intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:281

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khảo sát hát ca công ở Thanh Hóa; hát trống quân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo: Phần 1

  1. HỆ DẮN GI A N VI ỆT N A M I M H H ih Chi - Hình Phưóc Liên Lê Huy Trám - Nguyễn Hữu Thu KHẢO SÁT TỤC HÁT CA CÔNG, HÁT TRỐNG QUÂN VÀ HÒ BÁ TRẠO ■ U N H À X U Ấ T B Ả N V Ă N HÓ A T H Ô N G TIN I
  2. HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM LẺ ĐÌNH CHI - HÌNH PHƯỚC LIÊN LÊ HUY TRÂM - NGUYỀN HỮU THU KHẤO SẢT1ỤC HẮT CA củsạ H Á TTO 5G o iííx VÀ BÒ BÁ TRẠO NHÀ XUẤT BẢN VÃN HÓA THÔNG TIN
  3. DỤ ÁN C Ô N G BÓ, PH Ỏ BIÉN TÀ I SẢN V Ă N HÓA, V Ă N N G H Ệ D Â N GIAN V IỆT N A M (E l, N gõ 29, T ạ Q uang Bửu - B ách K hoa - H à Nội Đ iện thoại: (04) 3627 6439; Fax: (04) 3627 6440 Em ail: duandangian@ gm ail.com ) BAN CHỈ Đ Ạ O 1. G S. TSK H . TÔ N G Ọ C T H A N H Trưởng ban 2. T hS . H U Ỳ N H V ĨN H ÁI Phó Trưởng ban 3. G S.T S. N G U Y Ê N X U Â N K ÍN H Phó Trưởng ban 4. TS. T R À N H Ữ U SƠN ủ y viên 5. Ô ng N G U Y Ê N K IÊM ủ y viên 6. N h à văn ĐỎ K IM C U Ồ N G ủ y viên 7. ThS. V Ũ CÔNG HỘI ủ y viên 8. N h à giáo N G U Y Ê N N G Ọ C Q U A N G ủ y viên 9. ThS. Đ O À N T H A N H N Ô ủ y viên 10. Ô ng T R Ư Ơ N G TH A N H H Ù N G ủ y viên G IÁ M Đ Ó C V ĂN P H Ò N G D ự ÁN ThS. Đ O À N T H A N H N Ồ
  4. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH. TÔ NG Ọ C T H A N H Thầm định nội dung: HỘI Đ Ồ N G TH Ẩ M ĐỊNH BẢN T H Ả O
  5. LỜI GIỚI THIỆU Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (V N D G V N ) là m ột tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ thay mặt Chính phù đã cho phép Hội Văn nghệ dân gian thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài. Tôn chỉ mục đích của Hội là “ Sưu tầm, nghiên cứ u , phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc người Việt N am ” . Trên cơ sở thành quả cùa các công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc. N hững giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ cùa các tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân; với nhân sinh-quan thông qua các nghi lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; 8
  6. với lý tường thâm mỹ thông qua các sáng tạo văn học nghệ thuật. Ớ mỗi tộc người Việt Nam, những lĩnh vực và hình thái văn hóa - văn nghệ này lại được thể hiện trong m ột sấc thái riêng. Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội dung, là đoi tượng hoạt động cùa hội viên Hội V N D G VN . Sau gần 50 năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đảng và sự chăm sóc của N hà nước, Hội V ND G VN đã lớn mạnh với trên 1.200 hội viên, s ố công trình do hội viên của Hội đã hoàn thành lên đến 5000 công trình, hiện đang được lưu giữ và bảo vệ tại Văn phòng Hội. Được sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, Dự án “Công bố và phố biến tài sản văn hóa-văn nghệ dân gian các dân tộc Việt N am ” đã được phê duyệt. Trong giai đoạn I (2008-2012), D ự án đã xuất bản 1.000 công trình, tác phẩm văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc; Giai đoạn II (2013-2017) Dự án sẽ tiếp tục công bố thêm 1.500 công trình nữa. Hy vọng, các xuất bản phẩm cùa Dự án sẽ cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài nước một bộ sách m ang tính chất bách khoa thư về các sắc màu văn hóa của các tộc người Việt N am , phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, m ờ rộng hiểu biết của bạn đọc về truyền thống văn hóa giàu có và độc đáo đó; góp phần xây dựng nền “văn hóa Việt N am tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” . Trong quá trình thực hiện n h iệm ‘vụ, Dự án m ong nhận được ý kiến chi bảo kịp thời cùa bạn đọc gần xa. Xin chân thành cảm ơn! Trưởng Ban C liỉ đạo tlụrc Itiện D ự án G S.TSK H. Tô Ngọc Thanh 9
  7. PHẦN I KHẢO SÁT HÁT CA CÔNG Ở THANH HOÁ LÊ HUY TRÂM
  8. ĐÔI LỜI THƯ A TRƯỚC Tác giả đã ấp ủ việc triển khai đề tài “Khảo sát Hát ca công Thanh Hoá” từ lâu song chưa có điều kiện để thúc đẩy, trước hết là điều kiện thời gian và điều kiện kinh phí. Lần này, được sự tài trợ của TW Hội, tác giả đã tiến hành điền dã tiếp tục để bổ sung hoàn chỉnh cho các tư liệu đã có, tiếp xúc và tìm hiểu các nghệ nhân cũ, ghi chép, ghi âm lại các bài ca và đàn phách. Tất nhiên, do thời gian eo hẹp và kinh phí rất có hạn cho nên việc điền dã sưu tầm chưa thật đạt như dự định, vẫn còn có thể được bồ sung cho đầy đủ và hoàn chinh hơn. Tất cả các tư liệu được trình bày trong đề tài này đã được chọn lựa, sàng lọc, đối chiếu trong khả năng của bản thân tác giả. Tác giả hy vọng sẽ góp phần (tuy có thể rất ít) cho việc nghiên cứu Hát ca công - Ca trù, làm sáng tỏ thêm nguồn gốc và quá trình phát triển của một bộ môn nghệ thuật rất Việt Nam này. Tất nhiên, các tư liệu được trình bày ở đây được khép trên địa bàn Thanh Hoá, còn cần có sự nối kết, đối chiếu với các nơi ngõ hầu tìm đến sự phát triển tự nhiên và chân thực của bộ môn nghệ thuật này. Và cũng là bước đầu khảo sát, các công trình tất yếu có nhiều khiếm khuyết trong việc sắp xếp thành hệ thống các tiêu mục, sự cân đối chặt chẽ giữa các chương «phan hoặc đôi chỗ có sự trùng lặp không cần thiết trong sự việc, trong ý tứ. trong câu chữ bởi đây mới là bàn thảo lần thứ nhất, chưa kịp có sự 12
  9. gọt rũa, chỉnh lý mà nguyên nhân như đã trình bày ở trên. Cuối cùng, xin bày tò lòng biết ơn đối với Trung ương Hội đã tạo điều kiện thúc đẩy cho đề tài được tiến hành và xin có đôi lời thưa trước với các vị trong Hội đồng nghiệm thu đề tài của Hội VNDG VN năm 1999. Cẩn cáo! Lê Huy Trâm 13
  10. CHƯƠNG I THANH HOÁ V Ó Ì L O Ạ T H ÌN H H Á T C A C Ô N G Tiếp xúc và tìm hiểu vốn âm nhạc xứ Thanh xưa, ta bắt gặp lại ở đây nhiều loại hình ca hát phong phú và đa dạng. Từ các loại Hò lao động như Hò trục lúa, Hò giật chì mà nổi tiếng là Hò sông Mã cho đến Hát ghẹo ở miền xuôi, Xường và Khặp ở miền núi, các loại hát trong diễn xướng nghi lễ như Múa đèn, Chèo chải, Xuân phả... ở các Hội làng; Hát chầu văn ở các đền phủ, Hát chèo Hát Bội ở các làng quê. Vào thời cận hiện đại, các loại hát tân nhạc, cải lương, tuồng Bắc... phát triển làm cho diện mạo âm nhạc tỉnh Thanh thêm nhiều hình vẻ. Trong các loại hình âm nhạc ngày càng đa dạng và phong phú ấy, có một lối hát riêng biệt, tuy có lúc có nơi hội nhập và giao lưu với các loại hình ca hát khác trong các diễn xướng song vẫn giữ nguyên bản sắc riêng trong ca hát, bộc lộ tính độc lập rất rõ chứ không mấy pha tạp. Loi hát này có sân khấu biểu diễn riêng, có cách diễn tấu gọn nhẹ với những khán giả biết thưởng thức “văn chương”, có những Làng Hát được cả tỉnh và có khi cả nước nhắc nhớ. có những nghệ nhân đàn và hát nổi tiếng một thời. 14
  11. Dưới các triều Lý Trần, triều Lê và nhất là triều Nguyễn, các nghệ nhân của các làng Hát nổi tiếng ở Thanh Hoá được triệu vào cung đình để phục dịch vua chúa và quan lại chốn kinh kỳ. Nhiều truyền thuyết, giai thoại về văn chương, nghệ thuật quanh lối hát này vẫn được kể tới ngày nay, vẫn là niềm tự hào cùa con em các dòng họ trong các Làng Hát nổi tiếng. Các bậc tổ sư cùa lối hát này được các làng hát tôn vinh là Thành Hoàng, là Đại vương, là Công chúa... chứng tỏ dân xứ Thanh xưa đã nâng nghệ thuật âm nhạc, nâng lời ca tiếng hát kỳ diệu lên cõi linh thiêng, ngang tầm Thần Thánh, có thể giao hoà với trời đẩt, giáo hoá nhân tâm, đem lại sự đầm ấm tươi vui cho xóm làng. Nhân dân Thanh Hoá gọi chung lối hát này là Hát ca công. So sánh tìm hiểu với các nơi thì Hát ca công ở Thanh Hoá cũng là Hát Ca trù c ổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), Hát cửa đình Lồ Khê (Đông Anh - Hà Nội), Hát Ả đào (nhiều nơi). Tuy tên gọi có khác (theo thói quen) song lối hát, đàn phách, làn điệu hầu như giống nhau khiến cho chúng ta suy nghĩ về cùng một cội nguồn phát sinh rồi phát triển để mang nhũng dị biệt nhàm phát huy tinh hoa nghệ thuật của lối hát này lên đến đinh điểm làm say lòng người. Nét nổi bật của Hát ca công ở Thanh Hoá được nhiều nơi nhắc nhớ là Làng Hát, các điểm nổi bật (hầu như là chuyên nghiệp) về Hát ca công trên địa bàn tỉnh Thanh, có làng cho đến nay còn giữ được nhà thờ dòng họ ca công, các truyền thuyết, thần tích và các di tích có liên quan đến nghề Hát ca công, có làng còn giữ được mối quan hệ giao lưu nghệ thuật lối hát này với các nơi như làng Lồ Khê (Đ ông Anh - Hà Nội), làng c ổ Đạm (Nghi Xuân - Hà 15
  12. Tĩnh). Thanh Hoá có nhiều làng mang cái tên quen thuộc về lối Hát ca công: Bàn Thạch (xã Xuân Quang - H. Thọ Xuân); Ngọc Trung (xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân), Bái Thuỷ (xã Định Liên, huyện Yên Định), Hoa Nhai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc), Nổ Giáp (xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia)... Quán Giò, cầ u Sáng, cầ u Chanh, Cừa Hậu (Thành phố Thanh Hoá), Chẩn Xuyên, Tòng Tân (Thiệu Hoá). Xưa kia, trong các làng này, các dòng họ ca công có lối sinh hoạt riêng để bảo tồn nghệ thuật Hát ca công. Trong cuộc sống nông tang, đêm thanh trăng sáng các nhà trong họ rù nhau đàn hát, con em trong họ do đó mà học theo. Những bông hoa nghệ thuật ca hát non trẻ xuất hiện, có thanh có sắc, có xu hướng theo nghề thì được bồi dưỡng riêng. Đến hội tháng Giêng có đình đám, các nơi đến mời hát để thờ Thần, để hội làng hoặc có đám mừng cưới xin, lên lão, đậu đạt, thăng quan tiến chức, tiếp khách sang trọng... thì dòng họ ca công mới tập hợp con em đàn hay hát giỏi đi hát. Tất nhiên, người mời hát phải cung đốn cơm rượu, tiền công và tiền thưởng nữa. Hát ca công ở Thanh Hoá được xã hội hoá như là một dịch vụ chuyên nghiệp từ rất sớm trong đời sống nông nghiệp xứ Thanh và cỏ nhiều lúc vươn xa tới kinh đô để phục vụ cung đình là thế. Chẳng những thế, có làng Hát ca công có công phù giúp vua Lê chống giặc Minh, đến khi đất nước thanh bình thì dòng họ Ca công được ban quốc tính, được đổi là họ Lê, Bà Tổ cùa làng Hát này được vua ban sắc phong, lập miếu thờ làm Thành hoàng. Đó là dòng họ Lê ở làng Bàn Thạch (xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân) nay vẫn còn, con cháu rất phát triển. 16
  13. Các làng hát này, như là quy luật chung, phát triển không đồng đều và liên tục. Mỗi làng đều có thời điểm lịch sừ nổi bật rực rỡ rồi mờ chìm để sau đó (có khi rất lâu) nổi lên một làng khác với phong độ mới, cứ thế cho đến trước cách mạng tháng Tám thì hầu như lối hát này chấm dứt. Trải qua trên 50 năm (1945 - 1999), ngày nay tìm về các làng Hát thì di tích đổ nát, hoang tàn, có nơi hầu như mất hết dấu vết, chi còn lưu trong ký ức, tìm đến các bậc già cả thì trí nhớ có phần lẫn lộn lại thêm có những chồ “giải thích gán ghép tân kỳ” ; gặp lại các nghệ nhân đàn và hát xưa thì đều già nua khó bề ghi lại âm điệu đàn hát, tay sênh tay phách có phần rời rạc lỗi nhịp. Thế nhưng, nếu bỏ qua để cho chìm trong quên lãng không còn dấu vết gì trong đời sống âm nhạc hiện đại thì đó là một tội lớn nhất với tổ tiên xứ Thanh xưa đã sáng tạo nên, trước hết là đối với những người dân Thanh Hoá, những người đang hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ dân gian, văn hóa dân gian. Cũng may ở các làng Hát ca công cũng như nhân dân các địa phương Thanh Hoá vẫn còn có nhiều bậc già cả “mắt thấy tai nghe”, có những cụ già từng “sạt nghiệp vì mê thú cô đầu” (mê đào hát chứ không phải là rượu vì họ là con em những nhà gia giáo, có nền nếp), vẫn còn những vị lý trường đem tiền thuế nạp ở kho bạc tỉnh song đã Hát cô đầu sạch tủi, còn phải cầm cố cả triện đồng, bị cách chức nên về dạy học, vẫn còn những kép. những đào ở vào độ tuổi 80, 90 tuổi, sách vở tuy ít và rời rạc chấp vá song vẫn còn là cơ sờ để cho ta khảo sát, cứu xét. Đen lúc này đây, nếu chúng ta không tìm tòi, ghi chép những tư liệu, ý kiến trung thực còn lại cho đến hôm nay thì Hát ca công ở Thanh Hoá sẽ rơi vào 17
  14. tình trạng “một đi không trờ lại”ll). Hát ca công ở Thanh Hoá có từ bao giờ và quá trình phát triển của lối hát này trong lịch sử ra sao? Rất cần thiết có cái nhìn khái quát. Hát ca công ở Thanh Hoá trong sự phát triển lịch sử văn hóa của nó trước khi vào điểm cụ thể: những làng hát, những nghệ nhân, những lối hát và bài hát... còn ghi chép được. Căn cứ vào Thần tích làng Ngọc Trung (xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân) thì nguồn gốc Hát ca công ở làng này có từ thời Hán Vũ đế (tức năm 111 trước công nguyên). Lúc bấy giờ nước ta nội thuộc nhà Hán ở Trung Hoa. Triều đình nhà Hán sai bắt các người tài giòi ở Nam Việt trong đó có những nghệ nhân ca hát về phục dịch cho bọn vua quan nhà Hán. Bấy giờ. ở làng Ngọc Trung có chàng trai tên là Lê Phong nổi tiếng hát hay, bị bắt đem về Trung Hoa. Lời ca tiếng hát của chàng trai Lê Phong làng Ngọc Trung trong triều đình Hán Vũ đế khiến mọi người say mê đến nỗi một bà công chúa mê mẩn. khẩn thiết xin vua Hán cho kết duyên với chàng. Vua Hán đành phải ung cho. Mãn hạn phục dịch trong triều đình nhà Hán. vợ chồng Lê Phong xin trở về quê làng Ngọc Trung. Hai ông bà dạy ca hát cho con em trong làng và làng Ngọc Trung trờ thành làng Hát sớm nhất ờ tỉnh Thanh. Làng thờ hai ông bà (l) Tất nhiên, nhữne gì còn ghi chép được về Hát ca côrm ớ Thanh Hoá ở đây cũng chi dừng ớ việc sưu tầm, chinh lý lại một cách thật trune thực và “thật hết” để làm cơ sớ cho việc nghiên cứu và phát huy sau này. Những ý kiến lý giải, phân tích (nếu có) trong đây trước hết là để hệ thống xác định tư liệu sau đó mới đến những gợi ý còn sơ lược, bước đầu chứ chưa hoàn toàn là những điều được kết luận khăn« định. 18
  15. làm tổ sư nghề ca hát với duệ hiệu là Thanh Xà đại vương và Mãn Đường hoa công chúa. Đen thờ cùa hai vị thành hoàng nay nằm trên cánh đồng gần cuối làng, lại có cồn đất được gọi là cồn Đàn và cồn Sênh như là chứng tích cùa các nhạc cụ trong Hát ca công (ca trù, ả đào...) sau này. Ờ Thanh Hoá không còn chứng tích nào để khảo cứu nguồn gốc Hát ca công Làng Ngọc Trung có từ thời Hán Vũ đế ngoại trừ thần Tích Thanh Xà đại vương được ghi trong các cuốn sách Thanh Hoá chư thần lục do triều đình Huế biên soạn vào thời Thành Thái thứ 15 (năm 1904) và đền thờ cũng như các cồn Đàn, cồn Sênh được dân làng kể lại. N ghề Hát ca công ở làng này cũng mai một từ lâu. Trong làng, nếu có người theo nghề ca hát thì cũng đi với các gánh hát ở các làng khác chứ trong làng không lập thành các gánh hát riêng. Thần tích Thanh Xà đại vương ờ làng Ngọc Trung là một chứng tích hiển nhiên, không thể phủ nhận. Thế nhưng, nguồn gốc Hát ca công ờ làng này xuất phát điểm từ Lê Phong, có từ thời Hán Vũ đế cách ngày nay trên 2000 năm là điều làm cho chúng ta ngỡ ngàng, băn khoăn. Chưa rõ lối hát lúc sinh thời Lê Phong như thế nào? có giống như lối hát ca trù sau này hay không? Trải qua hàng ngàn năm Bấc thuộc, lối hát này phát triển ra sao? Cho đến thời Lý Trần trở đi, nhất là từ Hậu Lê về sau, Hát ca công mới ngày càng phát triển, mới trở thành các thể thức, lệ luật để dần dần trở thành nghệ thuật bác học xa dần lối hát dân gian. Nếu điểm xuất phát của Hát ca công có từ năm 111 trước công nguyên thì chắc chắn còn làm đau đầu các nhà nghiên cứu, tìm hiểu truy nguyên trong kho thư tịch Trung Quốc, trong các sách vở có liên quan Đông Phương học 19
  16. mà ở đây không dám lạm bàn. Có điều lối Hát ca công, hát ca trù đều thống nhất thờ Tổ Sư là Thanh Xà đại vương và Mãn Đường hoa công chúa (hay Mãn Đào hoa công chúa) khiến cho chúng ta dựa vào mối quan hệ này để tìm hiểu nguồn gốc Hát ca công vậy. Dầu sao, Hát ca công ở Thanh Hoá có từ thời Hán Vũ đế vẫn là dấu hỏi lớn đối với những ai quan tâm đến nghệ thuật ca hát truyền thống này cùa dân tộc. Thần tích Lê Phong vì hát hay mà bị bắt về Trung Hoa để phục dịch trong cung đình vua Hán là có thể xảy ra song việc bắt con trai con gái Việt về Trung Hoa là việc làm thường xuyên của các triều đại phong kiến phương Bắc sau này chứ không chỉ riêng gì thời Hán Vũ đế. Có thể. trong truyền ngôn, để tiến tới thần tích, dân làng đã đẩy sự việc Lê Phong cho đến thời Hán Vũ đế để bộc lộ niềm tự hào tôn vinh chăng? Cũng như Lê Phong vì hát hay khiến công chúa con Hán Vũ đế mê mẩn nhất thiết xin Vua cho lấy làm chồng có thể cũng trên tinh thần ấy chăng? Thần tích cũng như truyền ngôn Thanh Xà đại vương và Mãn Đường hoa công chúa xác nhận một điều: Hát ca công ở Thanh Hoá có nguồn gốc từ xưa, cho đến nay như tư liệu hiện còn thi Thanh Hoá là nơi có lối hát này vào loại sớm nhất. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước mở ra kỷ nguyên tự chủ độc lập. Dưới thời Lý Trần, nghệ thuật hát múa ờ xứ Thanh cũng rất phát triển. Ở Thanh Hoá có Trò Ngô với nhiều hình thức diễn xướng. Theo Lê Quí Đôn trong sách Kiến văn tiếu lục thì Trò Ngô ra đời ít nhất là dưới thời nhà Trần với "các vai trình nghề" có "con bợm”. “Ông xổm", “Thằng Ngô”, “Mụ Đ ĩ'. "Nhiêu Oanh", 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0