Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT CẤU TRÚC BỌNG SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG MẠC<br />
BẰNG MÁY CHỤP CẮT LỚP CỐ KẾT QUANG HỌC PHẦN TRƯỚC (AS-OCT)<br />
Đinh Ngọc Bảo Châu*, Nguyễn Công Kiệt*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát cấu trúc bọng thấm của 54 mắt thuộc 48 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bè củng mạc<br />
đến tái khám tại bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2015 bằng máy chụp cắt lớp cố kết quang<br />
học phần trước (AS-OCT).<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả<br />
Kết quả: Bọng đa số có chiều cao thấp (51,85%), rộng từ 2-4 múi giờ (61,1%), mạch máu bề mặt bọng chủ<br />
yếu là mạch máu nhỏ (63%) và đa số Seidel âm tính (72,22%). Chiều cao trung bình trên AS-OCT là<br />
1,19±0,46mm; bề dày thành bọng trung bình là 0,63±0,22mm; độ rộng khoang phản âm trung bình là<br />
3,04±1,86mm; chiều cao trung bình khoang phản âm là 0,61±0,56mm. 59,3% bọng thấy dịch dưới kết mạc; 92,6%<br />
dịch dưới vạt củng mạc và 61,1% không thấy lổ mở bè. Trên lâm sàng, nhóm bọng được xem là có chức năng (týp<br />
I-II) chiếm 64,8%, còn lại týp III-IV là 35,2%. Trên AS-OCT, nhóm bọng có chức năng (týp C-D) chiếm 68,5%,<br />
còn lại là týp E-F với 31,5%. Phân loại bọng trên lâm sàng và trên AS-OCT có sự phù hợp ở mức độ khá tốt với<br />
Kappa=0,685, p