intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: hát bá trạo như Khánh Hòa và đời sống văn hóa tín ngưỡng; giới thiệu các bốn tuồng hay được sưu tầm ở Khánh Hòa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tục hát ca công, hát trống quân và hò bá trạo: Phần 2

  1. PHÁN III HÁT BÁ TRẠO ■ Ở KHÁNH HÒA LÊ ĐÌNH CHI - HÌNH PHƯỚC LIÊN
  2. CHƯƠNG I KHÁNH HÒA VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỈNH KHÁNH HÒA Theo Đại Nam thực lục tiền biên của Sử quán Triều Nguyễn và sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì vùng đất này xa xưa là phần đất của nước Tây Đồ Di, sau đó bị Chiêm Thành thôn tính và đổi thành châu Kauthara thuộc vùng đất Panturanka với địa giới từ Thạch Bi sơn (Đèo Cả) đến cuối tinh Bình Thuận ngày nay. Vào thế kỷ thứ 7, nhà nước Chiêm Thành cho xây dựng ở đây nhiều đền tháp để tạo nên một thánh đô về tín ngưỡng của vương quốc mình. Quần thể tháp Pônagar ngày nay vẫn đứng uy nghi bên cửa sông Cái là chúng tích của thời xa xưa vang bóng ấy. Cũng theo các sách dẫn trên, vào năm Quý Tỵ (1653) vua Chiêm Thành là Bà Tấm đem quân xâm lấn đất Phú Yên. Chúa Hiền - Nguyễn Phúc Tần mới sai cai cơ là Hùng Lộc đem binh đánh dẹp. Bà Tẩm đại bại, dâng thư xin hàng và cắt đất từ phía Đông bờ sông Phan Rang đến địa giới Phủ Yên để cầu hòa. Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn cho lấy phần đất ấy lập nên hai phủ Thái Khang và Diên Ninh với năm huyện: Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương, Quảng Phước, Tân Định và bổ 283
  3. Hùng Lộc làm thái thú để cai quản hai phù Thái Khang và Diên Ninh. Lịch sử đất Khánh Hòa mở ra từ đây. Năm Canh Ngọ (1690) chúa Nghĩa - Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691) đổi tên phù Thái Khang thành Bình Khang và đến đầu năm Nhâm Tuất (1742) chúa Võ Vương - Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) lại cho đồi tên phù Diên Ninh thành phù Diên Khánh. Hồi ấy, đơn vị hành chính trên cấp phù là cấp trấn và dinh trấn lúc này đặt tại phù Thái Khang, nên vùng đất này còn được gọi là dinh trấn Thái Khang (sau này là dinh trấn Binh Khang). Năm Nhâm Tuất (1802), Chúa Nguyễn Phúc Ánh thống nhất bờ cõi, lập ra Triều Nguyễn, xưng hiệu Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam và chia toàn cõi Việt Nam thành bốn doanh và hai mươi ba trấn. Đen đây dinh Bình Khang một lần nữa lại được đổi tên thành trấn Bình Hòa và dinh quan trấn được đóng tại phủ Diên Khánh. Đến năm Tân Mão (1831) tức năm Minh Mạng thứ mười hai, nhà vua lại ra sấc chỉ đổi trấn ra thành tinh, trấn Bình Hòa được đổi thành tinh Khánh Hòa và tên ấy được giữ cho đến ngày nay. Những đặc điểm của địa lý và diễn biến lịch sử là nguyên nhân chủ yếu để tạo nên những nét riêng về cư dân của một vùng đất, một quốc gia. Sau khi mở cõi, đất Khánh Hòa đã nhanh chóng thu hút nhiều người dân của vùng Ngũ Quảng, Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp. Họ đi chù yếu bằng đường thủy và nơi dừng chân đầu tiên thường là những cửa sông, cửa biển - nơi thiên nhiên đã ban tặng nhiều tiềm năng cho những con người xa xứ. Vì vậy, những làng biển ở Khánh Hòa thường là những làng có lịch sử khai cơ, lập nghiệp lâu 284
  4. đời hơn các làng nông nghiệp. Dấu tích của các đình chùa, miếu mạo, các gia phả cổ còn giữ lại được ở Khánh Hòa đã phần nào nói lên điều ấy. Cùng với sự di dân cùa người Việt vào đất mới là sự tháo lui của một bộ phận người Chăm về phía Nam sau khi Bà Tấm cất đất cho chúa Nguyễn Phúc Tần. Một số cư dân người Chăm khác đi ngược về phía Tây để chung sống với những đồng bào sắc tộc bản địa, số còn lại đã cùng với người Việt chung sống và chăm lo sự phát triển vùng đất này. Từ đó đã tạo nên những xóm làng người Việt sống đan xen với những xóm làng người Chăm. Sự cộng sinh, cộng cư giữa hai dân tộc Chăm - Việt ở đất này bắt đầu từ cái thời mở cõi ấy, dần dần tạo thành những nét riêng trong đời sống của cư dân Khánh Hòa mà không phải vùng đất nào ở miền Trung cũng có. Quá trình Nam tiến cùa người Việt về sau càng lớn và số người Chăm tìm về cố quốc ở phương Nam vẫn cứ diễn ra đã biến dân tộc Chăm ở Khánh Hòa thành tộc người thiểu số. Đến khi vương quốc Chiêm Thành hoàn toàn tan rã thì số người Chăm còn ở lại Khánh Hòa đã tự đồng hóa mình theo quá trình của sự cộng sinh, cộng cư với người Việt. Ngày nay, còn rất ít người Chăm đang sổng tại Khánh Hòa, song những phong tục tập quán của họ vẫn còn để lại những dấu ấn không phai trong đời sống của cộng đồng cư dân người Việt ở đây. Cũng vào thời gian ấy, phong trào kháng Thanh phục Minh bị đàn áp mạnh mẽ ở Trung Quốc, một sổ di thần nhà Minh và nhân dân các tỉnh như Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu ... đã theo đường biển đi về phương Nam 285
  5. tìm đất sổng. Họ đã đến định cư ở các tỉnh phía Nam trong đó có Khánh Hòa. Các chùa chiền, hội quán cúa người Hoa còn tồn tại ở các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh đều được hụ xây vào đầu thế kỷ 19 đã chúng minh rằng những cư dân người Hoa phải có mặt tại đất Khánh Hòa sớm hơn thời gian mà họ xây dựng chùa chiền, hội quán. Một lần nữa những người bản địa (lúc bấy giờ đa số là người Việt) lại dang tay đón nhận, những người dân đến từ phương Bắc về chung sống. Sự cộng cư này lại làm nảy sinh thêm nhũng nét riêng và tạo nên tính chất đa dân tộc cho vùng đất Khánh Hòa. II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DÂN SÓ * Vị trí địa lý tự nhiên Khánh Hòa là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có phần đất liền nhô ra xa nhất về phía Đông cùa nước ta. Diện tích 5258km2 (theo tài liệu thống kê năm 1998). Tinh Khánh Hòa có hình dạng thon ờ hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi và phía Đông giáp biển. Tính theo đường chim bay chiều dài khoảng 160 km, nơi rộng nhất khoảng 60 km. Bắc giáp tinh phú Yên, vĩ độ 12° 52’ Nam giáp tinh Ninh Thuận, vĩ độ 11° 42’ Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, kinh độ 108° 40’ Đông giáp biển Đông, kinh độ 109° 27’ Khánh Hòa nằm ở vị trí trung trung độ giữa các tuyến đường giao thông của cả nước như: Đường bộ, đường sắt, đường ven biển và đường hàng không. Đặc biệt cảng Cam Ranh là một trong ba cảng biển tốt nhất thế giới. 286
  6. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa cùa cả tinh Khánh Hòa, đồng thời là một trung tâm du lịch của cả nước. Ngoài khơi vịnh Nha Trang có nhiều đảo như: Hơn Trẻ, Bãi Trù, Hòn Miễu (có hồ cá Trí Nguyên), Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Chà Là, Hòn Đụn, Hò Hố, Hòn Xưởng là những đảo có nhiều cảnh đẹp trên bờ, dưới nước và có tiềm năng linh tế du lịch, đặc biệt là khai thác yến sào. Nhiệt độ hàng năm cùa tinh là 26,6°c, vào mùa hè trung bình là 28,5°c và mùa đông ta 24°c. Với một mùa khô kéo dài khoảng 8 đến 9 tháng và một mùa mưa khoảng 2 đến 3 tháng. M ùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Khánh Hòa là tinh có nhiều rừng, rừng núi đồi chiếm khoảng 75% diện tích, còn lại là đồng bằng nhỏ và hẹp. Đinh núi cao nhất tinh là đinh Hòn Giao cao 2062m. Rừng Khánh Hòa có nhiều loại gỗ quí hiếm nổi tiếng mang tính truyền thống như: trầm, kỳ nam, mun ... * Dân số Trên vùng đất Khánh Hòa, theo những kết quả khảo cổ học đã được công bổ thì con người đã có mặt rất sớm từ cách đây khoảng 4500 năm đến 5000 năm. Hiện nay, dân số tình Khánh Hòà là 1.036.000 người (theo số liệu điều tra dân số năm 1998), bao gồm các dân tộc anh em: Kinh (người Việt) Raglai, Êđê, T ’ril (hay Giê Triêng), Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường... cùng sinh sổng. Mỗi tộc người có ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng. Trong đó người Việt chiếm đa số, khoảng 95% dân sổ. Người Việt có mặt ở Khánh Hòa từ khoảng giữa thế kỷ 287
  7. thứ 17 khi đất nước Việt Nam được mờ rộng về phía Nam. Đầu tiên đa số là gốc các tinh Thanh Nghệ Tĩnh và Ngũ Quãng di cư tự do vào làm ăn hoặc do vua chúa nhà Nguyễn lúc bấy giờ chiêu mộ đi khai hoang lập ấp. Càng về sau này, do sự phát triển kinh tế, do biến động của chiến tranh và ngày nay do nhu cầu công tác, người Việt khắp các tỉnh trong nước đều có mặt ở Khánh Hòa. Địa bàn cư trú của người Việt trải đều hầu khắp trong tỉnh gồm: thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, và các huyện Ninh Hoà, Diên Khánh, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa. về sinh hoạt kinh tế, khi người Việt di cư đến Khánh Hòa vẫn mang theo nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của cha ông. Vì vậy, những vùng đất cư trú đầu tiên đều dọc theo ven các con sông lớn như sông Cái - Nha Trang và sông Dinh - Ninh Hoà. Tổ chức xã hội là cộng đồng làng, xã theo mô hình bản xứ (miền Bắc). Người có công khai phá đất đai, mở mang đồng ruộng, dựng làng lập ấp thường được suy tôn làm thành hoàng và đời đời được nhớ om. Qua hơn 300 năm tích luỹ kinh nghiệm và lao động sáng tạo trong nông nghiệp, người Việt đã có những tiến bộ về phương pháp canh tác, cải tiến nông cụ, thuỷ lợi, giống... và đạt đến trình độ sản xuất như ngày nay. Bên cạnh nghề nông là các nghề chăn nuôi, đánh bắt cá biển, làm ruộng muối, nước mắm, các nghề truyền thống như dệt vải, dệt chiếu đúc đồng, gạch ngói... dần dần phát triển nền kinh tế nông công nghiệp và dịch vụ như ngày nay. Cùng với sự phát triển kinh tế của người Việt là việc giữ 288
  8. gìn và phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật tốt đẹp cùa cha ông. Dân tộc Raglai đã cư trú sớm nhất trên đất Khánh Hòa và là chù nhân cùa nhạc cụ đàn đá Khánh Sơn, họ đã có một nền văn hóa rực rỡ từ nửa thế kỳ 17 về trước. Dân tộc Raglai theo chế độ mẫu hệ, mẹ hay vợ làm chủ gia đình. Họ sống thành tùng plây (làng) trên núi cao dọc theo các con sông, suối. Trước đây họ sống bàng nương rẫy, du canh, du cư. Ngày nay, hầu hết họ đã định cư ờ vùng thấp và làm ruộng nước trồng trọt người Việt. Người Êđê sống theo từng buôn (làng), ở nhà sàn và theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ. Họ sống bằng nương rẫy. Công cụ sản xuất rất thô sơ như: rìu, cuốc, gậy chọc 3 lỗ, ổng đụng thóc tra hạt, gùi tuốt lúa. Người Chăm có mặt ở Khánh Hòa trước đây hàng nghìn năm, trước thế kỷ 17 họ đã xây dựng một nhà nước Chăm Pa có trình độ kinh tế và văn hóa phát triển. Những công trình văn hóa của họ còn lại ở Khánh Hòa ngày nay là Tháp Pônaga, bia Võ Cạnh ờ Nha Trang... Hiện nay người Chãm ở Khánh Hòa rất ít khoảng 150 người sổng đan xen với người Việt. Ngoài các tộc người nói trên, Khánh Hòa còn có người Hoa, người T ’ril, người Nùng, người Tày, người Mường và khoảng 10 tộc người khác. III. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - TÍN NGƯỠNG Tín ngưỡng Phần đông nhân dân Khánh Hòa có phong tục thờ cúng 'ông bà chiếm khoảng 80% dân số. số còn lại theo đạo Phật, ■đạo Ki-tô, đạo Cao Đài... Song dù theo đạo giáo nào, người 289
  9. Khánh Hòa đều có chung quan niệm “vạn vật hữu linh” và đặt lòng tin sâu sắc vào sự độ trì, phù hộ của các đấng siêu nhiên. Do vậy mà người Khánh Hòa thường chuộng cách sống dung hòa với thiên nhiên và xã hội, ghét lối sống tranh đoạt, bon chen. Ngoài các tôn giáo lớn mang tính quốc tế và quốc gia ra, người dân Khánh Hòa còn có những tín ngưỡng dân gian được thể hiện bàng các tập tục thờ cúng khác như: Tục thờ Bà Thiên Y Thánh Mầu, tục thờ thành hoàng và ông Nam Hải (tức thờ cá Voi), tục thờ ông Quan Thánh (tức Quan Công). Những tục thờ cúng này có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tâm linh cũng như trong hoạt động đời thường cùa hầu hết nhân dân trong tỉnh. Tục thờ Bà Thiên Y Thánh Mầu là kết quả độc đáo của quá trình cộng sinh, cộng cư giữa người Việt và người Chăm trên mảnh đất Khánh Hòa. Di tích tháp Pônagar được xây dựng hơn ngàn năm trước, nay vẫn còn sừng sững soi bóng bên bờ sông Cái, lễ hội Tháp Bà ở Nha Trang hằng năm đã thu hút hàng vạn lượt người đến dự. Đó là những biểu hiện sinh động nhất sự tín ngưỡng cùa nhân dân đối với tục thờ cúng này. Có thể nói tục thờ Bà Thiên Y Thánh Mau là tín ngưỡng gốc làm nền tảng cho các tập tục tín ngưỡng khác. Ở Khánh Hòa đâu đâu cũng thờ Bà Thiên Y Thánh Mầu, người ta không những thờ Bà tại các tháp, đền riêng (như tháp Pônagar, đền Quá Quan, Miếu Am Chúa, v.v...) mà còn thờ Bà ngay trong đình làng, lăng Ông và cả trong nhà riêng của mình nữa. Thiên Y Thánh Mầu là vị phúc thần cao cả nhất của Khánh Hòa vậy. Theo truyền thuyết về Pônagar của người Chăm Bàni (tức 290
  10. người Chăm theo đạo Hồi cổ) được ghi lại bàng chữ Chăm cổ thì Bà là vị nữ thần tôn kính và thiêng liêng nhất cùa người Chăm - Thần Mẹ Xứ Sở và là vị nữ thần sáng lập ra nước Chăm, cùng các nước khác đồng thời là vị nữ thần sinh ra bầu trời, mặt đất, muôn vì tinh tú. Bà là vị thần đã sáng tạo ra muôn vật và văn hóa. [14:47]. Một huyền thoại khác của người Chăm theo đạo Bà La Môn lại kể. Bà Pônagar là vị nữ thần xinh đẹp tuyệt trần được sinh ra bởi ánh mây và bọt nước giữa biển khơi rồi đưa vào bến Ỵịatran (tức Nha Trang). Bà sinh ra được 36 vị nữ thần xinh đẹp, trong đó có ba vị được Bà thương yêu và ban phép màu nhiều nhất là Pônagar Dara, Rarai Anaih, là nữ thần Phan Rang và Pô Biati Kuk là nữ thần vùng Phan Thiết [14:47]. Cũng chính Bà là người tạo ra lúa bắp, trầm hương và kỳ nam - hai loài cây quý gắn liền với vùng đất Khánh Hòa. Ngoài hai truyền thuyết trên của người Chăm ra, ở Khánh Hòa còn lưu truyền và phổ biến