intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát các bất thường nước tiểu bằng que thử nước tiểu tại hai trường tiểu học và trung học - TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ của những bất thường nước tiểu ở trẻ không triệu chứng tại trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền quận 3 và trường trung học cơ sở Trương Công Định quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát các bất thường nước tiểu bằng que thử nước tiểu tại hai trường tiểu học và trung học - TP. Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> KHẢO SÁT CÁC BẤT THƯỜNG NƯỚC TIỂU<br /> BẰNG QUE THỬ NƯỚC TIỂU TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC<br /> VÀ TRUNG HỌC – TP HỒ CHÍ MINH<br /> Nguyễn Thị Phương Thảo*, Đào Bích Thủy*, Hoàng Thị Diễm Thúy*,**, Trần Thị Mộng Hiệp*,**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ của những bất thường nước tiểu ở trẻ không triệu chứng tại<br /> trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền quận 3 và trường trung học cơ sở Trương Công Định quận Bình Thạnh<br /> TP. Hồ Chí Minh.<br /> Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 09/2009 đến 12/2009 trên 546 trẻ khỏe<br /> mạnh từ 6 đến 14 tuổi. Việc tầm soát được thực hiện bằng que thử nước tiểu 10 thông số.<br /> Kết quả: Trong 546 trẻ khỏe mạnh (286 nam, 260 nữ), có 35 (6,41%) trường hợp bất thường nước<br /> tiểu ở tổng phân tích nước tiểu lần đầu và chỉ còn 3 (0,55%) trường hợp bất thường ở lần 2. Trong nhóm<br /> những trẻ bất thường nước tiểu lần 1, có 2,75% trẻ tiểu đạm đơn độc, 2,56% tiểu máu đơn độc, 0,37%<br /> tiểu bạch cầu đơn độc, 0,37% tiểu nitrit đơn độc, 0,37% tiểu bạch cầu kết hợp với nitrit và không ghi nhận<br /> trường hợp tiểu máu kết hợp tiểu đạm. Cả 3 trường hợp có bất thường nước tiểu lần 2 đều là tiểu hồng cầu<br /> và những tầm soát ghi nhận: 1 trường hợp thiếu máu tán huyết do thiếu men G6PD, 1 trường hợp thận ứ<br /> nước và 1 trường hợp hẹp bao quy đầu.<br /> Kết luận: Que thử nước tiểu thực hiện ở học sinh khỏe mạnh tại 2 trường cấp 1 và cấp 2 tại TP. Hồ Chí<br /> Minh phát hiện rất ít bất thường, tuy nhiên vẫn giúp phát hiện được bệnh ở trẻ không triệu chứng.<br /> Từ khóa: Bệnh thận nguyên phát; Viêm đài bể thận ; Nitrit ; Leucocyte esterase<br /> <br /> ABSTRACT<br /> URINE SCREENING TEST IN CHILDREN AT TWO PRIMARY AND JUNIOR HIGH SCHOOL - HO<br /> CHI MINH CITY<br /> Nguyen Thi Phuong Thao, Dao Bich Thuy, Hoang Thi Diem Thuy, Tran Thi Mong Hiep<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 42 - 47<br /> Objective: This study attempted to determine the prevalence of urinary abnormalites in asymptomatic<br /> children in Nguyen Thanh Tuyen primary school (District 3) and Truong Cong Dinh junior high school (Binh<br /> Thanh District) in Ho Chi Minh city.<br /> Methods: A cross – sectional study from 09/2009 to 12/2009 was conducted in 546 apparently healthy<br /> children from 6 to 14 years of age. Urinary screening was performed with the dipstick method.<br /> Results: In 546 apparently healthy children (286 boys, 260 girls), urinary abnormalities were detected in 35<br /> (6.41%) subjects at the first screening and only 3 (0.55%) cases at the second screening. Of the children who had<br /> urinary abnormalities at the first sceening, isolated proteinuria was found in 2.75% of the cases, isolated<br /> hematuria in 2.56%, leukocyte esterase in 0.37%, nitrit positive in 0.37% and combined leukocyte esterase and<br /> nitrit in 0.37%. No case with combined hematuria and proteinuria was found. Hematuria was found in all the 3<br /> <br /> * Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br /> ** Khoa Thận - Nội Tiết BV Nhi Đồng 2<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908198104<br /> Email: tranmonghiep@yahoo.fr<br /> <br /> 42<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> patients with urinary abnormalities at the second screening and investigation showed G6PD deficiency anaemia<br /> in 1 case, hydronephrosis in 1 case and phimosis in 1 case.<br /> Conclusion: Urine screening test in healthy primary and junior high school children in Ho Chi Minh city<br /> showed very low rate of urine abnormalities, but can detect underlying disease in asymptomatic children.<br /> Keywords: Primary renal disease; Pyelonephritis; Nitrit; Leucocyte esterase<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bất thường nước tiểu là một trong những<br /> dấu hiệu phản ánh bệnh lý hệ thận niệu như<br /> nhiễm trùng tiểu, viêm cầu thận, bệnh thận mô<br /> kẽ, dị tật bẩm sinh hệ niệu… hay một số bệnh lý<br /> toàn thân như bệnh Lupus đỏ, bệnh ban xuất<br /> huyết Henoch-Schönlein, hội chứng tán huyết<br /> tăng urê huyết… Những bệnh này nếu không<br /> được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến<br /> suy thận mạn, mà diễn tiến lâu dài, tất yếu là<br /> bệnh thận giai đoạn cuối.<br /> Suy thận mạn, ở trẻ em gây ảnh hưởng<br /> nghiêm trọng đến sự tăng trưởng, phát triển,<br /> cuộc sống gia đình, khả năng học tập và cuối<br /> cùng đưa đến chỉ định điều trị chạy thận nhân<br /> tạo và thay thế thận(4). Do vậy, việc phát hiện<br /> sớm bệnh thận mạn ở trẻ là vấn đề quan trọng<br /> ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng. Trong<br /> những năm gần đây, một số chương trình tầm<br /> soát bất thường nước tiểu ở trẻ em trong độ tuổi<br /> đi học đã được triển khai tại một số quốc gia<br /> như Thượng Hải (Trung Quốc), Singapore, Nhật<br /> Bản, Iran, Hàn Quốc, Đài Loan nhằm phát hiện<br /> bệnh thận ở giai đoạn sớm, đã cho thấy hiệu quả<br /> trong việc giảm gánh nặng điều trị của bệnh<br /> thận mạn ở những nước phát triển cũng như<br /> đang phát triển(4,5,10,12).<br /> Tại Nhật Bản, chương trình này đã trở thành<br /> thường quy, bắt đầu được thực hiện từ năm<br /> 1974 và kéo dài cho đến nay. Năm 2004, theo<br /> nghiên cứu ở trẻ từ 6-14 tuổi tỷ lệ tiểu đạm đơn<br /> độc là 0,11%, tiểu máu đơn độc 0,83%, tiểu đạm<br /> kết hợp tiểu máu 0,05%(5).<br /> Tại Thượng Hải, một nghiên cứu từ tháng 310/2003 cho thấy tỷ lệ tiểu đạm đơn độc là<br /> 0,51%, tiểu máu đơn độc 0,46%, tiểu đạm kết<br /> hợp tiểu máu là 0,07%(10).<br /> <br /> Tất cả những chương trình này đều dựa<br /> trên que thử nước tiểu nhanh, đây là một<br /> phương tiện chi phí thấp, đơn giản, dễ sử<br /> dụng, có độ nhạy cao rất thích hợp với các<br /> chương trình tầm soát, đặc biệt trong việc<br /> phát hiện nhiễm trùng tiểu(8).<br /> Tại Việt Nam chưa có một chương trình tầm<br /> soát những bất thường nước tiểu ở trẻ em để có<br /> thể xác định được tỷ lệ tiểu bạch cầu, tiểu nitrit,<br /> tiểu đạm, tiểu máu, qua đó phát hiện sớm<br /> những bệnh lý liên quan.<br /> Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br /> nhằm khảo sát tỷ lệ bất thường nước tiểu ở trẻ<br /> em khỏe mạnh từ 6 – 14 tuổi bằng que thứ nước<br /> tiểu 10 thông số. Qua đó, chúng tôi hi vọng sẽ<br /> đóng góp được thêm một số dữ liệu về tỷ lệ bất<br /> thường nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh ở thành<br /> phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ<br /> tháng 09/2009 đến 12/2009 trên các trẻ tuổi từ 614 tuổi, không có triệu chứng và tiền sử bệnh lý<br /> thận niệu trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn<br /> Thanh Tuyền, Quận 3 và trường THCS Trương<br /> Công Định, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí<br /> Minh. Cỡ mẫu được ước tính là 493 trẻ với độ<br /> tin cậy mong muốn là 95%.<br /> Mẫu nghiên cứu tại Trường Tiểu học<br /> Nguyễn Thanh Tuyền, Quận 3, TP. Hồ Chí<br /> Minh bao gồm khối lớp 1 (1A, 1D), khối lớp 2<br /> (2A, 2B), khối lớp 3 (3B, 3D), khối lớp 4 (4B, 4E)<br /> và khối lớp 5 (5C, 5D).<br /> Mẫu nghiên cứu tại Trường THCS Trương<br /> Công Định, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh<br /> bao gồm khối lớp 6 (6-2), khối lớp 7 (7-1), khối<br /> lớp 8 (8-5) và khối lớp 9 (9-3).<br /> Các trẻ được chọn vào lô nghiên cứu bao<br /> gồm các trẻ không có triệu chứng và tiền sử<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> 43<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> bệnh lý thận niệu, không mắc bệnh, không vận<br /> động thể lực mạnh, không gắng sức trước khi<br /> lấy mẫu một ngày và không uống vitamin C<br /> trước đó. Đối với trẻ nữ đang hành kinh thì<br /> không lấy mẫu, lấy lại sau khi sạch kinh.<br /> Về cách thu thập số liệu, bước 1, chúng tôi<br /> tiến hành lập hồ sơ những trẻ được đưa vào<br /> nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên mỗi khối lớp từ 1<br /> đến 2 lớp (45 – 70 trẻ), gặp và phổ biến cho trẻ<br /> về mục tiêu của nghiên cứu, cách thức lấy nước<br /> tiểu, gửi thư ngỏ và giấy đồng thuận tham gia<br /> nghiên cứu, bảng câu hỏi, tờ hướng dẫn phương<br /> pháp lấy nước tiểu và lọ đựng nước tiểu cho trẻ.<br /> Sau đó, bước 2 là khảo sát mẫu nước tiểu lần<br /> thứ nhất. Cân nặng, chiều cao, nhiệt độ (đo bằng<br /> nhiệt kế điện tử), huyết áp (sử dụng máy đo<br /> huyết áp bằng tay) được ghi nhận trước ngày<br /> lấy mẫu nước tiểu. Sau đó tiến hành thu thập<br /> mẫu nước tiểu, bảng trả lời câu hỏi vào đầu buổi<br /> sáng. Mẫu nước tiểu là mẫu đầu tiên được lấy<br /> sau khi trẻ thức dậy theo bảng hướng dẫn đã<br /> gửi trước đó. Tiến hành thử mẫu nước tiểu ngay<br /> sau khi thu thập được, không để mẫu lưu quá 2<br /> giờ.