Bùi Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 115 - 120<br />
<br />
KHẢO SÁT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY THUỘC<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN<br />
Bùi Thị Thu Hương*, Đỗ Đình Long<br />
Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng phương pháp điều tra và khảo sát một số đối tượng là người lao động tại một số nhà máy<br />
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và<br />
cộng đồng xã hội, nghiên cứu đã cho thấy thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất<br />
một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp.<br />
Từ khóa: Thái Nguyên, doanh nghiệp công nghiệp, trách nhiệm xã hội, người lao động, người<br />
tiêu dùng, cộng đồng.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết<br />
cho sự tồn tại và phát triển của các doanh<br />
nghiệp nói chung và doanh nghiệp công<br />
nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, nếu những nhà<br />
quản trị doanh nghiệp hiểu sai bản chất của<br />
lợi nhuận, coi đó là mục đích chính của doanh<br />
nghiệp và bằng mọi cách để đạt được lợi<br />
nhuận thì sự tồn tại của doanh nghiệp đó có<br />
thể sẽ bị đe dọa. Mặt khác, các doanh nghiệp<br />
công nghiệp là bộ phận cấu thành nên hệ<br />
thống kinh tế - xã hội, do đó doanh nghiệp<br />
luôn phải tìm cách hài hòa về lợi ích của các<br />
bên như: khách hàng, người lao động, nhà đầu<br />
tư. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, khi mà<br />
nền kinh tế của Việt Nam đang mở cửa và hội<br />
nhập, đặc biệt, Thái Nguyên là một tỉnh trung<br />
du miền núi nhưng có rất nhiều khu công<br />
nghiệp phát triển như Khu công nghiệp Gang<br />
thép Thái Nguyên – đứa con đầu lòng của<br />
ngành công nghiệp nặng Việt Nam – luôn có<br />
những đóng góp đáng kể cho sự phát triển nền<br />
kinh tế của tỉnh và quốc gia.<br />
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu thực<br />
trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp<br />
công nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp<br />
nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố<br />
Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp<br />
của Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết<br />
*<br />
<br />
Tel: 0906150383; Email: huongbui.ptit@gmail.com<br />
<br />
và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Bởi<br />
khi các doanh nghiệp công nghiệp đưa ra các<br />
quyết định quản lý cần phải xác định các giá<br />
trị, lợi ích cần tôn trọng và phải cân đối hài hòa<br />
và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng,<br />
lợi nhuận, tức là phải có trách nhiệm xã hội.<br />
KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br />
CỦA DOANH NGHIỆP<br />
Theo định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế<br />
tư nhân của Ngân hàng thế giới, trách nhiệm<br />
xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social<br />
Responsibility hay CSR) là “ sự cam kết của<br />
doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển<br />
kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động<br />
nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người<br />
lao động và các thành viên gia đình họ, cho<br />
cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi<br />
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển<br />
chung của xã hội”.<br />
Khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, nhu<br />
cầu của khách hàng ngày càng cao, xã hội<br />
ngày càng có cái nhìn khắt khe đối với doanh<br />
nghiệp. Để phát triển bền vững thì doanh<br />
nghiệp cần phải luôn tuân thủ những chuẩn<br />
mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi<br />
trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn<br />
lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát<br />
triển nhân viên, góp phần phát triển cộng<br />
đồng. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp được cụ thể hóa như sau:<br />
- Trách nhiệm đối với người lao động<br />
- Trách nhiệm đối với người tiêu dùng<br />
115<br />
<br />
120Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường<br />
- Trách nhiệm đối với cộng đồng<br />
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI<br />
CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY THUỘC CÔNG<br />
TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN<br />
Tác giả đã lựa chọn ba nhà máy thuộc Công<br />
ty Gang thép Thái Nguyên, gồm Nhà máy<br />
Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy Cán thép<br />
Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang để nghiên cứu<br />
và thực hiện phát phiếu điều tra khảo sát đối<br />
với ba đối tượng chính là người lao động của<br />
các nhà máy, người tiêu dùng sản phẩm của<br />
các nhà máy và cộng đồng người dân sống<br />
xung quanh địa bàn hoạt động sản xuất của<br />
các nhà máy. Để từ đó thấy được thực trạng<br />
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh<br />
nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố<br />
Thái Nguyên. Cụ thể như sau:<br />
Mẫu dành cho người lao động tập trung vào<br />
các vấn đề như các nhà máy có lạm dụng sức<br />
lao động của người chưa thành niên không?<br />
Có đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao<br />
động không? Có thực hiện đào tạo và học<br />
nghề không? Các chế độ tiền lương, thưởng,<br />
phúc lợi và mức độ an toàn - vệ sinh lao động<br />
có được đảm bảo không?<br />
Mẫu dành cho người tiêu dùng tập trung<br />
vào các vấn đề như sản phẩm của các nhà<br />
máy có đảm bảo chất lượng không? Định<br />
giá và các chính sách về giá có hợp lý<br />
không? Các nhà máy có các chương trình<br />
xúc tiến sản phẩm không?<br />
Mẫu dành cho cộng đồng tập trung vào các<br />
vấn đề như các nhà máy có gây ô nhiễm môi<br />
trường sống không? Có khai thác tài nguyên<br />
thiên nhiên bừa bãi không? Có thực hiện các<br />
hoạt động từ thiện không?<br />
Số phiếu phát ra và số phiếu thu về hợp lệ<br />
dành cho người lao động là 100 phiếu, dành<br />
cho người tiêu dùng là 100 phiếu và dành cho<br />
cộng đồng là 100 phiếu.<br />
Kết quả phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm<br />
dành cho ba đối tượng trên cho thấy các nhà<br />
máy nghiên cứu đã thực hiện tương đối tốt<br />
trách nhiệm xã hội của mình. Cụ thể như sau:<br />
<br />
105(05): 115 - 120<br />
<br />
Về trách nhiệm đối với người lao động,<br />
100% ý kiến người được hỏi đều trả lời rằng<br />
các nhà máy nghiên cứu không có hành vi<br />
lạm dụng sức lao động của người dưới 15 tuổi<br />
và người chưa thành niên. Các nhà máy này<br />
cũng đã tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho<br />
người lao động. Cụ thể: nơi làm việc của Nhà<br />
máy Cán thép Thái Nguyên được chuyên môn<br />
hóa về cả máy móc, thiết bị và người lao<br />
động, công nghệ sản xuất ổn định mặc dù<br />
hàng sản xuất đa dạng, sản phẩm phải trải qua<br />
nhiều khâu, nhiều bước công việc. Trong khi<br />
đó, Nhà máy Cán thép Lưu Xá và Nhà máy<br />
Luyện gang được trang bị một hệ thống đèn<br />
chiếu sáng đầy đủ cùng với các thiết bị chống<br />
ồn, chống lóa, có hệ thống quạt thông gió<br />
chống nóng.<br />
Bên cạnh đó, các nhà máy nghiên cứu đều<br />
tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn<br />
công nghiệp về số giờ làm việc và số giờ nghỉ<br />
ngơi trong bất kỳ trường hợp nào. Thời giờ<br />
làm việc bình thường không vượt quá 08<br />
giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Người lao động làm<br />
theo ca thì nghỉ ít nhất là 12 giờ trước khi<br />
chuyển sang ca mới.<br />
Ngoài ra, các nhà máy nghiên cứu cũng luôn<br />
quan tâm tới vấn đề nâng cao trình độ chuyên<br />
môn và tay nghề cho người lao động, góp phần<br />
làm tăng năng suất lao động, đồng thời cũng thể<br />
hiện trách nhiệm của đơn vị đối với họ. Các<br />
chương trình đào tạo được lên kế hoạch với<br />
nhiều hình thức đa dạng và nội dung phong phú.<br />
Trong năm 2012, có khoảng hơn 15 lớp đào tạo<br />
được mở ra cho người lao động tại các nhà máy,<br />
nội dung chương trình đào tạo được thể hiện<br />
thông qua bảng 1.<br />
Tiền lương trả cho thời giờ làm việc một tuần<br />
của các nhà máy nghiên cứu đáp ứng được với<br />
pháp luật và tiêu chuẩn ngành và đáp ứng với<br />
nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình<br />
họ; không áp dụng hình thức xử phạt bằng<br />
cách trừ lương. Có các chế độ lương thưởng<br />
phù hợp, đảm bảo mức thù lao của người lao<br />
động hàng tháng khi nhận được đáp ứng đầy<br />
đủ nhu cầu tối thiếu cơ bản của con người.<br />
Thường xuyên nâng cao thu nhập cho người<br />
lao động bằng nhiều hình thức khác nhau.<br />
<br />
116<br />
<br />
121Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 115 - 120<br />
<br />
Bảng 1. Danh mục các lớp đào tạo người lao động<br />
tại một số nhà máy thuộc Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên năm 2012<br />
Tên lớp đào tạo<br />
1. Xây dựng hệ thống quản lý theo<br />
định hướng ISO<br />
2. Xây dựng hệ thống lương thưởng<br />
làm đòn bẩy trong quản lý<br />
3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt<br />
lõi của Công ty<br />
4. Công nghệ luyện cán thép<br />
5. Cơ khí chế tạo<br />
<br />
Thời gian dự kiến<br />
20 ngày<br />
15 ngày<br />
3 ngày<br />
30 ngày<br />
30 ngày<br />
<br />
Địa điểm<br />
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy<br />
Cán thép Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang<br />
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà<br />
máy Luyện gang<br />
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy<br />
Cán thép Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang<br />
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên<br />
Nhà máy cán thép Lưu Xá<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)<br />
Bảng 2. Hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm thép của một số nhà máy<br />
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên<br />
Các loại sản phẩm<br />
Thép thanh tròn trơn<br />
<br />
Tiêu chuẩn áp dụng<br />
TCVN 1651 – 1:2008<br />
JSC G3112 - 2004<br />
TCCS 01: 2010/Tisco<br />
A615/A615M – 04b<br />
BS 4449 : 1997<br />
TCVN 6285 : 1997<br />
TCVN 1656 - 93<br />
TCVN 1654 - 75<br />
TCVN 1655 - 75<br />
<br />
Thép thanh vằn<br />
Thép chịu hàn bằng phương pháp thông thường<br />
Thép góc cạnh đều<br />
Thép chữ C<br />
Thép chữ I<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)<br />
<br />
Đặc biệt vấn đề an toàn và vệ sinh lao động<br />
luôn được chú trọng và đưa lên hàng đầu. Các<br />
nhà máy nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo<br />
hộ lao động đồng thời với kế hoạch sản xuất<br />
kinh doanh hàng quý. Nội dung gồm có 5<br />
phần: Kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy<br />
nổ, kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống<br />
độc hại và cải thiện điều kiện lao động, trang<br />
bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm lo sức<br />
khỏe cho người lao động, tuyên truyền giáo<br />
dục huấn luyện về bảo hộ lao động.<br />
Về trách nhiệm đối với người tiêu dùng, các<br />
nhà máy nghiên cứu đã cung cấp đầy đủ các<br />
chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thép<br />
tới người tiêu dùng, giúp họ có thể so sánh về<br />
mẫu mã, chất lượng và tính năng của cùng<br />
một dòng sản phẩm cũng như đối chiếu với<br />
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí,<br />
người tiêu dùng còn được chỉ dẫn cách phân<br />
biệt giữa sản phẩm của Công ty và các sản<br />
phẩm nhái, giả, kém chất lượng. Dữ liệu trong<br />
<br />
bảng 2 cho thấy hiện nay, sản phẩm thép của<br />
Nhà máy Cán thép Lưu Xá và Nhà máy Cán<br />
thép Thái Nguyên đang áp dụng chủ yếu hệ<br />
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn<br />
Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng các nhà<br />
máy luôn đề cao chất lượng quản lý, quy<br />
trình bởi một hệ thống quản lý tốt, quy trình<br />
tốt sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất<br />
lượng cao, sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu<br />
của khách hàng, giữ vị trí dẫn đầu trong<br />
ngành công nghiệp gang và thép.<br />
Hiện nay, các nhà máy nghiên cứu thuộc<br />
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã<br />
đưa ra mức giá linh hoạt đối với tất cả các<br />
loại sản phẩm mà đơn vị cần đẩy mạnh tiêu<br />
thụ. Ngoài ra, các nhà máy này còn áp dụng<br />
một số chính sách trợ giá, hoa hồng và thưởng<br />
cho các đại lý để sao cho sản phẩm đến tay<br />
người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất.<br />
Hàng quý, tại Nhà máy Cán thép Lưu Xá có<br />
hoạt động tổng kết doanh thu bán hàng và sản<br />
117<br />
<br />
122Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lượng của các đại lý, từ đó chọn ra 10 đại lý<br />
có doanh thu và sản lượng cao nhất để thưởng<br />
theo chế độ.<br />
Hoạt động khuyến mại của các nhà máy trong<br />
giai đoạn 2010 – 2012 không chỉ dừng lại ở<br />
việc sử dụng hình thức khuyến mại theo từng<br />
đợt (nhất là đối với những sản phẩm khó tiêu<br />
thụ), tùy theo loại sản phẩm khuyến mại khác<br />
nhau thì có những mức khuyến mại khác<br />
nhau; mà các nhà máy còn áp dụng hình thức<br />
khuyến mại cho các đại lý và các khách hàng<br />
thường xuyên, khách hàng mua số lượng lớn<br />
được chiết khấu phần trăm đơn hàng và hỗ trợ<br />
cước phí vận chuyển.<br />
Về trách nhiệm bảo vệ môi trường, trong<br />
những năm qua, các nhà máy nghiên cứu<br />
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái<br />
Nguyên đã quan tâm nhiều hơn đến trách<br />
nhiệm bảo vệ môi trường. Nhận thức về môi<br />
trường của các nhà máy được nâng cao, ý<br />
thức bảo vệ môi trường đang dần trở thành<br />
thói quen của các nhà máy. Các nhà máy<br />
nghiên cứu đã hạn chế được một phần mức độ<br />
gia tăng ô nhiễm, chú trọng khắc phục suy<br />
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Điều<br />
kiện vệ sinh môi trường ở các nhà máy<br />
nghiên cứu đang từng bước cải thiện, người<br />
dân sống quanh khu công nghiệp có điều kiện<br />
môi trường ngày càng tốt hơn. Các nhà máy<br />
nghiên cứu tích cực đầu tư sản xuất, đổi mới<br />
trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng<br />
sản phẩm, từng bước đầu tư hệ thống xử lý ô<br />
nhiễm môi trường.<br />
Tuy nhiên, qua khảo sát, chỉ có Nhà máy Cán<br />
thép Lưu Xá trong quá trình sản xuất có hệ<br />
thống xử lý khí thải (mùi), bụi. Còn lại 2 nhà<br />
máy chưa có hệ thống xử lý khí thải, bụi (theo<br />
nội dung bản đăng ký cam kết đạt trên tiêu<br />
chuẩn môi trường đã được phê duyệt). Hầu<br />
như khí thải được đưa qua ống khói thải trực<br />
tiếp ra môi trường. Theo kết quả phân tích<br />
mẫu khí thải ống khói lò hơi của Nhà máy<br />
Cán thép Thái Nguyên và Nhà máy Luyện<br />
Gang, hàm lượng SO2 vượt 2,7 lần, khí bụi<br />
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – dưới 5 lần.<br />
Nhà máy Luyện gang thải khí NO2 với nồng<br />
độ vượt 6,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép<br />
<br />
105(05): 115 - 120<br />
<br />
(Theo báo cáo bảo vệ môi trường của Công ty<br />
cổ phần Gang thép Thái Nguyên).<br />
Về trách nhiệm đối với cộng đồng, các nhà<br />
máy nghiên cứu đều nhận thức rõ cộng đồng<br />
là nơi các doanh nghiệp nương tựa và phát<br />
triển. Việc góp phần xây dựng cộng đồng là<br />
việc tất yếu để tạo dựng nền tảng phát triển<br />
cho các doanh nghiệp. Do đó, các nhà máy<br />
nghiên cứu xác định rõ vai trò của mình trong<br />
cộng đồng là luôn đóng góp tích cực để xây<br />
dựng một môi trường tốt đẹp và góp phần vào<br />
sự phát triển chung của xã hội. Các nhà máy<br />
nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có<br />
những đóng góp như: Nhà máy Cán thép Thái<br />
Nguyên tham gia hoạt động từ thiện hỗ trợ<br />
quỹ tài năng trẻ, hỗ trợ người nghèo tỉnh Thái<br />
Nguyên, tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng<br />
tại thành phố Thái Nguyên nhân ngày<br />
27/07/2011, tài trợ chương trình kêu gọi bảo<br />
vệ môi trường của Thái Nguyên “Lá phổi<br />
thành phố Thái Nguyên còn hay mất”... Còn<br />
Nhà máy Cán thép Lưu Xá luôn coi trọng duy<br />
trì mối quan hệ với địa phương, phòng chống<br />
tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội,<br />
bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn<br />
hóa ở khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng<br />
như đường xá, trường học... Tích cực tham<br />
gia các hoạt động từ thiện như ủng hộ quỹ Vì<br />
người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam,<br />
quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai... Nhà máy<br />
Luyện gang đã tham gia ủng hộ đồng bào lũ<br />
lụt, cứu trợ các trẻ em tàn tật của Thái<br />
Nguyên. Từ năm 2010 đến 2012, cán bộ công<br />
nhân viên và Nhà máy đã ủng hộ trên 300<br />
triệu đồng cho các công tác từ thiện và ủng hộ<br />
địa phương, góp phần xây dựng thành phố<br />
Thái Nguyên giầu mạnh.<br />
MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC<br />
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT<br />
SỐ NHÀ MÁY THUỘC CÔNG TY CỔ<br />
PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN<br />
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của một<br />
số nhà máy thuộc Công ty cổ phần Gang<br />
thép Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 –<br />
2012 đã đạt được nhiều kết quả khích lệ<br />
nhưng cũng còn nhiều tồn tại cần giải<br />
quyết, cụ thể như sau:<br />
<br />
118<br />
<br />
123Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Bùi Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Sự hiểu biết của người lao động và khách<br />
hàng về trách nhiệm xã hội còn hạn chế, hầu<br />
hết đều gắn khái niệm trách nhiệm xã hội với<br />
tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Cách<br />
hiểu này đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng<br />
trách nhiệm xã hội. Một tỷ lệ cao những đối<br />
tượng được điều tra tỏ ra bị động, chỉ chịu<br />
thực thi trách nhiệm khi bị bắt buộc chứ chưa<br />
chủ động hành động vì lợi ích xã hội.<br />
- Hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa<br />
thật sự đầy đủ và chặt chẽ, tạo điều kiện cho<br />
các đơn vị vi phạm pháp luật.<br />
- Các đơn vị đang có những vi phạm như khai<br />
báo sai số lao động sử dụng, ký hợp đồng lao<br />
động thời vụ hoặc theo công việc có thời hạn<br />
dưới 3 tháng, trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm<br />
cho người lao động, đóng bảo hiểm trên mức<br />
lương thấp nhất có thể.<br />
- Vẫn còn tồn tại một số nhà máy chủ quan,<br />
chỉ quan tâm tới lợi nhuận doanh nghiệp<br />
trước mắt mà xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi<br />
trường, thải chất độc hại làm ô nhiễm không<br />
khí và nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe<br />
người lao động và người dân sống quanh khu<br />
vực nhà máy.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH<br />
NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY<br />
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN GANG<br />
THÉP THÁI NGUYÊN<br />
- Cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt<br />
buộc các đơn vị nghiên cứu phải thực thi<br />
trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và<br />
nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách<br />
nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi<br />
trường và khung pháp lý cho các đơn vị hoạt<br />
động. Khung pháp lý chính là biện pháp có<br />
hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhà nước<br />
cần đưa ra những chính sách, yêu cầu chuẩn<br />
mực cao hơn để doanh nghiệp thực hiện trách<br />
nhiệm xã hội của mình ở phương diện pháp lý<br />
và tiến tới tự giác thực hiện trách nhiệm xã<br />
hội ở mức độ nhân đạo. Cụ thể như Nhà nước<br />
cần xây dựng và hoàn thiện các Bộ luật có<br />
liên quan như Luật Đầu tư, Luật Lao động,<br />
Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Người tiêu<br />
<br />
105(05): 115 - 120<br />
<br />
dùng, Luật Môi trường... Các cơ quan chức<br />
năng cần có những biện pháp để khuyến<br />
khích doanh nghiệp có thành tích trong việc<br />
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như<br />
các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng<br />
Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong<br />
thực hiện trách nhiệm xã hội là một tiêu<br />
chuẩn để xét.<br />
- Các đơn vị phải đưa ra những quy định,<br />
quy tắc, chuẩn mực riêng cho doanh nghiệp<br />
của mình để thực hiện tốt những trách nhiệm<br />
nói trên. Doanh nghiệp phải trích một phần<br />
lợi nhuận để chi phí cho những hoạt động tạo<br />
lập môi trường thực hiện trách nhiệm xã hội<br />
trong doanh nghiệp. Khi thành lập doanh<br />
nghiệp, mục đích đầu tiên của chủ doanh<br />
nghiệp là kinh tế, là lợi nhuận; song, như đã<br />
phân tích ở trên, người làm kinh tế phải trau<br />
dồi kiến thức về đạo đức kinh doanh, tối đa<br />
hóa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của<br />
mình, có như vậy mới mang lại những lợi ích<br />
lâu dài cho doanh nghiệp.<br />
- Cần nâng cao tuyên truyền, giáo dục cho các<br />
doanh nghiệp, không chỉ những người đứng<br />
đầu doanh nghiệp mà cả xã hội cần có ý thức<br />
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải<br />
làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của<br />
doanh nghiệp không chỉ là công tác từ thiện.<br />
Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan<br />
trọng bởi tất cả những hành vi của con người<br />
đều thông qua ý thức của con người, đều do ý<br />
thức của họ điều khiển. Vì vậy, trước hết, các<br />
phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành<br />
phổ cập các kiến thức về trách nhiệm xã hội<br />
nhằm định hướng hành vi của người dân, để<br />
người dân có thể nắm được, nhằm tự bảo vệ<br />
quyền lợi cho mình và giám sát hoạt động của<br />
doanh nghiệp. Tiếp theo, các cơ quan Nhà<br />
nước chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn<br />
doanh nghiệp như Sở Công Thương, Sở Kế<br />
hoạch – Đầu tư của thành phố Thái Nguyên<br />
cần quan tâm phổ biến những kiến thức chung<br />
nhất về trách nhiệm xã hội. Việc này có thể<br />
tiến hành bằng nhiều cách như tổ chức các<br />
lớp học cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã<br />
hội, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có<br />
uy tín của nước ngoài về đề tài này…<br />
119<br />
<br />
124Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />