intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát khả năng sống sót trong dịch tiêu hóa của một số chủng probiotic phân lập từ các chế phẩm trên thị trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay các chế phẩm probiotic thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Để có tác động, các vi khuẩn probiotic cần phải có khả năng sống sót qua các dịch tiêu hóa. Bài viết trình bày khảo sát khả năng chịu acid dạ dày, muối mật, pepsin và enzym tụy của các chủng probiotic phân lập từ chế phẩm đang lưu hành trên thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát khả năng sống sót trong dịch tiêu hóa của một số chủng probiotic phân lập từ các chế phẩm trên thị trường

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỐNG SÓT TRONG DỊCH TIÊU HÓA CỦA MỘT SỐ CHỦNG PROBIOTIC PHÂN LẬP TỪ CÁC CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG Dương Thị Trúc Ly*, Phạm Như Ngọc*, Trần Mộng Tố Tâm*, Lê Văn Thanh**, Vũ Thanh Thảo*** TÓMTẮT Đặt vấn đề: Hiện nay các chế phẩm probiotic thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Để có tác động, các vi khuẩn probiotic cần phải có khả năng sống sót qua các dịch tiêu hóa. Mục tiêu: Khảo sát khả năng chịu acid dạ dày, muối mật, pepsin và enzym tụy của các chủng probiotic phân lập từ chế phẩm đang lưu hành trên thị trường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 chủng vi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Streptococcus và Enterococcus được phân lập từ chế phẩm probiotic. Tiến hành khảo sát khả năng chịu acid dạ dày, muối mật, pepsin và enzym tụy bằng môi trường dịch nhân tạo thích hợp. Sau mỗi thời điểm nhất định, cấy trải và đếm số khuẩn lạc để xác định tỉ lệ sống sót của các chủng thử nghiệm. Kết quả: Trong thử nghiệm khả năng chịu pH thấp kết hợp pepsin, 13 chủng vi khuẩn đều sống sót ở pH 3,5; 11 chủng tồn tại được ở pH 2,5 và 2 chủng L. kefir và B. bifidum sống sót được ở pH 1,5 của dịch dạ dày nhân tạo. Trong thử nghiệm khả năng chịu muối mật, có 12/13 chủng có khả năng chịu được nồng độ 0,5% và có 5 chủng tồn tại được ở nồng độ muối mật 2%. Trong thử nghiệm khả năng chịu enzym tụy, chủng B. polyfermenticus không sống sót được trong môi trường chứa enzym tụy 0,1% sau 4 giờ. Kết luận: Có 05/13 chủng có khả năng chịu pH, muối mật và enzym tiêu hóa tốt đạt tiêu chí sàng lọc probiotic của FAO/WHO, 06/13 chủng có khả năng khả năng chịu đựng trung bình, 02/13 chủng không chịu được tác động của dịch tiêu hóa. Cần có khuyến cáo về thời gian sử dụng và phương pháp bảo vệ với các chủng chưa đạt tiêu chí chịu tác động của dịch tiêu hóa. Từ khóa: probiotic, Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Enterococcus, dịch tiêu hóa ABSTRACT STUDYING OF SURVIVAL RATE IN GASTROINTESTINAL FLUIDS OF SOME PROBIOTIC STRAINS ISOLATED FROM COMMERCIAL PRODUCTS Duong Thi Truc Ly, Pham Nhu Ngoc, Tran Mong To Tam, Le Van Thanh, Vu Thanh Thao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 39 - 46 Background: Probiotic products were usually used as adjunctive therapy for gastrointestinal disorders cause by imbalance of gut microbiota. To be effective, probiotic microorganisms must have ability to survive in gastrointestinal fluids. Objectives: Investigating tolerance of bacterial strains isolated from commercial probiotic products to gastric acid, bile salt, pepsin and pancreas enzymes. Materials and methods: 13 strains of Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Streptococcus and Enterococcus were isolated from probiotic products. These strains were examined ability of gastric acid, bile *Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ **Bệnh viện Chợ Rẫy *** Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Vũ Thanh Thảo ĐT: 0985353384 Email: vuthanhthao@ump.edu.vn B - Khoa học Dược 39
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 salt, pepsin and pancreas enzyme tolerance in suitable simulated juices. After certain times, using spread plate technique and colony counting to determine survival percentage of tested strains. Results: In simulated gastric juice combined with pepsin test, all of 13 strains survived at pH 3.5; 11 strains at pH 2.5; just 2 strains (L. kefir and B. bifidum) could survive at pH 1.5. In experiment for ability of bile salt tolerance, there were 12 strains could resist 0.5% bile salt and 5 strain resisted 2% bile salt. There only B. polyfermenticus strain was not surviving in juice containing pancreas enzyme after 4 hours. Conclusions: 05/13 strains had good ability of low pH, bile salt and digestive enzyme tolerance, comply with FAO/WHO criteria on probiotic selection, 06/13 strains had medium tolerance ability, 02/13 strains could not tolerate to gastrointestinal juice. There should be recommendation of using time and protecting method for strains that do not comply with digestive juice tolerance criteria. Key words: probiotic, Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Enterococcus, gastrointestinal juice ĐẶTVẤNĐỀ trong việc lựa chọn chủng probiotic bởi nó quyết định vai trò và tác dụng của probiotic đối với cơ Probiotic là những vi sinh vật sống khi đưa thể(1,3,4). Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi vào cơ thể với lượng vừa phải sẽ cho tác dụng có tiến hành các thử nghiệm khảo sát đặc điểm có lợi đối với vật chủ(1,2). Probiotic có nhiều lợi ích lợi bao gồm khả năng chịu đựng pH, muối mật cho sức khỏe như ức chế các vi khuẩn có hại, và enzym tiêu hóa của một số chủng probiotic phục hồi cân bằng vi khuẩn đường ruột sau khi được phân lập từ các chế phẩm đang lưu hành dùng kháng sinh đường uống, giảm nhẹ tình trên thị trường. trạng viêm ruột, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol huyết tương, giảm nguy cơ ung thư ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU ruột, tăng khả năng tiêu hóa lactose, giảm nhẹ Đối tượng nghiên cứu tình trạng dị ứng (1,3). Các chủng probiotic tiềm Vi khuẩn Lactobacillus (L. acidophillus, L. casei, năng được phân lập từ người, động vật, thực vật L. kefir), Bifidobacterium (B. bifidum, B. breve), hay thực phẩm phải được định danh chính xác Bacillus (B. clausii, B. coagulans, B. licheniformis, B. và đạt các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Bên polyfermenticus, B. subtilis), Streptococcus cạnh đó, để probiotic phát huy được tiềm năng thermophilus và Enterococcus (E. faecalis, E. faecium) chúng phải có khả năng sống sót qua đoạn đầu được phân lập từ chế phẩm trên môi trường của đường tiêu hóa gồm dạ dày và ruột non và thích hợp cho mỗi loại được trình bày trong Bảng 2 có khả năng phát triển trong ruột già( ). Theo 1. Nuôi cấy tạo dòng thuần và định danh bằng FAO/WHO (2002), một trong những yêu cầu bắt các phản ứng sinh hóa đặc trưng. buộc đối với một chế phẩm probiotic dùng đường uống là phải sống sót khi đến ruột già, Các chủng vi khuẩn gốc được bảo quản ở nghĩa là phải chịu được acid dịch vị và dịch -80 oC trong môi trường lỏng chứa 20% glycerol. 2 mật( ). Đây được xem là yêu cầu quan trọng nhất Bảng 1. Môi trường nuôi cấy phân lập các vi sinh vật thử nghiệm từ chế phẩm Vi sinh vật Môi trường phân lập Điều kiện nuôi cấy TLTK L. acidophilus MRSA - salicin 1% o (5) L. casei MRSA - vancomycin 1 mg/l Vi hiếu khí, 37 C, 48 giờ L. kefir MRSA pH 4,58 B. bifidum MRSA - L-cystein.HCl 1 g/l o (6) Kỵ khí, 37 C, 48 giờ B. breve MRSA - LiCl 3 g/l + xanh bromocresol (7) Bacillus TSA Hiếu khí, 37 C, 24 giờ S. thermophilus o (6) TSA Hiếu khí, 37 C, 24 giờ Enterococcus 40 B - Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiến hành Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn Hút 0,5 ml huyền dịch vi khuẩn mật độ 108 CFU/ml cho vào 4,5 ml mỗi dịch khảo sát (Bảng 2). Chủng vi khuẩn gốc được cấy vào môi Lắc trộn đều, để yên ở nhiệt độ 25oC. Sau những trường thạch thích hợp, ủ tăng sinh trong 24 giờ thời điểm khảo sát thích hợp (Bảng 2), pha loãng với Bacillus, Streptococcus, Enterococcus và 48 giờ theo bậc 10 đến mật độ phù hợp(3,8,9). Tiến hành ủ với Lactobacillus và Bifidobacterium, ly tâm 3000 với điều kiện thích hợp (Bảng 3) và đếm số vòng/phút trong 5 phút, rửa sinh khối 2 lần với khuẩn lạc. Làm song song mẫu trắng chứa các dung dịch NaCl 0,85%, tạo huyền dịch với dung thành phần như mẫu thử ngoại trừ các dịch mô dịch NaCl 0,85%. So sánh độ đục với ống chuẩn phỏng. Thử nghiệm khả năng chịu pH thấp McFarland và điều chỉnh đến 0,5 để được huyền được tiến hành kết hợp với pepsin. dịch có mật độ 108 CFU/ml. Bảng 2. Thành phần dịch khảo sát trong các thử nghiệm và thời điểm khảo sát Thử nghiệm Thành phần Thời điểm Khả năng chịu pH thấp kết Dịch dạ dày nhân tạo gồm NaCl 2 g/l, pepsin 3,2 g/l trong nước cất 2 lần. Dịch được (3,8,10) 1 và 2 giờ hợp pepsin điều chỉnh pH 1,5; 2,5; 3,5 bằng HCl 0,1 N, lọc qua màng 0,22 µm Dịch mật nhân tạo gồm KH2PO4 6,81 g/l, NaOH 0,896 g/l được bổ sung muối mật Khả năng chịu muối mật (3) 2 và 4 giờ nồng độ 0,5%; 1% và 2%, pH 6,8, lọc qua màng 0,22 µm Dịch pancreatin chứa NaCl 0,5%, pancreatin 0,1%, điều chỉnh đến pH 8,0 bằng dung Khả năng chịu pancreatin (3,8) 2 và 4 giờ dịch NaOH 0,1 N, lọc qua màng 0,22 µm Bảng 3. Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho các chủng đếm và tính mật độ khuẩn lạc. probiotic Tỷ lệ sống sót (%S) tính theo công thức: Chi vi khuẩn Môi trường Nhiệt độ ủ Điều kiện ủ TLTK Enterococcus, o (5,6) Streptococcus, TSB 37 C Hiếu khí Bacillus KẾTQUẢ o (11) Lactobacillus MRSB 37 C Vi hiếu khí Khả năng chịu pH thấp kết hợp pepsin o (7) Bifidobacterium MRSB 37 C Kỵ khí Thử nghiệm khả năng chịu pH thấp kết Phương pháp đếm số khuẩn lạc hợp với pepsin của các chủng probiotic được thực hiện ở khoảng pH 1,5 (khi đói); pH 2,5 Sau mỗi thời điểm khảo sát đem ly tâm 3000 (pH trung gian) và pH 3,5 (pH dạ dày khoảng vòng/phút trong 5 phút thu lấy sinh khối. 3 giờ sau khi ăn)(12). Theo kết quả được trình Rửa sinh khối bằng dung dịch NaCl 0,85%. bày trong Bảng 4. Tạo huyền dịch với dung dịch NaCl 0,85%, Kết quả cho thấy ở pH 1,5 kết