Chử Văn Tần, Nguyễn Duy Tỳ, Phạm Văn Sơn...), hầu hết các nhà khảo cổ học đã và đang hành nghề ở Việt Nam đều được đào tạo ở trong nước và chủ yếu bằng con đường "vừa học vừa làm" trong và sau đại học. Hoạt động Khảo cổ học ở Hà Nội chẳng hạn, chủ yếu do ở cơ quan - thiết chế xã hội chủ trì: Viện Khảo cổ học, Đại học Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử. Ở TP Hồ Chí Minh cũng vậy. Ở Huế và miền trung thì yếu hơn. Mạng lưới khảo cổ học cơ bản ở các địa phương là hệ thống các bảo tàng tỉnh của Bộ Văn hóa - Thông tin, Khảo cổ học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan trong nửa thế kỷ qua. Bước vào thời kỳ Đổi mới (từ khoảng 1986) với chính sách "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới", giới Khảo cổ học Việt Nam cũng đã "làm bạn" với các nhà khảo cổ học Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Italy, Australia (trước đó là Nga, Trung Quốc) với các nhà khảo cổ học trong khu vực ASEAN (Thái-lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia...) trong nhiều lĩnh vực. Giới khảo cổ học và học giả Việt Nam nói chung ý thức rằng: Để nghiên cứu Việt Nam, luôn luôn phải đặt Việt Nam trong bối cảnh môi sinh tự nhiên và xã hội của Đông Nam Á, của Đông Á và Nam Á, của toàn thế giới. Các cuộc Hội thảo Quốc tế về Văn hóa Hòa Bình (1993) và Hội nghị này (2001) được tổ chức tại Hà Nội, nhiều nhà Khảo cổ học Việt Nam đi dự các hội thảo Quốc tế ở Nhật, Mỹ, Italy, Anh, Hồng Công, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan... là những minh chứng về việc thực hiện chính sách hợp tác, giao lưu và hội nhập văn hóa của giới Khảo cổ học Việt Nam. Viễn cảnh của thế kỷ mới (XXI) là giới Khảo cổ học Việt Nam và Quốc tế cùng sống chung và làm việc chung dưới một mái nhà, tòa nhà Global Village (Làng toàn cầu). Bước vào nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, giới Khảo cổ học Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách và nguy cơ. Hai nguy cơ lớn nhất theo tôi là: 1. Nạn đào trộm bừa bãi các di tích khảo cổ và Lịch sử dẫn tới việc phá hoại các di tích và nhiều di vật. 2. Nạn buôn lậu đồ cổ ở cả trong và ngoài nước. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị mất rất nhiều di sản văn hóa cổ truyền. ấy là chưa kể các nguy cơ biến mất hay xuống cấp nhiều di sản văn hóa, do thiên tai, lũ lụt và do sự lấn chiếm đất xây dựng nhà cửa vô ý thức của một bộ phận dân chúng trong khuôn viên di tích.
- Viễn cảnh u ám đó may ra sẽ được phong quang nhờ Đạo luật di sản Văn hóa dân tộc vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua. Vấn đề của thế kỷ XXI là sự thực thi và hoàn chỉnh dần qua thời gian của Đạo luật cơ bản đó, dưới sự quản lý xã hội của chất pháp quyền hơn, dân chủ hơn, thống nhất hơn... Theo quy định dự phóng (project), vấn đề hàng đầu vẫn là về đội ngũ: Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ được thành lập như một nơi tập hợp để thảo luận khoa học, làm việc hợp tác đa ngành, liên ngành giữa các nhà khảo cổ học và các nhà khoa học khác có liên quan. Đội ngũ Khảo cổ học ở miền trung mỏng, cần tăng cường đào tạo các nhà Khảo cổ học gốc Bình-Trị-Thiên (với trung tâm Huế) và gốc Nam-Ngãi-Bình-Phú- Khánh Hòa (với trung tâm Đà Nẵng). Có người chuyên làm khảo cổ, ắt sẽ có nền khảo cổ. Trên một tảng nền thống nhất nên phân lập các ngành khảo cổ theo a- thời gian tiến triển: Tiền sử - Sơ sử - Lịch sử; và cả b- theo không gian: + Dõi tìm bằng được chuỗi hóa thạch người tối cổ - người cổ - người hiện đại ở trong các hang động Tây Bắc - Việt Bắc. Làm sáng rõ những người "đương thời" của người Thẩm Khuyên, hang Hùm, Thẩm òm... và các nền văn hóa của họ: Sơ - Trung kỳ đá cũ; + Tây Bắc chưa được giới khảo cổ học "thâm canh" bằng Việt Bắc, các bạn nghĩ sao ?. Vân Nam có "người Nguyên Mưu" và vượn rừng cổ hàng triệu năm đấy ! và dải núi Tây Bắc chỉ là sự kéo dài của dải Vân (Nam), Quý (Châu) cũng như 4 dải núi đá vôi uốn cong Việt Bắc chỉ là sự nối dài những dải núi Quảng Tây - Quảng Đông. Nên bớt cái giọng điệu Chauvin (sô-vanh) hay Nationalisme (Quốc gia chủ nghĩa) trong văn cảnh khảo cổ học và lịch sử nói chung. Thời Tiền sử - sơ sử không hề có biên giới rạch ròi. Và biên giới chính trị từ nghìn xưa cho đến hôm nay vẫn thường cắt xéo qua các biên giới Văn hóa và Tộc người. + Miền ven biển: Biển là cái gạch nối chứ không hề là sự chia cắt. Nên nhìn các văn hóa khảo cổ dưới cái nhìn sinh thái nhân văn (human Ecosystemic): ít nhất từ Đá mới và Sơ kỳ kim khí đã có một dải văn hóa Nam đảo, từ quần đảo Ryu Kyu tới vùng Côn Đảo và đã có những tiền cảng thị ở nhiều vùng cửa sông - ven biển tới các hải đảo gần bờ. Để đến những cuộc bùng nổ (booming) về thương mại phương Viễn Đông (đầu Công nguyên) phương Trung Cận Đông (chung quanh thế kỷ X) rồi thời đại "Grand Commerce" (Đại Thương mại) quốc tế (XVI - XVII) và hơn nữa... đã và sẽ hình thành một Hệ cảng - thị ven bờ biển Đông. Các nhà khảo cổ học thế kỷ XXI sẽ làm sáng tỏ phức hệ (Multiplex) này mà các nhà khảo cổ học cuối thế kỷ XX đã vạch sơ những đường nét lớn. Thế hệ khảo cổ học tương lai gần kề của Việt Nam hãy chú ý đến các **n cót (snad-dune) miền trung hơn nữa. Việt Nam đã, đang tụt hậu với ASEAN, với thế giới về khảo cổ học dưới nước (Under water archaeology) - chủ yếu là khảo cổ học biển (maritime archaeology). Cuối thế kỷ XX một số con tàu đắm đã được phát hiện
- ngẫu nhiên ở ven bờ biển Đông, được trục vớt với sự giúp đỡ về thiết bị hiện đại của các bạn bè quốc tế và đã đưa ra nhiều tia sáng, nhiều thông tin về một con đường Tơ lụa (Silk Road) trên biển Đông và Nam Thái Bình Dương mà tôi và các nhà Khảo cổ học Australia thích gọi là Con đường Gốm Sứ (Ceramic Road) còn giới khảo cổ học Nhật - Mỹ thì hình như muốn dùng khái niệm mơ hồ hơn: Black Curent. Thế kỷ mới sẽ phải là thế kỷ của khảo cổ học biển Việt Nam với sự hợp tác của bạn bè ASEAN và với những thiết bị hiện đại của bạn bè thế giới, trước mắt là của Nhật Bản, Mỹ, Australia. Nửa đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học Pháp chỉ đi điền dã ở vùng quê. Nửa sau thế kỷ XX với các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng thế hay gần như thế, cho dù từ 1964 tôi đã nói đến việc đi điền dã ở Hà Nội và nền khảo cổ học đô thị (urban arshaeology) và đã có vài công việc khai quật khảo cổ học đô thị ở Cổ Loa, ở Luy Lâu, ở Hội An, ở cố đô Huế, ở Hà Nội, ở Sài Gòn... Còn khiêm tốn lắm! Khảo cổ học đô thị vừa khó thựchiện, vừa tốn kém. Khảo cổ học thế kỷ mới cần dũng cảm mở đột phá vào Hà Nội, Huế, Sài Gòn để xây dựng một nền khảo cổ học đô thị Việt Nam, dẫu cho bản chất của Văn minh Việt Nam cổ truyền là Văn minh Nông nghiệp nhưng thành thị Việt Nam cổ không thể chỉ là "những cục bướu thịt thừa của nền kinh tế" như Marx nhận định từ thế kỷ XIX về phương thức sản xuất Á châu (mode de production Asiatique - asian mode of production). Tôi thuộc thế hệ của giới khảo cổ học Việt Nam thế kỷ XX. Vậy tôi nay chỉ là ông tư vấn (adviser) chứ không ra lệnh, không quyết định và có quyền hành gì nữa để mà ra lệnh, có chăng chỉ còn là chút "Quyền uy học thuật" mà tôi, học theo J. Paul Sartre, cũng rất ít sử dụng cái uy quyền này với lớp sinh viên trẻ của ngành Khảo cổ học và Sử học Việt Nam. Họ sẽ sống đầy đủ cuộc sống của họ. Họ phải chịu trách nhiệm về những công việc mà đất nước và nhân dân trao cho họ ở thế kỷ mới XXI này.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn