Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG VI RUT NHANH VỚI ĐIỀU TRỊ<br />
PEG-INTERFERON VÀ RIBAVIRIN Ở BỆNH NHÂN<br />
VIÊM GAN VI RÚT C MẠN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
Lê Thị Kim Nhung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tìm các yếu tố liên quan đến đáp ứng vi rút nhanh ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn được<br />
điều trị Peg-interferon và ribavirin.<br />
Đối tượng: Bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn điều trị tại khoa A3 bệnh viện Thống Nhất từ 1/200812/2008, phương pháp tiền cứu, mô tả.<br />
Kết quả: Đáp ứng vi rút nhanh sau 4 tuần điều trị là 82,9%; Đáp ứng vi rút sớm sau 12 tuần điều trị là<br />
85,7%; Các kiểu gen gây bệnh vi rút viêm gan C là genotype 1, 2 và 6. Tác dụng phụ của thuốc làm giảm 3 dòng<br />
tế bào máu, nhưng không có bệnh nhân nào phải giảm liều hay ngừng thuốc điều trị.<br />
Kết luận: Nhiễm genotype 1 và uống rượu làm giảm kết quả đáp ứng điều trị.<br />
Từ khóa: Viêm gan vi rút C mạn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RAPID VIROLOGICAL RESPONSE TO PEG- INTERFERON PLUS RIBAVIRIN HEPATITIS C<br />
TREATMENT IN THONG NHAT HOSPITAL<br />
Le Thị Kim Nhung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 95 - 99<br />
Objectives: Week 4 Rapid Virological Response Predicts Sustained Response to pegylated interferon plus<br />
ribavirin Hepatitis C Treatment.<br />
Methods: Patients with chronic hepatitis C treated with peginterferon in Thong Nhat hospital from 1/200812/2008.<br />
Results: Rapid virological response (RVR) is 82.9%; Early Viral Response (EVR) is 85.7%; there are 3<br />
genotypes: 1; 2 and 6. There are hematological (blood-related) side effects.<br />
Conclusions: Genotypes 1 poorer response rates compared with genotypes 2 and 6. Alcoholic patients are<br />
poor outcome to pegylated interferon plus ribavirin Hepatitis C Treatment.<br />
Keywords: chronic hepatitis c; Rapid virological response (RVR), pegylated interferon -PegINF.<br />
trình điều trị. Dựa vào nồng độ này để xác định<br />
MỞ ĐẦU<br />
bệnh nhân có đáp ứng hay không đáp ứng vi<br />
Hiện nay điều trị viêm gan vi rút C mạn tính<br />
rút. Thời điểm then chốt để theo dõi đáp ứng<br />
có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây,<br />
điều trị là xác định nồng độ HCV RNA vào lúc<br />
nhưng còn một số lớn bệnh nhân chưa đạt được<br />
trước khi điều trị và các tuần 4, 12, 24 sau điều<br />
đáp ứng vi rút lâu dài (sustained virologic<br />
trị và sau khi ngừng điều trị. Đối với bệnh nhân<br />
response-SVR). Muốn tối ưu hóa điều trị và<br />
có đáp ứng vi rút nhanh (rapid virologic<br />
muốn hiểu rõ đáp ứng của bệnh nhân với một<br />
response) sau 4 tuần điều trị có thể được xem<br />
phương cách điều trị chúng ta phải theo dõi<br />
xét giảm thời gian trị liệu trong một số nghiên<br />
thường xuyên nồng độ HCV RNA trong quá<br />
cứu gần đây, đồng thời có ý nghĩa tiên đoán đáp<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Thị Kim Nhung,<br />
<br />
ĐT: 0918834211,<br />
<br />
Email: bskimnhung@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ứng vi rút lâu dài. Chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu các yếu<br />
tố liên quan đến đáp ứng vi rút nhanh sau 4<br />
tuần điều trị peg-interferon ở bệnh nhân viêm<br />
gan vi rút C mạn tính.<br />
<br />
Tổng quan<br />
Vi rút viêm gan C (hepatitis C virus –<br />
HCV) là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh<br />
gan mạn tính. Theo thống kê của các cơ quan<br />
y tế Hoa Kỳ bệnh viêm gan vi rút C mạn tính<br />
là chỉ định hàng đầu của ghép gan tại Hoa<br />
Kỳ(1,4). Nhiễm viêm gan vi rút C mạn tính xảy<br />
ra trong khoảng 70-80% người đã từng tiếp<br />
xúc với vi rút và có thể dẫn đến xơ gan trong<br />
vòng 20-30 năm sau. Biến chứng của nhiễm vi<br />
rút viêm gan C mạn tính là suy gan và ung<br />
thư gan. Vì vậy điều trị nhằm mục đích làm<br />
chậm tiến triển và giảm các biến chứng ngoài<br />
gan, ngăn ngừa phần nào nguy cơ biến chứng<br />
xơ gan và ung thư gan(4). Tất cả bệnh nhân<br />
viêm gan vi rút C mạn tính nên được xem xét<br />
để điều trị. Trước khi bắt đầu điều trị bác sĩ<br />
thường đánh giá diễn tiến bệnh, xác định các<br />
yếu tố nguy cơ, thảo luận với bệnh nhân<br />
những ích lợi và tác dụng phụ của thuốc, yêu<br />
cầu bệnh nhân tuân thủ điều trị để đạt được<br />
kết quả cao nhất(4). Phối hợp peg-interferon và<br />
ribavirin là điều trị chuẩn hiện nay đối với<br />
bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính. Phác<br />
đồ này rất có hiệu quả đối với vi rút viêm gan<br />
C genotype 2 và 3, gần 76% bệnh nhân có đáp<br />
ứng vi rút lâu dài (sustained virologic<br />
response-SVR).<br />
Mục đích cơ bản của điều trị viêm gan vi<br />
rút C mạn tính là loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể<br />
người nhiễm, để bệnh gan chậm phát triển,<br />
ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan và giảm<br />
nguy cơ ung thư gan. Loại bỏ hoàn toàn vi rút<br />
dựa vào bằng chứng nồng độ HCVRNA dưới<br />
ngưỡng phát hiện (hiện nay nhiều tác giả<br />
thống nhất là < 50 UI/ml)(1,4), vào thời điểm<br />
ngừng điều trị và 6 tháng sau ngừng điều trị<br />
gọi là đáp ứng vi rút lâu dài. Các yếu tố tiên<br />
lượng thất bại điều trị đã được các tác giả<br />
<br />
96<br />
<br />
nghiên cứu. Những người nghiện ma túy, liên<br />
quan đến việc ngừng thuốc và không đáp<br />
ứng(3). Onishi và cộng sự chứng minh được sự<br />
liên quan giữa uống rượu và tình trạng loại<br />
bỏ vi rút. Trong phân tích của Anand và cộng<br />
sự cho thấy người uống rượu có tỉ lệ ngừng<br />
thuốc cao (40% s với 26% (p = 0,0002) và tỉ lệ<br />
đáp ứng vi rút lâu dài thấp hơn người chưa<br />
bao giờ uống rượu (14% so với 20% p = 0,06).<br />
Nhiễm viêm gan vi rút C genotype I là yếu tố<br />
then chốt làm giảm hiệu quả của điều trị. Đáp<br />
ứng kém xảy ra khi điều trị 12 tuần mà nồng<br />
độ HCVRNA chỉ giảm dười 2log10 (100 lần) so<br />
với nồng độ trước điều trị. Đặc điểm này<br />
được ghi nhận ở 20% nhiễm vi rút viêm gan C<br />
genotype I và khoảng 3% ở bệnh nhân nhiễm<br />
genotype 2 và 3. Ngoài genotype I, các yếu tố<br />
giảm đáp ứng với điều trị được ghi nhận là sử<br />
dụng ma túy, tâm thần, đồng nhiễm<br />
HIV/HCV, xơ gan, tuổi cao, sắc tộc da màu,<br />
béo phì, tiểu đường kháng insulin.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân vào khoa A3 từ 01/2008-12/2008<br />
được chẩn đoán viêm gan vi rút C mạn, có chỉ<br />
định điều trị đặc hiệu theo tiêu chuẩn của hiệp<br />
hội gan Châu Á Thái Bình Dương (APASL)2007:<br />
Anti HCV (+); men ALT và AST tăng ≥ 1,5 lần;<br />
HCVRNA ≥ 104 copy/ml.<br />
Không có CCĐ như bệnh lý tuyến giáp;<br />
suy thận; xơ gan mất bù; rối loạn tâm thần;<br />
loạn nhịp tim.<br />
Bệnh nhân được giải thích về ích lợi và tác<br />
dụng phụ của thuốc và chấp thuận tham gia<br />
trị liệu.<br />
Phác đồ: peg-interferon α 2a 180μg (hoăc<br />
peg-interferon α 2b 80μg)/1lần/1tuần kết hợp<br />
với uống ribavirin 800mg (bệnh nhân < 75kg)<br />
hoặc 1000mg (bệnh nhân > 75kg) mỗi ngày.<br />
Xét nghiệm HCVRNA định lượng trước<br />
điều trị, sau điều trị 4, 12, 24 tuần và kết thúc<br />
điều trị.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả, cắt ngang.<br />
Xử lý số liệu bằng SPSS 13.0 for window.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Gồm 35 bệnh nhân, nam: 24 (68,8%), nữ:<br />
11 (31,4%).<br />
Bảng 1: So sánh men gan trước và sau điều trị 4 tuần<br />
Trước điều trị<br />
86,94 ± 53,51<br />
89,14 ± 58,24<br />
<br />
Men<br />
AST<br />
ALT<br />
<br />
Sau điều trị<br />
64,15 ± 58,73<br />
43,71 ± 16,41<br />
<br />
P<br />
0,184<br />
< 0,001<br />
<br />
Bảng 2: So sánh BC, HC TC trước và sau điều trị<br />
Trước điều trỊ<br />
4,32 ± 0,59<br />
6,02 ± 1,21<br />
173,94 ± 56,57<br />
<br />
CTM<br />
HC<br />
BC<br />
TC<br />
<br />
Sau điều trỊ<br />
3,76 ± 0,56<br />
4,49 ± 1,26<br />
152 ± 59,9<br />
<br />
P<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
<br />
Tỉ lệ đáp ứng vi rút nhanh và sớm sau 4, 12<br />
tuần điều trị<br />
Gồm có: 29 (82,9 %) bệnh nhân có đáp ứng vi rút<br />
nhanh, 30 (85,7%) bệnh nhân có đáp ứng vi rút sớm.<br />
<br />
100.0%<br />
<br />
82.90% 85.70%<br />
<br />
80.0%<br />
60.0%<br />
40.0%<br />
<br />
Ñaù<br />
p öù<br />
nVR<br />
nhanh<br />
Khoâ<br />
ng ÑÖ<br />
Nhanh<br />
Ñaù<br />
p öù<br />
ng VR<br />
sôm<br />
Khoâ<br />
ng ÑÖ sôù<br />
m<br />
<br />
20.0%<br />
0.0%<br />
<br />
17.10% 14.30%<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đáp ứng vi rút nhanh sau 4 tuần điều trị<br />
liên quan đến genotype<br />
Bảng 3:<br />
Genotype<br />
<br />
GEN I<br />
GEN II + VI<br />
<br />
Bệnh nhân Bệnh nhân (%) Tổng P<br />
(%) có đáp không đáp ứng cộng<br />
ứng<br />
nhanh<br />
13 (72,2%)<br />
5 (27,8%)<br />
18<br />
3+7 (10%)<br />
0 (0%)<br />
10 < 0,01<br />
<br />
Bảng 4: Đáp ứng vi rút nhanh liên quan đến uống<br />
nhiều rượu<br />
Uống rượu Bệnh nhân Bệnh nhân (%) Tổng<br />
P<br />
(%) có đáp không đáp ứng cộng<br />
ứng<br />
nhanh<br />
Có uống<br />
3<br />
3<br />
6<br />
< 0,05<br />
rượu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Uống rượu Bệnh nhân Bệnh nhân (%) Tổng<br />
(%) có đáp không đáp ứng cộng<br />
ứng<br />
nhanh<br />
Không uống<br />
26<br />
3<br />
29<br />
rượu<br />
<br />
P<br />
<br />
Bảng 5: Đáp ứng vi rút nhanh liên quan đến đái<br />
tháo đường<br />
Đái tháo<br />
đường<br />
<br />
Bệnh nhân Bệnh nhân (%) Tổng<br />
P<br />
(%) có đáp không đáp ứng cộng<br />
ứng<br />
nhanh<br />
Có ĐTĐ<br />
5<br />
1<br />
6<br />
> 0,05<br />
Không ĐTĐ<br />
24<br />
5<br />
29<br />
<br />
Bảng 6: Đáp ứng vi rút nhanh qua phân tích đa biến<br />
Yếu tố liên Bệnh nhân Bệnh nhân (%) Tổng<br />
P<br />
quan<br />
(%) đáp ứng không đáp ứng cộng<br />
Gen I<br />
13<br />
5<br />
18 > 0.05<br />
Gen II, VI<br />
10<br />
0<br />
10 < 0,05<br />
Uống nhiều<br />
3<br />
3<br />
6<br />
< 0,05<br />
rượu<br />
ĐTĐ<br />
5<br />
1<br />
6<br />
>0,05<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Điều trị peg-interferon đã làm cải thiện chức<br />
nang gan rõ rệt ở bệnh nhân viêm gan vi rút C<br />
mạn tính. Ở bảng 1 cho thấy men ALT và AST,<br />
đều giảm sau 4 tuần điều trị. Nhiều nghiên cứu<br />
lâm sàng, đa trung tâm đánh giá vai trò của peginterferon trong điều trị viêm gan vi rút C mạn<br />
tính cho thấy mặc dù ức chế vi rút không hoàn<br />
toàn nhưng vẫn có lợi, lợi ích này bao gồm ngăn<br />
ngừa xơ hóa tiến triển, giảm tình trạng viêm gan<br />
giảm tỉ lệ ung thư gan góp phần làm tăng tuổi<br />
thọ (Gastroenterology 1999; 117: 1164-1176; J<br />
Hepatol. 2001; 35; 272-278).<br />
Trong bảng 2 theo dõi tác dụng phụ của<br />
thuốc cho thấy tất cả các tế bào máu hồng cầu<br />
(HC), bạch cầu (BC), tiểu cầu (TC) đều bị giảm<br />
ngay sau 1 tháng điều trị, có ý nghĩa thống kê.<br />
Tuy nhiên không có bệnh nhân có bệnh nhân<br />
nào phải giảm liều hoặc ngừng điều trị vì giảm<br />
tế bào máu qúa mức. Trong suốt quá trình điều<br />
trị chưa có bệnh nhân nào bị giảm TC dưới<br />
50.000/ml. Theo các chuyên gia về gan khi số<br />
lượng TC giảm dưới 50000/ml thì nên giảm liều<br />
peg-interferon, TC giảm dưới 25000-30000/ml<br />
nên ngừng điều trị(4).<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Tỉ lệ đáp ứng nhanh (rapid virologic<br />
response-RVS) của chúng tôi khá cao 82,9%.<br />
Ngay cả genotype I cũng có tỉ lệ đáp ứng vi rút<br />
nhanh khoảng 70%. Theo nghiên cứu của<br />
Sachez-Tapias và cộng sự (program and abstract of<br />
the 55th Annual Meeting of the AASLD: Oct 29-Nov<br />
2, 2004; Boston, Massachusetts. Abstract 126), của<br />
Ferenci và cộng sự (program and abstract of the 41th<br />
Annual Meeting of the EASLD, April 26-30.<br />
Austria. Abstract 8), của Mangia và cộng sự (N<br />
Engl J Med 2005; 352:2609-2617) đều ghi nhận<br />
bệnh nhân nào đạt được đáp ứng vi rút nhanh<br />
(RVS ) sau 4 tuần điều trị và đáp ứng vi rút sớm<br />
(early virologic response-ERV) sau 12 tuần điều<br />
trị, sẽ đạt được đáp ứng vi rút lâu dài với tỉ lệ rất<br />
cao. Ở Việt Nam chủ yếu mắc ba kiểu gen là 1, 2<br />
và 6, chúng tôi cũng chỉ gặp ba kiểu gen này(2).<br />
Một số tác giả đề nghị rút ngắn thời gian điều trị<br />
đối với genotype I còn 24 tuần, nếu sau 4 tuần<br />
bệnh nhân có đáp ứng vi rút nhanh, khi nồng độ<br />
vi rút dưới ngưỡng phát hiện (< 3200 copy/ml,<br />
hoặc < 50UI/ml)(4). Tuy nhiên vi rút viêm gan C<br />
có thể giảm nhanh chóng trong thời gian đầu<br />
điều trị, nhưng sau đó lại tiếp tục gia tăng trở<br />
lại, điều này còn chưa được lý giải. Trong 29<br />
bệnh nhân có đáp ứng vi rút nhanh, sau khi tiếp<br />
tục điều trị nồng độ vi rút vẫn tiếp tục dưới<br />
ngưỡng phát hiện ở tuần thứ 12 (đáp ứng vi rút<br />
sớm - ERV). Trong phần hạn chế của đề tài, một<br />
số bệnh nhân còn đang tiếp tục điều trị nên<br />
chúng tôi chưa đánh giá được đáp ứng vi rút lâu<br />
dài. Trong 6 bệnh nhân chưa có đáp ứng vi rút<br />
nhanh được tiếp tục điều trị có thêm 1 bệnh<br />
nhân có đáp ứng vi rút sớm sau 12 tuần điều trị<br />
(85,7%), 5 bệnh nhân còn lại số lượng vi rút tăng<br />
hơn so với sau 4 tuần điều trị và đã được ngừng<br />
điều trị.<br />
Đối với bệnh nhân nhiễm genotype I, được<br />
nhiều nghiên cứu chứng mính là có đáp ứng rất<br />
chậm với điều trị, đồng thời cũng gia tăng<br />
ngưỡng phát hiện ở tuần 12 của điều trị hoặc gia<br />
tăng tỉ lệ tái phát(4). Chúng tôi gặp 10 bệnh nhân<br />
genotype 2 và 6 tất cả đều cho đáp ứng vi rút<br />
nhanh, trong đó 5/18 bệnh nhân nhiễm<br />
genotype 1 không đáp ứng (p = 0,081).<br />
<br />
98<br />
<br />
Bảng 4 và 6 cho thấy mối liên quan giữa đáp<br />
ứng vi rút nhanh với uống nhiều rựơu. Chúng<br />
tôi gặp 6 bệnh nhân uống rượu (# 175ml rượu ><br />
350 mỗi ngày) trước điều trị, thì có 3 bệnh nhân<br />
không đáp ứng vi rút nhanh. Theo phân tích<br />
đơn biến cho thấy rượu làm giảm đáp ứng vi rút<br />
nhanh có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Trong<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu trên 80g<br />
mỗi ngày có thể làm giảm đáp ứng với điều trị.<br />
Ohnishi và cộng sự chứng minh được sự liên<br />
quan giữa rượu và tình trạng loại bỏ vi rút.<br />
Không có bệnh nhân nào uống rượu trên 60g<br />
mỗi ngày có đáp ứng vi rút nhanh, trong khi có<br />
27,7% ở người uống rượu không thường xuyên<br />
loại bỏ hoàn toàn vi rút khỏi cơ thể. Tuy nhiên<br />
khi phân tích kết qủa ở những người đã điều trị<br />
đầy đủ và đúng liều, người ta lại thấy tỉ lệ đáp<br />
ứng vi rút lâu dài không có sự khác biệt giữa<br />
người uống rượu và người không uống rượu(1).<br />
Kháng insulin và đái tháo đường có liên<br />
quan đến xơ hóa nặng. Đồng thời kháng insulin<br />
là yếu tố tiên lượng quan trọng của vấn đề<br />
không đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan vi<br />
rút C mạn tính(1). Số lượng bệnh nhân nghiên<br />
cứu của chúng tôi còn ít nên kết quả khó so sánh<br />
với các tác giả khác.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát 35 bệnh nhân viêm gan vi rút<br />
C mạn tính được điều trị bằng peg-interferon và<br />
ribavirin chúng tôi thấy<br />
+ Đáp ứng vi rút nhanh sau 4 tuần điều trị<br />
là 82,9%.<br />
+ Đáp ứng vi rút sớm sau 12 tuần điều<br />
trị là 85,7%.<br />
+ Các kiểu gen gây bệnh vi rút viêm gan C là<br />
genotype 1, 2 và 6.<br />
+ Tác dụng phụ của thuốc làm giảm 3 dòng<br />
tế bào máu, nhưng không có bệnh nhân nào<br />
phải giảm liều hay ngừng thuốc điều trị .<br />
+ Nhiễm genotype 1 và uống rượu làm giảm<br />
kết quả đáp ứng điều trị.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Gilles H, Fred MV, Retreatment strategies for patients failing<br />
first-line therap (2007). “Clinical Care Options –<br />
http://clinicaloptions.com”<br />
Hồ Tấn Đạt và cộng sự (2006). “Kiểu gen của vi rút viêm gan C<br />
ở Việt nam; Y học thành phố HCM; tập 10 số 1-2006” :28-33<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nguyễn Hữu Chí (2008). “Chiến lược tái điều trị cho bệnh nhân<br />
viêm gan vi rút C thất bại với phác đồ bậc nhấ”, tạp chí Gan mật<br />
Việt nam; số 3-2008: 7-21<br />
Yee HS et al Practice Guidelines (2006). “Managerment and<br />
Treatment of Hepatitis C viral Infection: Recommendations<br />
from the Department of Veterans Affairs Hepatitis C Resource<br />
Center Program and the National Hepatitis C Program office –<br />
Am J Gastroenterol 2006”; 101: 2360-2378.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
99<br />
<br />