DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG
lượt xem 12
download
Năm 2006, chúng tôi đã khảo sát 1158 trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4. nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh học dường ở trẻ em tuổi mẫu giáo vì Quận 4 trong 10 năm phát triển đã thay đổi nhiều về tình trạng kinh tế. Muc tiêu: 1. Xác định tỷ lệ trẻ có rối loạn tình trạng dinh dưỡng, 2. Xác định tỷ lệ trẻ có bất thường nước tiểu sau 2 lần thử với que nhúng, 3. xác định tỷ lệ trẻ có sâu răng, 4. xác định tỷ lệ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG
- DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG TÓM TẮT Năm 2006, chúng tôi đã khảo sát 1158 trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4. nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh học dường ở trẻ em tuổi mẫu giáo vì Quận 4 trong 10 năm phát triển đã thay đổi nhiều về tình trạng kinh tế. Muc tiêu: 1. Xác định tỷ lệ trẻ có rối loạn tình trạng dinh dưỡng, 2. Xác định tỷ lệ trẻ có bất thường nước tiểu sau 2 lần thử với que nhúng, 3. xác định tỷ lệ trẻ có sâu răng, 4. xác định tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ, vẹo cột sống, 5. khảo sát mối quan hệ trẻ và cha mẹ có béo phì và tật khúc xạ. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, lấy mẫu cụm xác suất tỷ lệ đại diện cho dân số nghiên cứu. Kết quả: tình trạng dinh dưỡng trẻ: 316 trẻ béo phì (27,3%); 177 trẻ dư cân (15,3%); 20 trẻ nhẹ cân (1,7%); 3 trẻ gầy mòn (0,3%); 47 trẻ còi cọc (4,1%). Tình hình trẻ có bất thường nước tiểu (hồng cấu, bạch cầu, nitrit) sau 2 lần thử với qua thử: 2,4%, trong đó nữ có tỉ lệ bất thường nước tiểu nhiều hơn nam (nữ 4%, nam 1,3%). Tình hình trẻ sâu răng là 28,9%, với số răng sâu trung bình là 5 chiếc. Tình hình trẻ cận thị là 3,4% và tỉ lệ cận thị tăng dần từ
- khối mầm đến khối lớp lá. Nhưng tỉ lệ trẻ mang kính ở những trẻ có tật khúc xạ chỉ chiếm 14,9%. Chúng tôi không phát hiện trẻ vẹo cột sống cũng như chưa ghi nhận được sự liên quan giữa tình trạng dư cân, béo phì của trẻ với yếu tố gia đình có cha hoặc mẹ bị béo phì. Đồng thời chưa ghi nhận được sự liên quan giữa tình trạng cận thị của trẻ với yếu tố gia đình có cha hoặc mẹ cận thị. Kết luận: mô hình bệnh tật có thay đổi theo hướng quận đang phát triển kinh tế. ABSTRACT In the year 2006, 1158 children in the nursery school at 4th district in HCM city Vietnam enrolled in our survey to determine their nutritional statatus and morbility because the development in economical situation of the district 4 during the last 10 years. Objectives: 1. Determine the prevalence of troubles of nutritional status, 2. Determine the prevalence of abnormal unrine after 2 positive results with dipstick urine test, 3. Determine the prevalence of dental decay, 4. determine of the prevalence of myopia, scoliosis, 5. Explore the association among children and parents’ nutritional status, parents’ myopia.