<br /> Về dụng cụ, sử dụng que thử 10 thông số<br /> nhãn hiệu URS-10 (Urine Reagent Strips for<br /> Urinalysis), được sản xuất bởi TECO<br /> DIAGNOSTICS ANAHEIM, CA 92807 U.S.A.<br /> Về cách thức tiến hành thử nước tiểu, chúng<br /> tôi lắc đều lọ đựng nước tiểu, nhúng ngập que<br /> thử trong mẫu nước tiểu, lấy que thử ra khỏi lọ<br /> đựng nước tiểu và chờ đọc kết quả sau 1 phút.<br /> Mẫu thử được đọc tại chỗ lần lượt bởi hai bác sĩ<br /> một cách riêng biệt, đối chiếu và thống nhất kết<br /> quả. Sau đó ghi kết quả vào phiếu thu thập và<br /> lên danh sách những trẻ có kết quả bất thường<br /> trong mẫu thử nước tiểu lần nhất và thông báo<br /> cho trẻ và phụ huynh biết, đề nghị tiến hành lấy<br /> mẫu thử lần hai.<br /> Thực hiện bước 3 bao gồm khảo sát mẫu<br /> nước tiểu lần hai. Trẻ có mẫu thử nước tiểu lần<br /> nhất bất thường được tiến hành lấy mẫu thử<br /> nước tiểu lần hai sau 7 ngày. Sau đó, tiến hành<br /> lấy mẫu và thu thập kết quả theo các bước<br /> <br /> 44<br /> <br /> tương tự lần thứ nhất và lên danh sách những<br /> trẻ có kết quả bất thường trong mẫu thử nước<br /> tiểu lần hai và gửi giấy bao kết quả cho trẻ và<br /> phụ huynh.<br /> Bước 4 bao gồm việc định hướng nguyên<br /> nhân gây bất thường nước tiểu trên những trẻ có<br /> bất thường nước tiểu lần hai, liên hệ qua điện<br /> thoại và đề nghị phụ huynh hợp tác đưa trẻ đến<br /> bệnh viện Nhi đồng 2 để khảo sát thêm và thực<br /> hiện các xét nghiệm: công thức máu, creatinin<br /> máu, tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) bằng<br /> máy, đạm niệu/ creatinin niệu, siêu âm hệ niệu<br /> và cấy nước tiểu.<br /> Chúng tôi sử dụng phần mềm Stata/MP 10.0<br /> để xác định tần suất các biến số và lập bảng.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng<br /> 12/2009, có 546 trẻ được khảo sát, trong đó 351<br /> (64%) trẻ thuộc nhóm cấp 1 (từ 6-10 tuổi) và 195<br /> (36%) trẻ thuộc nhóm cấp 2 (từ 11- 14 tuổi), tỷ lệ<br /> nam/nữ là 1,1/1. Độ tuổi trung bình của dân số<br /> nghiên cứu là 9,61 ± 0,11 tuổi.<br /> Có 35 trường hợp có bất thường nước tiểu<br /> trên tổng số 546 trẻ chiếm 6,41%. Hầu hết các bất<br /> thường nước tiểu ở mức độ vết và 1+. Riêng bất<br /> thường hồng cầu trong nước tiểu tập trung<br /> nhiều ở mức độ 3+ (bảng 1).<br /> Bảng 1: Phân bố mức độ dương tính của những bất<br /> thường nước tiểu<br /> Bất thường Bạch cầu<br /> <br /> Đạm Hồng cầu<br /> <br /> Mức độ<br /> Vết<br /> 1+<br /> 2+<br /> 3+<br /> <br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 10<br /> 5<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 1<br /> 5<br /> 4<br /> 6<br /> <br /> Trẻ tiểu bạch cầu không kèm nitrit chiếm tỷ<br /> lệ rất thấp (0,37%) (bảng 2).<br /> Bảng 2: Tỷ lệ trẻ tiểu bạch cầu không kèm tiểu nitrit<br /> Bạch cầu<br /> Âm tính<br /> Dương tính<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> 544<br /> 2<br /> 546<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 99,63<br /> 0,37<br /> 100,00<br /> <br /> Trẻ tiểu nitrit không kèm bạch cầu cũng<br /> chiếm tỷ lệ rất thấp (0,37%) (bảng 3).<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Bảng 3: Tỷ lệ trẻ tiểu nitrit không kèm bạch cầu<br /> Bạch cầu + Nitrit<br /> Âm tính<br /> Dương tính<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> 544<br /> 2<br /> 546<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 99,63<br /> 0,37<br /> 100,00<br /> <br /> Trẻ tiểu đạm đơn độc chiếm tỷ lệ 2,75%<br /> (bảng 4).<br /> Bảng 4: Tỷ lệ trẻ tiểu đạm đơn độc<br /> Đạm<br /> Âm tính<br /> Dương tính<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> 531<br /> 15<br /> 546<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 97,25<br /> 2,75<br /> 100,00<br /> <br /> Trẻ tiểu máu đơn độc chiếm tỷ lệ tương là<br /> 2,56% (bảng 5).<br /> Bảng 5: Tỷ lệ trẻ tiểu máu đơn độc<br /> Hồng cầu<br /> Âm tính<br /> Dương tính<br /> Tổng<br /> <br /> Số lượng<br /> 532<br /> 14<br /> 546<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 97,44<br /> 2,56<br /> 100,00<br /> <br /> Không phát hiện trường hợp nào có tiểu<br /> đạm kết hợp với tiểu máu.<br /> Tất cả (100%) các bất thường nước tiểu lần<br /> hai đều là tiểu máu, chiếm tỷ lệ 8,57% trên 35<br /> trường hợp có bất thường nước tiểu lần nhất và<br /> chiếm 0,55% dân số nghiên cứu (n = 546). Tất cả<br /> những trường hợp tiểu máu đều ở mức độ 3+<br /> (bảng 6).<br /> Bảng 6: Phân bố trẻ bất thường nước tiểu ở TPTNT<br /> lần hai so với lần nhất<br /> Bất thường<br /> Bạch cầu đơn độc<br /> Nitrit đơn độc<br /> Bạch cầu + Nitrit<br /> Đạm<br /> Hồng cầu<br /> Đạm + Hồng cầu<br /> <br /> Âm tính<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 32<br /> 35<br /> <br /> Dương tính<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 3 (3+)<br /> 0<br /> <br /> Trong 3 trường hợp có bất thường lần 2, các<br /> xét nghiệm tầm soát nguyên nhân cho thấy có 1<br /> trường hợp thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD,<br /> 1 trường hợp thận ứ nước độ 1 và 1 trường hợp<br /> hẹp da quy đầu.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả TPTNT lần nhất<br /> Kết quả TPTNT lần nhất của chúng tôi có tỷ<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> lệ bất thường nước tiểu là 6,41%, xấp xỉ với tác<br /> giả Shajari (4,7%)(12), Rao (7,2%)(10), Kaplan<br /> (9,00%)(2) và cao hơn so với kết quả của tác giả<br /> Murakami (0,75%)(5). Tuy nhiên thấp hơn nhiều<br /> so với các tác giả Plata (30,26%)(9) và Trần Thanh<br /> Phong (>47%)(14). Một trong những nguyên nhân<br /> là do chúng tôi, Plata và Trần Thanh Phong xác<br /> định tỷ lệ bất thường dựa trên 4 thông số: bạch<br /> cầu, nitrit, đạm và máu còn các tác giả có tỷ lệ<br /> thấp hơn chỉ dựa trên 2 thông số là đạm và máu.<br /> Xét riêng tỷ lệ bất thường tiểu đạm, máu của<br /> chúng tôi là 5,3% thì vẫn cao hơn so với các tác<br /> giả Murakami và Shajari.<br /> <br /> Tiểu đạm<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tiểu<br /> đạm là 2,75%, cao hơn Murakami (0,37%)(5) và<br /> Kaplan (1,60%)(2). Những trường hợp bất thường<br /> tiểu đạm lần nhất hoàn toàn biểu hiện ở mức độ<br /> vết và 1+.<br /> Tiểu máu<br /> Tỷ lệ tiểu máu của chúng tôi là 2,56% cao<br /> hơn Murakami (0,94%)(5) và Shajari (1,00%)(12),<br /> gần 50% tiểu máu là 3+.<br /> Tiểu đạm kết hợp tiểu máu<br /> Chúng tôi không ghi nhận được trường hợp<br /> tiểu máu kết hợp với đạm, trong khi theo tác giả<br /> Trần Thanh Phong tỷ lệ này là 2,2%. Tác giả<br /> Trần Thanh Phong nghiên cứu ở cả 2 đối tượng<br /> trường học và bệnh viện khác với dân số nghiên<br /> cứu của chúng tôi.<br /> Tiểu bạch cầu<br /> Tỷ lệ tiểu bạch cầu của chúng tôi là 0,37%<br /> thấp hơn với các tác giả Shajari (0,40%)(4), Kaplan<br /> (0,65%)(2), Plata (12,50%)(9) và Trần Thanh Phong<br /> (38,30%)(14).<br /> Tiểu nitrit<br /> Tỷ lệ tiểu nitrit của chúng tôi là 0,37% thấp<br /> hơn Shajari (0,60%)(12) và Trần Thanh Phong<br /> (4,60%)(14). Do độ nhạy của nitrit thấp, thường<br /> phối hợp với tiểu bạch cầu để chẩn đoán nhiễm<br /> trùng tiểu nên với dân số nghiên cứu của chúng<br /> tôi trong cộng đồng những trẻ em không triệu<br /> chứng thì khả năng dương tính sẽ thấp hơn so<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br /> 45<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> với mẫu lớn hơn của tác giả Shajari và mẫu<br /> trong bệnh viện của tác giả Trần Thanh Phong.<br /> <br /> Tiểu bạch cầu kết hợp nitrit<br /> Tỷ lệ trẻ tiểu bạch cầu kết hợp tiểu nitrit là<br /> 0,37% thấp hơn tác giả Trần Thanh Phong<br /> (4,60%). Tương tự với tiểu bạch cầu, tiểu nitrit ở<br /> trên, dân số nghiên cứu của chúng tôi là trong<br /> cộng đồng khác với tác giả Trần Thanh Phong.<br /> Tỷ lệ bất thường bạch cầu và nitrit trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với<br /> các nghiên cứu của Shajari, Kaplan, Plata (4,6,7)<br /> có thể do trong quá trình chọn mẫu chúng tôi đã<br /> tiến hành chọn mẫu thuận tiện tại hai trường<br /> Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền và THCS<br /> Trương Công Định là hai trường tập trung hầu<br /> hết các em ở nội thành (cụ thể là quận 3 và quận<br /> Bình Thạnh). Bên cạnh đó, do hạn chế về nhiều<br /> mặt chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu với cỡ<br /> mẫu tương đối nhỏ so với các chương trình tầm<br /> soát của các tác giả khác được thực hiện trên<br /> diện rộng, quy mô lớn.<br /> <br /> Kết quả TPTNT lần hai<br /> Từ 35 trường hợp bất thường nước tiểu lần<br /> nhất, chúng tôi tiến hành TPTNT lần 2 và chỉ<br /> còn 3 trường hợp bất thường. Kết quả bất<br /> thường nước tiểu lần hai chỉ tập trung ở tiểu<br /> máu đơn độc với tỷ lệ là 0,55%. Tỷ lệ này khá<br /> tương đồng với tỷ lệ tiểu máu đơn độc trong bất<br /> thường lần hai ở nhóm của các tác giả<br /> Murakami (0,67%)(5) và Rao (0,46%)(10). Có thể<br /> thấy sự chênh lệch tỷ lệ bất thường nước tiểu ở<br /> hai lần TPTNT trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> khá lớn. Hầu hết tập trung ở nhóm bất thường<br /> tiểu máu và tiểu đạm.<br /> Từ tỷ lệ tiểu máu 2,56% lần đầu, lần hai<br /> giảm còn 0,55%. Những trường hợp bất thường<br /> tiểu máu ở mức độ vết, 1+ lần nhất đều cho kết<br /> quả âm tính ở lần thử hai. Trong 6 trường hợp<br /> bất thường tiểu máu lần nhất ở mức độ 3+ thì<br /> kết quả lần hai có 3 trường hợp cho kết quả âm<br /> tính đều tập trung ở nữ, cấp 2 và qua tìm hiểu<br /> chúng tôi nhận thấy rằng kết quả bất thường lần<br /> nhất có thể đã bị sai lệch do các em lấy nước tiểu<br /> quanh chu kỳ kinh nguyệt (có nghĩa là các em<br /> <br /> 46<br /> <br /> gần đến ngày hành kinh hoặc sau khi hết kinh<br /> vài ngày). Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng tiêu<br /> chuẩn chọn mẫu trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi chưa thật sự chặt chẽ, chưa loại hết trường<br /> hợp gây nhiễu. Còn lại 3 trường hợp dương tính<br /> ở mức độ 3+, trong đó có 2 trẻ nam và 1 trẻ nữ.<br /> Kết quả này cho thấy độ chính xác của que thử<br /> nước tiểu sẽ cao hơn khi dương tính ở mức độ<br /> cao hoặc có sự kết hợp của nhiều thông số bất<br /> thường (như tiểu đạm kết hợp tiểu máu). Điều<br /> này phù hợp với kết luận của một số tác giả<br /> Patel, Simerville, Rehmani(8,11,13).<br /> Từ tỷ lệ tiểu đạm 2,75% lần đầu, lần hai<br /> giảm còn 0%. Những trường hợp bất thường<br /> tiểu đạm lần nhất hoàn toàn biểu hiện ở mức độ<br /> vết và 1+, không ghi nhận trường hợp tiểu đạm<br /> 2+, 3+, do đó có thể đây chỉ là những trường hợp<br /> dương giả hoặc tiểu đạm sinh lý, thoáng qua.<br /> Tiểu đạm là một bất thường phổ biến ở trẻ<br /> em, có thể thoáng qua hoặc kéo dài biểu hiện<br /> cho một tình trạng bệnh hoặc có thể là lành tính.<br /> Tỷ lệ tiểu đạm ở cả hai giới đều tăng theo tuổi(1).<br /> Nhận định này phù hợp với kết luận của tác giả<br /> Miltenyi và cho thấy tiểu đạm ở mức 29-238 mg<br /> ở độ tuổi 10-16 là cao hơn so với 15-68 mg ở<br /> những độ tuổi nhỏ hơn(3). Điều này giải thích<br /> cho việc tìm thấy “vết” và dương tính mức độ<br /> nhẹ thường thấy,trong xét nghiệm tiểu đạm trẻ<br /> em(3).<br /> Trong TPTNT lần hai, tỷ lệ tiểu bạch cầu,<br /> nitrit của chúng tôi là 0% so với tỷ lệ tiểu bạch<br /> cầu, nitrit lần lượt của các tác giả Trần Thanh<br /> Phong là 12,2%(14) và 1,0% và tiểu bạch cầu của<br /> Kaplan là 0,50%(2). Sự khác biệt này có thể là do<br /> chúng tôi chỉ thực hiện tầm soát trên những trẻ<br /> khỏe mạnh, trong khi đó tác giả Trần Thanh<br /> Phong thực hiện trên cả hai nhóm đối tượng là<br /> trẻ đang đi học và trẻ không có triệu chứng, tiền<br /> sử bệnh thận niệu đến khám tại bệnh viện. Bên<br /> cạnh đó sự khác biệt về độ tuổi của dân số<br /> nghiên cứu cũng có thể là một nguyên nhân.<br /> Dân số nghiên cứu của tác giả Trần Thanh<br /> Phong ở độ tuổi từ 0-10 tuổi (mầm non và tiểu<br /> học), của Kaplan trong độ tuổi 5-6 tuổi (bắt đầu<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2