YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát các kiểu gien (genotype) của virus viêm gan c (hcv) tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
65
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về virus viêm gan C (Hepatitis C Virus - HCV) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm gan cấp, viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan. HCV có 6 kiểu gen (genotype) và trên 30 thứ type (subtype), trong đó genotype 1 khó đáp ứng với điều trị Interferon. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ genotype HCV trên những bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát các kiểu gien (genotype) của virus viêm gan c (hcv) tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC KIỂU GIEN (GENOTYPE) CỦA VIRUS VIÊM GAN C<br />
(HCV) TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH<br />
Cao Minh Nga*,** , Hoàng Ngọc Bảo Mi**, Lục T. Vân Bích***,<br />
Phạm T. Diễm Thảo ***, Phạm T. Ngọc Bích ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Virus viêm gan C (Hepatitis C Virus - HCV) là một trong những nguyên nhân thường gặp<br />
gây viêm gan cấp, viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan. HCV có 6 kiểu gen (genotype) và trên 30 thứ<br />
type (subtype), trong đó genotype 1 khó đáp ứng với điều trị Interferon. Nghiên cứu được tiến hành nhằm<br />
xác định tỷ lệ genotype HCV trên những bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan.<br />
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về genotype HCV từ huyết thanh bệnh<br />
nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan tại Khoa Xét nghiệm BV Đại học Y Dược TP. HCM từ<br />
01/04/2010 đến 30/09/2010.<br />
Kết quả: Genotype 1: 65,6%, genotype 6: 17,8%, genotype 2: 15,8%, không định được genotype: 0,8%<br />
trong 360 trường hợp. Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tuổi và độ tuổi từ 33-62 tuổi có số người<br />
tập trung nhiều nhất. Sử dụng phép kiểm 2: có mối liên quan giữa giới tính với genotype HCV nhưng<br />
không có mối liên quan giữa tuổi và nồng độ virus với genotype HCV.<br />
Kết luận: Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,6%). Bệnh nhân viêm gan C cần được xác định<br />
genotype HCV trước khi điều trị.<br />
Từ khóa: virus viêm gan C, kiểu gien, real-time RT-PCR.<br />
<br />
ABTRACT<br />
STUDY OF HEPATITIS C VIRUS (HCV) GENOTYPE AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER<br />
IN HOCHIMINH CITY<br />
Cao Minh Nga, Hoang Ngoc Bao Mi, Luc T. Van Bich, Pham T. Diem Thao, Pham T. Ngoc Bich<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 198 - 202<br />
Backgrounds: Hepatitis C virus (HCV) is one of the common causes of acute hepatitis, chronic<br />
hepatitis, cirrhosis and liver cancer. HCV has 6 genotypes and 50 subtypes, among them, Genotype 1 is<br />
difficult to respond to Interferon treatment. Objective: Determine the ratio of HCV genotypes and some<br />
other factors in patients has hepatitis C.<br />
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional method. Data of HCV genotypes and of some<br />
other factors; collected at the University Medical Center HCMC from April 1st 2010 to September 30th<br />
2010 were analysed.<br />
Results: Genotype 1: 65.6%, genotype 6: 17.8%, genotype 2: 15.8%, unidentified genotype: 0.8% in<br />
360 cases. Genotype 1 has the high proportion of age classes and the ages from 33-62 years old have the<br />
most concentrated. Using 2 test: there is a link between gender and HCV genotype but no correlation<br />
between HCV genotype and age with viral load.<br />
*<br />
<br />
Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
***<br />
Bộ môn Vi sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS Cao Minh Nga<br />
ĐT: 0908361512<br />
**<br />
<br />
200<br />
<br />
Email: pgscaominhnga@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Genotype 1 has the highest rates and the patients who has hepatitis C need to be<br />
determined HCV genotype before treatment.<br />
Key words: HCV, genotype, real-time RT-PCR.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh viêm gan siêu vi C là một vấn đề<br />
thời sự của y học Việt nam và thế giới do tỉ lệ<br />
nhiễm bệnh cao (2-9% dân số) và những hậu<br />
quả lâu dài, trầm trọng có thể xảy ra như xơ<br />
gan và ung thư gan. Bệnh do virus viêm gan<br />
C (HCV) thuộc họ Flaviviridae gây nên. HCV<br />
được phân thành 6 genotype (1 đến 6) với<br />
khoảng 30 subtype (a, b, c, …). Các genotype<br />
có trình tự nucleotide khác nhau khoảng 30%,<br />
các subtype khác biệt từ 20-25%. Việc xác định<br />
số lượng HCV (HCV-RNA) và genotype HCV<br />
khi bắt đầu điều trị bệnh viêm gan C rất quan<br />
trọng trong chỉ định và tiên lượng điều trị<br />
bệnh viêm gan C(1,2,6,7). Tại Việt nam, tỉ lệ<br />
người nhiễm HCV ở mức độ cao (4-9%) với<br />
các loại genotype HCV thường gặp là 1, 2 và<br />
6(3,5,6,8). Nghiên cứu này nhằm mục đích:<br />
- Xác định tỉ lệ các genotype HCV trên<br />
những bệnh nhân viêm gan C tại bệnh viện<br />
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
HCV bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR(3,4), có<br />
đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính của<br />
bệnh nhân.<br />
Ghi nhận số liệu vào “Bảng thu thập<br />
số liệu”<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 và<br />
vẽ biểu đồ bằng Excel 2007.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi thu thập được 360 trường hợp<br />
có kết quả định lượng HCV-RNA và định<br />
genotype HCV.<br />
<br />
Đặc tính của mẫu nghiên cứu<br />
Giới tính:<br />
170 nam (47,2%) và 190 nữ (52,8%). Không<br />
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới<br />
nam và nữ (p 2.106<br />
copies/mL<br />
<br />
202<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về kết quả genotype HCV<br />
<br />
Khảo sát các mối liên quan:<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Nhận xét: Genotype 1 chiếm đa số trong<br />
cả hai trường hợp nồng độ HCV-RNA ≤ 2.106<br />
copies/mL và > 2.106 copies/mL.<br />
<br />
Tỉ lệ % các loại genotype HCV<br />
Genotype 1 Genotype 2 Genotype 6<br />
67,4<br />
<br />
17,1<br />
<br />
15,5<br />
<br />
64,8<br />
<br />
14,8<br />
<br />
20,5<br />
<br />
Sử dụng kỹ thuật real-time RT-PCR(3,4) cho<br />
360 mẫu huyết thanh để định lượng HCVRNA và định genotype với mồi và Taqman<br />
probe đặc hiệu 5-UTR cho kết quả: 357 trường<br />
hợp (99,17%) xác định được genotype, 3<br />
trường hợp không xác định được genotype<br />
chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (0,83%). Như vậy,<br />
có thể có sự tồn tại của những genotype khác<br />
tại Việt Nam mà kỹ thuật real-time RT-PCR<br />
dùng primer và probe đặc hiệu cho genotype<br />
1, 2 và 6 không phát hiện được. Để xác định<br />
các genotype này, có thể tiến hành kỹ thuật<br />
giải trình tự trên vùng 5’UTR hoặc vùng NS5B<br />
của bộ gen HCV. Tuy vậy, để ứng dụng kết<br />
quả cho điều trị bệnh nhân viêm gan C, việc<br />
phát hiện được genotype 1 là đóng vai trò<br />
quan trọng nhất.<br />
Ba loại genotype HCV xác định được (Biểu<br />
đồ 2) trong nghiên cứu này: genotype 1 chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (65,6% ), tiếp theo là genotype 6<br />
(17,8%), genotype 2 (15,8%). Tỷ lệ genotype 1<br />
của chúng tôi cao hơn và genotype 6 thấp hơn<br />
so với các kết quả nghiên cứu trước đây của<br />
Phạm Thị Thu Thủy(8) (58,4% và 23,9%), Hồ T.<br />
Thanh Thủy (3) (56% và 26%). Tuy nhiên, kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng<br />
với nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thanh<br />
Bảo và Phạm Hùng Vân(5) định genotype HCV<br />
bằng kỹ thuật giải trình tự trên 2.000 mẫu<br />
(genotype 1 - 71%, genotype 6 - 18,6%).<br />
Kết quả của chúng tôi không có sự hiện<br />
diện của genotype 3 (là một trong bốn<br />
genotype thường gặp tại Đông Nam Á, nhưng<br />
ở Việt Nam lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với ba<br />
genotype còn lại)(3,5,6,7) do chúng tôi không<br />
dùng bộ kít phát hiện genotype 3. Tuy nhiên<br />
nếu genotype 3 nằm trong nhóm này thì tỷ lệ<br />
genotype 3 tương tự các nghiên cứu trước đó.<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những người nhiễm HCV genotype 3 thường<br />
liên quan đến việc tiêm chích ma túy(1,2,9).<br />
<br />
Về mối liên quan giữa nồng độ virus và<br />
genotype HCV<br />
<br />
Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao (65,6%), đây là<br />
điều đáng quan ngại vì genotype 1 thường ít<br />
đáp ứng với điều trị hơn so với các loại<br />
genotype khác, thời gian điều trị bằng<br />
Interferon và Ribavirin cũng kéo dài hơn (48<br />
tuần), liều lượng Ribavirin cao hơn (1.0001.200mg/ngày) so với các loại genotype khác<br />
(800mg/ngày). Sự tốn kém về chi phí điều trị,<br />
thời gian điều trị kéo dài hơn và nhiều tác<br />
dụng phụ khiến bệnh nhân dễ bỏ ngang việc<br />
điều trị. Đây chính là yếu tố góp phần tiên<br />
lượng xấu cho bệnh nhân HCV genotype 1<br />
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.<br />
Do vậy, xét nghiệm xác định genotype HCV<br />
trước khi bắt đầu điều trị có vai trò rất quan<br />
trọng trong lâm sàng để quyết định phác đồ<br />
điều trị và tiên lượng khả năng đáp ứng điều<br />
trị của bệnh nhân.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, khi<br />
xét từng loại genotype HCV trên nhóm bệnh<br />
nhân có nồng độ virus > 2.106 copies/mL thì<br />
genotype 1 chiếm 64,8%, tương tự như kết quả<br />
nghiên cứu Phạm T. Thu Thủy (65,08%)(8).<br />
Vậy, bệnh nhân nhiễm HCV mạn Việt Nam có<br />
tiên lượng xấu hơn và thời gian điều trị kéo<br />
dài hơn.<br />
<br />
Về mối liên quan giữa giới tính và<br />
genotype HCV<br />
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
(Bảng 1), genotype 1 và 6 ở nam chiếm tỷ lệ<br />
cao hơn nữ (70,1% và 19,2% so với 62,6% và<br />
16,8%), genotype 2 ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn<br />
nam (20,5% so với 10,8%). Sử dụng phép kiểm<br />
2 cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và<br />
từng loại genotype HCV. Đây là điểm khác<br />
biệt của nghiên cứu này so với một số y văn<br />
trên thế giới - không có mối liên quan giữa<br />
giới tính và từng loại genotype HCV(1,2,9).<br />
<br />
Về mối liên quan giữa tuổi và genotype<br />
HCV<br />
Bảng 2 cho thấy, genotype 1 chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất qua các lớp tuổi và lớp tuổi có tỷ lệ<br />
nhiễm HCV cao nhất là 53-62 tuổi (34,7%). Sau<br />
khi nhiễm HCV, cần một khoảng thời gian 1020 năm mới có biểu hiện lâm sàng khiến bệnh<br />
nhân phải đi khám bệnh, vì vậy các genotype<br />
HCV phát hiện được nhiều hơn ở nhóm tuổi<br />
53-62.<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Không có mối liên quan giữa nồng độ<br />
virus trong huyết thanh với từng loại<br />
genotype HCV khi dùng phép kiểm 2. Kết<br />
quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm T.<br />
Thu Thủy(8). Như vậy, số lượng virus không<br />
phụ thuộc vào loại genotype HCV và đây là<br />
hai yếu tố độc lập để tiên lượng khả năng đáp<br />