- Design: crossectional study design associate with probability cluster level 1 sample that means we can select the proportion of sample to present for our study’s population. Results: The nutritional status in our study as below: 316 (27.3%) obesity, 117 (15.3%) overweights; 20 (1.7%) underweights; 3 (0.3%) wastings; 47 (4.1%) stunting. The prevalence of abnormal urine after 2 positive with dipstick urine test was 2.4%; the proportion in the girls higher than in the boys (in girls 4% versus in boys 1.3%). The prevalence of dental decay was 28.9%; the average of tooths decays was 5. The prevalence of myopia was 3.4% (that proportion have a trend for increasing by age). In the other hand, the prevalence of wearing glasses in these myopia’s cases only was 14,9%. We didn’t find any case of scosiolis. We didn/t find any association among overweight, obesity children with their parents’ nutritional status, and also the same with the assotiation of the children and parents’ myopia. Conclusion: the nutritional status and morbility of children in the nursery school at disttrict 4 change to the high economical status compare with the pass 10 years. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước. Lứa tuổi mầm non là một trong những giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trong làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ về sau. Xác định mô hình bệnh tật trẻ cùng với các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này giúp cho nhân viên y tế đề ra các biện pháp can thiệp và dự phòng cho giai đoạn sau. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỉ lệ. Chọn cụm bậc 1. Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu trẻ từ 3 tuổi trở lên (khối mầm, chồi, lá). Tiêu chí chọn mẫu Trẻ tại các trường mẫu giáo Quận 4, năm học 2006- 2007, có tham gia khám sức khỏe. Tiêu chí loại trừ Trẻ bỏ khám sức khỏe hoặc có viêm nhiễm cấp tính ở mắt, không đo được thị lực. Phương pháp đánh giá
- Cân đo, đánh giá dinh dưỡng: Dư cân và béo phì theo BMI: Trẻ dùng bảng BMI theo tuổi và giới (CDC năm 2000, áp dụng cho trẻ từ 2- 20 tuổi): dư cân khi 85 th ≤ BMI < 95 th; béo phì khi BMI ≥ 95 th. Cha, mẹ trẻ: dư cân khi 25 ≤ BMI < 30 (kg/m2); béo phì khi BMI ≥ 30 (kg/ m2). Suy dinh dưỡng Trẻ: đánh giá theo phân loại của Waterlow, trẻ suy dinh dưỡng khi có một trong 3 tiêu chuẩn: CN/T< -2SD; CN/CC < -2SD; CC/T < -2SD. Cha, mẹ trẻ: suy dinh dưỡng khi có BMI < 18 (kg/m2). Thử nước tiểu bằng que nhúng: ở những trẻ có bất thường nước tiểu lần thứ 1, sẽ được thử lại lần 2 sau 2 tuần. Trẻ được gọi là có bất thường nước tiểu khi bất thường nước tiểu ở cả 2 lần thử. Đo thị lực bằng bảng đèn, đặt cách mắt 5m. Những trẻ giảm thị lực sẽ được khám chuyên khoa mắt để xác định tật khúc xạ. Khám răng xác định có sâu răng không, số răng sâu. Khám tìm vẹo cột sống. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
- Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tỉ lệ nam /nữ = 1,4. Sự khác biệt về tỉ lệ nam nữ ở các khối lớp không có ý nghĩa thống kê. Tình trạng dinh dưỡng: Dư cân, béo phì: Tỉ lệ dư cân, béo phì: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI: Biểu đồ 1: Phân bố tình trạng dinh dưỡng theo BMI. So sánh tỉ lệ dư cân, béo phì với các nghiên cứu khác Bảng 1: So sánh tỉ lệ dư cân, béo phì với các nghiên cứu khác. BMIĐông nam Philadelphia Chúng Mỹ (2006)(Error! Pennsylvania (2002)(Error! tôi (2002)(Error! Reference source source (M ẫu Reference not found.) Reference source not giáo) not found.) found.) Tỉ lệ 2-17 2-4 2-4 5-9 3-6 (%) tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi
- Dư 36 70 70 60 15,3 34 cân Béo 23 63 63 44 27,3 16 phì Tỉ lệ dư cân và béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2002. Sự khác biệt trên có lẻ do sự khác nhau về đặc điểm dân số và điều kiện kinh tế xã hội.Tuy nhiên tỉ lệ trẻ béo phì lại cao hơn nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2006, có lẻ do tình trạng thừa cân và béo phì đã được quan tâm tại Mỹ từ nhiều năm nay và họ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tỉ lệ béo phì theo giới Bảng 2: Bảng phân bố tỉ lệ béo phì theo giới Tỉ lệ (%) Ý Chúng Tống T (2006) tôi Sơn (2- (2006) (2005) 6t)(Error! (Mẫu (Cấp Reference 1)(Error! giáo) source not Reference
- found.) source not found.) Nam 8,3 31,1 29,1 Béo Nữ 7,7 21,8 13,1 phì Chung 8,0 27,3 21,4 Qua nghiên cứu: nam có tỉ lệ béo phì cao hơn nữ tương tự ở Ý và Tống Thanh Sơn nêu trên. Có thể vì bé nam thường háo ăn hơn nữ, và thích chơi game. Mặt khác theo nghiên cứu của Donal Rose và Nicholas Bodor ở trẻ mẫu giáo tình trạng thừa cân béo phì liên quan đến các yếu tố: hoạt động thể lực ít, xem ti vi trên 2 giờ... Sự liên quan giữa tỉ lệ dư cân, béo phì và tình trang dinh dưỡng của cha, mẹ Không có liên quan giữa tỉ lệ dư cân, béo phì ở trẻ và tình trạng thừa cân ở cha, mẹ (phép kiểm 2, với p> 0,05). vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, tình trạng dinh dưỡng trẻ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng: Trẻ nhẹ cân (CN/T < -2SD):
- So với các số liệu trong nước Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả trên, và thấp hơn kết quả khảo sát ở 2 phường 2 và 9 của Quận 4, năm 1997 rất nhiều. Quận 4, trong 10 năm qua tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, kinh tế xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,5 triệu đồng/ người/ năm 1997 lên 11,6 triệu đồng/ người/ năm 2006. Bên cạnh đó từ năm 2000, Quận 4 có thêm một bộ phận dân cư có thu nhập cao. Vì vậy, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em cũng có nhiều thay đổi, tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống rất thấp, mặt khác tỉ lệ trẻ béo phì lại gia tăng một cách nhanh chóng. So với các số liệu nước ngoài(Error! Reference source not found.) Biểu đồ 2: So sánh tỉ lệ trẻ nhẹ cân với các số liệu nước ngoài Tỉ lệ trẻ nhẹ cân (CN/T < -2SD) trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả nghiên cứu ở các nước đang phát triển rất nhiều, và thấp hơn cả tỉ lệ suy dinh dưỡng ở Trung Quốc. Sự khác nhau này có lẻ do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và kết quả nghiên cứu của Trung Quốc khảo sát ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một quận nội thành của một thành phố lớn. Trẻ gầy mòn (CN/CC < -2SD)
- Tỉ lệ trẻ gầy mòn (CN/CC
- Biểu đồ 3: So sánh tỉ lệ bất thường nước tiểu chung Tỉ lệ trẻ có bất thường nước tiểu trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương kết quả nghiên cứu của tác giả Kaplan và của Trần Thanh Phong ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Gò Vấp năm 2003 và của Trần Thanh Phong ở trẻ trên 5 tuổi, là do 2 nghiên cứu trên khảo sát ở trẻ lớn hơn. Sâu răng Tỉ lệ sâu răng Tỉ lệ sâu răng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả nghiên cứu trên. Điều này có lẽ do Quận 4 có đội nha học đường hoạt động tích cực từ 10 năm nay, và sự khác nhau về địa dư. Tuy nhiên tỉ lệ sâu răng vẫn còn khá cao, chưa đạt được mục tiêu chăm sóc răng miệng do WHO đề ra: đến năm 2010, có 90% trẻ không sâu răng. Bảng 3: Bảng so sánh tỉ lệ sâu răng Tp.HCM Trịnh CDC(Error! Sâu Chúng Mẫu Reference răng tôi giáo Đình (2000) (Error! Hải(Error!source not (Mẫu Q7
- found.) Reference Reference giáo) source not source not (Mỹ:2- found.) found.) 5t) Tỉ lệ 28,9 62,2 53,5 83,7 28,0 (%) Tỉ lệ sâu răng theo khối lớp: Tỉ lệ sâu răng có khuynh hướng tăng theo khối lớp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (phép kiểm 2, với p
- Cận Chúng Hà Nội BV MắtThống kê của Vụ (2004)(Error!TP HCMBVSKBMTE thị tôi & Reference source (2007)(Error!Bộ (Mẫu Y tế not found.) Reference source (2005)(Error! Reference giáo) not found.) source not found.) Tiểu THCS THPT học Tỉ 3,4 11,3 56 10,61 36,05 25,35 lệ (%) Tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu chúng tôi thấp do nghiên cứu ở tuổi mẫu giáo. Tỉ lệ cận thị theo khối lớp: Tỉ lệ trẻ cận thị trong nghiên cứu của chúng tôi có khuynh hướng tăng theo khối lớp: khối lớp mầm là 1%; khối lớp chồi là 1,9%; và khối lớp lá là 6,9%. Kết quả này cũng tương tự các nghiên cứu trước đó ở các lứa tuổi lớn hơn cho thấy trẻ càng lớn tỉ lệ cận thị càng tăng. Điều này cũng phù hợp vì trẻ càng lớn càng phải đọc nhiều, và cũng có nhiều điều kiện tiếp xúc với tivi, máy tính nhiều hơn do đó mà tỉ lệ cận thị cũng tăng lên. Sự liên quan giữa tỉ lệ cận thị và tình trạng cận thị của cha, mẹ:
- Chúng tôi chưa thấy sự liên quan giữa tỉ lệ cận thị của trẻ và yếu tố gia đình (có cha hoặc mẹ bị cận thị). Kết quả này khác với nghiên cứu của Hy lạp, năm 2000, tỉ lệ cận thị tăng lên ở trẻ có cha, mẹ hoặc anh chị em bị cận thị. Có lẻ là do sự khác biệt về đặc điểm dân số. Tỉ lệ trẻ mang kính ở những trẻ có tật khúc xạ Biểu đồ 4: Tỉ lệ trẻ mang kính
- Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ có tật khúc xạ 4,1%, trong đó cha mẹ nhận biết chỉ có 2,8%, do đó trẻ có tỉ lệ mang kính trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều 14,9%. Chứng tỏ trẻ mẫu giáo chưa được quan tâm, phát hiện các tật khúc xạ, và điều chỉnh thị lực. Vẹo cột sống Chúng tôi chưa phát hiện trẻ vẹo cột sống, có lẻ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ mẫu giáo, trẻ chưa phải ngồi học nhiều cũng như chưa phải mang vác nhiều vì vậy chưa thấy rõ vẹo cột sống. Và kết quả này cũng phù hợp vì theo “Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Các Bệnh Về Khớp, Cột Sống Và Da Liễu” (NIAMS: National Institute Of Arthritis And Muscoleskeletal And Skin Disease) tỉ lệ vẹo cột sống ở trẻ em là 3- 5 trên 1.000 trẻ. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu trong năm 2006, của 1158 học sinh ở các trường mẫu giáo Quận 4, chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỉ lệ trẻ béo phì: 27,3%, nam nhiều hơn nữ, và tỉ lệ béo phì tăng theo khối lớp. Tỉ lệ trẻ dư cân: 15,3%. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân (CN/T < -2SD): 1,7%. Tỉ lệ trẻ gầy mòn 0,3%.Tỉ lệ trẻ còi cọc 4,1%.
- Tỉ lệ trẻ có bất thường nước tiểu là 2,4%, trong đó nữ có tỉ lệ bất thường nước tiểu cao hơn nam. Tỉ lệ trẻ có bất thường nước tiểu là 2,4%. Các bé gái có tỉ lệ bất thường nước tiểu cao hơn các bé trai: nam có tỉ lệ bất thường nước tiểu là 1%; nữ là 4%. Tỉ lệ hồng cầu dương tính trong nước tiểu: 1,2%, tỉ lệ bạch cầu dương tính trong nước tiểu là 0,9%. Nữ có tỉ lệ bạch cầu dương tính trong nước tiểu cao hơn nam. Tỉ lệ trẻ bị sâu răng: 28,9%. Tỉ lệ sâu răng ở nam và nữ không có khác biệt. Và tỉ lệ sâu răng tăng theo khối lớp. Tỉ lệ trẻ giảm thị lực chung: 3,7%. Trẻ có tật khúc xạ chiếm tỉ lệ: 4,1%. Tỉ lệ tật khúc xạ ở nam và nữ gần tương đương nhau. Cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tật khúc xạ với tỉ lệ 3,4%. Tỉ lệ cận thị ở trẻ tăng theo khối lớp: khối mầm là 1%; khối chồi 1,9%; khối lá 6,9%. Tỉ lệ trẻ mang kính là 14,9% ở các trẻ có tật khúc xạ. Chúng tôi chưa phát hiện trẻ vẹo cột sống. Chưa thấy sự liên quan giữa tình trạng dư cân, béo phì với yếu tố gia đình (có cha hoặc mẹ béo phì). Chưa thấy sự liên quan giữa tình trạng cận thị của trẻ với yếu tố gia đình (có cha hoặc mẹ bị cận thị).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng với nhiễm khuẩn và miễn dịch ở trẻ em
6 p | 185 | 46
-
Dinh dưỡng và các bệnh tim mạch
6 p | 173 | 39
-
Hỏi đáp về cách điều trị một số bệnh – Kỳ 2
17 p | 158 | 30
-
Một số bệnh về da do thiếu chất
7 p | 209 | 28
-
Dinh dưỡng trong một số bệnh mạn tính (Kỳ 1)
5 p | 195 | 25
-
Chế độ Dinh dưỡng với nhiễm khuẩn và miễn dịch ở trẻ em
7 p | 153 | 18
-
Dinh dưỡng trong một số bệnh mạn tính (Kỳ 2)
7 p | 129 | 15
-
Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên các khoa Lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện nhi Trung ương năm 2013 - ĐH Y tế Công cộng
11 p | 183 | 14
-
Chế độ Dinh Dưỡng và Ung Thư
7 p | 91 | 11
-
Dinh dưỡng cho người bệnh COPD
5 p | 109 | 11
-
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
4 p | 128 | 7
-
Dinh dưỡng phòng bệnh ở người cao tuổi
4 p | 71 | 7
-
Bí quyết phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa.Giao mùa là lúc thời tiết khó chịu, độ ẩm không khí cao và rất dễ làm gia đình bạn bị ốm. Bạn hãy nắm những “bí kíp” giúp cả nhà miễn dịch với ốm giao mùa nhé. Một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi Đau họ
9 p | 99 | 5
-
Gen dinh dưỡng (nutrigenomics)
2 p | 82 | 4
-
Thêm 1 vị thuốc hay cho gia đình từ cây ổi
6 p | 74 | 4
-
Dinh dưỡng khi bé bị ho
3 p | 102 | 2
-
Đề cương học phần Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Mã học phần: NFS421)
20 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn