intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát công thức tối ưu kem bôi da chứa dầu Bổ cốt chi (Psoralea corylifolia lL)

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng công thức tối ưu kem bôi thuốc da chứa hoạt chất chính là dầu bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L.). Dầu chiết xuất từ hạt của Bổ cốt chi có tác dụng điều trị các bệnh về da như vảy nến, nấm da,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát công thức tối ưu kem bôi da chứa dầu Bổ cốt chi (Psoralea corylifolia lL)

  1. KHẢO SÁT CÔNG THỨC TỐI ƯU KEM BÔI DA CHỨA DẦU BỔ CỐT CHI (PSORALEA CORYLIFOLIA L.) Phạm Thị Ngọc Trâm, Huỳnh Thị Mỹ Huyền Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Bùi Nguyễn Như Quỳnh TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng công thức tối ư kem bôi thuốc da chứa hoạt chất chính là dầu bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L.). Dầu chiết xuất từ hạt của Bổ cốt chi có tác dụng điều trị các bệnh về da như vảy nến, nấm da,...[1]. Sau khi khảo sát ơ bộ một số loại tá dược, nguyên liệu chính được chọn cho công thức bao gồm dầu dừa, sáp ong trắng, cetyl alcol, span 20 và tween 80. Để xây dựng công thức tối ư các thử nghiệm được bố trí theo quy hoạch thống kê thực nghiệm và tiến đến vùng dừng bằng phương pháp Box - Wilson. Kết quả thực nghiệm cho thấy chế phẩm tối ư có thành phần gồm: 5% dầu bổ cốt chi, 15% dầu dừa, 6,67% sáp ong trắng, 13,33% cetyl alcol, 2,5% span 20,7% tween 80. Kết quả thu được chính là công thức tối ư cho chế phẩm đạt yêu cầu về thể chất và có độ ổn định cao nhất. Từ khóa: bổ cốt chi, công thức tối ư , dầu chiết xuất, kem thuốc bôi da, vảy nến. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dầu chiết xuất từ hạt của cây bổ cốt chi (Psoralea corylifolia) đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư chống oxy hóa, kháng viêm, kháng nấm và điều hòa miễn dịch [4][5][6]. Do đó, đâ là một loại dược liệu tốt để phát triển các thuốc điều trị bệnh về da như vảy nến, nấm da. Kem thuốc bôi da là một dạng bào chế thích hợp để điều trị các bệnh về da với các ưu điểm nổi bật là phát huy được tác dụng điều trị tại chỗ nhờ tập trung nồng độ dược chất, ít tác dụng phụ toàn thân, cho sinh khả dụng cao và dễ sử dụng [2]. Từ công thức kem cơ bản đã được khảo sát trước đó nghiên cứu sẽ tiếp tục khảo sát công thức kem tối ư để đạt được mục tiêu là bào chế được kem bôi da chứa dầu Bổ cốt chi có độ ổn định cao nhất. 2 NGUYÊN VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu Dược chất chính là dầu Bổ cốt chi được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với cồn 70°, sau đó lắc phân bố với cloroform và làm bay hơi dung môi. Dầu chiết xuất có thể chất đặc, màu nâu sẫm và đạt tiêu chuẩn cơ s . Các tá dược đạt tiêu chuẩn dược dụng hoặc cơ s gồm dầu dừa (Vietcoco – Việt Nam), sáp ong trắng (Henan bee – Trung Quốc), cetyl alcol (HiMedia - Ấn Độ), tween 80 và span 20 (Guangdong – Trung Quốc), propylen glycol (Xilong – Trung Quốc), vitamin E (BASF - Đức) và kali sorbat (Kadillac - Trung Quốc). 711
  2. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Từ công thức cơ bản đã được khảo sát trước đó (Bảng 1), tiến hành khảo sát công thức tối ư theo các bước: lập ma trận bố trí thử nghiệm, xác định phương trình hồi quy thực nghiệm, tiến đến vùng gần dừng bằng phương pháp Box – Wilson. Bảng 1. Công thức cơ bản Nguyên liệu Nồng độ Dầ Bổ cốt chi 5% Dầ dừa 15% Rắn (1 áp ong trắng: 2 cet l alcol) 20% Span 20 3% Tween 80 6% Propylen glycol 10% Vitamin E 0,1% Kali sorbat 0,1% Nước cất Vừa đủ 100 Các thông số tối ư yếu tố thay đổi và cố định được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Các yếu tố và thông số tối ư o Thông số tối ưu Thời gian bắt đầu tách lớp khi đ n nóng kem nhiệt độ 45 C (giây) Y1 2 Độ dàn mỏng (cm ) Y2 Yếu tố thay đổi Nồng độ dầu dừa X1 Nồng độ pha rắn (1 sáp ong: 2 cetyl alcol) X2 Nồng độ Span 20 X3 Nồng độ Tween 80 X4 o Yếu tố cố định Các tá dược còn lại, nhiệt độ đ n nóng pha dầu là 60 C và pha nước là o 65 C; thời gian khuấy 10 phút; tốc độ khuấy của máy 1000 vòng/phút Thời gian bắt đầu tách lớp là thông số quan trọng thể hiện được độ ổn định của kem và độ dàn mỏng là thông số nói lên được thể chất của kem. Vì vậy 2 yếu tố trên được lựa chọn làm thông số tối ư để xây dựng nên công thức tối ư . Việc bố trí thí nghiệm thực hiện theo phương pháp bố trí kiểu yếu tố đầy đủ. Mỗi yếu tố khảo sát có 2 mức biến đổi Xmax (+1), Xmin (-1). Cách đo thời gian bắt đầu tách lớp: cho 2 g kem vào ống nghiệm, đ n ống nghiệm trong bể cách thủy điều nhiệt nhiệt độ 45 oC. Thời gian bắt đầu tách lớp được biểu thị bằng khoảng thời gian mà kem bắt đầu xuất hiện sự tách lớp dầu, quan sát được bằng mắt thường. Thử nghiệm được lặp lại 5 lần và lấy kết quả trung bình. 712
  3. Cách đo độ dàn mỏng: đo đường kính trải rộng của 1g kem giữa hai tấm thủy tinh nằm ngang (10 cm × 20 cm) sau 1 phút [3]. Một cách tương đối, xem như khối kem sau khi bị ép giữa hai mặt kính sẽ hình thành lớp kem hình tròn. Thử nghiệm được lặp lại 5 lần và lấy kết quả trung bình. Diện tích dàn mỏng của kem được tính theo công thức Trong đó d: đường kính trung bình của hai lần đo (cm). S: diện tích dàn mỏng của kem (cm2). Bảng 3. Các yếu tố khảo át và khoảng biến đổi Mức cơ bản X0i Mức Kí Mức trên Khoảng biến đổi ΔXi = Tên yếu tố dưới hiệu = (Xmax + Ximax (Xmax - Xmin)/2 Ximin Xmin)/2 Nồng độ dầu dừa X1 15% 10% 20% 5% Nồng độ pha rắn (1 sáp X2 20% 15% 25% 5% ong: 2 cetyl alcol) Nồng độ span 20 X3 3% 2% 4% 1% Nồng độ tween 80 X4 6% 5% 7% 1% Ma trận bố trí thí nghiệm Với 4 biến mỗi biến có 2 mức biến đổi, số thí nghiệm sẽ bố trí là 24=16. Ma trận bố trí thử nghiệm và kết quả được trình bày trong Bảng 4. Từ kết q ả các thử nghiệm trên, xác định được hai phương trình hồi quy y1 và y2 theo x1, x2, x3, x4: (1): y1 = bo+ b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 (2): y2= b’o+ b’1x1 + b’2x2 + b’3x3 + b’4x4 Kiểm tra ý nghĩa các hệ hồi quy bi: thực hiện 6 thử nghiệm mức cơ bản rồi kiểm tra ý nghĩa hệ số bi dựa vào Test T. Tiến đến vùng gần dừng bằng phương pháp Box - Wilson Xác định bước nhả Si theo công thức: Si = C.bi.ΔXi (C là hằng số thực nghiệm bất kỳ ao cho mỗi bước nhả Si có ý nghĩa). Các thử nghiệm tiếp theo: Ximới = X0i ± Si Công thức tối ư được chọn dựa vào thời gian bắt đầu tách lớp lâu nhất. 3 KẾT QUẢ Tiến hành bào chế 16 công thức và 6 công thức cơ bản với cỡ lô 100 g, đo thời gian bắt đầu tách lớp và độ dàn mỏng cho 16 công thức, lặp lại 5 lần. Kết quả trung bình được trình bày dưới Bảng 4 và Bảng 5. Phương trình hồi quy bậc 1 của thời gian bắt đầu tách pha (y1) và độ dàn mỏng (y2) như sau: 713
  4. y1 = 29,4 – 175,0 x1+ 262,5 x2 - 1312 x3 + 1437 x4 y2 = 68,5 + 28,0 x’1 – 250,1 x’2 + 144 x’3 + 282 x’4 Lặp lại 6 lần thí nghiệm mức cơ bản với X1=15%; X2=20%; X3=3%; X4=6% Bảng 4. Ma trận bố trí thí nghiệm và kết quả Y1 (thời gian bắt đầu tách lớp) Y2 (độ dàn mỏng) (N) x0 x1 x2 x3 x4 2 (giây) (cm ) 1 + + + + + 125 36,30 2 + - + + + 110 38,47 3 + + - + + 80 60,79 4 + - - + + 110 63,59 5 + + + - + 150 33,17 6 + - + - + 160 28,26 7 + + - - + 80 62,18 8 + - - - + 120 51,50 9 + + + + - 60 28,26 10 + - + + - 80 33,17 11 + + - + - 70 60,79 12 + - - + - 80 41,83 13 + + + - - 100 31,16 14 + - + - - 140 22,89 15 + + - - - 85 50,24 16 + - - - - 90 60,79 b1 29,4 -175 262,5 -1312 1437 b2 68,5 28 -250,1 144 282 Bảng 5. Các thí nghiệm mức cơ bản 2 N0 Y1 (thời gian bắt đầu tách lớp) (giây) Y2 (độ dàn mỏng) (cm ) 1 150 44,16 2 145 45,34 3 140 44,16 4 155 44,16 5 150 45,34 6 140 44,16 Trung bình 147 44,55 RSD (%) 4,13% 1,37% Kiểm tra ý nghĩa của hệ số hồi quy bằng phép kiểm T Với phương trình hồi quy y1: Tb1=12,5; Tb2=18,8; Tb3=93,7; Tb4=102,6 714
  5. Với phương trình hồi quy y2: Tb’1=4,4; Tb’2=39,7; Tb’3=22,9; Tb’4=44,8 Tra bảng student, TLT = 2,015 đều nhỏ hơn các giá trị T thực nghiệm. Kết luận cả hai phương trình hồi quy y1 và y2 đều có ý nghĩa. Theo 2 phương trình hồi quy trên, các yếu tố dầu dừa, pha rắn, span 20 và tween 80 đều có ảnh hư ng đến thời gian bắt đầu tách pha và độ dàn mỏng của công thức kem. Tiếp tục bố trí các thí nghiệm tiến đến vùng gần dừng theo phương pháp Box-Wilson, xác định các bước nhảy Si cho phương trình hồi quy y1. Bảng 6. Xác định bước nhảy Si cho phương trình hồi quy y1 ΔXi bi C Si = C.bi.ΔXi X1 5 -175 0,00025 -0,2 X2 5 262,5 0,00025 0,3 X3 1 -1312 0,00025 -0,3 X4 1 1437 0,00025 0,4 Kết q ả bảng 6 cho thấ sự thay đổi của span 20 và tween 80 ảnh hư ng đáng kể đến thời gian tách pha của kem. Vì vậy, tỷ lệ dầu dừa và pha rắn được cố định theo giá trị cơ bản, tiếp tục khảo sát các công thức với 2 bước nhả của span 20 và tween 80 lần lượt là -0,3 và 0,4. Kết q ả đánh giá thời gian bắt đầ tách lớp và độ dàn mỏng được trình bày trong Bảng 7. Bảng 7. Xác định vùng gần dừng bằng phương pháp Box – Wilson Thí Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Thời gian bắt đầu Độ dàn 2 nghiệm dầu dừa Rắn Span 20 Tween 80 tách lớp (giây) mỏng (cm ) 1 15% 20% 4% 5% 180 47,78 2 15% 20% 3,7% 5,4% 120 50,27 3 15% 20% 3,4% 5,8% 120 45,36 4 15% 20% 3,1% 6,2% 180 41,85 5 15% 20% 2,8% 6,6% 90 38,48 6 15% 20% 2,5% 7% 300 34,21 7 15% 20% 2,2% 7,4% 120 31,17 8 15% 20% 1,9% 7,8% 210 33,18 Theo khảo sát một số loại kem thuốc bôi da trên thị trường, thì độ dàn mỏng nằm trong khoảng 30 – 50 cm2. Trong các thí nghiệm tiến tới vùng gần dừng theo phương pháp Box- Wilson, công thức 6 là tối ư vì đạt độ dàn mỏng và có thời gian bắt đầu tách lớp lâu nhất. Tiến hành lặp lại công thức tối ư 3 lần với cỡ lô 1000 g, thời gian bắt đầu tách lớp và độ dàn mỏng được được đánh giá 3 lần, kết quả trung bình được trình bày trong Bảng 8. 715
  6. Bảng 8. Kết quả đánh giá của 3 lô tối ư 2 Lần lặp Độ dàn mỏng (cm ) Thời gian bắt đầu tách lớp (giây) lại Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3 1 34,2 33,5 34 300 305 295 2 35 34,5 35,5 305 300 310 3 34,1 34,8 35,2 315 310 305 4 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu công thức kem theo phương trình hồi quy thực nghiệm và tiến đến vùng tối ư bằng phương pháp Box-Wilson, công thức tối ư cho kem gồm dầu Bổ cốt chi 5%; dầu Dừa 15%; hỗn hợp sáp ong trắng và cetyl alcol tỷ lệ 1:2 20%; span 20 2,5%; tween 80 7%, propylen glycol 10%; vitamin E 0,1%; kali sorbat 0,1%, nước cất vừa đủ 100%. Đề nghị: nghiên cứu độ ổn định vật lý thông qua 6 chu kỳ tăng giảm nhiệt độ và độ ổn định dài hạn của công thức kem tối ư từ đó xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho chế phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ali, J., Akhtar, N., Sultana, Y., Baboota, S., & Ahuja, A. (2008). Antipsoriatic microemulsion gel formulations for topical drug delivery of babchi oil (Psoralea corylifolia). Methods and findings in experimental and clinical pharmacology, 30(4), 277 [2] Bộ môn bào chế (2011), Bào chế và sinh dược học, Tập 2, trang 64-72. [3] Chen, M. X., Alexander, K. S., & Baki, G. (2016). Formulation and evaluation of antibacterial creams and gels containing metal ions for topical application. Journal of pharmaceutics, 2016. [4] Jiangning, G., Xinchu, W., Hou, W., Qinghua, L., & Kaishun, B. (2005). Antioxidants from a Chinese medicinal herb–Psoralea corylifolia L. Food chemistry, 91(2), 287-292. [5] Katsura, H., Tsukiyama, R. I., Suzuki, A., & Kobayashi, M. (2001). In vitro antimicrobial activities of bakuchiol against oral microorganisms. Antimicrobial agents and chemotherapy, 45(11), 3009-3013. [6] Whelan, L. C., & Ryan, M. F. (2003). Ethanolic extracts of Euphorbia and other ethnobotanical species as inhibitors of human tumour cell growth. Phytomedicine, 10 (1), 53-58 716
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0