NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA 9 LOẠI KHÁNG SINH<br />
TRÊN TRỰC KHUẨN GRAM ÂM GÂY NHIỄM TRÙNG Ổ BỤNG<br />
(SMART 2006-2007)<br />
Võ Thị Chi Mai*, Nguyễn Tấn Cường**,***, Nguyễn Minh Hải**, và Lê Kim Ngọc Giao*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Theo dõi khuynh hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh là một yêu cầu để có thể<br />
biết được tình trạng đề kháng và đánh giá được hiệu quả của liệu pháp kháng sinh. Nghiên cứu này được thực<br />
hiện nhằm (1) xác định tính nhạy cảm qua MIC của 9 loại kháng sinh trên các trực khuẩn Gram âm hiếu khí và<br />
kỵ khí tùy nghi gây nhiễm trùng ổ bụng; (2) khảo sát tần suất tiết ESBL của vi khuẩn đường ruột; (3) theo dõi<br />
trực khuẩn không lên men đường tiết carbapenemase.<br />
Phương pháp: tiền cứu. Chọn tác nhân gây nhiễm trùng ổ bụng là các trực khuẩn Gram âm hiếu khí và kỵ<br />
khí tùy nghi phân lập từ 200 mẫu mủ-dịch lấy trong lúc mổ. Thử nghiệm MIC của imipenem, ertapenem,<br />
cefepime, cefepime + clavulanate, ceftazidime, ceftazidime + clavulanate, cefoxitin, ciprofloxacin, amikacin,<br />
levofloxacin, cefotaxime + cla-vulanate, cefotaxime, piperacillin + tazobactam, ampicillin + sulbactam và<br />
ceftriaxone thực hiện trên các phiến MicroScan. Xác định ESBL với 3 cặp kháng sinh cefepime: cefepime +<br />
clavulanate, ceftazidime: ceftazidime + clavulante, và cefotaxime: cefo-taxime + clavulanate. Kết quả nhạy cảm<br />
được giải thích dựa theo CLSI.<br />
Kết quả: Trực khuẩn đường ruột chiếm 92%, trực khuẩn không lên men đừơng 8%. Cả hai nhóm chưa có<br />
đề kháng imipenem và ertapenem. Vi khuẩn nhạy cảm cao với amikacin, piperacillin + tazobactam, cefoxitin. Với<br />
4 cephalosporin còn lại, vi khuẩn đường ruột nhạy cảm khá (69,7% - 90%) nhưng nhóm không lên men đường<br />
đề kháng rất cao với cefotaxime và ceftriaxone. Gần 30% vi khuẩn đường ruột tiết ESBL, trong đó có 30,4% E<br />
coli, 30,3% Klebsiella spp., 20% Citrobacter spp.<br />
Kết luận: Chương trình SMART cần được tiếp tục để theo dõi nhiễm khuẩn cộng đồng do vi khuẩn tiết<br />
ESBL và vi khuẩn tiết carbapenemase.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MIC OF NINE ANTIBIOTICS AGAINST GRAM-NAGATIVE BACILLI CAUSING INTRA-ABDOMINAL<br />
INFECTIONS (SMART 2006-2007)<br />
Vo Thi Chi Mai, Nguyen Tan Cuong, Nguyen Minh Hai, Le Kim Ngoc Giao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 320 – 323<br />
Background: Monitoring antimicrobial resistance trends is a critical necessity to recognize the current<br />
situation of resistance and evaluate antimicrobial therapy. In this study, we (1) examine susceptibility of 9<br />
antibiotics against aerobic and facultative Gram-negative bacilli isolated from patients with intra-abdominal<br />
infections by MIC; (2) investigate ESBL prevalence; and (3) detect carbapenemase prevalence.<br />
Methods: In the prospective study, 200 specimens intraoperatively collected are examined. Aerobic and<br />
facultative Gram-negative bacilli are tested susceptibility by using MIC of imipenem, ertapenem, cefepime,<br />
cefepime+clavulanate, ceftazidime, ceftazidime+clavulanate, cefoxitin, ciprofloxacin, amikacin, levofloxacin,<br />
∗<br />
<br />
Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp HCM; ** Khoa Ngọai, bệnh viện Chợ Rẫy;<br />
Bộ môn Ngoại, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp HCM<br />
<br />
***<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
cefotaxime + clavulanate, cefotaxime, piperacillin + tazobactam, ampicillin + sulbactam, and ceftriaxone with<br />
MicroScan microplates. ESBL are confirmed with either cefepime + clavulanate, ceftazidime + clavulanate, or<br />