ứng với điều trị. Thực vậy nhóm bệnh nhân<br />
khi bắt đầu điều trị nếu số lượng siêu vi ≤<br />
2.106 copies/ml sẽ cho đáp ứng lâu dài về siêu<br />
vi cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm<br />
bệnh nhân có số lượng siêu vi > 2.106<br />
copies/ml. Còn bệnh nhân nhiễm genotype 1<br />
có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân nhiễm các<br />
genotye khác do khả năng kém đáp ứng với<br />
điều trị. Bên cạnh đó, định genotype còn giúp<br />
chúng ta quyết định thời gian điều trị đối với<br />
bệnh nhân, cụ thể là 48 tuần đối với bệnh<br />
nhân nhiễm genotype 1, và 24 tuần đối với<br />
bệnh nhân nhiễm các genotype khác(1,2,7).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Khảo sát 360 bệnh nhân có HCV-RNA (+)<br />
được xác định genotype HCV bằng kỹ thuật<br />
Real-Time RT-PCR cho kết quả sau:<br />
1. Genotype 1: 65,6%, genotype 2: 15,8%,<br />
genotype 6: 17,8%, không xác định được<br />
genotype chiếm tỉ lệ rất thấp - 0,8%.<br />
2. Có mối liên quan giữa giới tính với từng<br />
loại genotype HCV.<br />
3. Không có mối liên quan giữa tuổi hay<br />
nồng độ virus với từng loại genotype HCV.<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
5.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
204<br />
<br />
Colin WS, Lyn F, Miriam JA (2005). Global epidemiology of<br />
hepatitis C virus infection, Lancet Infect Dis 2005; 5: 558-67.<br />
National Institutes of Health (2002). NIH Consensus and<br />
State-of-the-Science Statements: Management of Hepatitis<br />
C. Hepatology.<br />
Hồ T. Thanh Thủy, Nguyễn Bảo Toàn, Cao Minh Nga,<br />
Đặng Tất Thế, Vũ T. Tường Vân (2008). Xác định một số<br />
kiểu gen thường gặp của siêu vi viêm gan C bằng kỹ thuật<br />
Real-Time RT-PCR. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IV<br />
Hóa sinh và Sinh học phân tử phục vụ Nông, Sinh, Y học và<br />
Công nghiệp thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà<br />
nội. Tr. 561.<br />
Nguyễn Hoàng Chương, Hồ T. Thanh Thủy, Cao Minh<br />
Nga, Phạm Hoàng Phiệt, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2004).<br />
Xây dựng qui trình định lượng virus viêm gan C (HCV)<br />
bằng kỹ thuật real-time RT-PCR. Tạp chí “Y học thành phố<br />
Hồ Chí Minh”. Hội nghị KHKT lần thứ 21 Đại học Y Dược<br />
TP. HCM, 31/3/2004. Chuyên đề Y học Cơ sở. Tập 8 * Phụ<br />
bản Số 1. Tr.: 52 – 58<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Nguyễn Thanh Bảo, Phạm Hùng Vân (2009). Áp dụng kỹ<br />
thuật giải trình tự trực tiếp sản phẩm PCR thu nhận được từ<br />
thử nghiệm Real-Time RT-PCR vùng 5’NC để làm xét<br />
nghiệm định kiểu gen HCV. Hội nghị KHKT lần thứ 26 Đại<br />
học Y Dược TP. HCM. Chuyên đề Nội khoa. Tập 13 * Phụ<br />
bản Số 1. Tr.: 242-7.<br />
Nguyễn Thanh Hảo, Nguyễn Thu Vân, Hoàng Thủy<br />
Nguyên & Cs (2000). Genotyp virút viêm gan C ở Việt nam.<br />
Tạp chí thông tin Y Dược (ISSN0868-3891). Số đặc biệt<br />
chuyên đề bệnh gan mật. Hà nội, 2002, tr: 46-48.<br />
Pawlotski JM, Bouvier-Alias M, Hezode C, Darthuy F,<br />
Remire J, Dhumeax D (2000). Standardization of Hepatitis C<br />
Virus RNA Quantification. Hepatology. 32: 654-9.<br />
Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt, Nguyễn Thanh Tòng,<br />
Nguyễn Bảo Toàn, Phan Hữu Bội Hoàn, Nguyễn Bá Tòng<br />
(2005). Kiểu gen của viên gan siêu vi C ở Việt Nam.<br />
Thành<br />
phố<br />
Hồ<br />
Chí<br />
Minh.<br />
http://www.drthuthuy.com/reseach/VNGenotype.html<br />
Zhou YQ, Wang XH, Mao W, Fan J, Zhu F, Zhang XQ et al<br />
(2009). Changes in modes of hepatitis C infection acquisition<br />
and genotypes in southwest China. Journal of clinical<br />
viriology. 2009;46:230-33.<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn