Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
KHẢO SÁT BÀI TOÁN NGƯỢC XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ<br />
ĐỘNG LỰC HỌC CỦA KHÍ CỤ BAY CÓ KỂ ĐẾN ẢNH HƯỞNG<br />
DO SAI SỐ CỦA HỆ THỐNG CẢM BIẾN VI CƠ ĐIỆN TỬ<br />
Mai Duy Phương1*, Phạm Vũ Uy2<br />
Tóm tắt: Bài toán ngược xác định các tham số động lực học (ĐLH) của khí cụ<br />
bay (KCB) từ các tham số quỹ đạo ghi lại theo thời gian thực được giải trên mô<br />
hình lý thuyết cho kết quả tương đối chính xác [1]. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử<br />
dụng thiết bị đo đạc luôn sinh ra những sai số. Bài báo này xem xét bản chất thuật<br />
toán tính toán góc AHRS và một số đặc tính sai số của cảm biến vi cơ điện tử lắp<br />
đặt trên KCB được sử dụng để đo các tham số quỹ đạo (TSQĐ), từ đó, xây dựng<br />
phương pháp khảo sát ảnh hưởng của những sai số này đến kết quả giải bài toán<br />
ngược. Việc xây dựng phương pháp này làm cơ sở để đánh giá mức độ tin cậy đối<br />
với kết quả đo đạc được từ thực nghiệm theo từng điều kiện chuyển động, đồng thời<br />
đưa ra những yêu cầu lựa chọn những loại cảm biến vi cơ điện tử phù hợp với<br />
những yêu cầu đo đạc các tham số quỹ đạo cho KCB.<br />
Từ khóa: Khí cụ bay, Cảm biến vi cơ điện tử, Sai số góc.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Về nguyên tắc, việc sử dụng các thiết bị đo lường để đo đạc các tham số cho đối tượng<br />
sẽ sinh ra các sai số trong kết quả phép đo. Cảm biến vi cơ điện tử là một trong những thiết<br />
bị đo lường được sử dụng để đo đạc các thành phần góc cho KCB giữa hệ tọa độ (HTĐ)<br />
liên kết và HTĐ mặt đất cục bộ. Như vậy, đối với việc đo lường các tham số quỹ đạo<br />
(TSQĐ) cho KCB thì sai số mắc phải đó là các tham số định vị vị trí gồm có 3 tham số tọa<br />
độ được xác định thông qua cảm biến khí áp cùng với bộ định vị GPS và 3 tham số góc<br />
của KCB trong không gian được xác định thông qua cảm biến vi cơ điện tử.<br />
Do phép đo đạc TSQĐ thông qua hệ thống cảm biến vi cơ điện tử tồn tại những sai số<br />
nên việc khảo sát ảnh hưởng của những sai số đó đến kết quả giải bài toán ngược trong<br />
quá trình hiệu chỉnh TSKĐ là hoàn toàn cần thiết.<br />
Xem xét hệ phương trình bài toán ngược xác định các tham số ĐLH của KCB trong<br />
không gian[1] hay còn gọi là bài toán ĐLH ngược ta thấy:<br />
- Tham số đầu vào là các TSQĐ bao gồm tọa độ của KCB trong không gian và góc<br />
giữa HTĐ liên kết của KCB so với HTĐ mặt đất cục bộ được ghi lại theo thời gian thực,<br />
nếu các tham số này không chính xác thì sẽ sinh ra sai số trong quá trình giải để xác định 6<br />
ẩn số Xa, Ya, Za, Mx, My, Mz.<br />
- Đây là một hệ phương trình đại số bậc nhất và dễ dàng đánh giá sai số của nghiệm<br />
thông qua giá trị của các tham số đầu vào. Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là hệ phương trình<br />
này không thể giải một cách độc lập vì còn liên quan đến hệ phương trình lượng giác siêu<br />
việt [2]. Bản thân hệ phương trình siêu việt này cũng không thể giải bằng phương pháp<br />
giải tích để tìm nghiệm tường minh mà cần phải giải bằng phương pháp số. Do vậy, nếu sử<br />
dụng phương pháp giải tích để khảo sát sai số bài toán ngược sẽ gặp nhiều khó khăn.<br />
Khảo sát và đánh giá sai số bài toán ĐLH ngược do ảnh hưởng của sai số góc cảm biến<br />
vi cơ điện tử được thực hiện theo phương pháp sau:<br />
- Xem xét một số đặc điểm của thuật toán AHRS được sử dụng để xác định các tham số<br />
góc giữa HTĐ liên kết của KCB so với HTĐ mặt đất cục bộ;<br />
- Đặc điểm của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử dưới tác động bởi gia tốc trong một số<br />
dạng chuyển động mà chuyển động đó sẽ sinh ra sai số tính toán;<br />
<br />
<br />
14 M. D. Phương, P. V. Uy, “Khảo sát bài toán ngược… của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Sử dụng phương pháp số để giải bài toán ngược có kể đến các sai số góc của KCB đối<br />
với dạng chuyển động đó theo mô hình sau:<br />
Sai số<br />
<br />
<br />
Mô hình Bài toán thuận Tham số quỹ Đặc tính<br />
KCB ĐLH CĐ KCB đạo chuyển động<br />
<br />
<br />
Đánh giá kết quả bài Tham số Các dạng quỹ đạo có<br />
toán ngược dưới tác động lực sai số và giải bài toán<br />
động của sai số góc học ngược ĐLH CĐ KCB<br />
<br />
Hình 1. Mô hình khảo sát kết quả bài toán ngược dưới tác động của sai số góc.<br />
- Trong mô hình khảo sát trên, bài toán động lực học chuyển động của KCB[2] (bài<br />
toán thuận) được giải với các số liệu của một loại mô hình KCB giả định, kết quả nhận<br />
<br />
được là các TSQĐ, đặc trưng là vector địa tốc Vk và các thành phần góc của HTĐ liên kết<br />
so với HTĐ mặt đất cục bộ, từ đó giả lập các sai số góc theo các đặc trưng đó, đồng thời<br />
giải bài toán ngược, thông qua kết quả nhận được từ bài toán ngược là các tham số động<br />
lực học. Đưa ra những nhận xét, kết luận về đặc điểm sai số kết quả giải bài toán ngược<br />
dưới tác động của các sai số đầu vào.<br />
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA THUẬT TOÁN AHRS<br />
Thuật toán AHRS là một trong những thuật toán quan trọng được xây dựng để xác định<br />
các thành phần góc giữa hệ trục tọa độ liên kết so với HTĐ mặt đất cục bộ. Thuật toán này<br />
được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các hệ thống đo đạc sử dụng cảm biến vi cơ điện tử [3].<br />
Hiện nay, trên thị trường có nhiều hệ thống cảm biến vi cơ điện tử sử dụng thuật toán<br />
AHRS như MTi, XSensor, VN100... các hệ thống sử dụng thuật toán AHRS trở thành một<br />
giải pháp hiệu quả hơn nếu so sánh với việc sử dụng các loại con quay vi cơ có độ chính<br />
xác rất cao thông qua thuật toán tích phân thông thường [8].<br />
Sai số tĩnh đối với các góc pitch và roll của những hệ thống cảm biến nói trên nhỏ hơn<br />
0.5o RMS và khi kết hợp với những thiết bị GPS thì sai số động nhỏ hơn 1o RMS [9].<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số của hệ thống đo đạc bằng cảm biến vi cơ điện tử,<br />
một số nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng nhiệt độ, rung xóc trong môi trường làm<br />
việc, điện áp làm việc thay đổi… Thông thường, những sai số này được hiệu chỉnh bằng<br />
các hệ số đã xác định trước đó thông qua thực nghiệm, kiểm chuẩn và thực hiện trong quá<br />
trình tính toán theo phương pháp bù sai lệch giá trị.<br />
Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra sai số phép đo là do thuật toán xác định<br />
góc nghiêng của hệ thống máy tính trên khoang tham chiếu gia tốc trọng trường tổng hợp<br />
thông qua cảm biến gia tốc.<br />
Đối với gia tốc kế lắp cố định với thân của KCB chỉ có thể đo được gia tốc biểu<br />
