KHẢO SÁT TÍNH NHẠY CẢM ĐỐI VỚI CARBAPENEM<br />
CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN<br />
BẰNG NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA MEROPENEM<br />
VÀ IMIPENEM TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Nguyễn Sử Minh Tuyết*, Nguyễn Thuỳ Trang*, Trần Thị Hồng Ngọc*, Nguyễn Thị Lệ*<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Mở đầu: Vi khuẩn Gram âm là một trong những tác nhân quan trọng gây ra các nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tính nhạy cảm của các vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn bệnh viện bằng nồng độ ức<br />
chế tối thiểu của Meropenem và Imipenem.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 100 chủng vi khuẩn Gram âm thường được phân lập từ các<br />
trường hợp nhiễm khuẩn được xác định xuất hiện ít nhất là 48 giờ sau nhập viện. Thực hiện kỹ thuật đo MIC<br />
của Meropenem và Imipenem bằng Etest.<br />
Kết quả: Từ 02/2009 đến 09/2009, 102 chủng vi khuẩn Gram âm được khảo sát. MIC90 (nồng độ ức chế tối<br />
thiểu ức chế 90% các chủng vi khuẩn thử nghiệm) của Meropenem và Imipenem kháng lại E. coli (0,125 µg/ml<br />
và 0,38 µg/ml), Klebsiella spp. (0,125 µg/ml và 0,25 µg/ml), P. aeruginosa (3,0 µg/ml và >32 µg/ml),<br />
Acinetobacter spp. (>32 µg/ml cho cả hai kháng sinh).<br />
Kết luận: Meropenem có hoạt tính mạnh hơn Imipenem đối với các vi khuẩn Gram âm gây NKBV, ngoại trừ<br />
Acinetobacter spp. đa kháng kháng sinh.<br />
Từ khóa: Tràn khí màng phổi , bỏ sót chẩn đoán, X quang ngực thẳng, Siêu âm ngực.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OBSERVATION ON CARBAPENEM SUSCEPTIBILITY OF GRAM-NEGATIVE BACTERIA CAUSING<br />
NOSOCOMIAL INFECTIONS BY MINIMUM INHIBITORY CONCENTRATION OF MEROPENEM<br />
AND IMIPENEM IN THE NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL<br />
Nguyen Su Minh Tuyet, Nguyen Thuy Trang, Tran Thi Hong Ngoc, Nguyen Thi Le<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 301 -304<br />
Background: Gram-negative bacteria have emerged as an important pathogen causing nosocomial infections.<br />
Objective: To determine Carbapenem susceptibility of Gram-negative bacteria causing nosocomial infections<br />
by minimum inhibitory concentration of Meropenem and Imipenem.<br />
Methods: About 100 clinical isolates of Gram-negative bacteria were obtained from patients suspected to have<br />
developed nosocomial infections after 48 hours of admission to hospital. Meropenem and Imipenem were tested for<br />
the MIC by Etest method.<br />
Results: From 2/2009 to 9/2009, 102 clinical isolates of Gram-negative bacteria were studied. MIC90 (90% of<br />
strains tested were inhibited at the MIC) of Meropenem and Imipenem against E. coli (0,125 µg/ml and 0,38<br />
µg/ml), Klebsiella spp. (0,125 µg/ml and 0,25 µg/ml), P. aeruginosa (3,0 µg/ml and >32 µg/ml), Acinetobacter<br />
spp. (>32 µg/ml for both).<br />
<br />
*Khoa Vi Sinh Bệnh Viện Nhân Dân Gia định<br />
Địa chỉ liên lạc: ThS.BS Nguyễn Sử Minh Tuyết ĐT: 0908.835.467 Email: minhtuyetns@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
301<br />
<br />
Conclusion: Meropenem was more active than Imipenem against Gram-negative bacteria, except pandrug<br />
resistant Acinetobacter spp.<br />
Key words: Pneumothorax syndrom, diagnostic omission, Chest X-rays, Chest Ultrasonography<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện là mối quan tâm hàng đầu không những ở nước ta mà còn ở các<br />
nước trên thế giới. Một trong những tác nhân quan trọng gây ra các nhiễm khuẩn bệnh viện là vi<br />
khuẩn Gram âm. Việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng như Cephalosporins thế hệ III và<br />
Carbapenems đã dẫn đến sự gia tăng các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc(5). Theo như kết quả khảo sát<br />
các tác nhân vi khuẩn gây NKBV tại BV Nhân Dân Gia Định năm 2007-2008(11), mặc dù tỉ lệ đề kháng<br />
với Meropenem và Imipenem khoảng 20%, chúng tôi cần xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC,<br />
minimum inhibitory concentration) của các kháng sinh này để có thể tiên lượng sự thất bại điều trị đối<br />
với kháng sinh nhóm Carbapenems trong tương lai.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát tính nhạy cảm của các vi khuẩn Gram âm gây NKBV bằng nồng độ ức chế tối thiểu của<br />
Meropenem và Imipenem tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định giá trị MIC của Meropenem và Imipenem<br />
Khảo sát sự khác biệt Meropenem và Imipenem về hoạt tính trên vi khuẩn Gram âm gây NKBV<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
100 chủng vi khuẩn Gram âm thường được phân lập từ các trường hợp nhiễm khuẩn được xác<br />
định xuất hiện ít nhất là 48 giờ sau nhập viện.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phân lập và định danh vi khuẩn theo thường qui của phòng xét nghiệm.<br />
Thực hiện kỹ thuật đo MIC bằng Etest với nồng độ chủng thử đã chuẩn hoá theo tiêu chuẩn CLSI<br />
2007(2) và hướng dẫn của nhà sản xuất. Các chủng chứng chất lượng E. coli ATCC 25922 và P.<br />
aeruginosa ATCC 27853 được thử nghiệm song song với các chủng lâm sàng được khảo sát.<br />
MIC của Meropenem và Imipenem được trình bày: Khoảng dao động MIC, MIC50, MIC90.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian nghiên cứu, từ tháng 02/2009 đến tháng 09/2009, tổng số mẫu nghiên cứu là 102,<br />
trong đó nam (55,9%) chiếm tỉ lệ cao hơn nữ. Bảng 1 cho thấy bệnh nhân trên 60 tuổi thường bị NKBV<br />
hơn (53%). Bảng 2 cho thấy các chủng vi khuẩn Gram âm gây NKBV thường được phân lập từ các<br />
bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản (56,9%).<br />
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ vi khuẩn Gram âm gây NKBV còn nhạy cảm với Meropenem<br />
và Imipenem rất cao (>97%). Đối với P. aeruginosa tỉ lệ nhạy cảm thấp hơn (khoảng 80%). Đáng chú ý là<br />
các chủng vi khuẩn Acinetobacter spp. có tỉ lệ nhạy cảm với hai kháng sinh này chỉ có 9,1% (bảng 3). Khi<br />
so sánh các giá trị MIC90 đã cho thấy Meropenem có hoạt tính mạnh hơn Imipenem; ngoại trừ các<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
302<br />
<br />
chủng Acinetobacter spp. với MIC90 >32 µg/ml cho thấy hầu hết chúng đề kháng với các kháng sinh họ<br />
Carbapenems. 100% các chủng E. coli nhạy cảm tại điểm gãy 0,19 µg/ml đối với Meropenem và 0,5<br />
µg/ml đối với Imipenem. 100% các chủng thuộc nhóm các vi khuẩn khác (Proteus mirabilis, Proteus<br />
vulgaris, Providencia spp., Burkholderia cepacia) nhạy cảm tại điểm gãy 1,5 µg/ml đối với Meropenem và<br />
4 µg/ml đối với Imipenem.<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi<br />
Tuổi<br />
18 - 40<br />
41 - 60<br />
>60<br />
Tổng số<br />
<br />
n<br />
19<br />
29<br />
54<br />
102<br />
<br />
%<br />
18,6<br />
28,4<br />
53,0<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố các loại bệnh phẩm<br />
Bệnh phẩm<br />
Đàm, DRPQ<br />
Nước tiểu<br />
Mủ<br />
Máu<br />
Đầu CVP<br />
Tổng số<br />
<br />
n<br />
58<br />
23<br />
12<br />
6<br />
3<br />
102<br />
<br />
%<br />
56,9<br />
22,5<br />
11,8<br />
5,9<br />
2,9<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 3: Hoạt tính của kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn phân lập được.<br />
VI KHUẨN<br />
<br />
KHÁNG<br />
SINH<br />
<br />
Khoảng MIC50 MIC90<br />
dao (µg/ml) (µg/ml)<br />
ñộng<br />
MIC<br />
(µg/ml)<br />
E. coli<br />
Meropenem 0,032- 0,094 0,125<br />
(n = 31)<br />
0,19<br />
Imipenem<br />
0,19 0,38<br />
0,094-0,5<br />
Klebsiella spp. Meropenem 0,032-6,0 0,094 0,125<br />
(n = 32)<br />
Imipenem 0,125-3,0 0,19 0,25<br />
P. aeruginosa Meropenem 0,125-32 0,75<br />
3,0<br />
(n = 17)<br />
>32<br />
Imipenem 0,75->32 1,0<br />
Acinetobacter Meropenem 2,0->32 >32<br />
>32<br />
spp. (n = 11) Imipenem 0,38->32 >32<br />
>32<br />
GNB khác (n = Meropenem 0,094-1,5 0,125 0,75<br />
11)<br />
Imipenem 0,25-4,0 0,75<br />
4,0<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
nhạy<br />
cảm<br />
(%)<br />
100<br />
100<br />
96,9<br />
100<br />
88,2<br />
82,4<br />
9,1<br />
9,1<br />
100<br />
100<br />
<br />
GNB khác: Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp., Burkholderia cepacia<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy các vi khuẩn Gram âm gây NKBV thường được phân lập<br />
là E. coli, Klebsiella spp., P. aeruginosa và Acinetobacter spp. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với<br />
kết quả khảo sát vi khuẩn gây NKBV tại BV Nhân Dân Gia Định năm 2007-2008(11).<br />
Trong một nghiên cứu tổng quan so sánh hiệu quả Meropenem và các kháng sinh khác trên 30.254<br />
chủng phân lập được của tác giả Pfaller(10) đã chứng minh Meropenem có hoạt tính trên Gram âm<br />
mạnh hơn Imipenem từ 4-64 lần bao gồm cả Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia<br />
cepacia, Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis. Còn theo nghiên cứu của Nishizawa K et al(9),<br />
MIC của Meropenem thấp hơn 2 đến 8 lần so với các kháng sinh Carbapenems khác; Meropenem sẽ là<br />
một trong những chọn lựa tốt nhất để điều trị các nhiễm khuẩn mủ xanh ở các bệnh nhân suy giảm<br />
miễn dịch do hiệu quả sau kháng sinh chống lại P. aeruginosa của nó. Theo như nghiên cứu của Gales<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
303<br />
<br />
AC et al(3), MIC90 của Meropenem đối với Enterobacteriaceae là 0,5µg/ml, ngoại trừ Citrobacter spp.<br />
1µg/ml; Meropenem có hoạt tính mạnh hơn Imipenem chống lại các vi khuẩn Gram âm và phổ kháng<br />
khuẩn rộng hơn so với các thuốc khác; đối với P. aeruginosa, Meropenem (MIC50=0,38µg/ml) gấp 8 lần<br />
hoạt tính của Imipenem (MIC50=3µg/ml). Theo một nghiên cứu khác của Gales AC et al(4) Meropenem<br />
và Imipenem là những beta-lactam có hoạt tính mạnh nhất chống lại vi khuẩn Gram âm. Meropenem<br />
có hoạt tính chống lại vi khuẩn Gram âm mạnh hơn Imipenem; đối với P. aeruginosa, MIC50 của<br />
Meropenem là 1µg/ml, của Imipenem là 2µg/ml; đối với Acinetobacter baumannii, cả hai Meropenem và<br />
Imipenem có hoạt tính tương tự nhau với MIC50 là 1µg/ml. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng<br />
tôi (bảng 3) với các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy đối với các chủng vi khuẩn Gram âm gây<br />
NKBV tại BVNDGĐ, hoạt tính kháng khuẩn của Meropenem mạnh hơn so với Imipenem khi sử dụng<br />
điều trị các chủng vi khuẩn này.<br />
Ngoại trừ P. aeruginosa và Acinetobacter spp., các vi khuẩn Gram âm trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
tỏ ra nhạy cảm khá tốt với hai kháng sinh này do MIC còn thấp. Riêng các chủng P. aeruginosa gây<br />
NKBV, Meropenem là một sự chọn lựa tốt hơn Imipenem trong điều trị các nhiễm khuẩn nghi do trực<br />
khuẩn mủ xanh. Đặc biệt là các chủng Acinetobacter spp. với MIC50 và MIC90 đều >32µg/ml, điều này<br />
chứng tỏ Carbapenems tỏ ra kém hiệu quả trong điều trị những nhiễm khuẩn do Acinetobacter spp. đa<br />
kháng. Hiện nay, đối với các chủng Acinetobacter spp. đa kháng tại BVNDGĐ, chúng tôi nhận thấy nên<br />
có một chính sách sử dụng kháng sinh đặc biệt cho những chủng vi khuẩn đa kháng này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Điều trị thích hợp với kháng sinh phổ rộng có thể bao phủ được các tác nhân gây nhiễm khuẩn sẽ<br />
giúp làm giảm tỉ lệ tử vong, giảm thời gian nằm viện(6,7). Vì vậy, nhằm mục đích cải thiện kết cục lâm<br />
sàng cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và ngăn ngừa đề kháng thứ phát kháng sinh, tác giả Kollef đã<br />
đưa một phương pháp quản lý bệnh nhiễm khuẩn mới vào năm 2003 đó là “chọn kháng sinh đúng<br />
ngay từ đầu” và xuống thang điều trị tuỳ thuộc vào kết quả vi sinh(8). Trong số các kháng sinh sẳn có<br />
hiện nay, Carbapenems (Meropenem và Imipenem) có phổ hoạt tính rộng nhất, được xem là kháng<br />
sinh thích hợp cho phương cách “chọn kháng sinh đúng ngay từ đầu”(1). Meropenem, một kháng sinh<br />
mới được giới thiệu ở thị trường Việt Nam, qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy nó có<br />
hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn Imipenem đối với các vi khuẩn Gram âm. Điều này sẽ đóng góp<br />
thêm vào danh sách kháng sinh được chọn lựa điều trị theo kinh nghiệm đối với các trường hợp nghi<br />
ngờ NKBV do vi khuẩn Gram âm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Carbapenem: a potent class. Expert Opin. Pharmacother. (2008); 9(I); 23-27.<br />
Clinical and Laboratory Standards Institute (2007), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing: Seventeenth Information<br />
Supplement, 27(1).<br />
Gales AC, Sader HS, Dainesi SM, Mimica II, Sampaio J, Zoccoli C, Oplustil C, Mendes C (1997), “Comparative in vitro activity of<br />
Meropenem versus other extended-spectrum antimicrobial agents against 2,085 clinical isolates tested in 13 Brazilian centers”, Braz. j.<br />
infect. dis, 1(6), pp. 294-305.<br />
Gales AC, Mendes RE, Rodrigues J, Sader HS (2002), “Comparative antimicrobial activity between Meropenem and<br />
Imipenem/Cilastatina: does the clinical laboratory need to test both Imipenem and Meropenem routinely?”, Rio de Janeiro, v.38, n.1, pp. 1320.<br />
Greenwood D (1995), “Antimicrobial treatment. Sixty years on: antimicrobial drug resistance comes of age”, Lancet, 346(Suppl): s1.<br />
Kollef MH, Sherman G, Ward S, Fraser VJ (1999), “Inadequate antimicrobial treatment of infections: a risk factor for hospital mortality<br />
among critically ill patients”, Chest, 115(2), pp. 462-474.<br />
Kollef MH (2000), “Inadequate antimicrobial treatment: an important determinant of outcome for hospitalized patients”, Clin Infect Dis, 31<br />
Suppl 4, pp. S131-S138.<br />
Kollef MH (2003), “Appropriate empirical antibacterial therapy for nosocomial infections: getting it right the first time”, Drugs, 63, pp.<br />
2157-2168.<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
304<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
Nishizawa K, Hirano M, Kimura A, Mochizuki T, Yamamoto Y, Yamamura S, and Momose Y (1998), “Evaluation of the antimicrobial<br />
activity of Carbapenem and Cephem antibiotics against Pseudomonas aeruginosa isolated from hospitalized patients”, J Infect Chemother, 4,<br />
pp. 174-176.<br />
Pfaller MA, Jones RN (1997), “A Review of the In Vitro Activity of Meropenem and Comparative Antimicrobial Agents Tested against<br />
30,254 Aerobic and Anaerobic Pathogens Isolated World Wide”, Diagnostic Microbiology and Infectious Disease, 28(4), pp. 157-163.<br />
Tuyết Nguyễn Sử Minh , Hải Vũ Thị Châu, Dũng Trương Anh, (2007-2008), ”Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện<br />
Nhân Dân Gia Định”.<br />
<br />
Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Nhân dân Gia Định 2009<br />
<br />
305<br />
<br />