cefotaxime + clavulanate. Results are interpreted with CLSI breakpoints.<br />
Results: Enterobacteriaceae comprises 92% of the total isolates, and the rest is<br />
Gram-negative nonfermenters. There is no resistance against imipenem and ertapenem. Amikacin,<br />
piperacillin+tazobactam, cefoxitin are highly active. To cefepime, ceftazidime, cefotaxime, and ceftriaxone,<br />
Enterobacteriaceae is quite susceptible (69.7-90%), and the nonfermenters are highly susceptible only to the two<br />
formers. ESBL producers are detected in 55 Enterobacteriaceae isolates (approx. 30%), including 30.4% of E coli,<br />
30.3% of Klebsiella spp., 20% of Citrobacter spp.<br />
Conclusion: Continuation of SMART is needed to trace ESBL-producing and carbapenemase-producing<br />
Gram-negative bacilli causing community-acquired infections.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Thu thập bệnh phẩm<br />
<br />
Đề kháng kháng sinh là vấn đề được quan<br />
tâm rộng rãi trên toàn thế giới vì sự xuất hiện và<br />
lan truyền tính kháng thuốc của các tác nhân vi<br />
khuẩn gây bệnh. Nhiều chương trình theo dõi đề<br />
kháng kháng sinh đã được tiến hành ở nhiều cấp<br />
độ tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có<br />
nghiên cứu Giám sát khuynh hướng đề kháng<br />
kháng sinh (Study for Monitoring Antimicrobial<br />
Resistance Trends, SMART). Nghiên cứu này là<br />
một chương trình toàn cầu khởi sự từ năm 2002<br />
được thiết kế để theo dõi sự kháng thuốc qua<br />
kháng sinh đồ của những trực khuẩn Gram âm<br />
hiếu khí và kỵ khí tùy nghi phân lập từ các<br />
nhiễm khuẩn ổ bụng. Bệnh viện Chợ Rẫy tham<br />
gia nghiên cứu Giám sát khuynh hướng đề<br />
kháng kháng sinh năm 2006 - 2007 với mục tiêu:<br />
<br />
200 mẫu mủ hoặc dịch thu thập trong khi<br />
phẫu thuật ổ bụng cho các bệnh nhân nhập khoa<br />
Ngoại gan-mật-tụy và Ngoại tiêu hóa của bệnh<br />
viện Chợ Rẫy được chẩn đoán nhiễm trùng ổ<br />
bụng từ cộng đồng, bao gồm viêm ruột thừa,<br />
viêm phúc mạc, viêm nhiễm đường mật, viêm<br />
tụy, thủng loét dạ dày, đại tràng... Mỗi bệnh<br />
nhân chỉ lấy kết quả phân lập đầu tiên.<br />
<br />
1/ Xác định tần suất các loài trực khuẩn gây<br />
nhiễm trùng ổ bụng.<br />
2/ Định lượng mức nhạy cảm kháng sinh của<br />
những vi khuẩn này bằng nồng độ ức chế tối<br />
thiểu (MIC).<br />
3/ Xác định vi khuẩn họ Đường ruột tiết<br />
enzyme β-lactamase phổ rộng (ESBL).<br />
4/ Khảo sát trực khuẩn không lên men<br />
đường tiết enzyme carbapenemase.<br />
<br />
VẬT LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đây là một nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt<br />
ngang.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
Phương pháp<br />
Mủ được nuôi cấy, phân lập và định danh<br />
theo quy trình chuẩn. Trực khuẩn phân lập<br />
được làm thử nghiệm đo nồng độ ức chế tối<br />
thiểu với 12 loại kháng sinh: imipenem (Imp),<br />
ertapenem (Etp), cefepime (Cpe), ceftazidime<br />
(Caz), cefoxitin (Cfx), ciprofloxacin (Cip),<br />
amikacin (Ak), levofloxacin (Lvx), cefotaxime<br />
(Cft),<br />
piperacillin+tazobactam<br />
(P/T),<br />
ampicillin+sul-bactam (A/S), và ceftriaxone<br />
(Cax) theo kỹ thuật vi pha loãng trên các phiến<br />
nhựa Microscan (Dade Microscan) dựa theo<br />
tiêu chuẩn CLSI 2006(1).<br />
Chủng tiết ESBL được xác định với<br />
cefepime+clavulanate,<br />
ceftazidime+clavulanate, cefotaxime+clavulanate nếu MIC giảm<br />
≥ 8 lần so với cefepime, ceftazidime,<br />
cefotaxime. Chủng tiết carbapenemase nếu có<br />
MIC của imipenem ≥ 16 µg/mL.<br />
Kiểm tra chất lượng được thực hiện với E.<br />
coli ATCC 25922, K. pneumoniae ATCC 700603, và<br />
P. aeruginosa ATCC 27853.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