hợp với pepsin so độ đục với ống chuẩn McFarland và điều chỉ có 5 chủng vi khuẩn probiotic có khả năng chỉnh đến 0,5 để được huyền dịch có mật độ 108 sống sót trên 50% sau 1 giờ gồm L. casei, L. kefir, CFU/mL. B. breve và 2 chủng thuộc chi Bacillus là B. Tiến hành pha loãng theo cơ số 10 đến mật coagulans và B. polyfermenticus. Tuy nhiên sau 2 độ thích hợp. giờ tiếp xúc với dịch vị nhân tạo, tỉ lệ sống Hút 100 µL dịch pha loãng cuối cấy trải vào sót của các chủng này giảm chỉ còn duy nhất môi trường thạch, đem ủ ở điều kiện và nhiệt độ chủng B. coagulans có tỉ lệ sống sót là 57%, 4 thích hợp theo Bảng 3 trong 24 giờ đối với chi chủng còn lại tỉ lệ sống giảm xuống dưới 50% Bacillus, Streptococcus và Enterococcus và ủ trong trong khoảng 22-44%. Điều này cho thấy các 48 giờ với chi Lactobacillus và Bifidobacterium. chủng vi khuẩn probiotic có khả năng chịu pH Chọn các đĩa có số khuẩn lạc từ 25-250 để 1,5 thấp sau 2 giờ thử nghiệm. B - Khoa học Dược 41
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Đối với kết quả khảo sát ở pH 2,5 là pH Kết quả thử nghiệm ở pH 3,5, pH của dịch vị trung bình giữa trạng thái đói và trạng thái no, sau khi ăn khoảng 160 phút(12), cho thấy đa số có 9 chủng có khả năng chịu được pH 2,5 sau 1 chủng vi khuẩn có khả năng chịu được pH này giờ tiếp xúc, tuy nhiên sau 2 giờ tiếp xúc chỉ với phần trăm sống sót của 10 trong số 13 còn 6 chủng có khả năng sống sót hơn 50%, chủng cao hơn 67% sau 2 giờ tiến hành thử trong đó 2 chủng L. casei và B. polyfermenticus nghiệm. Trong đó các chủng L. casei, B. là 2 chủng có khả năng sống sót cao nhất ở pH breve, B. polyfermenticus, E. feacalis có tỉ lệ sống 2,5 sau 2 giờ. sót cao nhất sau 2 giờ ở pH 3,5. Bảng 4. Kết quả khảo sát khả năng chịu dịch vị nhân tạo có pepsin (n = 3) 7 Mật độ (x 10 CFU/ml) sau thời gian tiếp xúc và tỷ lệ sống sót Chủng Thời gian (giờ) Trắng pH 3,5 %S pH 2,5 %S pH 1,5 %S 1 10 9,7 97 2 20 0,5 5 L. acidophilus 2 9,5 8,3 87 0,3 3 0 0 1 9,8 9,7 99 8,3 85 8,9 91 L. casei 2 9,1 8,9 98 8,7 96 2 22 1 9,5 7,1 75 6,0 63 5,2 55 L. kefir 2 10,2 4,8 47 3,3 32 4,3 42 1 9,8 8,1 83 6,3 64 1,1 11 B. bifidum 2 8,9 7,2 81 4,1 46 0,9 10 1 8,5 8,1 95 5,8 72 8,7 102 B. breve 2 8,1 7,2 89 2,1 25 1,9 23 1 5,8 1,5 26 5,1 88 0,2 3 B. clausii 2 4,4 1,1 25 1,6 36 0,1 2 1 8,7 7,2 83 7,6 87 5,4 62 B. coagulans 2 7,9 8,1 103 5,8 73 4,5 57 1 9,3 3,5 38 3,4 37 0,3 3 B. licheniformis 2 9,3 3,8 41 3,8 41 0 0 1 7,6 7,9 104 7,8 103 5,0 66 B. polyfermenticus 2 7,2 8,1 113 6,9 96 3,2 44 1 3,0 2,3 77 2,8 93 0 0 B. subtilis 2 3,6 3,1 86 2,4 67 0 0 1 10 8,3 83 7,4 74 0 0 S. thermophilus 2 10,2 6,8 67 5,2 51 0 0 1 8,3 7,6 92 0 0 0 0 E. faecalis 2 6,7 5,9 88 0 0 0 0 1 9,3 8,5 91 0 0 0 0 E. faecium 2 8,5 6,7 79 0 0 0 0 Khả năng chịu muối mật năng chịu enzym tụy được trình bày trong Trong thử nghiệm với dịch mật nhân tạo, các Bảng 6. chủng vi khuẩn được thử nghiệm khả năng chịu Kết quả khảo sát cho thấy các chủng vi 3 nồng độ muối mật khác nhau gồm 0,5%; 1% và khuẩn có khả năng chịu tác động của enzym 2 %. Kết quả được trình bày trong Bảng 5. tụy, trong đó 8 chủng trên 13 chủng có khả năng sống sót lớn hơn 50% sau 4 giờ tiếp xúc Đặc biệt chủng E. faecium không có khả năng với enzym tụy. Các chủng L. casei, B. bifidum, chịu muối mật ở bất kỳ nồng độ nào. B. breve và B. subtilis có tỉ lệ sống sót cao sau 2 Khả năng chịu enzym tụy giờ tiếp xúc với enzym, nhưng sau đó tỉ lệ Enzym tụy gồm amylase, protease và sống giảm nhanh sau 4 giờ tiếp xúc nằm lipase sẽ giúp tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên các trong khoảng từ 24% đến 44%. Riêng với enzym tụy này cũng tác động đến khả năng chủng B. polyfermenticus không có khả năng sống sót của probiotic. Kết quả khảo sát khả chịu tác động của enzym tụy. 42 B - Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Bảng 5. Kết quả khảo sát khả năng chịu muối mật (n = 3) 7 Thời gian Mật độ (x10 CFU/ml) sau thời gian tiếp xúc và tỷ lệ sống sót Chủng (giờ) Trắng 0,5% %S 1% %S 2% %S 2 9,5 9,5 100 8,5 89 8,5 89 L. acidophilus 4 9,8 8,7 89 9,1 93 6,2 63 2 10 6,7 67 8,1 81 2,8 28 L. casei 4 9,5 2,8 29 2 21 0 0 2 10,2 6,8 67 0 0 0 0 L. kefir 4 8,9 5,6 63 0 0 0 0 2 10 8,3 83 3,4 34 0,7 7 B. bifidum 4 9,5 7,9 83 1,8 19 0 0 2 8,7 8,3 95 4,0 46 0,6 7 B. breve 4 8,3 7,6 92 1,9 23 0,4 5 2 4,4 3,2 73 2,3 52 2,5 57 B. clausii 4 5,8 3,0 52 2,5 43 3 52 2 3,5 1,5 43 1,7 49 3,5 100 B. coagulans 4 4,8 1,8 38 1,8 38 4,8 100 2 9,3 8,7 94 5,0 54 2,0 22 B. licheniformis 4 10,2 0 0 0 0 0 0 2 7,6 6,0 79 6,0 79 5,0 66 B. polyfermenticus 4 7,2 2,7 38 0 0 0 0 2 3,6 3,0 83 0 0 0 0 B. subtilis 4 5,2 1,4 27 0 0 0 0 2 10,2 9,5 93 9,5 93 8,9 87 S. thermophilus 4 9,5 8,1 85 8,9 94 5,9 62 2 6,8 6,0 88 9,1 134 8,5 125 E. faecalis 4 6,8 7,5 110 5,4 79 6,2 91 2 8,5 0 0 0 0 0 0 E. faecium 4 8,5 0 0 0 0 0 0 Bảng 6. Kết quả khảo sát khả năng chịu enzym tụy 7 Mật độ (x 10 Mật độ Thời gian Thời gian 7 Chủng CFU/ml) %S Chủng (x 10 CFU/ml) %S (giờ) (giờ) Trắng Pancreatin Trắng Pancreatin 2 9,5 8,5 89 2 3,5 4,0 114 L. acidophilus B. coagulans 4 9,8 9,5 97 4 4,8 3,9 81 2 10 8,5 85 2 9,3 10,2 110 L. casei B. licheniformis 4 9,5 4,2 44 4 10,2 7,6 75 2 10,2 7,9 77 2 7,6 0 0 L. kefir B. polyfermenticus 4 8,9 5,1 57 4 7,2 0 0 2 8,5 7,8 92 2 3,6 3,1 86 B. bifidum B. subtilis 4 8,3 2,3 28 4 5,2 2,1 40 2 8,9 6,6 74 2 10,2 8,9 87 B. breve S. thermophilus 4 8,7 2,1 24 4 9,5 8,9 94 2 4,4 6,4 145 2 5,6 6,7 120 B. clausii E. faecalis 4 5,7 5,0 88 4 5,8 6,7 116 2 8,5 8,9 105 E. faecium 4 8,5 7,9 93 Kết hợp khả năng chịu dịch vị nhân tạo và probiotic có khả năng sống sót cao nhất trong dịch mật nhân tạo của các chủng vi khuẩn nghiên cứu này), khả năng sống sót của các probiotic ở pH 3,5 trong 2 giờ và nồng độ muối chủng vi khuẩn dự đoán khi đi qua dịch tiêu hóa mật 0,5 % trong 4 giờ (điều kiện mà các chủng được trình bày trong Bảng 7. B - Khoa học Dược 43
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Bảng 7. Khả năng sống sót dự đoán của các chủng vi khuẩn khi đi qua dịch tiêu hóa (n = 3) Chủng %S Chủng %S Chủng %S L. acidophilus 77,4 B. clausii 13,0 S. thermophilus 57,0 L. casei 28,4 B. coagulans 39,1 E. faecalis 96,8 L. kefir 29,6 B. licheniformis 0,0 E. faecium 0,0 B. bifidum 67,2 B. polyfermenticus 42,9 B. breve 81,9 B. subtilis 23,2 Tổng hợp khả năng sống sót của các chủng hủy ADN vi khuẩn. Nồng độ muối mật 0,3-0,5% vi khuẩn khi đi qua dịch vị và dịch mật nhân tạo, được xem là tiêu chuẩn chọn lọc khả năng chịu kết quả cho thấy khả năng sống sót của các muối mật của đa số các chủng probiotic(9,12,13). chủng trong điều kiện pH 3,5 và muối mật 0,5% Tuy nhiên nồng độ muối mật trong ruột non dao là khá thấp, chỉ có 5/13 chủng vi khuẩn có khả động từ 0,2-2%(14), vì thế trong nghiên cứu này, năng sống sót trên 50% gồm L. acidophilus, chúng tôi thực hiện ở điều kiện nồng độ tối đa có B. bifidum, B. breve, S. thermophilus và E. faecalis, thể xuất hiện tại ruột non, cụ thể nồng độ muối trong khi đây là điều kiện tối thiểu mà các chủng mật được sử dụng lần lượt là 0,5%; 1%; 2%. probiotic phải chịu được. Riêng đối với 2 chủng Một số báo cáo cho rằng khả năng chịu B. licheniformis và E. faecium không có khả năng muối mật là đặc điểm riêng của từng chủng, sống sót sau khi tiếp xúc với cả hai dịch tiêu hóa. không thể khái quát chung được. Có rất nhiều BÀNLUẬN nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong khả năng chịu muối mật giữa các chủng trong Theo hướng dẫn về đánh giá probiotic của cùng một chi. Hyronimus và cộng sự khảo sát FAO/WHO (2002), một chủng vi khuẩn thỏa 13 chủng vi khuẩn thuộc chi và loài mãn tiêu chí để làm probiotic khi sống sót được Sporolactobacillus, Bacillus laevolacticus, qua dịch vị và dịch mật trong thử nghiệm in Bacillus racemilacticus và Bacillus coagulans, chỉ 2 vitro( ). Trong nghiên cứu này, các chủng vi có 5 chủng dung nạp muối mật nồng độ trên khuẩn probiotic là các chủng phân lập từ các chế 0,3%(10). Chateau và cộng sự đã khảo sát ảnh phẩm probiotic đã lưu hành trên thị trường, tuy hưởng của muối mật trên 38 chủng nhiên không phải tất cả các chủng này đều có Lactobacillus (chủ yếu là L. rhamnosus) được khả năng sống sót cao. Ở pH 1,5 (pH của dịch vị phân lập từ một tổ hợp vi khuẩn probiotic. khi đói), chỉ có 5 chủng còn sống sót trên 50% Trong 22 chủng L. rhamnosus, có 3 chủng sống sau 1 giờ tiếp xúc và chỉ duy nhất chủng B. sót tốt, 5 chủng dung nạp, 3 chủng dung nạp coagulans có khả năng sống sót trên 50% sau 2 giờ kém và 11 chủng nhạy cảm với muối mật(15). thử nghiệm. Ở pH 3,5, có 10/13 chủng có khả Qua khảo sát trên, ở nồng độ cao nhất 2% có năng sống sót trên 50% sau 2 giờ, đây là pH của 5 chủng sống sót được sau 4 giờ (L. acidophilus, dạ dày sau khi ăn no khoảng 160 phút do khi có B. clausii, B. coagulans, S. thermophilus, E. faecalis) thức ăn sẽ làm tăng pH dạ dày. Điều này cho với tỉ lệ sống sót đều trên 50% và 4 chủng sống thấy với các chủng vi khuẩn khảo sát, thời điểm sót được sau 2 giờ. Tuy nhiên với các chủng có sử dụng probiotic thích hợp là sau khi ăn, khi đó khả năng chịu muối mật cao có thể do chủng pH của dịch vi tăng giúp các chủng vi khuẩn có sinh ra enzym giúp khử liên hiệp muối mật, giúp thể sống sót được khi đi qua dạ dày. làm giảm nồng độ muối mật tác động lên chủng, Muối mật là một trong những thành phần do đó với các chủng này cần kiểm tra khả năng chính của mật, chúng đóng vai trò quan trọng khử liên hiệp muối mật, vì nếu khử liên hiệp trong việc nhũ hóa lipid và các vitamin tan trong muối mật quá mức sẽ làm ảnh hưởng hưởng đến dầu, đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nồng độ muối mật trong dịch ruột và do đó làm trên cơ chế phân hủy màng tế bào vi khuẩn, phá 44 B - Khoa học Dược
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Ở nồng độ điểm thích hợp, cụ thể nên sử dụng sau khi ăn muối mật 0,5% sau 4 giờ, 07/13 chủng có khả khoảng 3-4 giờ để tránh tác động của pH thấp năng sống sót trên 50%; ở muối mật nồng độ của dịch vị khi đói và tránh nồng độ cao của 1% sau 4 giờ, 4 chủng có tỉ lệ sống sót lớn hơn muối mật khi no. Một giải pháp nữa thường 50%. Như vậy để các chủng probiotic có thể được thực hiện với các chủng vi khuẩn có khả chịu được muối mật nên sử dụng dụng các chế năng chịu dịch tiêu hóa thấp là có phương án phẩm sau khi ăn khoảng 3-4 giờ khi đó nồng bào chế thích hợp để giúp bảo vệ và tăng khả độ muối mật trong dịch ruột giảm xuống còn năng sống sót của các chủng vi khuẩn này. khoảng 0,3%, làm tăng khả năng sống sót của KẾTLUẬN các chủng probiotic. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát 12/13 chủng probiotic chịu được enzym đặc tính có lợi của 13 chủng probiotic được phân pancreatin 0,1% (trừ B. polyfermenticus). Sau lập từ các chế phẩm thuốc và thực phẩm chức 4 giờ, tỉ lệ sống sót đều cao. Một số chủng năng đang lưu hành trên thị trường. Trong đó có như L. acidophilus, Enterococcus có tỉ lệ sống sót 3 chủng Lactobacillus, 2 chủng Bifidobacterium, 5 hơn 90% sau 4 giờ. Kết quả này cho thấy hầu hết chủng Bacillus, 1 chủng Streptococcus và 2 chủng các chủng vi khuẩn phân lập được đều có khả Enterococcus. Qua khảo sát khả năng chịu pH năng tồn tại được trong ruột non nơi có sự hiện thấp, chịu muối mật và enzym tiêu hóa gồm diện của enzym pancreatin. pepsin và pancreatin, có 05/13 chủng có khả Hiện các nghiên cứu về đặc điểm có lợi năng chịu pH và muối mật cũng như tác động của probiotic chỉ tập trung vào đặc tính chịu của enzym tiêu hóa tốt, đáp ứng các yêu cầu pH thấp và chịu muối mật, tính bám dính tế sàng lọc probiotic của FAO/WHO, 6/13 chủng có bào biểu mô ruột non và khả năng đối kháng khả năng khả năng chịu tác động của dịch tiêu vi sinh vật gây bệnh của các chủng probiotic. hóa trung bình, 02/13 chủng không chịu được tác Khả năng sống sót khi có mặt enzym chưa động của dịch tiêu hóa. Đối với các chủng chịu được đề cập nhiều trong các nghiên cứu về tác động của dịch tiêu hóa kém cần có khuyến đặc điểm có lợi của các chủng probitic. Một số cáo về thời gian sử dụng thích hợp cũng như nghiên cứu cho rằng để thích nghi với phương pháp bào chế để bảo vệ các chủng enzym, vi khuẩn L. acidophilus đã tổng hợp probitic này. Đồng thời, cơ quan chức năng cần lớp protein S bao quanh tế bào vi khuẩn xem xét các đặc tính về khả năng chịu tác động (chiếm 15-20% tổng lượng protein tế bào, khối của dịch tiêu hóa trong hồ sơ nghiên cứu của sản lượng phân tử 40-200 kDa) có tác dụng bảo vệ phẩm probiotic ở giai đoạn đăng ký lưu hành để vi khuẩn, hạn chế tác động của các enzym tiêu đảm bảo chất lượng của chủng vi khuẩn và lợi hóa(16). ích với người sử dụng. Kết quả tổng hợp khả năng chịu dịch vị TÀILIỆUTHAMKHẢO (pH 3,5) và dịch mật (muối mật 0,5%) cho thấy 1. Pintado MM, Gomes AM, Freitas AC (2014). Probiotics and chỉ có 05/13 chủng vi khuẩn có khả năng sống sót their therapeutic role. In: Sousa JP, Freitas AC (eds). Probiotic trên 50%, tỉ lệ này khá thấp so với 13 chủng vi Bacteria-Fundamentals, Therapy and Technological Aspects, pp.47-52. CRC Press, United State US. khuẩn khảo sát. Nếu xem xét dựa trên hướng 2. Food and Agriculture Organization of the United Nations - dẫn của FAO/WHO(2) về các chủng vi khuẩn làm World Health Organization (2002). Guidelines for evaluation of probiotic, có thể thấy một số chủng vi khuẩn probiotics in food, pp.4-5. London LD. 3. Nguyễn Vũ Tường Vy, Nguyễn Văn Thanh, Trần Thu Hoa probiotic phân lập từ các chế phẩm chưa thỏa (2007). Khảo sát khả năng chịu đựng acid, muối mật và kháng mãn tiêu chí sàng lọc ban đầu về khả năng chịu sinh của một số vi sinh vật là nguyên liệu sản xuất probiotic dùng đường uống. Dược Học, 378(10):32-35. dịch vị và dịch mật. Đối với các chủng vi khuẩn 4. Dunne C, O'Mahony L, Murphy L, et al (2001). In vitro selection này, như đã đề cập ở trên cần sử dụng vào thời criteria for probiotic bacteria of human origin: correlation with in B - Khoa học Dược 45
  8. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 vivo findings. Am J Clin Nutr, 73(S2):386S-392S. 12. Marques M, Loebenberg R, Almukainzi M (2011). Simulated 5. Dương Thị Trúc Ly, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Đinh Nga, biological fluids with possible application in dissolution et al (2015). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm một testing. Dissolution Technologies, 18(3):15-26. số chế phẩm probiotic có chứa chủng Bacillus. Y Học Thành Phố 13. Vizoso Pinto MG, Franz CM, Schillinger U, et al (2006). Hồ Chí Minh, 9(S3):311-317. Lactobacillus spp. with in vitro probiotic properties from human 6. Dương Thị Trúc Ly, Trần Mộng Tố Tâm, Nguyễn Đinh Nga, et faeces and traditional fermented products. Int J Food Microbiol, al (2016). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế 109(3):205-14. phẩm probiotic chứa Enterococcus và Streptococcus. Y Dược 14. Dawson, PA (1998). Bile secretion and the enterohepatic Học Cần Thơ, 3-4:89-95. circulation of bile acids. In: Feldman M, Sleisenger MH, 7. Dương Thị Trúc Ly, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Đinh Scharschmidt BF (eds.). Sleisenger and fordtran’s gastrointestinal Nga, et al (2015). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm and liver disease: pathophysiology/diagnosis/management, 6th nghiệm một số chế phẩm probiotic có chứa chủng ed, pp.1052–1063. WB. Saunders, Philadelphia PA. Bifidobaterium. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(S3):304-310. 15. Chateau N, Deschamps A, Hadj S (1994). Heterogeneity of bile 8. Balamurugan R, Chandragunasekaran AS, Chellappan G, et al salts resistance in the Lactobacillus isolates of a probiotic (2014). Probiotic potential of lactic acid bacteria present in consortium. Letters in Applied Microbiology, 18:42-44. home made curd in southern India. Indian J Med Res, 16. Panwar R, Kumar N, Kashyap V, et al (2017). Insights into 140(3):345-55. involvement of S-layer proteins of probiotic Lactobacilli in 9. Curran TM, Lieou J, Marquis RE (1995). Arginine deiminase relation to gut health. Octa Journal of Environmental Research, system and acid adaptation of oral streptococci. Appl Environ 5(4):228-245. Microbiol, 61(12):4494-4496. 10. Hyronimus B, Le Marrec C, Sassi AH, et al (2000). Acid and Ngày nhận bài báo: 15/10/2019 bile tolerance of spore-forming lactic acid bacteria. Int J Food Microbiol, 61(2-3):193-197. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/10/2019 11. Dương Thị Trúc Ly, Trần Hữu Trí, Phạm Minh Hữu Tiến Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 (2014). Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm một số chế phẩm probiotic có chứa chủng Lactobacillus. Y Học Thực Hành, 944:59-62. 46 B - Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2