kiến[7]:<br />
<br />
abk a g (1)<br />
Trong đó:<br />
<br />
a là vector gia tốc của KCB trong HTĐ liên kết;<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 15<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
g là vector gia tốc trọng trường.<br />
Quá trình chuyển động mang theo cảm biến vi cơ điện tử gắn cố định trên thân của<br />
KCB luôn xuất hiện những rung xóc, chuyển động tăng tốc, giảm tốc hoặc chuyển động<br />
lượn vòng gây ra gia tốc dọc trục hoặc gia tốc li tâm làm cho hướng vector gia tốc biểu<br />
<br />
kiến abk sai lệch so với hướng vector gia tốc trọng trường g . Thuật toán AHRS lấy<br />
<br />
vector gia tốc biểu kiến abk làm cơ sở tham chiếu vector gia tốc trọng trường và sử dụng<br />
để tính toán các thành phần góc nghiêng[3]. Như vậy, thuật toán này không nhận biết được<br />
phương đúng của vector gia tốc trọng trường do xuất hiện vector gia tốc a . Chính vì điều<br />
đó sẽ sinh ra sai số góc nghiêng nếu sử dụng vector gia tốc biểu kiến khi tính toán. Trong<br />
thực tế, đối với chuyển động của KCB, nếu không kể đến ảnh hưởng của sự rung xóc thì<br />
xuất hiện các thành phần gia tốc sau:<br />
- Chuyển động tăng tốc, giảm tốc: chuyển động này xảy ra trong mặt phẳng xOy khi<br />
KCB thay đổi lực đẩy hoặc điều khiển góc cánh lái độ cao… Khi đó, xuất hiện thành phần<br />
gia tốc dọc trục Ox trong HTĐ liên kết làm cho góc có sai số d .<br />
- Chuyển động cạnh: KCB thay đổi hướng chuyển động làm cho quỹ đạo tâm khối<br />
KCB có dạng cong trong mặt phẳng Ogxgzg của HTĐ mặt đất cục bộ.<br />
- Chuyển động kết hợp: là dạng chuyển động có sự kết hợp của hai dạng chuyển động<br />
nói trên, vector gia tốc xuất hiện trong cả 3 trục của HTĐ mặt đất cục bộ.<br />
Đây là những chuyển động xảy ra trong thời gian dài nên ảnh hưởng đến sai số tương<br />
đối lớn.<br />
Từ việc nghiên cứu bản chất của thuật toán tính toán góc của hệ thống cảm biến vi cơ<br />
điện tử và đặc tính chuyển đông của KCB, ta có một số nhận xét sau:<br />
- Bản chất sai số phép đo là do quá trình chuyển động xuất hiện gia tốc của KCB trong<br />
HTĐ liên kết và thuật toán xác định thành phần góc của cảm biến vi cơ điện tử trong hệ<br />
không gian. Sai số đặc trưng đó là góc giữa HTĐ liên kết và HTĐ mặt đất cục bộ.<br />
- Thành phần gia tốc của KCB trong HTĐ liên kết có trị số lớn hoặc thời gian tác động<br />
dài sẽ sinh ra sai số càng lớn.<br />
- Ảnh hưởng của gia tốc của KCB trong HTĐ liên kết sinh ra sai số góc và tác động<br />
đến cảm biến theo phương nào thì sẽ xuất hiện sai số góc trong mặt phẳng của HTĐ chứa<br />
vector gia tốc đó.<br />
Đã có một số tài liệu nghiên cứu và đánh giá sai số thuật toán AHRS [4,5] trong các<br />
điều kiện đo đạc khác nhau và đưa ra nhiều phương pháp khắc phục những sai số của thuật<br />
toán AHRS. Các nghiên cứu này đưa ra sai số thực nghiệm đối với góc nghiêng thực tế và<br />
tính toán nhỏ hơn ±5o theo từng điều kiện chuyển động, đặc trưng của các sai số thường<br />
phi tuyến và thông thường có thể mô tả dưới dạng các hàm liên tục bậc 2. Các cảm biến<br />
cao cấp như MTi, VBOX, VN100 có sai số nhỏ hơn ±1o.<br />
Bài báo này không đi sâu vào nghiên cứu định lượng các sai số của toàn bộ hệ thống<br />
cảm biến vi cơ điện tử sử dụng trên các loại KCB mà chỉ khảo sát phạm vi và đặc tính sai<br />
số của phép đo có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả giải bài toán ngược. Như vậy, ta có<br />
thể xem các thành phần sai số góc nghiêng là một trong những sai số tổng hợp và đánh giá<br />
ảnh hưởng của những sai số đó đến kết quả giải bài toán ngược trong một số dạng chuyển<br />
động cần khảo sát. Không xét đến sai số do góc hướng của cảm biến vì bản chất của hệ<br />
thống vi cơ điện tử xác định góc hướng của KCB so với cực bắc kim nam châm bằng cảm<br />
biến từ trường và bản chất sai số của cảm biến từ trường khác hoàn toàn so với của sai số<br />
cảm biến vi cơ điện tử do gia tốc gây ra.<br />
<br />
<br />
<br />
16 M. D. Phương, P. V. Uy, “Khảo sát bài toán ngược… của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG SAI SỐ CỦA CẢM BIẾN<br />
VI CƠ ĐIỆN TỬ ĐẾN SAI SỐ BÀI TOÁN ĐLH NGƯỢC<br />
Phần trên ta đã phân tích bản chất của sai số hệ thống đo đạc sử dụng cảm biến vi cơ<br />
điện tử. Có thể nói, nguyên nhân sinh ra sai số đó là sự chuyển động của KCB đặc trưng<br />
<br />
bởi vector địa tốc Vk . Kết quả là các đại lượng, tham số chịu tác động của sự chuyển động<br />
đó là các thành phần gia tốc tác động cảm biến vi cơ điện tử trong HTĐ liên kết. Như vậy<br />
<br />
để đánh giá được ảnh hưởng của vector địa tốc Vk đến sai số góc, ta cần xác lập mối quan<br />
hệ giữa nguyên nhân và kết quả đó là các quan hệ góc giữa HTĐ liên kết và HTĐ quỹ đạo<br />
<br />
chứa vector địa tốc Vk , nói cách khác là cần tìm các thành phần gia tốc của vector địa tốc<br />
<br />
Vk trong các HTĐ mặt đất cục bộ Ogxgygzg và HTĐ liên kết Oxyz. Một số chú ý:<br />
<br />
- Quan hệ góc giữa vector địa tốc Vk trong HTĐ mặt đất cố định Ogxgygzg được biểu<br />
diễn thông qua các thành phần góc θ và Ψ;<br />
- Quan hệ góc giữa HTĐ liên kết và HTĐ mặt đất cục bộ Ogxgygzg được biểu diễn<br />
thông qua các thành phần góc , γ và ψ. Như vậy ta có thể lấy HTĐ mặt đất cục bộ làm<br />
HTĐ trung gian để tính toán và định trị các giá trị sai số trong chính HTĐ này.<br />
- Có thể áp dụng phương pháp biến đổi không gian thông qua các ma trận chuyển đổi<br />
của các tài liệu lý thuyết đồ họa, cơ học vật rắn… tuy nhiên cần lưu ý trình tự chuyển đổi<br />
và chiều dương các góc theo định nghĩa để xác định các ma trận chuyển đổi.<br />
<br />
Khi xác định vector địa tốc Vk trong HTĐ mặt đất cố định ta thực hiện xoay HTĐ quỹ<br />
đạo trùng với HTĐ mặt đất cục bộ lần lượt theo trình tự ngược lại định nghĩa các góc. Chú ý<br />
nếu xoay HTĐ ngược chiều dương theo định nghĩa góc thì dấu của góc xoay không thay đổi.<br />
Thứ tự và giá trị của các ma trận xoay lần lượt như sau:<br />
cos sin 0<br />
T sin cos 0 (2)<br />
0 0 1<br />
<br />
cos 0 sin <br />
T 0 1 0 (3)<br />
sin 0 cos <br />
Trong đó, T và T là các ma trận chuyển đổi theo các trục Oz và Oy của HTĐ<br />
quỹ đạo và HTĐ mặt đất cục bộ. Khi đó:<br />
<br />
Vk Vkg Vk 0 0T T (4)<br />
g<br />
Vk Vk cos cos Vk sin Vk cos sin (5)<br />
g g<br />
Trong đó, Vk là vector địa tốc trong HTĐ mặt đất cục bộ. Lấy đạo hàm của Vk theo<br />
thời gian ta sẽ được giá trị gia tốc theo các trục Ogxg, Ogyg, Ogzg.<br />
Đến đây, ta có thể áp dụng 2 phương pháp khảo sát ảnh hưởng sai số:<br />
Phương pháp 1: Xác định sai số bài toán ngược trong HTĐ mặt đất cục bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 17<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Ta biết kết quả của thuật toán tính toán góc của máy tính trên khoang là góc giữa HTĐ<br />
liên kết có gắn cảm biến vi cơ điện tử và HTĐ mặt đất cục bộ. Nếu xét đến góc của cảm<br />
biến từ trường thì ta nhận được đầy đủ 3 thành phần góc đó là ψ, và γ. Nếu xem xét kỹ<br />
hệ phương trình ĐLH ngược của KCB trong không gian thì các thành phần này đã thể hiện<br />
<br />
rõ trong các phương trình. Đồng thời, trị số của vector địa tốc Vk đã được xác định. Do đó<br />
từ công thức (5) ta có thể tính được trị số các thành phần gia tốc trên các trục của HTĐ<br />
mặt đất cục bộ:<br />
Vk<br />
a Xg d cos cos (6)<br />
dt<br />
Vk<br />
aYg d sin (7)<br />
dt<br />
Vk<br />
a Zg d cos sin (8)<br />
dt<br />
Trong đó: a Xg , aYg và a Zg là các thành phần tổng hợp gia tốc tác động lên KCB theo<br />
phương Ogxg, Ogyg và Ogzg trong HTĐ mặt đất cục bộ.<br />
Để số hóa giá trị sai số góc của cảm biến trong quá trình giải bài toán ngược, ta có thể<br />
mô hình hóa giá trị này là hàm phụ thuộc gia tốc của KCB trong HTĐ mặt đất cục bộ, các<br />
giá trị sai số góc d và d có thể biểu diễn như sau:<br />
<br />
k .a Xg ky .aYg (9)<br />
<br />
max nếu max<br />
<br />
k .a Zg k y .aYg (10)<br />
<br />
max nếu max<br />
<br />
Trong đó: k , k là các hệ số ước lượng sai số góc bậc nhất theo các góc chúc ngóc và<br />
góc nghiêng của cảm biến sinh ra do gia tốc tổng hợp a Xg , aYg .<br />
<br />
ky , ky là các hệ số ước lượng sai số góc bậc nhất xét tới ảnh hưởng đến góc chúc<br />
ngóc và góc nghiêng do gia tốc thẳng đứng a Zg .<br />
<br />
max và max là các giá trị sai số góc chúc ngóc và góc nghiêng lớn nhất của hệ<br />
thống đo đối với một hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.<br />
Theo phương pháp này, ta có thể dễ dàng liên kết với thuật toán giải bài toán ngược để<br />
khảo sát sai số của kết quả bài toán nếu kể đến ảnh hưởng của sai số góc. Phương pháp<br />
này phù hợp với việc khảo sát, tính toán phạm vi các thành phần sai số, hỗ trợ xây dựng<br />
các bài bay thử nghiệm hoặc lựa chọn những loại cảm biến vi cơ điện tử phù hợp với yêu<br />
cầu đo đạc trong phạm vi sai số cho phép.<br />
Phương pháp 2: Xác định sai số bài toán ngược trong HTĐ liên kết<br />
<br />
Tiếp tục biến đổi Vkg về HTĐ liên kết lần lượt thông qua qua các ma trận chuyển đổi.<br />
Tuy nhiên ở đây cần chú ý thứ tự xoay HTĐ liên kết theo trình tự quanh các trục Oy, Oz,<br />
<br />
<br />
18 M. D. Phương, P. V. Uy, “Khảo sát bài toán ngược… của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Ox. Đồng thời chiều xoay của HTĐ liên kết cùng chiều dương theo định nghĩa góc nên<br />
cần phải đổi dấu trong các phép xoay.<br />
Các ma trận chuyển đổi và được viết lại như sau:<br />
cos 0 sin <br />
T 0 1 0 (11)<br />
sin 0 cos <br />
cos sin 0<br />
T sin cos 0 (12)<br />
0 0 1<br />
1 0 0 <br />
<br />
T 0 cos sin (13)<br />
0 sin cos <br />
<br />
<br />
Ta nhận được: Vk Vkg T T T (14)<br />
Đến đây, ta xác định được các thành phần vector gia tốc của cảm biến vi cơ điện tử<br />
theo các trục Ox, Oy, Oz của HTĐ liên kết. Rõ ràng, các thành phần gia tốc được chuyển<br />
đổi về các trục này giống như những đại lượng dự báo sai số cho thuật toán xác định góc<br />
cho hệ thống cảm biến vi cơ điện tử, nó có chức năng hỗ trợ, sửa sai lệch cho thuật toán<br />
mà máy tính trên khoang sử dụng, những thông tin dự báo này được lấy từ chính các tham<br />
<br />
số quỹ đạo của KCB trong không gian đặc trưng bằng thành phần vector địa tốc Vk .<br />
Trong các hệ thống đo lường quỹ đạo của KCB, ngoài các cảm biến vi cơ điện tử còn có<br />
các loại cảm biến khác như cảm biến đo cao khí áp, bộ định vị vị trí GPS, cảm biến không<br />
tốc… Những loại cảm biến này có chức năng định vị vị trí KCB trong không gian đồng thời<br />
cung cấp các thông tin trong đó có các thông tin về gia tốc chuyển động trên các trục. Đây<br />
cũng là cơ sở xây dựng thuật toán kết hợp hệ thống vi cơ điện tử với các hệ thống đo lường<br />
khác để xác định vị trí của KCB trong không gian đạt độ chính xác cao hơn.<br />
Phương pháp xác định sai số trong HTĐ liên kết phù hợp với thuật toán xác định góc<br />
của máy tính trên khoang, sử dụng để tính toán xác định góc nghiêng của KCB có sử dụng<br />
các thông tin bổ sung. Phương pháp này tương tự như cách kết hợp các giá trị đo để xác<br />
định vị trí, tư thế của KCB trong không gian như một số các thuật toán khác như EKF,<br />
UKF… tuy nhiên bằng việc phân tích bản chất của các sai số đó ta thấy việc hiểu rõ và xây<br />
dựng thuật toán không quá phức tạp và khó hiểu như phương pháp thiết lập các không gian<br />
trạng thái nhiều tham số như các thuật toán trên đã xây dựng.<br />
Đặc điểm của phương pháp này đó là bắt buộc phải xử lý theo thời gian thực, số lượng<br />
phép tính nhiều, đặc biệt là giải các hàm lượng giác, các phép nhân ma trận đòi hỏi nhiều<br />
tài nguyên của máy tính. Như vậy, cần phải có một hệ thống tính toán theo thời gian thực<br />
đủ mạnh để xử lý các bài toán phức tạp đó. Việc xác định các hệ số ước lượng khó khăn và<br />
chính các hệ số đó cũng cần được hiệu chỉnh.<br />
4. KẾT QUẢ BÀI TOÁN ĐLH NGƯỢC CÓ KỂ ĐẾN SAI SỐ<br />
CỦA HỆ THỐNG CẢM BIẾN VI CƠ ĐIỆN TỬ<br />
Bài báo áp dụng phương pháp 1 để khảo sát ảnh hưởng của sai số phép đo góc đến kết<br />
quả giải bài toán ĐLH ngược. Thực hiện giả lập tính toán, mô phỏng trên một mô hình lý<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 19<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
thuyết với các số liệu của máy bay không người lái IRKUT-70V. Các tham số của mô hình<br />
này tham khảo trong tài liệu [6].<br />
Để khảo sát đầy đủ tác động của sai số của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử đến sai số<br />
của bài toán ngược ta cần thực hiện thiết lập dạng chuyển động kết hợp, tức là chuyển<br />
động tạo ra đồng thời gia tốc dọc trục và gia tốc li tâm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. b.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. d.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
e. f.<br />
Hình 2. Kết quả giải bài toán ngược xét đến ảnh hưởng của sai số góc nghiêng của<br />
cảm biến vi cơ điện tử trong phạm vi -5o đến 0o.<br />
a. Lực cản Xa; b. Lực nâng Ya; c. Lực dạt sườn Za;<br />
d. Momen Mx; e. Momen My; f. Momen Mz.<br />
Thực hiện giải bài toán ngược với số liệu trong giai đoạn từ khi máy bay rời bệ phóng,<br />
giả định sai số bài toán ngược trong HTĐ mặt đất cục bộ có phạm vi biến thiên các giới<br />
hạn sai số phép đo góc max và max ≤ ±5o.<br />
Nhận xét về ảnh hưởng của sai số góc đến các thành phần lực và momen khí động từ<br />
kết quả khảo sát bài toán ngược trên mô hình máy bay IRKUT-70V như sau:<br />
- Sai số lực cản và lực nâng không lớn, sai số tương đối nhỏ hơn 6% và sai số tuyệt đối<br />
nhỏ hơn 22N;<br />
<br />
<br />
20 M. D. Phương, P. V. Uy, “Khảo sát bài toán ngược… của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Momen chúc ngóc Mz gần như không ảnh hưởng bởi sai số góc;<br />
- Lực dạt sườn Za thay đổi đáng kể và phụ thuộc nhiều vào sai số góc;<br />
- Bài toán không có nghiệm trong phạm vi sai số góc cần khảo sát từ 0…+5o, điều này<br />
hoàn toàn phù hợp với điều kiện bay thực tế: tức là không thể thực hiện bay vòng trái đồng<br />
thời nghiêng phải được. Điều này cho phép kiểm tra sơ bộ số liệu đầu vào trong những<br />
điều kiện thực nghiệm cụ thể khi bài toán ngược không có nghiệm, đánh giá mức độ tin<br />
cậy, chính xác của số liệu đo đạc được.<br />
Từ những nhận xét này, ta có thể xây dựng những định hướng đối với phương pháp<br />
khảo sát ảnh hưởng của sai số:<br />
- Về việc xác định và xây dựng các bài bay thử nghiệm phục vụ mục đích hiệu chỉnh<br />
TSKĐ.<br />
- Khả năng mở rộng phạm vi khảo sát sai số để đánh giá mức độ tin cậy của từng tham<br />
số quỹ đạo có thể đo đạc trong thực nghiệm. Kết hợp với bài toán đánh giá sai số tham số<br />
vị trí để hoàn thiện bài toán ngược thành một bài toán tổng hợp.<br />
- Nhận biết những tham số ảnh hưởng đáng kể trong kết quả bài toán ngược dưới ảnh<br />
hưởng, tác động của sai số góc do hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Thông qua việc xây dựng phương pháp khảo sát bài toán ngược xác định các tham số<br />
ĐLH của KCB có kể đến ảnh hưởng do của sai số của cảm biến vi cơ điện tử ta có những<br />
kết luận sau:<br />
Việc nghiên cứu bản chất của thuật toán AHRS và đặc điểm đo đạc của hệ thống cảm<br />
biến vi cơ điện tử cho phép xây dựng đặc tính sai số của hệ thống đo lường một cách phù<br />
hợp hơn những trường hợp giả lập sai số ngẫu nhiên hoặc các hàm sai số tuyến tính.<br />
Xây dựng các đặc tính sai số của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử, từ đó có thể khảo sát<br />
những ảnh hưởng sai số đó đến kết quả giải bài toán ngược trên mô hình lý thuyết một<br />
cách phù hợp.<br />
Các sai số của hệ thống đo được tổng hợp về một loại sai số và không nhất thiết khảo<br />
sát cụ thể tính chất từng loại sai số của hệ thống cảm biến. Điều này giúp cho người thiết<br />
kế tránh được những quá trình nghiên cứu phức tạp nếu không đi sâu vào nghiên cứu cụ<br />
thể từng loại cảm biến vi cơ hay hệ thống đo đạc các tham số quỹ đạo.<br />
Kết quả khảo sát trên mô hình lý thuyết cho thấy rõ sự phụ thuộc của sai số của kết quả<br />
tham số động lực học nhận được sau khi giải bài toán ngược vào sai số góc nghiêng của hệ<br />
thống cảm biến vi cơ điện tử. Như vậy, trong quá trình nghiên cứu thiết kế trên lý thuyết<br />
cho phép lựa chọn sơ bộ hệ thống cảm biến theo yêu cầu sai số cho phép, định lượng sơ bộ<br />
các sai số trong tính toán sẽ mắc phải trong thực nghiệm.<br />
Bài toán ngược được giải bằng số liệu lý thuyết với các sai số giả lập có khối lượng<br />
tính toán không lớn, cho phép khảo sát nhiều trường hợp chuyển động trong phòng thí<br />
nghiệm. Thực hiện giả lập tính toán, mô phỏng trên một mô hình lý thuyết. Đưa ra những<br />
nhận xét, kết luận về đặc điểm sai số kết quả giải bài toán ngược dưới tác động của các sai<br />
số đầu vào.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Mai Duy Phương, Phạm Vũ Uy, “Xây dựng bài toán ngược xác định các thành phần<br />
lực và momen khí động của khí cụ bay tự động bằng phương pháp xử lý số liệu bay<br />
thử nghiệm” Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04-2016.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 21<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
[2]. Nguyễn Đức Cương, "Mô hình hóa và mô phỏng chuyển động của khí cụ bay tự<br />
động", NXB Quân đội nhân dân, 2002.<br />
[3]. Sebastian O.H. Madgwick, “An efficient orientation filter for inertial and<br />
inertial/magnetic sensor arrays”<br />
[4]. Estefania Munoz Diaz and Fabian de Ponte Müller, “Evaluation of AHRS Algorithms<br />
for InertialPersonal Localization in Industrial Environments” German Aerospace<br />
Center - Institute of Communications and Navigation Oberpfaffenhofen, 82234<br />
Wessling, Germany.<br />
[5]. A. Cavallo, A. Cirillo, P. Cirillo, G. De Maria, P. Falco, C. Natale, S. Pirozzi<br />
“Experimental Comparison of Sensor Fusion Algorithms for Attitude Estimation”<br />
Università degli Studi di Napoli, Italy.<br />
[6]. Nguyễn Đức Cương, “Báo cáo kết quả hợp tác nghiên cứu thiết kế, chế tạo mẫu tổ<br />
hợp máy bay không người lái dân dụng cỡ nhỏ để giám sát từ xa phục vụ các nhu cầu<br />
kinh tế - xã hội” Hội HKVT Việt nam, 2015.<br />
[7]. PGS, TSKH Nguyễn Đức Cương, TS. Nguyễn Văn Chúc, “Mô hình hóa chuyển động<br />
của khí cụ bay tự động có ứng dụng các cảm biến quán tính vi cơ”, Trung tâm Khoa<br />
học kỹ thuật – Công nghệ quân sự.<br />
[8]. https://www.xsens.com/tags/ahrs/<br />
[9]. http://www.vectornav.com/products/vn-100/specifications<br />
ABSTRACT<br />
BUILDING AERODYNAMIC INVERSE EQUATIONS<br />
TO DETERMINE AERODYNAMIC FORCE AND MOMENTUM<br />
BY USING OF FLIGHT DATA<br />
Determination dynamic parameters for unmanned airplane via inverse equations<br />
from the trajectory parameters recorded in real time is relatively accurately.<br />
However in practice, using of measurement instrumentation always causes the<br />
errors. This paper examines the AHRS algorithm that calculates the angles and<br />
some characteristic errors of on-board microelectromechanical sensors system,<br />
thereby evaluation how those errors affect on the results of the inverse equations.<br />
The construction of this method plays a basis role for evaluation the reliability of<br />
measurement results from each experimental condition, and given a choice of what<br />
kind of requirements microelectromechanical sensor that consistent with the<br />
measurement task of trajectory parameters for unmanned airplane.<br />
Keywords: Flying vehicle, Microelectromechanical, Sensors, Angle errors.<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 7 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 31 tháng 7 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2017<br />
1.<br />
Địa chỉ: Viện KHCN-QS;<br />
2.<br />
Học viện KTQS.<br />
*<br />
Email: mdphuong@yahoo.com.au.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22 M. D. Phương, P. V. Uy, “Khảo sát bài toán ngược… của hệ thống cảm biến vi cơ điện tử.”<br />