YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét lên năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh chân móng
20
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét ở móng để cải thiện năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh móng bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét lên năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh chân móng
- KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA GỌT TỈA VẾT LOÉT LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÂN MÓNG Đặng Hoàng Đạo, Dƣơng Nguyên Khang* Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh * Email: duongnguyenkhang@gmail. com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét ở móng để cải thiện năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh móng bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Khảo sát được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên 10 bò bị bệnh chân móng được phân ngẫu nhiên vào 2 lô, mỗi lô 5 bò đồng đều về giống, chu kỳ và năng suất cho sữa, mức bệnh chân móng. Kết quả ghi nhận sự thay đổi về sản lượng và chất lượng sữa cũng như khả năng sinh sản. Đi lại và điểm thể trạng ở bò gọt tỉa móng tốt hơn ở bò không gọt tỉa móng là 0,5. Khi gọt tỉa vết loét trên móng đã cho thấy kết quả điều trị hiệu quả đáng kể, bò được gọt móng cho số lần phối thấp hơn là 2 lần so với bò không được gọt móng là 2,75 lần. Tất cả bò gọt móng đều lên giống 100%. Thời gian phối và chờ phối giảm đáng để là 89 ngày đối với nhóm không gọt móng là 92 ngày. Sản lượng sữa tăng so với bò không được gọt móng. Nhóm bò được gọt tỉa vết loét trên móng cho năng suất sữa tăng 2,45 kg/con/ngày. Chất lượng sữa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là số lượng tế bào soma trong sữa giảm đáng kể. Hàm lượng chất khô, đạm và béo tăng lần lượt là 0,22; 0,11 và 0,13% so với không gọt móng. Từ khóa: Gọt tỉa, năng suất, chất lượng sữa, tế bào soma, sinh sản, điểm thể trạng. ABSTRACT The study aims to investigate the effect of hoof trimming on lameness prevention of dairy cows at Research and Technology Transfer Center, Nong Lam University of Ho Chi Minh City from June 6 2017 to August 2018. The experiment arranged in a completely randomized design on 10 dairy cows with lameness were randomly completely to 2 blocks, each block of 5 cows was uniform within breed, lactation period, milk yield and lameness. Results recorded changes in milk yield and quality and reproduction. Movement and body scores in cows with hoof trimming better than in cows without hoof trimming by 0.5. Hoof trimming shown significant therapeutic results, cows with hoof trimming gave lower than 2 times of artificial insemination compared with 2.75 times without hoof trimming. All hoof trimming cows got estrus and artificial insemination of 100%. Waiting days for getting the estrus in hoof trimming cows was 89 days and without hoof trimming cows was 92 days. The hoof trimming cows gave milk yield increased by 2.45 kg/head/day. Milk quality improved significantly, especially the number of milk somatic cells decreased significantly. Dry matter, protein and fat contents increased by 0.22; 0.11 and 0.13% compared with no hoof trimming. Keywords: Hoof triming, milk yield, milk quality, somatic cells, body score, reproduction. 1120
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2008, số lượng bò sữa ở Việt Nam là khoảng 110 nghìn con, trong đó có trên 55 nghìn con đang vắt sữa; khoảng 80% tổng đàn bò sữa được nuôi ở các tỉnh phía Nam và 20% đàn bò sữa ở các tỉnh phía Bắc (Đỗ Kim Tuyên, 2007). Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu tăng đàn bò sữa từ 104,12 nghìn con vào năm 2005, tăng lên 200 nghìn con vào năm 2010; 350 nghìn con vào năm 2015 và đạt 500 nghìn con vào năm 2020 (Đỗ Kim Tuyên, 2007). Hiện tại, tỷ lệ bò bị loại thải trước chu kỳ sữa thứ 3 rất cao với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu của Phan Việt Thành (2010) đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của việc loại thải này là chậm lên giống, đẻ khó, sót nhau, đau chân móng, sẩy thai, bại liệt sau đẻ, viêm tử cung. . . Loại thải bò sữa do bệnh chân móng hiện nay chiếm tỉ lệ cao và đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân phải loại thải bò (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2013). Thống kê của một số bang ở Mỹ cho thấy bệnh viêm chân móng gây thiệt hại kinh tế 20% cho đàn bò sữa so với bệnh viêm vú chỉ gây thiệt hại 16,5% (Lê Đăng Đảnh và ctv, 2013). Bò bị đau chân làm giảm đáng kể sản lượng sữa trong mỗi chu kì (Green và ctv, 2002; Enting và ctv, 1997). Đau chân móng làm kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ (Enting và ctv, 1997), tỉ lệ đậu thai ở lần gieo tinh đầu tiên thấp và nguy cơ bị u nang buồng trứng cao (Melendez và ctv, 2003). Mặt khác, bò bị đau chân móng có nguy cơ bị loại thải cao gấp 8,4 lần so với bò không bị đau chân (Sprecher và ctv, 1997), và tốn khá nhiều chi phí để điều trị (Enting và ctv, 1997). Những nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, bệnh chân móng trên bò sữa xảy ra thường xuyên và trên hầu hết các đàn bò, thậm chí có những kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bò bị bệnh trong tổng đàn lên tới 50% tại một số trại (Whay và ctv, 2003). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm thử nghiệm phương pháp phòng trị bệnh chân móng tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xác định hiệu quả của gọt tỉa móng lên năng suất và chất lượng sữa trong điều trị bệnh chân móng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Dụng cụ được sử dụng là dao để gọt móng, máy mài để cắt, chuồng ép để cố định thú. 2.2. Thời gian và địa điểm Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 tại Trại bò sữa, Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Phƣơng pháp và đối tƣợng Chọn ngẫu nhiên 10 bò sữa lai trên ¾ máu Holstein Friesian. Bò được thử nghiệm có cùng điểm thể trạng, điểm vận động trên 3. Phương pháp điều trị bao gồm cắt tỉa móng, rửa chân bằng kháng sinh sau khi gọt tỉa. Kết quả sẽ được ghi nhận, tính toán và đưa ra qui trình ứng dụng từ đó cho thấy cắt tỉa vết loét định kỳ là cần thiết cho toàn đàn chăn nuôi bò sữa. 2.4. Chỉ tiêu khảo sát Lượng ăn vào, năng suất và chất lượng sữa, tế bào soma trong sữa, thể trạng trước và sau khảo sát, lên và phối giống, phục hồi vết thương. 2.5. Xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mền Microsoft Excel (2013), sau đó được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2). Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey, tỉ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2 khi khác biệt có ý nghĩa với P ≤ 0,05. 1121
- 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của gọt bỏ tế bào hoại tử, cắt tỉa vết loét trên lƣợng ăn vào Kết quả được trình bày qua Bảng 1. Kết quả cho thấy tổng lượng ăn vào tăng lên rõ rệt khi cắt bỏ tế bào hoại tử trên móng thì tổng lượng ăn vào tăng 0,25 kg VCK/con/ngày so với không cắt bỏ tế bào hoại tử (P>0,05). 3.2. Ảnh hƣởng của gọt bỏ tế bào hoại tử/cắt tỉa vết loét trên năng suất sữa Kết quả được trình bày qua Biểu đồ 1. Kết quả biểu đồ 2 cho thấy năng suất sữa đã được cải thiện đáng kể khi cắt tỉa. Việc loại bỏ tế bào hoại tử và vết loét được tiến hành đối với những bò đang trong gian đoạn cho sữa đã làm tăng 1,34 kg/con/ngày so với lô đối chứng. Kết quả biểu đồ 2 cho thấy những bò được gọt tỉa móng cho sản lượng sữa bình quân (16,58 kg/con/ngày) cao hơn những con không được gọt tỉa móng (15,24 kg/con/ngày). Sarel và ctv (2002) cũng đã chỉ ra rằng tác động không tốt của bệnh chân móng lên sản lượng sữa. Warnick và ctv (2001) đã cho thấy sản lượng sữa bò bị chân móng giảm 1,5 kg/con/ngày so với những con không bị chân móng. Manson và ctv (1988). Bảng 1. Thành phần và lượng ăn vào Cắt tế bào hoại tử Chỉ tiêu SEM P Không Có n, bò 5 5 Cỏ, Kg VCK/con/ngày 5,91 5,95 0,018 0,116 b a Bã mì, Kg VCK/con/ngày 1,88 1,94 0,021 0,038 Hèm bia, Kg VCK/con/ngày 1,84 1,89 0,021 0,070 Cám, Kg VCK/con/ngày 5,26 5,36 0,040 0,123 Tổng VCK ăn vào, Kg VCK/con/ngày 14,89 15,14 0,090 0,058 20 18 a b 16 14 Kg/con/ngày 12 10 8 16.58 15.24 6 4 2 0 Không Cắt tế bào hoại tử Có Biều đồ 1. Ảnh hưởng của gọt tỉa vết loét trên năng suất sữa Nghiên cứu ảnh hưởng của việc cắt gọt móng định kì đến năng suất sữa, kết quả cho thấy cắt gọt móng định kì làm giảm khó khăn trong vận động của bò, rút ngắn thời gian điều trị đối với những con bị chân móng và tăng sản lượng sữa. Theo Warnick và ctv (1988) đã ghi nhận những bò bị chân móng có sản lượng sữa giảm 1,5 – 2 kg trong tuần đầu tiên bò bị đau móng. 1122
- 3.3 Ảnh hƣởng của gọt bỏ tế bào hoại tử, cắt tỉa vết loét trên chất lƣợng sữa Kết quả được trình bày qua Bảng 2. Bảng 2 cho thấy cắt bỏ vết loét không những đã làm tăng năng suất sữa mà còn cải thiện chất lượng sữa của nhóm bò được điều trị một cách đáng kể. Chất lượng sữa được đánh giá qua sự thay đổi chất khô, đạm và béo. Các chỉ số tăng lần lượt là 0,22; 0,11 và 0,13%. Nishimori và ctv (2005) đã ghi nhận có sự thay đổi về chất lượng sữa khi sử dụng phương pháp gọt móng trong điều trị, đạm sữa tăng 0,6%, béo sữa tăng 0,2% so với trước khi điều trị. Kibar và ctv (2016) đã kiểm tra và điều trị trên 18 bò sữa Holstein bị chân móng bằng cách gọt móng ở thời điểm 45 ngày sau khi sanh. Kết quả đã ghi nhận sự tăng năng suất sữa của nhóm bò được điều trị từ 10 - 30 ngày sau khi điều trị. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy rằng, khi bò bệnh chân móng sẽ bị đau đớn, nên thường nằm nhiều hơn (Palmer và ctv,2012), từ đó làm tăng nguy cơ đau chân móng. Viêm chân móng đã làm loại thải đến 20% tổng đàn bò sữa, trong khi viêm vú chỉ loại thải 16,5% (Cục Chăn Nuôi và Thú Y, 2009). Greenough và ctv (1995) đã ghi nhận những bò bị chân móng sẽ giảm sản lượng sữa từ 1,7 - 3 lít/ ngày. Stankov và ctv (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng viêm chân móng trên năng suất, hàm lượng đạm và béo sữa của 300 bò HF được phân thành 2 nhóm bò bình thường và bò bị chân móng. Kết quả cho thấy, sản lượng sữa bò bị chân móng 30 ngày đầu sau khi sanh thấp hơn 516,8 kg so với nhóm bò khỏe mạnh. Hàm lượng chất béo và đạm sữa giảm lần lượt là 0,16 và 0,04% so với bò khỏe mạnh. Bảng 2. Ảnh hưởng của gọt bỏ tế bào hoại tử, cắt tỉa vết loét trên chất lượng sữa Gọt bỏ tế bào hoại tử, vết loét Chỉ tiêu SEM P Không Có n, con 5 5 b Chất khô sữa 8,55 8,77a 0,019 0,001 Đạm sữa 3,93 b 4,04 a 0,023 0,002 b a Béo sữa 3,81 3,94 0,039 0,025 3 a b SCC, x10 tế bào/ml 461,0 128,0 7,60 0,001 3.4 Ảnh hƣởng của gọt bỏ vết loét trên phục hồi vết thƣơng, lên và phối giống Kết quả được trình bày qua Bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của gọt bỏ vết loét trên lành và phục hồi móng, lên và phối giống Gọt bỏ tế bào hoại tử, vết loét Chỉ tiêu Không Có n, con 5 5 Điểm dáng đi 3 3,5 Điểm thể trạng 3 3,5 Không lên giống 1 0 Số ngày chờ phối 104 88 Số lần phối 3 2 Thời gian lành vết thương, ngày - 16 Thời gian phục hồi móng, ngày - 60 Kết quả cho thấy bò được gọt tỉa móng đã lên và phối giống tốt hơn bò không gọt tỉa. Bò gọt tỉa móng có số lần phối giống 2 lần, thấp hơn bò không được gọt tỉa móng là 2,75 lần. Tất cả bò gọt móng đều lên 1123
- giống. Kết quả này phù hợp với khảo sát của Greenough và ctv (1995) đã cho thấy khi bò bị bệnh chân móng đã giảm khả thụ thai nhiều. Theo Bolog và ctv (2015), bò bị chân móng thì khả năng sinh sản thấp hơn đáng kể so với bò khỏe mạnh. Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng, việc gọt tỉa vết loét trên móng có tác động tích cực đến khả năng sinh sản của bò sữa, đặc biệt là bò có dấu hiệu bệnh chân móng. Gọt tỉa móng đã loại bỏ tổn thương, giúp bàn chân bò khỏe mạnh, đi đứng cân đối hơn. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bò bị bệnh chân móng đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản (Sprecher và ctv, 1997; Hernandez và ctv, 2001; Garbarino và ctv, 2004). Gần đây, báo cáo cho rằng bò bị bệnh chân móng lâm sàng, được phát hiện trong vòng 70 ngày đầu cho sữa, đã có khả năng mang thai thấp hơn 25% so với bò không bị chân móng (Bicalho, 2007). 4. KẾT LUẬN Cắt tỉa móng sẽ hạn chế mô chết, loại bỏ khu trú vi sinh vật gây viêm đã làm giảm tình trạng bệnh chân móng. Cải thiện năng suất và chất lượng sữa sau khi điều trị. CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bicalho RC., Machado VS. and Caixeta LS. (2009). Lameness in Dairy Cattle. A Debilitating Disease or a Disease of Debilitated Cattle? A Cross-Sectional Study of Lameness Prevalence and Thickness of the Digital Cushion. Journal of Dairy Science, 92. [2] Britt JS., Gaska J., Garrett EF., Konkle D. and Mealy M. (1996). Comparison of topical application of three products for treatment of papillomatous digital dermatitis in dairy cattle. Journal Amer-ican Veterinary Medical Association 209, 1134–1136. [3] Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Dương Huyền (2007). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Úc nhập nội Việt Nam. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi số 4-2007. [4] Enting H., Kooij D., Dijkhuizen AA., Huirne RBM., Noorduizen SEN. (1997). Economic losses due to clinical lameness in dairy cattle. Livest Prod. Sci. 49: 259 –267. [5] Estill CT. (2002). Diseases of dairy animals. [6] Greenough PR. and Vermunt JJ. (1991). Evaluation of subclinical laminitis in a dairy-herd and observations on associated nutritional and management factors. Veterinary record 128: 11–17. [7] Green LE., Hedges VJ., Schukken YH., Blowey RW. and Packington AJ. (2002). The Impact of Clinical Lameness on the Milk Yield of Dairy Cows. Journal of Dairy Science 85: 2250–2256. [8] Hernandez MJ., Shearer JK., 2002. Effect of lameness on milk yield in dairy cows. J Am Vet Med Assoc, 220: 640 - 644. [9] Kibar M. and Caglayan T. (2016). Effect of hoof trimming on milk yield in dairy cows with foot disease. Acta Sci. Vet. 44: 01-07. [10] Lê Đăng Đảnh (2012). Bệnh viêm móng trên bò sữa. Tạp chí khoa học kỹ thuật công ty UV Việt Nam, số UVTY-007: 1-10. 1124
- [11] Manson FJ., Leaver JD. (1988). The influence of concentrate amount on locomotion and clinical lameness in dairy cattle. Anim. Prod. 47: 185–190. [12] Melendez P., Bartolome J., Archbald LF. and Donovan A. (2003). The association between lameness, ovarian cysts and fertility in lactating dairy cows. Theriogenology, 59: 927 – 937. [13] Nishimori K., Okada K., Ikuta K. (2006). The effects of one-time hoof trimming on blood biochemical composition, milk yield, and milk composition in dairy cows. J Vet Med Sci 2006; 68: 267–70. [14] Palmer MA., Law R. and O‟Connell NE. (2012). Relationships between lameness and feeding behavior in cubicle-housed Holstein-Friesian dairy cows. Appl. Anim. Behav. Sci. 140: 121–127. [15] Phan Việt Thành (2010). Ngiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp phòng và trị bệnh chân móng cho bò sữa khu vực Đông Nam Bộ. Luận văn Thạc sĩ Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Trang 4-120. [16] Sarel RS, Shearer AJ. 2006. Manual for treatment and control of lameness in cattle. Ames (IA): Blackwell Publication. Pp: 31–41. [17] Sprecher DJ., Hostetler DE. and Kaneene JB. (1996). A lameness scoring system that uses posture and gait to predict dairy cattle reproductive performance. Department of Large Animal Clinical Sciences and „Population Medicine Center College of Veterinary Medicine Michigan State University, East Lansing, MI 48824. [18] Warnick LD., Jansen D. and Guard CL. (2001). The effect of lameness on milk production in dairy cows. J. Dairy Sci. 84: 1988-1997. [19] Whay RH., Main DCJ., Green LE. and Webster AJF. (2003). Assessment of the welfare of dairy cattle using animal – based measurement: direct observations and investigation of farm record. The Veterinary Record 153: 197 – 202. 1125
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn