YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát nồng độ homocystein, hs-CRP huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
53
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát nồng độ homocystein (Hcy), hs-CRP (high sensivity C reactive protein) huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) nguyên phát. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát nồng độ homocystein, hs-CRP huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN, hs-CRP HUYẾT TƯƠNG<br />
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ BIẾN CHỨNG Ở BỆNH NHÂN<br />
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT<br />
Bùi Văn Năm*; Võ Xuân Nội*; Lê Việt Thắng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát nồng độ homocystein (Hcy), hs-CRP (high sensivity C reactive protein)<br />
huyết tương và mối liên quan với một số biến chứng ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA)<br />
nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 92 BN THA nguyên phát, so sánh với<br />
30 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng. BN được khảo sát một số biến chứng, định lượng<br />
nồng độ Hcy và hs-CRP huyết tương. Kết quả và kết luận: nồng độ Hcy và hs-CRP trung bình<br />
ở nhóm bệnh (17,74 ± 15,02 µmol/l; 2,45 ± 1,99 mg/l) cao hơn nhóm chứng (9,02 ± 2,91 µmol/l;<br />
1,62 ± 0,44 mg/l) có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Có mối liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ<br />
Hcy với biến chứng tim, mắt và tổn thương thận. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý<br />
nghĩa giữa nồng độ hs-CRP với biến chứng mắt, tim và tổn thương thận.<br />
* Từ khóa: Tăng huyết áp nguyên phát; Homocystein; hs-CRP; Biến chứng.<br />
<br />
Investigation of Plasma Homocysteine, hs-CRP Concentration and<br />
their Correlations with some Complications in Primary Hypertension<br />
Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate plasma homocysteine (Hcy), hs-CRP levels and their correlation<br />
with some complications in primary hypertesion patients. Subjects and method: The study has<br />
done on 92 patients with primary hypertension compared to 30 healthy people. All patients have<br />
investigated complications, and plasma Hcy, hs-CRP. Results: The average concentration of<br />
Hcy and hs-CRP in the study group were (17.74 ± 15.02 µmol/l; 2.45 ± 1.99 mg/l) higher than<br />
the control group (9.02 ± 2.91 µmol/l; 1.62 ± 0.44 mg/l), the difference was statistically<br />
significant (p < 0.0001). There was a positive correlation between plasma Hcy level with heart,<br />
eyes complications and kidney damage. The correlation between plasma hs-CRP and heart,<br />
eyes complication and kidney damage was not found.<br />
* Key words: Primary hypertension; Homocysteine; hs-CRP; Complication.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp và xơ vữa động mạch<br />
(XVĐM) có mối liên quan mật thiết với nhau.<br />
<br />
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy XVĐM<br />
liên quan với tăng Hcy máu, do rối loạn chức<br />
năng nội mô và quá trình hoạt hoá tiểu cầu<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Năm (doctornambv103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/11/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 23/11/2016<br />
<br />
96<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
hình thành huyết khối [7]. CRP đã được<br />
chứng minh là một yếu tố tiền viêm trong<br />
VXĐM, tăng đáng kể ở BN THA [5]. THA<br />
và XVĐM là một quá trình bệnh lý phức<br />
tạp, gây nhiều biến chứng tại cơ quan<br />
đích. Tăng Hcy và hs-CRP là một trong<br />
những tác nhân đầu tiên làm tổn thương<br />
nội mạc động mạch, gây ra quá trình<br />
XVĐM trong THA và liên quan với các<br />
biến chứng của THA. Xuất phát từ thực tế<br />
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm:<br />
<br />
+ BN xơ gan mất bù, suy thận mạn giai<br />
đoạn cuối, bệnh ác tính.<br />
<br />
- Đánh giá nồng độ Hcy và hs-CRP ở<br />
BN THA nguyên phát.<br />
<br />
- BN được hỏi và khám bệnh; đo chiều<br />
cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ thể (BMI).<br />
<br />
- Xác định mối tương quan giữa nồng<br />
độ Hcy và hs-CRP máu với một số biến<br />
chứng ở BN THA.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
122 người được chia thành 2 nhóm:<br />
* Nhóm bệnh: 92 BN THA nguyên phát,<br />
khám và điều trị tại Khoa Khám bệnh và<br />
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ tháng 3 - 2015 đến 6 - 2016.<br />
- Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
+ BN được chẩn đoán THA theo tiêu<br />
chuẩn WHO.<br />
+ BN THA nguyên phát.<br />
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN THA thứ phát.<br />
<br />
* Nhóm chứng: 30 người khoẻ mạnh<br />
chọn ngẫu nhiên, tương đồng tuổi và giới,<br />
được đo nồng độ Hcy và hs-CRP làm trị<br />
số tham chiếu.<br />
2. Phương pháp và nội dung nghiên<br />
cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,<br />
so sánh bệnh chứng.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
<br />
- Đo huyết áp cánh tay.<br />
- Làm các xét nghiệm máu và nước<br />
tiểu.<br />
- Xác định các biến chứng do THA như:<br />
tim, thận, mắt.<br />
- Định lượng Hcy và hs-CRP huyết<br />
tương:<br />
+ Định lượng Hcy huyết tương: lấy 3 ml<br />
máu chống đông bằng EDTA, lấy huyết<br />
tương làm xét nghiệm. Kỹ thuật xét nghiệm:<br />
miễn dịch huỳnh quang trên hệ thống máy<br />
AxSYM (Hãng Abbot) thực hiện tại Khoa<br />
Hoá sinh, Bệnh viện Quân y 103.<br />
+ Định lượng hs-CRP: theo nguyên lý<br />
đo độ đục phản ứng miễn dịch kháng<br />
nguyên kháng thể tăng cường trên hạt<br />
Latex, thực hiện trên máy AU 640 (Hãng<br />
OLYMPUS), tại Khoa Hóa sinh, Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
+ Xác định tăng nồng độ Hcy và hsCRP theo nhóm chứng: những giá trị của<br />
<br />
+ Có hội chứng nhiễm trùng cấp hoặc<br />
nghi ngờ bệnh lý ngoại khoa.<br />
<br />
BN > X ± SD nhóm chứng được xác<br />
định là tăng nồng độ.<br />
<br />
+ Có bệnh mạn tính khác như viêm<br />
khớp dạng thấp, bệnh hệ thống.<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br />
kê y sinh học.<br />
97<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Nhóm nghiên cứu gồm 92 BN THA nguyên phát, 45 nam (48,9%), 47 nữ (51,1%),<br />
tuổi trung bình 60,08 ± 13,66, BMI trung bình 23,24 ± 2,48. Tỷ lệ một số biến chứng:<br />
tim 40,2%, thận 30,4%, mắt 43,8%.<br />
1. Nồng độ Hcy và hs-CRP ở BN THA nguyên phát.<br />
Bảng 1: So sánh giá trị trung bình nồng độ hs-CRP, Hcy giữa nhóm chứng và<br />
nhóm bệnh.<br />
Nhóm bệnh (n = 92)<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 30)<br />
<br />
2,45 ± 1,99<br />
<br />
1,62 ± 0,44<br />
<br />
Min<br />
<br />
0,2<br />
<br />
0,2<br />
<br />
Max<br />
<br />
11,5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
X<br />
hs-CRP (mg/l)<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
17,74 ± 15,02<br />
<br />
9,02 ± 2.91<br />
<br />
Min<br />
<br />
5,32<br />
<br />
4,69<br />
<br />
Max<br />
<br />
74,24<br />
<br />
15,0<br />
<br />
X<br />
Hcy (µmol/l)<br />
<br />
± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
nồng độ Hcy trung bình của nhóm bệnh<br />
(17,74 ± 15,02 µmol/l) cao hơn có ý nghĩa<br />
so với nhóm chứng (9,02 ± 2,91 µmol/l) (p<br />
< 0,0001), tương tự với nghiên cứu của<br />
Mai Tiến Dũng (2015): nồng độ Hcy ở<br />
nhóm chứng trung bình 18,09 ± 17,43<br />
µmol/l, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm<br />
chứng (9,64 ± 3,26 µmol/l) (p < 0,01) [3].<br />
Prashanth Talikoti và CS (2014) cho kết<br />
quả Hcy ở nhóm bệnh là 20,69 ± 7,01<br />
µmol/l, cao hơn và có ý nghĩa hơn so với<br />
nhóm chứng (p < 0,05) [9]. Kết quả của<br />
Katarzyna Korzeniowska và CS (2015):<br />
nồng độ Hcy nhóm bệnh là 15,23 ± 6,41<br />
µmol/l, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm<br />
chứng (p < 0,001) [6]. Tăng Hcy do nhiều<br />
98<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
nguyên nhân như yếu tố di truyền, dinh<br />
dưỡng hoặc cả hai.<br />
Nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ<br />
hs-CRP trung bình của nhóm bệnh (2,45<br />
± 1,99 mg/l) cao hơn có ý nghĩa so với<br />
nhóm chứng (1,62 ± 0,44 mg/l) (p < 0,0001),<br />
tương tự với nghiên cứu của Mai Tiến<br />
Dũng (2015): nồng độ hs-CRP trung bình<br />
22,29 ± 35,56 mg/l, cao hơn có ý nghĩa<br />
so với nhóm chứng (2,03 ± 1,02 mg/l)<br />
(p < 0,01) [3]. Nghiên cứu của Prashanth<br />
Talikoti và CS (2014): hs-CRP ở nhóm<br />
bệnh là 3,75 ± 1,75 mg/l, cao hơn và có ý<br />
nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,01) [9].<br />
THA liên quan với quá trình XVĐM, tăng<br />
yếu tố chỉ điểm viêm cytokine, hs-CRP do<br />
tổn thương nội mạc động mạch.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
Bảng 2: Biến đổi tỷ lệ của nồng độ hs-CRP, Hcy của nhóm nghiên cứu (n = 92).<br />
<br />
hs-CRP<br />
<br />
Hcy<br />
<br />
Mức độ<br />
<br />
Số lượng (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
66<br />
<br />
71,7<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
26<br />
<br />
28,3<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
63<br />
<br />
68,5<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
29<br />
<br />
31,5<br />
<br />
Ở nhóm nghiên cứu, tăng hs-CRP chiếm tỷ lệ 28,3%, 31,5% tăng Hcy.<br />
2. Liên quan giữa nồng độ Hcy và hs-CRP với một số biến chứng THA.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi mới khảo sát một số biến chứng THA: tổn thương<br />
thận, biến chứng tim và biến chứng mắt.<br />
Bảng 3: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với tổn thương thận.<br />
Tổn thương<br />
thận<br />
<br />
Hcy (µmol/l)<br />
<br />
hs-CRP (mg/l)<br />
<br />
Tăng<br />
n (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Tăng<br />
n (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Có (n = 28)<br />
<br />
16 (57,1)<br />
<br />
12 (42,9)<br />
<br />
27,45 ± 20,92<br />
<br />
10 (35,7)<br />
<br />
18 (64,3)<br />
<br />
2,55 ± 1,65<br />
<br />
Không (n = 64)<br />
<br />
13 (20,3)<br />
<br />
51 (79,7)<br />
<br />
13,49 ± 8,85<br />
<br />
16 (25,0)<br />
<br />
48 (75,0)<br />
<br />
2,41 ± 2,13<br />
<br />
OR<br />
p<br />
<br />
5,23<br />
< 0,05<br />
<br />
Ở nhóm bệnh có tổn thương thận,<br />
nồng độ và tỷ lệ tăng Hcy cao hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm không có tổn thương<br />
thận (p < 0,05), nhóm nghiên cứu có tổn<br />
thương thận có tỷ lệ và nồng độ hs-CRP<br />
cao hơn chưa có ý nghĩa so với nhóm<br />
không có tổn thương thận (p > 0,05). Kết<br />
quả này tương tự với nghiên cứu của Lê<br />
Quý Hùng (2015): không thấy mối tương<br />
quan giữa tăng nồng độ, tỷ lệ Hcy và hsCRP với biến chứng tổn thương thận [1].<br />
Theo Lê Thị Thu Trang (2012), nồng độ hsCRP ở nhóm có tổn thương thận cao hơn<br />
nhóm không có tổn thương thận (p =<br />
0,0241) [2], có thể nghiên cứu của chúng<br />
<br />
1,67<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
tôi chưa đủ lớn để thấy mối tương quan<br />
này. THA là yếu tố nguy cơ của bệnh<br />
thận mạn. Viêm hệ thống và viêm động<br />
mạch có thể là yếu tố trung gian tích cực<br />
gây tổn thương thận ở người THA. Chắc<br />
chắn ở mức độ nào đó đạm niệu ở BN<br />
THA có liên quan đến tổn thương mạch<br />
máu do viêm, điều này giải thích cho mối<br />
liên quan giữa tăng nồng độ chất chỉ điểm<br />
viêm CRP và Hcy với xuất hiện đạm niệu.<br />
Vì vậy, có thể Hcy và hs-CRP có vai trò<br />
trong bệnh sinh bệnh thận THA. Kiểm<br />
soát mức Hcy và hs-CRP huyết tương<br />
hợp lý ở người THA có thể tạo điều kiện<br />
ngăn chặn suy giảm chức năng thận.<br />
99<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với biến chứng mắt.<br />
Hcy (µmol/l)<br />
Biến chứng<br />
mắt<br />
<br />
hs-CRP (mg/l)<br />
<br />
Tăng n<br />
(%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Tăng n<br />
(%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Có (n = 32)<br />
<br />
23 (71,9)<br />
<br />
9 (28,1)<br />
<br />
30,40 ± 19,66<br />
<br />
11 (34,4)<br />
<br />
21 (65,6)<br />
<br />
2,69 ± 2,30<br />
<br />
Không (n = 60)<br />
<br />
6 (10,0)<br />
<br />
54 (90,0)<br />
<br />
10,99 ± 3,48<br />
<br />
15 (25,0)<br />
<br />
45 (75,0)<br />
<br />
2,33 ± 1,82<br />
<br />
OR<br />
<br />
23<br />
<br />
p<br />
<br />
1,57<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Kết quả cũng chỉ ra nồng độ và tỷ lệ<br />
Hcy ở nhóm biến chứng võng mạc mắt<br />
cao hơn nhóm không có biến chứng võng<br />
mạc mắt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Nghiên cứu của Lê Quý Hùng (2012)<br />
chưa thấy mối tương quan giữa Hcy với<br />
tổn thương mắt [1], có thể do tác giả<br />
nghiên cứu trên 37 BN ĐTĐ có THA nên<br />
chưa thấy được sự tương quan. Nồng độ<br />
và tỷ lệ tăng hs-CRP ở nhóm có biến<br />
chứng võng mạc mắt khác biệt không có<br />
ý nghĩa so với nhóm không có biến chứng<br />
võng mạc mắt (p > 0,05), tương tự với<br />
nghiên cứu của Lê Quý Hùng (2015):<br />
không thấy mối tương quan giữa tăng<br />
nồng độ, tỷ lệ và hs-CRP với biến chứng<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
tổn thương mắt [1]. Lê Thị Thu Trang<br />
(2012) không thấy sự tương quan giữa<br />
hs-CRP với tổn thương đáy mắt [2]. Nồng<br />
độ Hcy cao gây tổn thương mạch máu,<br />
làm rối loạn chức năng nội mạc, ảnh<br />
hưởng đến chức năng các cơ quan đích<br />
như võng mạc mắt. Vì vậy, việc phát hiện<br />
tăng nồng độ Hcy huyết tương ở BN THA<br />
là cần thiết, cần quan tâm xét nghiệm Hcy<br />
huyết tương trong theo dõi biến chứng<br />
mạch máu ở BN THA, bệnh thường được<br />
phát hiện muộn. Vấn đề này cũng có thể<br />
gợi ý những nghiên cứu tiếp theo để đánh<br />
giá vai trò của giảm nồng độ Hcy huyết<br />
tương trong điều trị THA, góp phần hạn<br />
chế các biến chứng mạch máu.<br />
<br />
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ hs-CRP và Hcy huyết tương với biến chứng tim.<br />
Biến chứng<br />
tim<br />
<br />
Hcy (µmol/l)<br />
Tăng<br />
n (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
Có (n = 37)<br />
<br />
16 (43,2)<br />
<br />
21 (58,8)<br />
<br />
Không (n = 55)<br />
<br />
13 (23,6)<br />
<br />
OR<br />
p<br />
<br />
42 76,4)<br />
<br />
hs-CRP (mg/l)<br />
<br />
X<br />
<br />
Tăng<br />
n (%)<br />
<br />
Bình thường<br />
n (%)<br />
<br />
24,08 ± 20,02<br />
<br />
12 (32,4)<br />
<br />
25 (67,6)<br />
<br />
13,47 ± 8,20<br />
<br />
14 (25,5)<br />
<br />
41 (74,55)<br />
<br />
2,46<br />
< 0,05<br />
<br />
Nồng độ và tỷ lệ Hcy tăng ở nhóm có<br />
biến chứng tim khác biệt có ý nghĩa so với<br />
nhóm không có biến chứng tim (p < 0,05),<br />
phù hợp với nghiên cứu của Phạm Đức<br />
Thời (2009): Hcy tăng ở nhóm có biến<br />
100<br />
<br />
± SD<br />
<br />
X<br />
<br />
± SD<br />
<br />
2,48 ± 2,08<br />
2,44 ± 1,95<br />
<br />
1,40<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
chứng động mạch vành và có ý nghĩa so<br />
với nhóm không có bệnh mạch vành<br />
(p < 0,001) [4]. Kết quả nghiên cứu cũng<br />
cho thấy nồng độ và tỷ lệ tăng hs-CRP ở<br />
nhóm có biến chứng tim khác biệt không có<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn