intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung của tân sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh học tập trực tuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả muốn nghiên cứu sâu về ưu nhược điểm của hình thức học trực tuyến. Đồng thời phân tích chi tiết những rào cản khả năng tiếp thu tiếng Trung của tân sinh viên nhằm tìm ra những bất cập của sinh viên. Xây dựng các phương pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo động lực, hứng thú nâng cao hiệu quả học tập cho tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc khi tiếp thu nguồn ngôn ngữ mới trong bối cảnh học tập trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung của tân sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh học tập trực tuyến

  1. KHẢO SÁT TRỞ NGẠI VỀ VIỆC TIẾP THU TIẾNG TRUNG CỦA TÂN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRONG BỐI CẢNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Hồ Thị Yến Nhi1 1. D19TQ06, Khoa Ngoại Ngữ. Email:1922202040162@student.tdmu.edu.vn, TÓM TẮT Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn và kiểm soát dịch. Trong bối cảnh “Tạm ngừng lớp học, không ngừng học tập” thì học tập trực tuyến đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên sự tách biệt giữa giáo viên và học sinh về vấn đề thời gian và không gian cũng mang đến những thách thức mới cho việc học. Kết quả nghiên cứu thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến với 454 tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy phương pháp giảng dạy, môi trường học tập và đặc biệt là các đặc điểm của tiếng Trung Quốc chính là ba nguyên nhân chính khiến cho việc học trực tuyến của tân sinh viên gặp nhiều trở ngại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo của trường sau này. Nghiên cứu này có thể được xem là tiền đề cho những nghiên cứu cùng đề tài về dạy và học trực tuyến tại trường. Ngoài ra, trong bài viết có đưa ra một vài kiến nghị để làm cơ sở để phát triển phương pháp dạy học trực tuyến sau này. Từ khóa: Học tập trực tuyến, tân sinh viên D21, trở ngại, tiếp thu tiếng Trung Quốc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học trực tuyến diễn ra thông qua mạng Internet với tên gọi là E-learning, cũng có nghĩa là học từ xa. Nội dung được cập nhật qua các ứng dụng học trực tuyến như: Microsoft Teams, Zoom, Google Meet,.... Cách học này mang tính tương tác cao và đa dạng giữa giáo viên và học viên. Việc học trực tuyến đã có từ những năm 1986 nhưng trong 15 năm trở lại đây phương pháp này mới được nhiều người biết đến. Theo nghiên cứu của Babson Survey thì Mỹ có trên 7 triệu sinh viên tham gia học online và các tổ chức, đại học tại các nước phát triển cung cấp hình thức học trực tuyến lên đến 80% trong đó có các trường đại học top đầu như: Đại học California – Berkeley, Harvard và Chicago. Đối với Việt Nam phương pháp học này chỉ mới phổ biến vào thời gian gần đây khi đại dịch Covid-19 bùng phát và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 / CT-TTg, thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế đi lại, tụ tập đông người, kể cả tập trung đào tạo trong các cơ sở giáo dục. Nhằm đẩy kịp tiến độ đào tạo trường Đại Học Thủ Dầu Một đã kịp thời áp dụng phương pháp học trực tuyến cho tất cả sinh viên. Thực tế cho thấy, nhóm tân sinh viên khóa D21 có nhiều nét đặc thù hơn so với sinh viên toàn trường. Vì thời gian bắt đầu nhập học theo kế hoạch đào tạo cũng chính là khi dịch Covid-19 bùng phát. Buộc các sinh viên phải học tập 318
  2. trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022. Vì vậy trở ngại của tân sinh viên trong bối cảnh học tập trực tuyến là vấn đề đang rất được quan tâm. Đặc biệt là đối với tân sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc khi phải tiếp thu thêm một loại ngôn ngữ mới và học song song 2 ngoại ngữ. Nhìn vào các nghiên cứu liên quan của các nước trên thế giới, trong những năm gần đây, lo lắng khi học ngoại ngữ đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp thu ngôn ngữ thứ hai và đắt thụ ngoại ngữ (Horwitz, 2010). Hiện nay, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về sự lo lắng khi học tiếng Trung Quốc của sinh viên nước ngoài, chẳng hạn như các nghiên cứu của Qian Xu-jing (钱旭菁,1999) [4], Zhang Li và Wang Biao (张莉 & 王飙,2002) [8] , Zhang Xiao- lu (张晓路,2008) [9], Cao Xian-wen và Tian Xin (曹贤文 & 田鑫,2017) [2] … Các nghiên cứu tập trung phân tích, lý giải quá trình học tập tiếng Trung Quốc, đặc điểm tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Nhưng trong các nghiên cứu này vấn đề về nỗi lo lắng trong quá trình học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Hơn nữa, cũng có rất nhiều bài nghiên cứu quan tâm về trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Trong số các nghiên cứu liên quan về các yếu tố của trải nghiệm học tập trực tuyến của sinh viên, nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở nước ngoài Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu EDUCAUSE. “Tập trung vào trải nghiệm học tập của giáo dục trực tuyến.”[7] đã hợp tác với 251 cơ sở giáo dục đại học dưới hình thức khảo sát bảng câu hỏi vào năm 2014, và thu được thông tin về tình trạng trải nghiệm học tập của sinh viên đại học. Bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào định nghĩa, các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng của kinh nghiệm học tập, phương pháp nghiên cứu hầu hết áp dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi hoặc phân tích lý thuyết. Hoặc bài viết của Su Xiaohua (宿晓华,2019) “Nghiên cứu về khóa học trực tuyến dựa trên trải nghiệm của người dùng.”[6] với đối tượng nghiên cứu là những người trực tiếp tham gia và trải nghiệm học trực tuyến, tác giả đã tập trung vào hiệu quả học tập mà các khóa học trực tuyến mang lại, đồng thời so sánh với cách học truyền thống, từ đó chỉ ra các điểm nổi bật khi sử dụng phương pháp học tập trực tuyến. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu có quan điểm và nội dung nghiên cứu khá khác nhau về học trực tuyến. Các nghiên cứu vẫn còn sơ khai, mang nặng lý thuyết, chưa gắn chặt với thực tế. Đề tài của tác giả được thực hiện ở hoàn cảnh mới, điều kiện mới và có cách tiếp cận mới có thể đưa ra một hướng đi mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được. Nghiên cứu này có thể được xem là tiền đề cho những nghiên cứu cùng đề tài sau này về dạy và học trực tuyến tại trường. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả muốn nghiên cứu sâu về ưu nhược điểm của hình thức học trực tuyến. Đồng thời phân tích chi tiết những rào cản khả năng tiếp thu tiếng Trung của tân sinh viên nhằm tìm ra những bất cập của sinh viên. Xây dựng các phương pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo động lực, hứng thú nâng cao hiệu quả học tập cho tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc khi tiếp thu nguồn ngôn ngữ mới trong bối cảnh học tập trực tuyến. 319
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh thời gian phòng chống đại dịch Covid-19. Nhằm thu thập thông tin cho bài nghiên cứu khoa học được rõ ràng, thiết thực, tác giả đã lựa chọn áp dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu đưa ra các số liệu và kết quả đáng tin cậy đáp ứng mục tiêu khảo sát. Tác giả sử dụng công cụ bảng hỏi trên ứng dụng Google Forms để thu thập dữ liệu bám sát vào những khó khăn khi học trực tuyến, được gửi đến 454 tân sinh viên D21 tỷ lệ sinh viên tham gia trả lời khảo sát được thể hiện rõ ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Sinh viên tham gia khảo sát Lớp Tổng số sinh viên Số lượng Tỷ lệ D21NNTQ01 57 42 73,6% D21NNTQ02 57 35 61,4% D21NNTQ03 57 40 70,1% D21NNTQ04 57 52 91,2% D21NNTQ05 57 48 84,2% D21NNTQ06 57 39 68.4% D21NNTQ07 58 50 86,2% D21NNTQ08 57 53 92,9% D21NNTQ09 60 46 76,6% D21NNTQ10 63 49 77.7% Tổng cộng 580 454 78,2% Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tham chiếu được sử dụng để kiểm tra dữ liệu và sử dụng mạng để sắp xếp dữ liệu hiện có. Phương pháp đọc tài liệu nhằm chọn lọc được những đúc kết quan trọng từ người nghiên cứu trước để hoàn thiện bài nghiên cứu của tác giả. Phương pháp thống kê để mô tả đơn giản các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát dựa theo những ý kiến cá nhân của sinh viên. Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phân tích tài liệu từ các bài báo, các bài nghiên cứu khoa học trên các diễn đàn uy tín và thu thập dữ liệu thứ cấp về tân sinh viên. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng chung của tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung khi học tập trực tuyến Theo kết quả khảo sát trên phạm vi sinh viên D21 mới tiếp xúc tiếng Trung Quốc được thể hiện rõ ở biểu đồ 3 cho thấy, yếu tố tâm lý trong quá trình học chiếm tỷ lệ rất cao. Do ảnh hưởng của phương pháp học truyền thống từ nhỏ đã tạo nên tư duy theo kiểu học thụ động. Đối với sinh viên khi vừa bước vào giảng đường đại học chưa thích ứng được với cách học chủ động. Chính vì vậy một trong những tình trạng phổ biến của hầu hết các tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc gặp phải chính là không tiếp thu được kiến thức, không dám hỏi lại giảng viên (chiếm 81,8%). Ngoài ra, có tới 63,6% tân sinh viên lo lắng về khả năng nghe nói đọc viết của bản thân và 36,3% sợ hãi khi bị hỏi về kiến thức chuyên ngành đều làm nổi bật lên tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó kết quả khảo sát về vấn đề chán nản, không muốn tiếp tục học chiếm 18,1%. Tuy con số không cao, nhưng nếu tiếp tục không đưa ra cách khắc phục giúp sinh viên nâng cao sự thích thú khi học tiếng Trung thì con số này sẽ không dừng lại ở đó. 320
  4. Biểu đồ 1. Tình trạng sinh viên D21 đang gặp phải khi học tập trực tuyến. 3.2 Những yếu tố gây trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung Quốc của tân sinh viên D21 Ở nội dung trên tác giả đã chỉ rõ thực trạng chung của tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gặp khó khăn trong việc tiếp thu tiếng Trung Quốc trong bối cảnh học tập trực tuyến. Có thể thấy rằng sinh viên đang bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến. Yếu tố chủ quan Theo kết quả ở biểu đồ 3 yếu tố tâm lý trong quá trình học là nguyên nhân hàng đầu gây trở ngại khi tiếp thu tiếng Trung Quốc, có trên 80% sinh viên lo lắng rằng họ sẽ không thể theo kịp việc học, và 18,1% sinh viên gặp khó khăn trong các khóa học trực tuyến có cảm xúc tiêu cực hoặc thậm chí chán ghét. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát về mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của 454 tân sinh viên D21 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và thu được 913 kết quả như bảng 4. Bảng 2. Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc Phương diện Số lượng Tỷ lệ Lo lắng khi bị hỏi 268 59% Lo lắng về lớp học 98 21.5 Lo lắng về tiếng Trung Quốc 362 79.7% Vấn đề lo lắng khi bị hỏi có đến 59% tân sinh viên nhận định rằng trong giờ học tiếng Trung Quốc sẽ cảm thấy lo sợ khi biết giảng viên sắp hỏi đến bản thân hoặc khi giảng viên nói tiếng Trung nghe không hiểu. Tâm lý của các tân sinh viên sợ nhất là khi giảng viên dạy tiếng Trung Quốc chỉnh sửa từng lỗi sai, giảng viên nói quá nhanh nghe không hiểu, không biết trả lời câu hỏi của giảng viên như thế nào. Ngoài ra lo lắng về lớp học cũng ảnh hưởng đến không ít sinh viên. Tân sinh viên chia sẻ trong bảng khảo sát rằng luôn cảm thấy tiếng Trung Quốc của các sinh viên khác tốt hơn mình, nói tiếng Trung trước mặt các bạn khác, cảm thấy rất xấu hổ, sợ bị cười. Vấn đề quan ngại nhất là có tới 79,7% sinh viên có nỗi lo lắng về tiếng Trung, 321
  5. Theo kết quả của phiếu khảo sát 3 có đến 362/454 tân sinh viên D21 cảm thấy bản thân tiếng Trung Quốc cũng mang đến rất nhiều áp lực, không có tự tin với việc học tiếng Trung vì các yếu tố như từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe, đọc dịch (biểu đồ 4). Đối với đối với tân sinh viên khi học tiếng Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo Wang Xijie (王希杰,2003) [8] đã nêu ra rằng ngữ pháp là cốt lõi của ngôn ngữ. Học ngữ pháp giúp nắm bắt chính xác ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy và nâng cao trình độ diễn đạt ngôn ngữ. Nhưng hầu hết tân sinh viên đều đồng ý rằng một trong những kiến thức khó nhất khi học tiếng Trung là học ngữ pháp (chiếm 78,6%), tiếp sau đó là việc phải học số lượng từ vựng tiếng Trung dày đặc khiến sinh viên chán nản khi học (chiếm 58,3%). Nhưng nếu tân sinh viên nếu không nắm chắc được từ vựng, ngữ pháp thì rất dễ ảnh hưởng kỹ năng nghe và đọc dịch. Cũng có thể nói đối với quá trình học trực tuyến những vấn đề về kết nối mạng không đảm bảo, việc nghe và tiếp thu cũng gặp trở ngại xảy ra các vấn đề thường gặp như vấn đề kỹ năng nghe (chiếm 62,1%) và đọc dịch (chiếm 44,9%.) Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát những kỹ năng khiến tân sinh viên cảm thấy lo lắng khi học tiếng Trung Khảo sát mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky ngày 5-8-2021 đối với học sinh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi nói về vấn đề học tập trực tuyến. Có tới 57% học sinh thấy bài giảng khó hiểu hơn khi học từ xa so với trên lớp. Trong biểu đồ 1 cũng đã chỉ ra 81,8% sinh viên không tiếp thu được kiến thức hoặc không dám hỏi lại giảng viên. Theo HuaChiJun (华池 君,2010) [3] ông đã khảo sát liên tục trong 5 năm 2005-20010 điều nổi bật là những khó khăn trong học tập của học sinh do quá trình giảng dạy luôn được xếp đầu tiên. Quá trình giảng dạy bao gồm 3 khía cạnh: công nghệ, sự tương tác của sinh viên và phương thức giảng dạy. Nếu là cách học truyền thống giảng viên có thể dễ dàng giám sát hoạt động của sinh viên giúp tân sinh viên tiếp thu nguồn kiến thức gần như là tuyệt đối. Nhưng trong bối cảnh học tập trực tuyến một lớp trung bình có 50-60 sinh viên, ngay cả giảng viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc quản lý lớp học, đặc biệt là những giảng viên đã lớn tuổi và ít được tiếp xúc với công nghệ, thông qua màn hình vi tính giảng viên không thể nào quản lý được lớp học. Cho nên, tuy giảng 322
  6. viên đã giảng dạy rất kỹ theo giáo trình có nhiều sinh viên do không có ai giám sát đã mất tập trung, không tiếp thu được kiến thức nhưng không dám hỏi lại đã làm cho tỷ lệ sinh viên cảm thấy chán nản khi học tập trực tuyến ngày càng tăng cao. Yếu tố khách quan Để học tập trực tuyến, sinh viên cần có sự hiểu biết tốt về các nền tảng công nghệ và kỹ thuật để vận dụng vì số đơn vị cung cấp phần mềm học tiếng Trung khá nhiều vì cần phải tải xuống hay cài đặt, khiến cho việc trang bị các thiết bị học tập trở thành nỗi lo của đa số sinh viên. Bảng 3. Thiết bị học tập Thiết bị Số lượng Tỷ lệ Điện thoại 381 83,9% Laptop 62 13,7% Máy tính 11 2,4% Theo Elizabeth & Casey (2013), “điện thoại thông minh làm cho việc học tập thuận tiện hơn, cho phép sinh viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào” [1]. Kết quả khảo sát cũng cho thấy thiết bị điện thoại chiếm số lượng tỷ lệ cao nhất vì mang tính phổ biến và tiện lợi cho người dùng. Nhưng trên thực tế cho thấy hiệu quả khi học trực tuyến của điện thoại so với laptop và máy tính còn kém. Bởi vì một buổi học trực tuyến thường kéo dài 4 tiếng với dung lượng pin của điện thoại là không đủ, buộc sinh viên phải vừa sạc vừa khiến điện thoại nóng hơn và đơ máy vì vậy sử dụng điện thoại khi học tập trực tuyến là không đảm bảo. Ngoài ra, đường truyền mạng về kết nối internet không ổn định cũng là trở ngại lớn đối với việc theo dõi và tiếp thu kiến thức đến sinh viên trong các buổi học. Sau khi khảo sát thêm về kết nối internet khi học tập trực tuyến tác giả thấy rằng vẫn có một số sinh viên sử dụng dữ liệu di động để tham gia các lớp học trực tuyến và chịu áp lực tương đối lớn về tiền điện thoại. Bên cạnh đó một số học sinh cho biết, thỉnh thoảng bị cúp điện, ảnh hưởng đến tín hiệu thông tin liên lạc, trong trường hợp mất điện, dù có lưu lượng internet cũng khó mà hoàn thành hết buổi học. Biểu đồ 3 : Môi trường học tập của tân sinh viên Trong quá trình học trực tuyến môi trường cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, hơn 75% sinh viên học trực 323
  7. tuyến tại nhà, 21% học tại nhà trọ. Môi trường xung quanh của các tân sinh viên D21 ở vị trí gần các khu dân cư, chợ, sửa chữa đồ điện tử hoặc sửa loa, thậm chí bản thân gia đình các sinh viên là hộ kinh doanh buôn bán, vì vậy trong quá trình học bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh là không thể tránh khỏi. Nếu so với việc học trực tiếp tại lớp thì học online sẽ giúp sinh viên tiết kiệm kha khá thời gian di chuyển nhưng cũng khiến sinh viên xao nhãng bởi các vấn đề khác và dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, công việc,… Ngoài ra, nhà trường cũng tác động không nhỏ đến tâm lý tân sinh viên. Là một cơ sở đào tạo uy tín với chất lượng đào tạo hàng đầu Bình Dương với mức học phí thấp đã thu hút số lượng lớn sinh viên có điều kiện gia đình thấp và trung bình theo học. Nhưng trong đại dịch toàn cầu Covid-19 trường lại có những thay đổi trong vấn đề học phí làm cho sinh viên hoang mang. Cụ thể là học kỳ 1 năm học 2021-2022, mức học phí được trường giữ nguyên so với năm trước để chia sẻ những khó khăn của sinh viên trong bối cảnh ảnh hưởng vì COVID-19. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức trở thành đại học tự chủ tài chính, là trường đại học công lập đảm bảo chi thường xuyên. Mức học phí của sinh viên không còn được nhà nước hỗ trợ và áp dụng theo khung học phí dành cho các trường công lập theo Nghị định 81. Do đó, số tiền học phí của sinh viên đóng sẽ cao hơn số tiền học phí những năm trước đây.[10] Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý sinh viên, kết quả khảo sát ở biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ sinh viên có gia đình khó khăn và bình thường chiếm đa số. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 / CT-TTg, thực hiện các biện pháp ngăn chặn xã hội, hạn chế đi lại, đình chỉ tụ tập đông người đã làm cho nguồn thu nhập của các hộ gia đình bị hạn chế. Đi theo đó là nỗi lo về vấn đề học phí của sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên vì chưa đủ nhận thức đã bị lung lay, hùa theo những lời bàn luận của đại đa số các bài đăng tiêu cực về nhà trường trên mạng xã hội. Đồng thời các bạn đang gặp trở ngại về việc tiếp thu tiếng Trung Quốc trong bối cảnh học tập trực tuyến sẽ càng thêm chán nản, không muốn học tiếp, dẫn đến tình trạng hơn nhiều sinh viên bỏ thi, thôi học. Biểu đồ 4: Bối cảnh gia đình của tân sinh viên 324
  8. 4. KẾT LUẬN Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn việc giảng dạy tại nhiều cơ sở gây ra tác động rất lớn đối với giáo dục Đại học. Quá trình chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang trực tuyến mang theo rất nhiều bất lợi. Rõ ràng, đây cũng là bước đà để việc dạy học trực tuyến được công nhận và phát triển trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc phải tính đến các giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy, việc xác định những khó khăn, vướng mắc của người học trong quá trình học trực tuyến được coi là cần thiết nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao chất lượng học trực tuyến trong tương lai. Từ kết quả khảo sát thực tế về những trở ngại mà tân sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc đang gặp phải tác giả đưa ra một số đề xuất như sau: Thứ nhất: Điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến vẫn là ý thức học tập. Là một sinh viên, khi đã bước vào giảng đường đại học cần phải trau dồi khả năng học tập một cách chủ động và xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu, để đảm bảo rằng bắt kịp tiến độ giảng dạy của giảng viên. Sinh viên nên tự học ở nhà vì giúp các bạn phát triển kỹ năng tìm tòi, rèn luyện sự bền bỉ và quan trọng hơn là giúp các bạn không bị động khi học tiếng Trung. Từng bước rèn luyện kỹ năng chuyên môn giải quyết từng vấn đề gặp phải khi mới học tiếng Trung Quốc như: phát âm, từ vựng, ngữ pháp, đọc dịch, kỹ năng nghe. Thứ hai: Trách nhiệm của giảng viên chính là bồi dưỡng cho sinh viên có thói quen nghe và kỹ năng nghe tốt để tạo bước đệm cơ bản để sinh viên có thể tự tin sử dụng tiếng Trung khi giao tiếp, rất cần sự hướng dẫn hiệu quả của giảng viên vì sinh viên khi rèn luyện kỹ năng nghe lúc mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa lịch sử… liên quan đến Trung Quốc. Khác với hình thức trao đổi giảng dạy trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên trong giờ học, dạy học tiếng Trung trực tuyến không có lợi cho việc tương tác giảng dạy giữa giáo viên và sinh viên nên giảng viên cần tăng cường chăm sóc tinh thần cho tân sinh viên và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để giảm bớt sự nhàm chán của người học từ xa. Giảng viên cần phải thường xuyên khích lệ những sinh viên có thành tích học tập chưa tốt, giúp sinh viên cố gắng hơn trong học tập, nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc của bản thân. Sau khi dạy trực tuyến, giảng viên có thể lập một bảng khảo sát nho nhỏ về để tổng hợp thêm những điểm khó mà sinh viên phản ánh nhằm thiết kế các chuyên đề đào tạo chuyên sâu về nội dung phù hợp để hướng dẫn học sinh phân tích và suy nghĩ về các điểm kiến thức cho đến khi nắm vững nội dung liên quan. Thứ ba, nhà trường cần có những chính sách hoặc hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên kịp thời nhằm đảm bảo việc học của sinh viên không bị gián đoạn, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc sống ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận và kết nối với mạng internet. Để tăng mức hiệu quả chất lượng học tập trực tuyến, nhà trường cần giảm số lượng sinh viên ở các lớp học, giúp cho giảng viên dễ dàng quản lý lớp học, tăng cường đào tạo và trau dồi kiến thức cho sinh viên. Mặc dù dịch bệnh đã mang lại một số khó khăn cho việc học tập của sinh viên, nhưng đây cũng là cơ hội để giáng viên trau dồi khả năng học tập tập tự động của sinh viên thông qua dạy học trực tuyến. Giảng viên cần tìm hiểu phương thức dạy học tiếng Trung trực tuyến hiệu quả kết hợp với nội dung giảng dạy phong phú, thú vị để biến bất lợi thành lợi thế. 325
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh 1. Jessica L. Buck & Elizabeth McInnis & Casey Randolph (2013). The New Frontier of Education: The Impact of Smartphone Technology in Classroom,. ASEE Southeast Section Conference. Tài liệu tiếng Trung Quốc 2. 曹贤文 & 田鑫 (2017)。汉语国际教育硕士留学生学习焦虑及其原因调查, 华文教学与研究, (4),1-13。 3. 华池君 (2010)。网络学习困难研究与调查。 4. 钱旭菁 (1999)。外国留学生学习汉语时的焦虑。语言教学与研究,(2), 144-154。 5. 钱旭菁 (1999) 。语言教学与研究,(2),144-154。 6. 宿晓华 (2019)。基于用户体验的网络课程设计研究。智库时代。 7. 美国 EDUCAUSE 分析研究中心 (2014)。关注在线教育的学习体验。 中国教育网络。 8. 王希杰 (2003)。语言学在您身边。 9. 张莉 & 王飙 (2002)。留学生汉语焦虑感与成绩相关分析及教学对策. 语言教学与研究,(1), 36-42。 10. 张晓路 (2008)。留学生汉语使用焦虑与归因的相关性研究。语言教学与研究,(2),32-37。 Website 11. Đình Trọng (2022). Tỉnh Bình Dương sẽ làm việc với ĐH Thủ Dầu Một về tăng học phí gây phản ứng. Báo lao động. Truy cập ngày 20 tháng 01, 2022, https://laodong.vn/ ban-doc/tinh-binh-duong- se-lam-viec-voi-dh-thu-dau-mot-ve-tang-hoc-phi-gay-phan-ung-994801.ldo 326
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2