KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN KHÒ KHÈ Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI<br />
TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, NĂM 2007- 2008<br />
Đỗ Ngọc Thanh*, Phạm Thị Minh Hồng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các nguyên nhân khò khè ở trẻ từ 2 tháng – 15 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2, năm 2007- 2008.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.<br />
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008, có 370 trẻ bị khò khè, nhập khoa Hô<br />
hấp Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh. 95,6% trẻ dưới 5 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 2,3/1. Trẻ sống ở<br />
thành phố 67%. Suy dinh dưỡng 21,3%, phần lớn là thể nhẹ. Các nguyên nhân gây khò khè theo thứ tự là hen<br />
phế quản 40,3%, viêm tiểu phế quản 36,8%, viêm phổi khò khè 14,9%, trào ngược dạ dày thực quản 3,2%, hẹp<br />
khí quản 2,2%, dị vật đường thở 0,8%, u trung thất 0,8%, vòng mạch 0,5%, u lành tính tuyến ức 0,3% và ấu<br />
trùng Toxocara canis ở phổi 0,3%.<br />
Kết luận: các nguyên nhân thường gặp gây khò khè là: hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi khò khè<br />
và trào ngược dạ dày thực quản. Các nguyên nhân ít gặp hơn: hẹp khí quản, dị vật đường thở, u trung thất, vòng<br />
mạch, u lành tính tuyến ức và Toxocara canis ở phổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CAUSES OF WHEEZING IN CHILDREN FROM 2 MONTHS TO 15 YEARS OLD AT THE<br />
RESPIRATORY DEPARTMENT IN CHILDREN’ S HOSPITAL N0 2, 2007- 2008<br />
DoNgoc Thanh, Pham Thi Minh Hong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 78 - 82<br />
Objectives: To determine causes of wheezing in children from 2 months to 15 years old at the respiratory<br />
department in the Children ’s Hospital N0 2, 2007- 2008.<br />
Study design: Cross- sectional study.<br />
Results: From June 2007 to May 2008, there were 370 patients with wheezing admitted to Children’s<br />
Hosptal N0 2, in which under 5 years old 95.6%; males/females ratio: 2.3/1; living in the city 67% and<br />
malnutrition was 21.3%, mostly in mild form. The common causes of wheezing were: asthma (40.3%),<br />
bronchiolitis (36.8%), pneumonia (14.9%), gastroesophageal reflux (3.2%), tracheal stenosis (2.2%), foreign body<br />
aspiration (0.8%), mediastinal tumors (0.8%), vascular ring (0.5%), thymoma (0.3%) and Toxocara canis in the<br />
lung (0.3%).<br />
Conclusions: The common causes of wheezing were: asthma, bronchiolitis, pneumonia, gastroesophageal<br />
reflux, congenital tracheal stenosis, foreign body aspiration, mediastinal tumors, vascular ring, thymoma and<br />
Toxocara canis respectively.<br />
kịp thời (3,4,6,7,14).<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ em,<br />
là dấu hiệu của sự tắc nghẽn đường hô hấp dưới<br />
do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể đe<br />
dọa đến tính mạng bệnh nhi nếu điều trị không<br />
*<br />
<br />
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về<br />
nguyên nhân khò khè ở trẻ em (1). Tại Việt Nam<br />
hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn<br />
đề này.<br />
<br />
Phòng Y tế Tam Bình, Vĩnh Long ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
khảo sát nguyên nhân khò khè ở trẻ được điều<br />
trị tại khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, để<br />
góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý<br />
hô hấp ở trẻ em.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả trẻ em từ 2 tháng – 15 tuổi nhập Bệnh<br />
viện Nhi đồng II, từ tháng 6/ 2007 đến tháng 5/<br />
2008 có triệu chứng khò khè.<br />
<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Tất cả trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi nhập<br />
viện tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng II từ<br />
tháng 6/ 2007 đến 5/ 2008 có triệu chứng khò<br />
khè.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
n=<br />
<br />
Z12−α / 2 Px(1 − P)<br />
d2<br />
Trong đó: α = 0,05: xác suất sai lầm loại 1<br />
<br />
1- α/2<br />
<br />
Z = trị số từ phân phối chuẩn. Khi α = 0,05, Z<br />
= 1,96<br />
<br />
P = 0,60 (tỷ lệ 60% nguyên nhân khò khè ở<br />
trẻ em theo Krawiec, 2004) (8).<br />
d: độ chính xác (sai số cho phép). Chọn d =<br />
0,05. n = 368,7 # 369 bệnh nhân.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
LấY trọn mẫu, tất cả bệnh nhi hội đủ tiêu<br />
chuẩn chọn mẫu đã đề ra.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
Các dữ liệu nhập bằng phần mềm EpiData<br />
3.02. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê<br />
Stata 8.0. Biến số định tính: tính tần số và tỉ lệ %.<br />
Biến số định lượng: tính trung bình và độ lệch<br />
chuẩn.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 6/2007 đến tháng<br />
5/2008, chúng tôi đã chọn được 370 trẻ bị khò<br />
khè được đưa vào lô nghiên cứu.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
Tuổi từ 2 tháng -