Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ DỊCH TỄ HỌC <br />
LIÊN QUAN TỚI U TRUNG MẠC ÁC TÍNH MÀNG PHỔI <br />
Nguyễn Sơn Lam*, Vũ Thị Hiếu*, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Hữu Lân*, Lê Tự Phương Thảo** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: U trung mạc màng phổi là một bệnh lý hiếm gặp và thường có liên quan với tiền sử có tiếp xúc<br />
với amiăng lâu dài. Gần đây người ta còn thấy có liên quan tới virus Simian 40 (SV‐ 40). Việc xác định có liên<br />
quan tới tiếp xúc với amiăng dựa vào bệnh sử và tìm thể amiăng trong mô bệnh phẩm giải phẫu bệnh. Chẩn<br />
đoán có liên quan tới SV‐40 dựa vào nhuộm hóa mô miễn dịch tìm kháng nguyên SV‐40 dòng T lớn.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu thống kê mô tả. Khảo sát bằng phỏng vấn bệnh nhân và khảo sát mẫu<br />
bệnh phẩm tìm thể amiăng và nhuộm hóa mô miễn dịch tìm kháng nguyên SV‐40 dòng T lớn.<br />
Kết quả:Từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2012 tại BV. Phạm Ngọc Thạch có 60 trường hợp chẩn đoán u<br />
trung mạc màng phổi, bao gồm 29 nam, 31 nữ; với phân loại mô bệnh học: 28 trường hợp u trung mạc màng<br />
phổi ác tính dạng biểu mô (46,7%), 11 trường hợp dạng hỗn hợp (18,3%); 09 trường hợp dạng sarcôm (15%),<br />
06 trường hợp dạng bó sợi (10%), 04 trường hợp dạng nhú biệt hóa cao (6,7%) và 02 trường hợp UTMP dạng<br />
bất sản (3,3%). Có yếu tố liên quan tiếp xúc amiăng: 22 trường hợp (44,4%). Chẩn đoán xác định có thể amiăng<br />
trong mô bệnh phẩm: 12 trường hợp (20%). Sự hiện diện kháng nguyên SV‐40 dòng T lớn: 11 trường<br />
hợp(18,3%). Chỉ có 01 trường hợp (2,2%) có cả hai yếu tố: thể amiăng và SV‐40. Và có 16 trường hợp (26,7%)<br />
không xác định yếu tố dịch tế nào.<br />
Kết luận: Qua 60 ca u trung mạc màng phổi, bước đầu đưa ra cảnh báo về yếu tố gây bệnh trên u trung<br />
mạc màng phổi, bao gồm: tiếp xúc lâu dài với amiăng và có thể do nhiễm virus Simian 40.<br />
Từ khóa: u trung mạc màng phổi, amiăng, virus Simian 4<br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY OF SOME FACTORS RELATED TO EPIDEMIOLOGY<br />
IN MALIGNANT PLEURAL MESOTHELIOMA<br />
Nguyen Son Lam, Vu Thi Hieu, Nguyen Huy Dung, Nguyen Huu Lan, Le Tu Phuong Thao <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 167 ‐ 172 <br />
Objects: Pleural Mesothelioma is a rare disease and often associated with a history of long‐term exposure to<br />
asbestos. Recently, It’s related to Simian virus 40 (SV‐40). The determination is related to exposure to asbestos<br />
based on clinical history and possible asbestos in tissue pathology specimens. Diagnosis related to SV‐40 based on<br />
immunohistochemical staining The Simian Virus 40 Large T Antigen.<br />
Research Methods: Retrospective descriptive statistics. Survey by interviewing patients and pathological<br />
examine specimens can find asbestos and immunohistochemistry with The Simian Virus 40 Large T Antigen.<br />
Results: From Jan, 2008 to Dec, 2012 at the Pham Ngoc Thach Hospital, we have take diagnosis of 60 cases<br />
of malignant pleural mesothelioma, including 29 men and 31 women, with histopathological classification: 28<br />
cases of epitheliod malignant pleural mesothelioma (MPM) (46.7%), 11 cases with biphasic MPM (18.3%), 09<br />
cases with sarcomatoid MPM (15%), 06 cases with Desmoplastic MPM (10%), 04 cases with Well‐<br />
Differentiated Papillary Mesothelioma (6.7%) and 02 cases with Anaplastic MPM (3.3%). Elements related to<br />
*Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch, **Bộ Môn Nội Thần Kinh – ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs.Nguyễn Sơn Lam ĐT: 0913148308<br />
Email: drnsl1963@yahoo.com.vn.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
167<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
contact asbestos: 22cases (44.4%). Confirm the diagnosis of asbestos in tissue specimens: 12 cases (20%).<br />
Presence of the Simian Virus 40 Large T Antigen: 11 cases (18.3%). Only one case (1.7%) with both two factors<br />
positive asbestos and SV‐40. And having 16 cases (26.7%) did not identify epidemiological factors.<br />
Conclusion: Through the study series cases of Malignant Pleural Mesothelioma, initially issued a warning<br />
about the causative factors in those tumors, including long‐term exposure to asbestos and can be caused by<br />
infections with Simian virus 40.<br />
Keywords: mesothelioma, Asbestos, Simian Virus 40<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
U trung mạc bệnh lý hiếm gặp và thường có <br />
liên quan với tiền sử có tiếp xúc với amiăng thời <br />
gian dài. Bệnh phát triển từ tế bào trung mạc của <br />
các màng lót ở cơ thể: màng phổi, màng bụng, <br />
màng tim. Nhưng màng phổi hay gặp nhất và <br />
được gọi là u trung mạc màng phổi. Tuy nhiên, <br />
u trung mạc màng phổi cũng là một bệnh lý <br />
hiếm gặp ở lồng ngực. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
U trung mạc lần đầu tiên được ghi nhận <br />
1870 và mãi đến năm 1960 người ta xác định mối <br />
liên quan giữa amiăng và u trung mạc màng <br />
phổi được báo cáo tại Nam Phi. Tuy nhiên có <br />
nhiều trường hợp không tìm thấy được mối liên <br />
quan này. Theo nhiều báo cáo trên y văn, người <br />
ta nhận thấy u trung mạc màng phổi có liên <br />
quan với tình trạng phơi nhiễm Virus Simian 40 <br />
(SV‐40), đây là 1 trong 40 virus bị nhiễm ở tế bào <br />
thận khỉ Macacus đã dùng để sản xuất vaccine <br />
<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định u <br />
trung mạc màng phổi bằng giải phẫu bệnh hoá <br />
mô miễn dịch tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch <br />
từ đầu tháng 1 năm 2008 đến hết tháng 12 năm <br />
2012. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Hồi cứu thống kê mô tả loạt ca <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Những bệnh nhân u trung mạc màng phổi <br />
được chẩn đoán: <br />
‐ Còn mẫu bệnh phẩm mô học vùi nến có thể <br />
tiến hành khảo sát thêm về hoá mô miễn dịch. <br />
‐ Có thể liên lạc dễ dàng (địa chỉ cụ thể, số <br />
điện thoại, email). <br />
‐ Bệnh nhân hay người nhà đồng ý phỏng <br />
vấn: trực tiếp hay qua thư từ, email, điện thoại. <br />
<br />
xương, lymphôm không Hodgkin và có thể trên <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Mẫu bệnh phẩm mô học vùi nến không thể <br />
khảo sát thêm (quá nhỏ hay không còn mô u) <br />
hoặc không liên lạc được với bệnh nhân và <br />
người nhà của bệnh nhân. <br />
<br />
50% u trung mạc màng phổi. <br />
<br />
Cách bước tiến hành <br />
<br />
Qua những vấn đề còn chưa biết về mối liên <br />
quan một số yếu tố dịch tễ học đối với u trung <br />
mạc màng phổi, chúng tôi thực hiện với các mục <br />
tiêu sau: <br />
<br />
Tìm các bệnh nhân được chẩn đoán u trung <br />
mạc bằng hoá mô miễn dịch. <br />
<br />
bại liệt sống vào những năm 1960. Mặt khác <br />
chuỗi gen SV‐40 đã được xác định trong nhiều <br />
loại u ác tính khác như: ung thư não, sarcôm <br />
<br />
‐ Khảo sát yếu tố phơi nhiễm amiăng qua <br />
điều tra bệnh sử và qua các kỹ thuật thăm dò <br />
chẩn đoán của chuyên ngành giải phẫu bệnh. <br />
‐ Khảo sát yếu tố phơi nhiễm SV‐40 bằng kỹ <br />
thuật nhuộm hoá mô miễn dịch. <br />
<br />
168<br />
<br />
Xem kiểm tra lại mẫu mô bệnh phẩm. <br />
Mượn hồ sơ bệnh án điều trị và liên lạc với <br />
bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân để phỏng <br />
vấn tìm yếu tố bệnh sử tiếp xúc với chất amiăng <br />
hay các sản phẩm từ amiăng. Trong đó có nhiều <br />
ngành sản xuất như: <br />
‐ Xây dựng: sản xuất tấm lợp sợi xi măng <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
(Fibrocement), tấm hay ống cách nhiệt… <br />
‐ Sản xuất vật liệu cách âm, nhiệt, nồi hơi, <br />
má phanh. <br />
‐ Sản xuất gạch xây dựng ceramic, gốm <br />
trang trí, vật liệu xây dựng… <br />
‐ Sửa chữa và đóng tàu thủy. <br />
‐ Sản xuất phân lân. <br />
‐ Khai thác mỏ. <br />
Xác định thể amiăng trong mẫu bệnh học <br />
bằng các kỹ thuật chẩn đoán: <br />
‐ Tế bào học: qua dịch màng phổi, dịch rửa <br />
phế quản‐phế nang. <br />
‐ Mô học: qua các mẫu bệnh phẩm sinh thiết <br />
qua soi phế quản (xuyên thành phế quản), sinh <br />
thiết màng phổi bằng kim (Abrams, Castelain), <br />
sinh thiết màng phổi qua nội soi màng phổi, <br />
sinh thiết mô phổi qua nội soi lồng ngực dưới <br />
màn hình video (VATs), sinh thiết phổi dưới <br />
hướng dẫn của CT. <br />
Xác định tình trạng phơi nhiễm SV 40 bằng <br />
phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch: với <br />
chất đánh dấu đặc hiệu với kháng thể đơn dòng <br />
của chuột có tên và mã số SV40 Large T Antigen <br />
Ab‐1 (Clone Pab101). Kháng nguyên của virut <br />
Simian dòng T lớn giữ vai trò quan trọng trong <br />
sự sao chép và nhân đôi của loại virus này được <br />
điều chế bằng các kỹ thuật Western Blotting, <br />
miễn dịch huỳnh quang của hãng Thermo <br />
Scientific Labvision. Chúng tôi đánh giá độ <br />
dương tính của chất đánh dấu này qua thang <br />
điểm của Allred với độ dương tính từ 1 – 3 <br />
điểm. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
Số liệu tổng quát <br />
Tổng số ca: 60 ca. <br />
Giới tính: Nam: 29 ca ‐ Nữ: 31 ca (Tỉ lệ Nam: <br />
Nữ # 1:1). <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuổi trung bình mắc bệnh: 59 ± 15 tuổi. <br />
Bảng 1: So sánh tỉ lệ giới tính và độ tuổi mắc bệnh<br />
Tuổi trung<br />
bình (Tuổi)<br />
C. Boutin và cs. (1998)<br />
60<br />
72,0<br />
Nationl Center for<br />
Heath Statistics USA<br />
(1999)<br />
Y. Suzuki và cs. (2001) 58,8 (Tuổi<br />
bệnh nhân<br />
50-79 tuổi)<br />
I.K.Roohi và cs. (2006)<br />
64<br />
A.P. Chahinian và cs.<br />
60<br />
(2002)<br />
K.Inai và cs. (2006)<br />
67,5<br />
Cesar A.Moran (2007)<br />
> 50<br />
Richard W. Light (2007) Đa số > 60<br />
Nghiên cứu tại BV.PNT<br />
59<br />
(2013)<br />
<br />
Nam<br />
(%)<br />
90%<br />
219 ca<br />
(86,9%)<br />
<br />
Nữ<br />
(%)<br />
10%<br />
33 ca<br />
(13,1%)<br />
<br />
92,3%<br />
<br />
7,7%<br />
<br />
81%<br />
59%<br />
<br />
19%<br />
41%<br />
<br />
65%<br />
35%<br />
Tỉ lệ Nam/Nữ 3:1<br />
Tỉ lệ Nam/Nữ # 6:1<br />
48,3%<br />
51,7%<br />
<br />
Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình mắc <br />
bệnh của bệnh nhân tại BV. Phạm Ngọc Thạch <br />
thấp hơn đa số các nghiên cứu khác (P = 0,012‐<br />
0,036). Điều này có thể do các yếu tố việc tiếp <br />
xúc tác nhân gây bệnh sớm và nồng độ bụi <br />
amiăng cao trong môi trường sống. Tỉ lệ bệnh <br />
nhân nam và nữ mắc phải cũng khác biệt rõ rệt <br />
so với các nghiên cứu khác trên thế giới: đa số là <br />
bệnh nhân nam. Trong khi đó nghiên cứu của <br />
chúng tôi số bệnh nhân nam và nữ tương đương <br />
với nhau (P 10 năm). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2‐<br />
10% trường hợp phơi nhiễm amiăng lâu ngày và <br />
nặng phát triển thành u trung mạc, nhưng có thể <br />
<br />
170<br />
<br />
U trung mạc dạng hỗn Các u trung mạc<br />
hợp<br />
dạng khác<br />
22,1%<br />
15%<br />
# 1%<br />
20 – 35%<br />
30%<br />
5%<br />
19 ca<br />
<br />
1-2%<br />
10%<br />
<br />
hơn 80% bệnh nhân u trung mạc màng phổi có <br />
tiền sử phơi nhiễm amiăng(2,5,11,10,20). Phơi nhiễm <br />
nghề nghiệp thường là thợ hàn ống nước, ống <br />
hơi, công nhân xây dựng nặng hay công nghệ <br />
đóng tàu… Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất <br />
cả các mẫu bệnh phẩm tìm thấy sự hiện diện của <br />
thể amiăng bao gồm mẫu sinh thiết mô phổi và <br />
qua dịch rửa phế quản phế nang. Điều này cho <br />
thấy thể amiăng chỉ nằm trong nhu mô phổi chứ <br />
không thâm nhiễm vào mô màng phổi. Tổn <br />
thương ở màng phổi tạo sự tân sinh khối u phù <br />
hợp với lý thuyết cảm ứng phôi gây ra. Các <br />
nhận định trên cũng phù hợp với các nghiên <br />
cứu và nhận xét trước đây về ảnh hưởng của <br />
amiăng trên bệnh lý u trung mạc màng <br />
phổi(2,3,4,12,13,15,18). Tổng số ca có yếu tố tiếp xúc với <br />
amiăng qua điều tra dịch tễ và qua các kỹ thuật <br />
chẩn đoán lâm sàng trong nghiên cứu của chúng <br />
tôi là 32 ca (53,3%), số liệu này tương đương <br />
hoặc thấp hơn một số nghiên cứu khác trên thế <br />
giới(5,9,11,13,20). <br />
<br />
Hiện diện Virus SV‐40 <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Trong nghiên cứu cùa chúng tôi có tổng <br />
cộng 11 ca (18,3%), đều được thực hiện bằng <br />
phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch trên <br />
mẫu mô sinh thiết màng phổi (sinh thiết mù <br />
bằng kim Abrams hay Castelain; sinh thiết qua <br />
nội soi màng phổi). <br />
Tình trạng phơi nhiễm SV40 do dùng <br />
vaccine ngừa bại liệt uống đựơc sản xuất từ <br />
trước 1960 đã được các nhà khoa học báo cáo. <br />
Các vaccine sản xuất sau 1961 đã được xác nhận <br />
an toàn không có nhiễm SV40(1,6,10,14,17). Các <br />
trường hợp của chúng tôi ghi nhận có nhiễm <br />
SV40 trên hóa mô miễn dịch qua khảo sát gần <br />
như không ai biết mình có dùng vaccine bại liệt <br />
sống, mặt khác vào thập niên 1960 việc tiêm <br />
chủng mở rộng tại Việt nam gần như chưa phát <br />
triển rộng rãi. Trong loạt bệnh này, bệnh nhân ở <br />
lứa tuổi từ 44‐59 tuổi (có khả năng dùng vaccine <br />
bại liệt sống thập niên 1960) chỉ ghi nhận có 2 <br />
bệnh nhân có biểu hiện phơi nhiễm SV‐40 trên <br />
lam kính nhuộm hóa mô miễn dịch, 09 trường <br />
hợp còn lại ở ngoài khoảng tuổi trên. Có lẽ <br />
những trường hợp phơi nhiễm SV‐40 của chúng <br />
tôi là do tiếp xúc virus trong môi trường sống. <br />
Tuy số lượng phơi nhiễm SV‐40 của chúng tôi <br />
thấp, nhưng gợi ý cho chúng ta biết có khả năng <br />
có tình trạng phơi nhiễm SV‐40 trong cộng <br />
đồng. <br />
Một số các tác giả khác còn làm thêm PCR <br />
của SV 40 (Polymerase Chain Reaction for SV‐40 <br />
DNA) để xác định tình trạng phơi nhiễm SV 40. <br />
Galateau‐Salle và Dhaene(7) cùng các cộng sự đã <br />
báo cáo kết quả hóa mô miễn dịch SV‐40 âm tính <br />
48% và giải trình tự DNA của SV‐ 40 bằng <br />
phương pháp PCR âm tính 46% các trường hợp <br />
u trung biểu mô ác tính. Cũng vậy Soon‐Hee <br />
Jung và Cs(17) không phát hiện có hiện diện SV‐<br />
40 trong u trung mạc màng phổi tại Hàn Quốc <br />
với kỹ thuật PCR‐RealTime và nuôi cấy virus(6). <br />
Ngày nay người ta đã phát hiện SV‐40 <br />
không chỉ có trong ung thư trung mạc mà còn <br />
liên quan tới một số ung thư khác như u sao bào <br />
ở não, sarcome xương, lymphôm không <br />
Hodgkin(1,6,7,8,14,19). <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số ca không tìm thấy yếu tố dịch tễ nào <br />
16 ca (26,7%). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Việc nghiên cứu điều tra các yếu tố liên quan <br />
trong u trung mạc màng phổi đã được thực hiện <br />
từ lâu. Tại Việt Nam, ít có công trình nghiên cứu <br />
về vấn đề này, nghiên cứu của chúng tôi qua 60 <br />
ca u trung mạc màng phổi, bước đầu đưa ra <br />
cảnh báo về yếu tố gây bệnh trên u trung mạc <br />
màng phổi, bao gồm: tiếp xúc lâu dài với <br />
amiăng và có thể do nhiễm virus SV‐40. Tuy <br />
nhiên, cần những nghiên cứu lâu dài và với <br />
những kỹ thuật chẩn đoán tốt hơn để đưa ra kết <br />
luận chính xác về nguồn gây bệnh và đưa ra <br />
những khuyến cáo về dịch tễ học rộng rãi hơn. <br />
Như những kỹ thuật tầm soát dịch tễ học trong <br />
dự án của Cục Vệ Sinh Môi Trường‐Bộ Y Tế: đo <br />
nồng độ các sơi amiăng trong không khí các nhà <br />
máy, điều tra các bệnh lý gây ra do amiăng… <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Bocchetta M, Miele L, Pass H, Carbone M (2003). Notch‐1 <br />
Induction, a novel activity of SV40 required for growth of <br />
SV40 transformed human mesothelial cells. Oncogene 2003, <br />
22: 81‐89. <br />
Boutin C, Schlesser M, Frenay C, Astoul PH (1998). Malignant <br />
Pleural Mesothelioma. Series The Pleura. Europe Respiratory <br />
Journal, 12: 972‐981. <br />
Butchart EG (1999). Contemporary Management of <br />
Malignant Pleural Mesothelioma. The Oncologist, Volume 4: <br />
488‐491. <br />
CHAHINIAN AP & PASS HI (2002). Malignant <br />
Mesothelioma. In: Mesothelioma, Chapter 89, Bruce W.S. <br />
Robinson & A. Philippe Chainian, Martin Dunitz Inc., First <br />
Edition: 1294‐1298. <br />
Cugell DW, Kamp DW (2004). Asbestos and the pleura: a <br />
review. Chest. 2004; 125: 1103‐1117. <br />
Cutrone R, Lednicky J, Dunn G et al (2005). Some oral <br />
poliovirus vaccines were contaminated with infectious SV40 <br />
after 1961. Cancer Res. 2005;65: 10273‐10279. <br />
Dhaene K, Verhulst A, Marck EV (1999). SV‐40 large T‐<br />
Antigen and human pleural mesothelioma: screening by <br />
polymerase chain reaction and tyramine‐amplified <br />
immunohistochemistry. Virchows Arch(A) 1999; 435:1–7. <br />
Fernanda M, Alfredo C, Veronica B, Silvia S (2007). Simian <br />
Virus 40 in Humans, Section of Microbiology, University of <br />
Ferrara, Via Luigi Borsari, 46. 44100 Ferrara, Italy, BioMed <br />
Central: 1‐12. <br />
John HE (2007). Diagnosis and Management of Malignant <br />
Pleural Effusions. Asian Pacific Society of Respirology, <br />
Journal Complication, 13: 5‐20. <br />
Katharina L, Andreas L, Heimo C (2006). Mesothelioma <br />
Mortility in Europe: Impact of Asbestos Comsumption and <br />
<br />
171<br />
<br />