1/ Nuôi cấy 200 mẫu phân lập được 184 trực<br />
khuẩn Gram âm họ Đường ruột, chiếm tỉ lệ 92%,<br />
và 16 trực khuẩn không lên men đường, chiếm tỉ<br />
lệ 8% (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Kết quả phân lập vi khuẩn<br />
Loài vi khuẩn<br />
Escherichia coli<br />
Klebsiella spp. + K pneumoniae<br />
Citrobacter spp.<br />
Morganella morganii<br />
Proteus spp.<br />
Pantoea agglomerans<br />
Enterobacter spp.<br />
Edwardsiella tarda<br />
Escherichia spp.<br />
Pseudomonas aeruginosa<br />
Alcaligenes spp.<br />
Pseudomonas fluorescens<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lượng phân lập<br />
(%)<br />
125 (62,5%)<br />
33 (16,5%)<br />
10 (5%)<br />
4 (2%)<br />
4 (2%)<br />
4 (2%)<br />
2 (1%)<br />
1 (0,5%)<br />
1 (0,5%)<br />
11 (5,5%)<br />
4 (2%)<br />
1 (0,5%)<br />
200<br />
<br />
2/ Tính nhạy cảm kháng sinh được xác định<br />
dựa trên nồng độ ức chế tối thiểu breakpoint của<br />
CLSI. Bảng 2 ghi nhận kết quả nhạy cảm với 12<br />
loại kháng sinh.<br />
Bảng 2a. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của các chủng<br />
phân lập<br />
Vi khuẩn<br />
Escherichia*<br />
Klebsiella<br />
Citrobacter<br />
Morganella<br />
Proteus<br />
Pantoea<br />
Enterobacter<br />
Edwardsiella<br />
Pseudomonas<br />
Alcaligenes<br />
<br />
Imp Etp Cpe Caz<br />
Cfx<br />
Cip<br />
100% 100% 73% 87,3% 92,8% 58,7%<br />
100% 100% 78,8% 81,8% 94% 72,7%<br />
100% 100% 90% 90% 70% 60%<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
3/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
2/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
2/4<br />
2/4<br />
1/4<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
0/2<br />
1/2<br />
1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
100% KT 91,6% 83,3% KT 100%<br />
4/4<br />
KT<br />
3/4<br />
4/4<br />
KT<br />
1/4<br />
<br />
Ghichú: KT = không thử; * tính chung 125 E<br />
coli và 1 Escherichia spp.<br />
Bảng 2b. Tỉ lệ nhạy cảm kháng sinh của các chủng<br />
phân lập (tiếp)<br />
Vi khuẩn<br />
Ak<br />
Lvx<br />
Cft<br />
P/T<br />
As<br />
Cax<br />
Escherichia* 99,2% 59,5% 72,2% 96,8% 21,4% 70,6%<br />
Klebsiella<br />
94% 75,7% 69,7% 91% 48,5% 75,7%<br />
Citrobacter 100% 60% 80% 100% 60% 80%<br />
Morganella<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
0/4<br />
4/4<br />
Proteus<br />
4/4<br />
3/4<br />
4/4<br />
4/4<br />
3/4<br />
3/4<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
Ak<br />
Lvx<br />
Cft<br />
P/T<br />
Pantoea<br />
3/4<br />
2/4<br />
1/4<br />
3/4<br />
Enterobacter 2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
2/2<br />
Edwardsiella 1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
1/1<br />
Pseudomonas 100% 100% 16,6% 100%<br />
Alcaligenes<br />
3/4<br />
3/4<br />
3/4<br />
4/4<br />
<br />
As<br />
0/4<br />
2/2<br />
1/1<br />
KT<br />
KT<br />
<br />
Cax<br />
1/4<br />
2/2<br />
1/1<br />
33,3%<br />
3/4<br />
<br />
Ghichú: KT = không thử; * tính chung 125 E<br />
coli và 1 Escherichia spp<br />
3/ Dựa trên tiêu chí MIC của cefepime +<br />
clavulanate (Cpe/CA), ceftazidime + clavulanate<br />
(Caz/CA), cefotaxime + clavulanate (Cft/CA)<br />
theo thứ tự giảm ít nhất 8 lần so với MIC của<br />
Cpe, Caz, Cft thì các trực khuẩn đường ruột tiết<br />
enzyme β-lactamase phổ rộng (ESBL) được xác<br />
định theo Bảng 3.<br />
Bảng 3. Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột tiết ESBL<br />
Vi khuẩn<br />
Tỉ lệ ESBL<br />
Escherichia coli<br />
38/125<br />
K pneumoniae + Klebsiella spp.<br />
10/33<br />
Citrobacter spp.<br />
2/10<br />
Morganella morganii<br />
0/4<br />
Proteus spp<br />
1/4<br />
Pantoea agglomerans<br />
3/4<br />
Enterobacter spp<br />
0/2<br />
Edwardsiella tarda<br />
0/1<br />
Escherichia spp<br />
1/1<br />
Tổng số vi khuẩn đường ruột =184<br />
55/184<br />
<br />
%<br />
30,4<br />
30,3<br />
20<br />
<br />
31,25<br />
(5/16)<br />
<br />
29,9%<br />
<br />
4/ Tỉ lệ nhạy cảm imipenem của trực khuẩn<br />
Gram âm không lên men đường: 9/11<br />
Pseudomonas aeruginosa, 1/1 P. fluorescens, 3/4<br />
Alcaligenes spp. Hai chủng P. aeruginosa và một<br />
chủng Alcaligenes nhạy cảm trung gian với<br />
imipenem.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 200 mẫu nhiễm trùng ổ bụng trực<br />
khuẩn đường ruột là tác nhân chiếm ưu thế<br />
(92%), so với kết quả SMART năm 2004 là 83%<br />
của vùng châu Á - Thái bình dương (Hsueh và<br />
cs, 2006). Ngoại trừ mức đề kháng cao<br />
ampicillin+sulbactam,<br />
giảm<br />
nhạy<br />
cảm<br />
fluoroquinolone, các vi khuẩn này còn nhạy cảm<br />
tốt với 9 kháng sinh còn lại. Tuy nhiên cũng cần<br />
lưu ý tỷ lệ 29,9% chủng phân lập sinh ESBL. Ở<br />
nghiên cứu SMART 2004, tỉ lệ ESBL vùng châu<br />
Á là 26,7%; bao gồm ở Trung quốc là 37,7%, ở<br />
Korea là 21,2%, ở Taiwan là 22%, và ở<br />
<br />
3<br />
<br />
Philippines chỉ 2%. Những chủng tiết ESBL sẽ<br />
được xem là đề kháng với tất cả cephalosporin,<br />
dù cho MIC của chúng thấp hơn trị số<br />
breakpoint nhạy.<br />
Nghiên cứu SMART 2006 - 2007 ở bệnh viện<br />
Chợ Rẫy cũng ghi nhận sự khác biệt trong việc<br />
phát hiện ESBL nếu dựa vào MIC ≥ 2µg/mL của<br />
ceftazidime, cefotaxime, và cặp cefepime: cefepime+clavulanate(2,3,5,6) so với tiêu chuẩn CLSI<br />
2006(1) và Sổ tay hướng dẫn về đề kháng do<br />
ESBL(4). Vấn đề kỹ thuật phát hiện ESBL vẫn còn<br />
cần phải tiếp tục được theo dõi để đạt được sự<br />
thống nhất tối ưu áp dụng được cho các labô vi<br />
sinh lâm sàng của bệnh viện.<br />
Căn cứ breakpoint kháng imipenem là ≥ 16<br />
µg/mL và kháng ertapenem là ≥ 8 µg/mL, nghiên<br />
cứu này chưa phát hiện chủng đề kháng 2 loại<br />
carbapenem này. Tuy vậy, 7 trực khuẩn đường<br />
ruột có MIC imipenem trong khỏang 2 - 4<br />
µg/mL; 4 chủng trực khuẩn không lên men<br />
đường có MIC imipenem từ 4 - 8 µg/mL; và 1 vi<br />
khuẩn Klebsiella có MIC ertapenem 2 µg/mL. Sự<br />
kiện này cho thấy cần thiết tiếp tục nghiên cứu<br />
Giám sát khuynh hướng đề kháng kháng sinh<br />
nhiều năm.<br />
Cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi công ty MSD.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
CLSI (Clinical and laboratory standards institute).<br />
Performance standards for antimicrobial susceptibility testing.<br />
16th informational supplement. 2006, Wayne, PA<br />
CLSI (Clinical and laboratory standards institute).<br />
Performance standards for antimicrobial susceptibility testing.<br />
13th informational supplement. 2003, Villanova, PA<br />
Hsueh PR, TA Snyder, MJ DiNubile, et al. (2006) In vitro<br />
susceptibilities of aerobic and facultative Gram-negative<br />
bacilli<br />
isolated<br />
from<br />
patients<br />
with<br />
intra-abdominal infections in the Asia-Pacific region: 2004<br />
results from SMART. Int J Antimicrob Agents, 28:238-243<br />
Livermore DM and DL Paterson (2005) Pocket guid to<br />
extended-spectrum β-lactamases in resistance. Current<br />
Medicine Group Ltd., London. pp 10-30<br />
Sturenburg E, I Sobotka, D Noor, et al. (2004) Evaluation of a<br />
new cefepime-clavulanate ESBL Etest to detect extendedspectrum β-lactamases in an Enterobacteriaceae strain<br />
collection. J Antimicrob Chemother, 54:134-138<br />
Thompson KS (2001) Controversies about extended-spectrum<br />
and AmpC beta-lactamases. Emerg Infect Dis, 7:333-336<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />