Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ỐNG HẬU HÀM TRÊN HÌNH ẢNH <br />
CORE BEAM CT CỦA XƯƠNG HÀM DƯỚI NGƯỜI VIỆT <br />
Nguyễn Thị Thùy Trang*, Lê Đức Lánh*, Phạm Thị Hương Loan* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát sự hiện diện và đặc điểm của ống hậu hàm trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới <br />
người Việt. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 91 hình ảnh CBCT được lưu trữ tại bộ môn Tia X, Khoa <br />
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ở vùng hậu hàm ghi nhận sự hiện diện của ống hậu <br />
hàm, phân loại ống hậu hàm theo phân loại của Von Arx (2011), đo đạc các thông số khoảng cách A, chiều cao B, <br />
đường kính C, đường kính F1, đường kính F2 và khoảng cách F2. <br />
Kết quả: Trong số 91 hình ảnh CBCT khảo sát ghi nhận tỉ lệ cá thể có ống đôi ống răng dưới là 46,2%, tỉ lệ <br />
cá thể có ống hậu hàm là 16,5%. Nghiên cứu ghi nhận ống hậu hàm loại B1 hiện diện nhiều nhất 44,4%, số ống <br />
hậu hàm loại A1, B2, C lần lượt là 27,8%, 22,2%, 5,6% và không ghi nhận có ống hậu hàm loại A2. Khoảng <br />
cách A bên phải dài hơn bên trái có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phân bố <br />
ống hậu hàm theo giới và vị trí bên hàm. <br />
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận sự hiện diện và đặc điểm đường đi ống hậu hàm ở xương hàm <br />
dưới người Việt. Sự hiện diện của ống hậu hàm có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà lâm sàng cần nhớ đến <br />
cấu trúc này khi tiến hành can thiệp ở vùng hậu hàm và góp phần làm phong phú thêm đặc điểm hình thái của <br />
xương hàm dưới người Việt. <br />
Từ khóa: ống hậu hàm, ống đôi ống răng dưới. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RETROMOLAR CANALS AS OBSERVED ON CONE BEAM COMPUTED TOMOGRAPHY <br />
Nguyen Thi Thuy Trang, Le Duc Lanh, Pham Thi Huong Loan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 366 ‐ 370 <br />
Objectives: To evaluate the presence and characteristics of the mandibular retromolar canal in Vietnamese <br />
by using CBCT images. <br />
Methods: A cross – sectional study was conducted on 91 CBCT images were stored in the X‐ray <br />
Department, the Faculty Odonto – Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. In <br />
the retromolar fossa, detected the presence of retromolar canal, classified them according to Von Arx (2011), <br />
measurement of distance A, height B, diameter C, the diameter F1, diameter F2 and distance F2. <br />
Results: On 91 CBCT images, 42 patients were detected bifid mandibular canal (46.2%) and 15 patients <br />
were found retromolar canal (16.5 %). The present study demontrated retromolar canal type B1 is the most with <br />
44.4%, the retromolar type A1, B2, C are 27.8%, 22.2%, 5.6% respectively and not identified type A2. Distance <br />
A in right side is longer than in left side with statistical significance. The existence of a retromolar canal was not <br />
statistically related to gender or side. <br />
Conclusions: Initially the present study evaluated the presence and characteristics course of mandibular <br />
retromolar canal in Vietnamese. The presence of retromolar canal is very important for clinicians to remember <br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thùy Trang ĐT: 0972150008<br />
<br />
366<br />
<br />
Email: nguyenthuytrang@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
this structure when performing surgery in the retromolar area and contribute to enrich the morphological <br />
characteristics of Vietnamese. <br />
Key words: retromolar canal, bifid mandibular canal. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ống răng dưới (ORD) là cấu trúc giải phẫu <br />
kéo dài từ lỗ hàm dưới đến lỗ cằm chứa dây <br />
thần kinh xương ổ dưới, động mạch và tĩnh <br />
mạch. Dây thần kinh xương ổ dưới có ý nghĩa <br />
lâm sàng vì dễ bị tổn thương do gãy xương hàm <br />
dưới, phẫu thuật răng khôn lệch, phẫu thuật đặt <br />
Implant, phẫu thuật chỉnh hàm, phẫu thuật điều <br />
trị các bệnh lý, phẫu thuật ghép (vị trí lấy mảnh <br />
ghép, vị trí ghép) và phẫu thuật nội nha. Vì vậy, <br />
xác định vị trí ống răng dưới giữ vai trò quan <br />
trọng trong việc lập kế hoạch điều trị phẫu thuật <br />
vùng răng sau hàm dưới. Những thay đổi giải <br />
phẫu trong đường đi của ống răng dưới như sự <br />
hiện diện ống đôi ORD, vòng ngoặt trước không <br />
phải là hiếm(1), những đặc điểm này giúp các <br />
nhà lâm sàng luôn nhớ rằng có các thay đổi về <br />
giải phẫu của ORD. Ống đôi ORD được gọi là <br />
ống hậu hàm khi ống hướng về phía xa răng cối <br />
lớn thứ ba, phù hợp với phân loại IV trong phân <br />
loại của Nortje (1977), ống hậu hàm là một ống <br />
phụ phát sinh từ gối hậu nha và gia nhập với <br />
ống chính ở vùng hậu hàm. Những biến chứng <br />
như chấn thương thần kinh, dị cảm, chảy máu <br />
có thể xảy ra khi các nhà lâm sàng không nhận <br />
ra được sự hiện diện của cấu trúc giải phẫu này <br />
và các ứng dụng của nó. Trong phẫu thuật cắt <br />
xương hàm dưới thì phẫu thuật sẽ trở nên phức <br />
tạp hơn khi có thêm bó mạch thần kinh thứ hai. <br />
Hơn nữa, trong trường hợp chấn thương xương <br />
hàm dưới, tất cả xương hàm dưới gãy nên được <br />
nắn chỉnh và cố định để tránh bị chồng xương. <br />
Sự nắn chỉnh sẽ trở nên khó khăn khi có bó <br />
mạch thần kinh thứ hai nằm trên mặt phẳng <br />
khác. <br />
Hình ảnh cắt lớp điện toán với chùm tia hình <br />
chóp nón (CBCT) được sử dụng rất hiệu quả <br />
trong nha khoa giúp nhìn thấy hình ảnh ba <br />
chiều của cấu trúc sọ mặt với độ phân giải cao, <br />
kích thước chính xác, thời gian tạo ảnh nhanh, <br />
độ nhiễm xạ thấp và kinh tế. Như vậy, liệu trên <br />
<br />
Răng Hàm Mặt <br />
<br />
xương hàm dưới người Việt có sự hiện diện của <br />
ống hậu hàm hay không? Để trả lời câu hỏi <br />
nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát <br />
“Sự hiện diện của ống hậu hàm trên hình ảnh <br />
CBCT của xương hàm dưới người Việt” với các <br />
mục tiêu sau: <br />
‐ Xác định tỉ lệ ống hậu hàm trên hình ảnh <br />
CBCT của xương hàm dưới người Việt theo giới, <br />
giữa bên phải và bên trái. <br />
‐ Mô tả đặc điểm ống hậu hàm và tương <br />
quan ống hậu hàm với các mốc giải phẫu. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Mẫu thuận tiện gồm hình ảnh CBCT hàm <br />
dưới thỏa tiêu chí hàm dưới còn răng cối lớn thứ <br />
hai hoặc răng cối lớn thứ ba, không có bệnh lý <br />
hay có chỉ định phẫu thuật xương hàm dưới và <br />
chưa từng trải qua bất kì phẫu thuật hàm mặt <br />
nào. Các hình ảnh CBCT được lưu trữ tại bộ <br />
môn Tia X, lấy từ các bệnh nhân đến khám và <br />
điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y <br />
Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm <br />
2011 đến tháng 5 năm 2013. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thu thập dữ liệu <br />
Xác định ống răng dưới: là một ống nằm <br />
trong xương hàm dưới bắt đầu từ lỗ hàm dưới ở <br />
cành đứng xương hàm dưới, ống chạy xiên <br />
xuống dưới và ra trước trong cành đứng, và sau <br />
đó ra trước theo cành ngang đến lỗ cằm. <br />
Ở vùng hậu hàm ghi nhận(2): <br />
‐ Sự hiện diện ống đôi ORD: trên đường đi <br />
của ống răng dưới, ghi nhận sự phân nhánh từ <br />
ống chính. <br />
‐ Sự hiện diện của ống hậu hàm: Một dải <br />
thấu quang do sự phân nhánh của ống răng <br />
dưới nằm trong vùng hậu hàm, đó là ống hậu <br />
hàm. <br />
<br />
367<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
‐ Sự hiện diện của lỗ hậu hàm: ống hậu hàm <br />
chạy theo hướng sau trên và mở ra một lỗ mở <br />
trên xương vùng hậu hàm. <br />
Phân loại ống hậu hàm dựa theo phân loại <br />
của Von Arx (2011)(9). <br />
Đo đạc các thông số về mối tương quan ống <br />
hậu hàm với các mốc giải phẫu theo nghiên cứu <br />
của Von Arx (2011)(9) gồm: <br />
<br />
Đường kính F2: đối với các ống hậu hàm <br />
phân loại A2 và B2, ghi nhận thêm đường kính <br />
lớn nhất của ống hậu hàm khi phân nhánh cấp 2 <br />
(Hình 2). <br />
Khoảng cách F2: từ điểm giữa của phân <br />
nhánh cấp 2, hạ đường vuông góc với bề mặt <br />
xương hàm dưới cùng hậu hàm, ghi nhận <br />
khoảng cách này (Hình 3). <br />
<br />
Khoảng cách ngang từ ống hậu hàm đến <br />
răng cối lớn thứ hai (Hình 1). <br />
<br />
ĐƯỜNG KÍNH F1 <br />
<br />
<br />
Hình 2:. Đo đường kính F1 trên hình ảnh CBCT. <br />
Hình 1: Sơ đồ minh họa các kích thước của ống hậu <br />
hàm. <br />
(1) ORD, (2) ống hậu hàm (A) khoảng cách <br />
ngang, (B) chiều cao ống hậu hàm, (C) đường <br />
kính ống. <br />
A: khoảng cách ngang từ điểm giữa của lỗ <br />
hậu hàm đến đường nối men xê măng phía xa <br />
của răng cối lớn thứ hai. <br />
Chiều cao ống hậu hàm (Hình 1). <br />
B: khoảng cách đứng (chiều cao) từ điểm <br />
giữa của lỗ hậu hàm đến giới hạn phía trên của <br />
ống răng dưới. <br />
Từ điểm giữa lỗ hậu hàm đã xác định ở trên, <br />
hạ đường vuông góc lên giới hạn phía trên của <br />
ống răng dưới. Đo khoảng cách này ta được <br />
chiều cao B. <br />
Đường kính ống hậu hàm (Hình 1). <br />
C: đường kính ống hậu hàm được đo tại vị <br />
trí dưới trung tâm lỗ mở 3 mm. <br />
Đường kính F1: đường kính của ống hậu <br />
hàm khi phân nhánh từ ống răng dưới (phân <br />
nhánh cấp 1) (Hình 2). <br />
<br />
368<br />
<br />
KHOẢNG CÁCH F2 <br />
<br />
ĐƯỜNG KÍNH F2 <br />
<br />
<br />
Hình 3: Đường kính F2 và khoảng cách F2 trên hình <br />
ảnh CBCT <br />
Thực hiện khảo sát đặc điểm ống hậu hàm ở <br />
mỗi bên hàm và cả hai bên (nếu có). <br />
Sử dụng phép kiểm χ2, phần mềm SPSS 21 <br />
để so sánh sự phân bố cá thể có ống hậu hàm <br />
theo nam – nữ, bên phải – bên trái, dùng phép <br />
kiểm t để so sánh các thông số khoảng cách, <br />
đường kính, chiều cao theo giới và bên phải – <br />
bên trái. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Khảo sát 91 hàm dưới ghi nhận được có 42 <br />
cá thể ống đôi ORD (chiếm 46,2%). Trong đó có <br />
15/91 cá thể có ống hậu hàm chiếm tỉ lệ 16,5%. <br />
Trong số các cá thể có ống hậu hàm, có 6/15 <br />
(40%) cá thể là nữ và 9/15 (60%) cá thể là nam. 7 <br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
(46,7%) cá thể chỉ có ống hậu hàm bên phải, 5 <br />
(33,3%) cá thể chỉ có ống hậu hàm bên trái và 3 <br />
(20%) cá thể có cả hai bên hàm. <br />
Trong tổng số 18 ống hậu hàm cho thấy ở <br />
nam, có 7 ống hậu hàm ở bên phải (63,6%) và 4 <br />
ống hậu hàm ở bên trái (36,4%). Ở nữ có 3 ống <br />
hậu hàm hiện diện bên phải (42,9%) và 4 ống <br />
hậu hàm hiện diện bên trái (57,1%), không có sự <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê sự phân bố ống <br />
hậu hàm theo giới và vị trí bên hàm, p>0,05. Ống <br />
hậu hàm loại B1 hiện diện nhiều nhất 8/18 ống <br />
(44,4%), ống hậu hàm loại A1, B2, C lần lượt là 5 <br />
ống (27,8%), 4 ống (22,2%), 1 ống (5,6%) và <br />
không có ống hậu hàm nào trong mẫu nghiên <br />
cứu loại A2 (0%). <br />
<br />
Bảng:. Giá trị trung bình các số đo. <br />
Khoảng cách A<br />
<br />
n’<br />
Giá trị trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
Chiều cao B<br />
<br />
12<br />
16,42<br />
6,03<br />
<br />
18<br />
9,55<br />
1,92<br />
<br />
Đường kính C Đường kính F1 Đường kính F2<br />
<br />
18<br />
0,89<br />
0,35<br />
<br />
18<br />
1,78<br />
0,57<br />
<br />
4<br />
2,59<br />
1,06<br />
<br />
Khoảng cách<br />
F2<br />
<br />
4<br />
5,77<br />
2,04<br />
<br />
Đơn vị tính: mm <br />
Khoảng cách trung bình tính từ điểm giữa lỗ <br />
hậu hàm đến đường nối men – xê măng răng cối <br />
lớn thứ hai là 16,42 ± 6,03 mm. Chiều cao trung <br />
bình ống hậu hàm là 9,55 ± 1,92 mm. Đường <br />
kính trung bình ống hậu hàm dưới 3 mm từ lỗ <br />
mở là 0,89 ± 0,35 mm. Đường kính trung bình <br />
ống hậu hàm tại phân nhánh thứ nhất, thứ hai <br />
và khoảng cách từ phân nhánh thứ hai cho đến <br />
bề mặt xương lần lượt là 1,78 ± 0,57 mm, 2,59 ± <br />
1,06 mm, 5,77 ± 2,04 mm (Bảng 1). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong 91 hình ảnh CBCT được khảo sát, có <br />
42 cá thể có ống đôi ORD chiếm tỉ lệ 46,2%, phù <br />
hợp với nghiên cứu Naitoh (2009) ghi nhận tỉ lệ <br />
ống đôi ORD thay đổi từ 15,6 – 65% trên hình <br />
ảnh CBCT. Trong số đó chỉ có 15 cá thể có ống <br />
hậu hàm chiếm tỉ lệ 16,5%, thấp hơn nghiên cứu <br />
Kawai (2012) là 52% (24/46 xương hàm dưới)(3). <br />
Trong nghiên cứu mới đây của Patil (2013) ghi <br />
nhận tỷ lệ khá cao ống hậu hàm 65% khi khảo <br />
sát trên hình ảnh CBCT(6). Tỷ lệ ống hậu hàm <br />
trong các nghiên cứu trên xương khô và CBCT <br />
thay đổi từ 6,1% ‐ 72%(9). Ossenberg (1987) đã <br />
ghi nhận ở người Mỹ có tỉ lệ ống hậu hàm cao <br />
hơn người Nhật Bản, Ấn Độ và châu Phi và ông <br />
cũng kết luận rằng: tỉ lệ ống hậu hàm thay đổi <br />
tùy chủng tộc(5). Sự khác biệt này có thể do ảnh <br />
hưởng của di truyền và môi trường như dinh <br />
dưỡng, căng thẳng áp lực(5). <br />
<br />
Răng Hàm Mặt <br />
<br />
Nghiên cứu này chưa ghi nhận có sự khác <br />
biệt về giới và tần suất xuất hiện ống hậu hàm ở <br />
bên phải và trái (p>0,05). Kết quả này tương tự <br />
các nghiên cứu khác(1,5). Nghiên cứu cũng ghi <br />
nhận tỉ lệ cá thể có ống hậu hàm ở một bên <br />
(80%) cao hơn hai bên (20%), phù hợp với đa số <br />
nghiên cứu khác(1,8), trong khi đó, nghiên cứu <br />
của Sagne (1977) lại cho thấy ống hậu hàm hiện <br />
diện ở cả hai bên hàm với tỉ lệ cao hơn. <br />
Trong nghiên cứu này, tần số xuất hiện <br />
ống hậu hàm ở nam (9/15 trường hợp) nhiều <br />
hơn ở nữ (6/15 trường hợp) nhưng sự khác biệt <br />
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này <br />
tương tự Ossenberg (1987)(5) và Pyle (1999)(7). <br />
Ngược lại, nghiên cứu của Von Arx (2011) nhận <br />
thấy xu hướng nữ giới có ống hậu hàm nhiều <br />
hơn so với nam giới(9). Tuy nhiên, các nghiên <br />
cứu đều ghi nhận sự khác biệt giữa hai giới <br />
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). <br />
Trong số 18 ống hậu hàm trên 15 cá thể thì <br />
ống hậu hàm loại B1 (8/18 ống hậu hàm) và A1 <br />
(5/18 ống) chiếm tỉ lệ cao hơn lần lượt là 44,4% <br />
và 27,8%. Tỉ lệ này khá phù hợp với nghiên cứu <br />
của Von Arx (2011) với tỉ lệ ống hậu hàm loại B1 <br />
và A1 lần lượt là 9/31 ống (29%) và 13/31 ống <br />
(41,9%). Điều này có nghĩa là các ống hậu hàm <br />
trong nghiên cứu này chủ yếu là những nhánh <br />
đứng (loại A1) hoặc uốn cong (loại B1) tách ra từ <br />
ORD. Tỉ lệ ống hậu hàm loại B2 là 22,2% cho <br />
<br />
369<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
thấy ống hậu hàm không phải chỉ là nhánh đơn <br />
mà trên đường đi phân nhánh từ ORD đến lỗ <br />
mở vùng hậu hàm, ống hậu hàm có thể chia tách <br />
thành những nhánh nhỏ hơn. Kết quả này tương <br />
tự như nghiên cứu của Patil (2013) 31/129 cá thể <br />
có ống hậu hàm loại A, 110/129 cá thể có ống <br />
hậu hàm loại B. <br />
Khi khảo sát đường kính ống hậu hàm tại <br />
các vị trí: (a) phân nhánh từ ống răng dưới, (b) <br />
phân nhánh cấp hai và (c) dưới 3 mm từ trung <br />
tâm lỗ mở, nhận thấy đường kính ống hậu <br />
hàm ngay tại nơi bắt đầu phân nhánh từ ống <br />
răng dưới (1,78 ± 0,57 mm) lớn hơn tại vị trí <br />
dưới 3 mm từ trung tâm lỗ mở (0,89 ± 0,35 <br />
mm). Nghiên cứu này ghi nhận 4 trường hợp <br />
có ống hậu hàm loại B2 là những ống hậu hàm <br />
cong hướng về vùng hậu hàm và mở ra một lỗ <br />
mở ở vùng hậu hàm. Tuy nhiên, trên đường <br />
đi, ống hậu hàm lại phân ra thêm một nhánh <br />
ngang nữa (phân nhánh cấp 2). Đường kính <br />
ống hậu hàm tại vị trí phân nhánh cấp 2 là lớn <br />
nhất (2,59 ± 1,06 mm) và khoảng cách từ vị trí <br />
này đến bề mặt xương vùng hậu hàm là 5,77 ± <br />
2,04 mm. Đây là đặc điểm cần được lưu ý trên <br />
lâm sàng bởi ống hậu hàm có đường kính lớn <br />
như vậy (2,59 mm) sẽ dễ bị tổn thương trong <br />
khi can thiệp ở vùng hậu hàm. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Carter RB, Keen EN (1971). “The intramandibular course of <br />
the inferior alveolar nerve”. J Anat, 108(3): p433 – 440. <br />
Lizio G, Pelliccioni GA, Ghighi G, Fanelli A, Marchetti C <br />
(2012). “Radiographic assessment of the mandibular <br />
retromolar canal using cone‐beam computed tomography”. <br />
Acta Odontol Scand, 71 (3 – 4): p650 – 655. <br />
Kawai T, Asaumi R, Sato I, Kumazawa Y, Yosue T (2012). <br />
“Observation of the retromolar foramen and canal of the <br />
mandibular: a CBCT and macroscopic study”. Oral Radiol, <br />
28: p10 – 14. <br />
Narayana K, Nayak UA, Ahmed WN, Bhat JG, Devaiah BA <br />
(2002). “The retromolar foramen and canal in south Indian <br />
dry mandibles”. Eur J Anat, 6(3): p141 – 146. <br />
Ossenberg NS (1987). “Retromolar foramen of the human <br />
mandible”. Am J Phys Anthropol, 72(1): p119 – 129. <br />
Patil S, Matsuda Y, Nakajima K, Araki K, Okano T (2013). <br />
“Retromolar canals as observed on cone‐beam computed <br />
tomography: their incidence, course, and characteristics”. <br />
Oral and maxillofacial radiology, 115(5): p692 – 699. <br />
Pyle MA, Jasinevicius TR, Lalumandier JA, Kohrs KJ, Sawyer <br />
DR (1999). “Prevalence and implications of accessory <br />
retromolar foramina in clinical dentistry”. General Dent, <br />
47(5): p500 – 503. <br />
Priya Y, Manjunath KY (2005). “Retromolar foramen”. Indian <br />
J Dent Res, 16(1): p15 – 16. <br />
Von Arx T, Hänni A, Sendi P, Buser D, Bornstein MM (2011). <br />
“Radiographic study of the mandibular retromolar canal: An <br />
anatomic structure with clinical importance”. J Endod, 37(12): <br />
p1630 – 1635. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:26/11/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
370<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt <br />
<br />