rộng rãi truyền thuyết của người Việt về Thiên Y Thánh Mầu. Năm 1856, Phan Thanh Giản đã ghi lại huyền thoại này và truyền cho quan đầu tỉnh khắc bia đá dụng trước tháp chính. Bia đá được khẳc bàng chữ Hán và vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Truyền thuyết ấy kể rằng: “Ngày xưa, có hai ông bà lão nông dân không có con sống bàng nghề trồng dưa bên núi Đại An (nay là Thôn Đại Điền - Huyện Diên Khánh - Tinh Khánh Hòa). Khi dưa chín thì có người hái trộm. Một hôm, ông rình xem và thấy có một cô bé độ hơn mười tuổi cầm trái dưa chơi dưới ánh trăng. Ông bà đến tận nơi, hỏi hết ngọn nguồn mới biết cô bé mồ côi từ rất sớm. Thương cảm, ông bà mới đem về nuôi dưỡng và yêu quý như con đẻ vậy. 291
  11. Một hôm, mưa rùng ngập lụt. nàng chợt nhớ cảnh bồng lai, bèn lấy hoa lựa lá đắp hình mấy ngọn giả sơn để chơi. Ông bà trông thấy giận lắm mấng nàng. Trong lúc nàng bùi ngùi tấc dạ thì có một mảnh gỗ kỳ nam ớ đâu trôi đến, nàng liền ẩn thân vào đó và cho sóng biển đưa đi... Truyền thuyết kể ràng, sau đó Bà đến xứ Bẳc Hải và lấy Hoàng thái tử xứ này làm chồng và sinh được một trai, một gái. Tình vợ chồng đang hồi đằm thắm thì Bà lại nhớ quê hương nên cùng hai con nhập vào cây gỗ kỳ nam theo đường biển về phương Nam... Đen cù lao Huân - tức Xóm Bóng - Nha Trang bây giờ, tìm thấy chốn xưa cảnh cũ song cha mẹ đã qua đời, Bà liền lập đền thờ rồi khẩn đất lập vườn, dạy dân nghề nghiệp để sinh sống, dạy cách phòng trừ hoạn nạn, thiên tai. Sau đó Bà để lại một pho tượng trên núi rồi giữa ban ngày, Bà theo chim loan bay về cõi tiên... Từ đó, Bà hiển linh và thường qua lại nơi Non Yên, Đỉnh Cù cứu nhân độ thế. Ai cầu gì được nấy, dân chúng xa gần nhất nhất tôn thờ”. Ngày nay trên đinh núi Chúa, thuộc Thôn Đại Điền Trung - Huyện Diên Khánh, nơi xảy ra truyền thuyết Thiên Y Thánh Mầu người dân đã xây dựng một ngôi đền Thiên Y Ana để thờ phụng Bà và hàng năm vào ngày mồng 16 tháng 2 Ảm lịch, nhân dân tổ chức long trọng vía Bà để cầu mong Bà độ trì, phù hộ. Lễ hội này được tổ chức theo tập quán người Việt và được mọi người đến dự đông đảo như “lễ hội tháp Bà ờ Nha Trang”. Qua truyền thuyết trên ta thấy Thiên Y Thánh Mầu chính là hình ảnh Bà Mẹ Xứ Sở (Pônagar) của người Chăm đã được Việt hóa để phù hợp với tâm lý và tín ngưỡng cùa người Việt. 292
  12. Sự tiếp nhận Bà Mẹ Xứ Sở cùa người Chăm rồi tôn vinh thành vị nữ thần thiêng liêng của người Việt ở Khánh Hòa bắt nguồn từ sự đồng cảm của hai dân tộc có chung tín ngưỡng thờ mẫu từ lâu đời, đồng thời nói lên thực trạng chung sống hòa bình của hai dân tộc Việt - Chăm từ thời xa xưa trên mành đất này. Đó cũng chính là thái độ cấp tiến thể hiện cách sống khoan hòa, rộng m ở là tố chất vốn có lâu đời của người dân Tỉnh Khánh Hòa. Niềm tin tường thiêng liêng vào Bà Thiên Y Thánh Mầu của người dân Việt ở đất Khánh Hòa đến nay vẫn không hề phai nhạt và đã trở thành tín ngưỡng thờ M au cho riêng vùng đất này - một tín ngưỡng dân gian bước đầu thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mầu là biểu tượng cao nhất. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y Thánh M ầu vì vậy là tín ngưỡng gốc chi phối mọi tập tục, tín ngưỡng khác ở Khánh Hòa. Nếu như tục thờ Bà Thiên Y Thánh M ầu là kết quả của quá trình cộng sinh, cộng cư lâu đời cùa hai dân tộc Việt - Chăm ở Khánh Hòa thì tục thờ Ông Quan Thánh lại là một tín ngưỡng dân gian được hình thành từ sự cộng sinh, cộng cư giữa người Việt và người Hoa. Người Hoa có mặt ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19 qua nhiều lần di cư, xuất phát từ nhiều địa phương khác nhau như: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu... và tất nhiên khi đến Khánh Hòa họ cũng mang theo ngôn ngữ và phong tục tập quán của họ trong đó có tục thờ Thiên Hậu Thánh Mầu (một nữ thần biển cả của nhân dân Trung Hoa), tục thờ Quan Thánh Đe (tức Quan Công hay 293
  13. (Juan Thánh). Những hội quán, chùa chiền của người Hoa ở Chánh Hòa và các địa phương khác được xây dựng khang rang, to lớn và được dùng làm nơi thờ phụng hai vị thần này. ìong có lẽ, tín ngưỡng thờ Mầu cùa dân tộc ta là tín ngưỡng ;ó từ lâu đời và Thiên Y Thánh Mầu đã là vị nữ thần thiêng iêng trong lòng người Việt nên nhân dân Khánh Hòa đã
  14. nhiều gia đình người Việt ở Khánh Hòa đã thờ ông trong nhài riêng của mình. Hằng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, nhân dân cà Hoa lẫn Việt đều thành kính tổ chức vía Ô ng để cầu xin sự độ trì, ban phước. Ngoài hai tục thờ Bà Thiên Y Thánh Mầu và Ông Quan Thánh được thấy ở hầu hết các địa bàn dân cư, nhân dân vùng biển Khánh Hòa còn có một số tục thờ cúng khác mà điển hình là tục thờ Ông Nam Hải (tức cá Voi). Theo các nhà khảo cứu văn hóa dân gian thì tập tục thờ cá Voi là tập tục có từ lâu đời của người Chăm được người Việt tiếp thu và đến nay tục thờ cúng này đã trở thành “một loại lễ hội nước lớn nhất và phổ biến nhất cùa ngư dân từ ven biển phía Nam sông Giang đến Hà Tiên” [19:119], Cá Voi là một loài cá to lớn, có vú, đẻ con, thở bằng phổi, dài từ 3m đến 30m, cao lm đến 3m, có con cân nặng từ 120 tấn đến 150 tấn. Theo quan niệm của ngư dân các tỉnh phía Nam thì đây là loài cá không bao giờ làm hại người và thường hay cứu người bị nạn trong lúc làm nghề trên biển. Tùy theo hình dáng và địa điểm xuất hiện mà ngư dân đặt cho cá Voi những tên gọi khác nhau như: Ông Khơi (cá lớn ở ngoài khơi) Ông Lọng (cá ở gần bờ, và nhỏ) hoặc Ông Chông, Ông Sứa, Ông Kèn, Ông Thông.... Đầu thế kỷ 19, trong cuốn Gia Định thành thông chí Trịnh Hoài Đức viết: “Tượng ngư: cá Voi. Đầu tròn nơi trán có lỗ phun nước ra, miệng mũi giống như con voi, trơn láng không có vẩy, đuôi có hai chi giống đuôi lỏm, tánh từ thiện biết cứu trợ người nên các nhà ngư nghệ thường gọi là nhân ngư”. Vì cá Voi hay giúp ngư dân lúc gặp nạn ở biển khơi và vóc dáng kỳ vĩ nên đã được ngư dân tòn 295
  15. sùng và dệt rất nhiều truyền thuyết để “thiêng hóa” sinh vật biển này. Truyền thuyết về cá Voi được lưu truyền khá nhiều trong dân gian các tỉnh phía Nam. Đáng lưu ý là một số nhà chép sử triều Nguyễn cũng đã thêu dệt nhiều huyền thoại về cá Voi để gắn liền với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh nhàm khai thác các yếu tổ thần quyền để đề cao nhân vật này. Chuyện kể rằng, trong lúc bôn tẩu có lần chúa Nguyễn Phúc Ánh bị đắm thuyền ở vị Xiêm La và đã được cá Voi dùng lung đưa thuyền cùa ông an toàn cập đảo Thổ Châu. Vì nhớ ơn cứu mạng nên sau khi lên ngôi vua, Gia Long đã sắc phong cho cá Voi tước hiệu “Nam Hải cự tộc ngọc lân thượng đẳng thần”. Các triều vua sau đó đều cỏ sắc phong cho cá Voi là "Đại càn quốc gia Nam Hải” và đưa vào lăng để thờ cúng. Tác giả Lê Quang Nghiêm đã ghi lại một truyền thuyết ở vùng biển miền Trung về cá Voi như sau: “Theo huyền thoại, xưa kia đức Phật Quan Âm trong lần tuần du đại hải ngậm ngùi cho sổ phận người trần bị chết chìm ngoài biển khơi, nên xé chiếc áo cà sa làm muôn mảnh thả trên mặt biển rồi làm phép thành cá Ông, lấy bộ xương voi ban cho để cá có thân hình to lớn, lại ban cho phép thâu đường để lội thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn “ [22:24], Trong cuốn “Hội hè đình đám”, nhà văn Toan Ánh khi viết về hội ờ Vàm Láng (Tiền Giang) cũng đã ghi lại truyền thuyết về cá Voi như tác giả Lê Quang Nghiêm đã từng viết trong “Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa”. Dù là truyền thuyết nào, chúng ta đều thấy các câu chuyện về cá Voi cũng chỉ nhàm nêu bật lên yếu tố cứu người và giúp 296
  16. cho ngư dân đạt được những mùa cá bội thu. Chính vì tin tường như thế nên người dân các tỉnh phía Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng luôn tổ chức việc thờ cúng cá Voi một cách thành kính và chu đáo. Sự thờ cúng này được biểu hiện sinh động bằng lễ hội cầu ngư. Là tục lệ chung của người dân biển Khánh Hòa, song không phải bất kỳ làng biển nào cũng có lễ hội cầu ngư. N hũng làng biển có lễ hội cầu ngư phải là nơi có vinh dự được "Ỏ ng" tìm về gởi xác mà nhân dân thường gọi là “Ông Lỵ” (hoặc lụy). Vì xem cá Voi như một vị phúc thần cùa biển cả và như một người thân tin tưởng nhất cùa mình nên khi ■'Ông Lỵ” ở nơi nào thì dân làng biển nơi ấy xem như gặp điều may mẳn và họ tổ chức đám tang ông thật trọng thể, chu đáo đồng thời xây lăng để thờ phụng với tấm lòng tôn kính và ngưỡng mộ. Nơi thờ phụng ông được gọi là lăng. Lăng Ông bao giờ cũng được xây dựng trên vùng đất cao ráo, mặt hướng ra biển và gồm ba gian: gian giữa được bài trí điện thờ và phía sau điện là quách để đụng “ngọc cốt”. Gian bên trái dùng để thờ Bà Thiên Y Thánh M ầu và gian bên phải dùng để thờ Bà Vạn Lạch. Ở Khánh Hòa việc cúng tế Ông Nam Hải đa phần lấy ngày ông “Lỵ” vào bờ được nhân dân chôn cất làm ngày cúng chính thức. về đám tang cá Voi, tác giả Lê Quang Nghiêm kể rằng: “Người đầu tiên gặp Ông Lỵ được quyền để tang, bịt khăn đỏ và tùy theo khả năng tài chính cùng với sự đóng góp và hợp tác của ngư phù và dân làng mà làm lễ tống táng theo cổ lệ. Sau ba ngày thì làm lễ mở cửa mả, hai mươi mốt ngày thì làm 297
  17. lễ cầu siêu, làm tuần ba tháng mười ngày, cúng giỗ đầy năm và đúng ba năm thì làm lễ thượng thọ ngọc cốt thỉnh vào lăng để thờ rồi mới được xả tang” [22:31]. Cũng có nhiều trường hợp gặp phải “Ồng Lỵ” có kích thước quá lớn không thê đưa lên bờ để tống táng thì người dân tìm cách đưa vào gần bờ rồi quây lại để bảo vệ sự xâm hại đến thân xác của ỏ n g và chờ đến khi thịt rửa hết mới lấy bộ xương phơi khô, dùng rượu mạnh rửa sạch, ướp trầm hương và thinh thẳng vào lẳng để thờ phượng. Trong thời gian cư tang, người chủ tang (tức người gặp Ông Lỵ đầu tiên) phải kiêng cử nhiều điều, chịu khó chịu thiệt nhưng những điều ấy không làm cho họ buồn phiền vì họ tin tưởng rằng sau khi xả tang bản thân và gia đình họ sẽ được ông Nam Hải độ trì để làm ăn tấn tới và gặp nhiều điều may mắn trong những lúc vào lộng ra khơi... Tục xưa là thế, ngày nay tuy có gia giảm ít nhiều những điều cấm kỵ nhưng lòng sùng bái, tôn vinh ông Nam Hải trong tâm thức người dân làng biển Khánh Hòa thì vẫn không hề thay đổi. Lễ thỉnh ngọc cốt Ông Nam Hải được tổ chức cẩn trọng không kém gì lễ an táng “Ngài”. Nhà văn Toan Ánh ghi lại lề thỉnh ngọc cốt ở Vàm Láng - Tiền Giang như sau: “Ông Hương Cả mặc lễ phục, khấn vái. Ông xin thinh ngọc cốt lên chùa. Một keo âm dương bằng hai đồng tiền, gieo trong chiếc đĩa nhỏ, nếu được nhất âm nhất dương là ông thuận. Lúc đó người ta mới thượng ngọc cốt, xương cốt cùa Ông được bày trên một chiếc nong và được rửa lại hai lần bằng nước hoa và nước ngũ vị hương nóng. Những bộ phận hài cốt được gói trong vải đỏ cùng với vàng mã đặt trong 298
  18. chiếc quan tài lớn di chuyển vào chùa. Sau lễ thình ngọc cốt, ngày hôm sau có lễ rước Ông theo như tục lệ...” [2:139] Ở Khánh Hòa lễ thỉnh ngọc cốt cũng diễn ra tương đồng như vậy. Qua khảo sát điền dã chúng tôi được biết ở Khánh Hòa có khá nhiều lăng còn giữ được ngọc cốt, tiêu biểu hơn cả là các lăng ở Cửa Bé (Vĩnh Trường - Nha Trang) Cù Lao (Xóm Bóng - Nha Trang) Bá Hà (Ninh Thủy - Ninh Hòa)... ngọc cốt màu vàng đục ủng hồng, cứng chắt, để lâu năm vẫn không hư mục, hôi thối và thả xuống nước không chìm... Ngư dân tin tưởng rằng ngọc cốt vẫn linh thiêng như hồi Ông còn sống. Thỉnh thoảng trong ngày mùa mà không đánh được cá, ngư dân lại xin với làng rước ngọc cốt lấy rượu trắng rưới lên bộ xương Ông rồi hứng lấy đem về tưới lên dàn lưới để cầu xin điều may mắn. Có nhiều nơi vào ngày tết Nguyên Đán ngư dân có lệ mừng tuổi Ông Nam Hải và xin xâm để biết mùa cá trong năm mới của gia đình họ được hay là mất [22:25-29]. Đù biết lòng tin cùa ngư dân Khánh Hòa với Ông Nam Hải sâu sẳc đến dường nào. Cùng với tục thờ Ồng Nam Hải, ngư dân Khánh Hòa còn thờ nhiều vị thần linh hữu hình và vô hình khác. Tác giả Lê Quang Nghiêm trong tác phẩm “Tục thờ cúng cùa ngư phủ Khánh Hòa” cho biết ngư phủ Khánh Hòa còn thờ cúng các vị thần biển như sau: 1. Ông Sứa: một loài tương cận với cá Voi, mình có đốm bông xám. 2. Rái Cá: tước hiệu Lang lại nhị đại tướng quân. 3. Ong Nước: tức cá Nược (cá heo). 4. Bà Tám: là một loài rùa biển đặc biệt, mai có 15 vảy 299
  19. (những con bình thường chi có 13 vảy) đầu có mồng và giống hình chim phượng, mỏ đỏ và nhọn, cổ vàng, hầu đỏ, mắt giống mắt người. Ngư dân thường cupg kính gọi là Bà Tám hay Đệ Bát Thánh Phi Nương Nương hoặc Công chúa Thùy Tề. 5. Mộc Trụ Thần Xà: là một loài rắn biển (con đẻn dài độ 4m) 6. Bà Lạch: cũng là một loài đèn 7. Ông Hèo: là một loài đèn lớn dài trên 1m 8. Cô Hồng: là một loài đèn đầu có mồng, mình nhiều màu sắc, rất độc. Dân biển thường cung kính gọi “Cô Hồng” hay “Bát Bưu Công Chúa”. Ngoài ra, ngư phủ Khánh Hòa còn thờ các vị thần vô hình khác như: Ngũ Vị Long Vương, Hà Bá, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Đảo. v.v... Và cứ thế, vật đổi sao dời song niềm tin thì không gì lay chuyền. Ờ những nơi có lăng Ông hằng năm dân làng đều tổ chức củng bái và cứ ba năm một lần thì làm “Lễ hội” tế Ông để tạ ơn ngài đã độ trì cho dân làng và cầu cho quốc thái dân an. Đây cũng là dịp để mọi người vui chơi, gặp gỡ nhau sau những ngày vất vả ra khơi bám biển, cũng là dịp để nhũng người con xa xứ quay về thăm lại mảnh đất chôn nhau, cắt rốn và bái tế tổ tiên. Lễ hội cầu ngư vì thế luôn tạo nên sụ náo nức, mong chờ trong lòng mọi người dân biển. Cùng với những đặc điểm của thiên nhiên và lịch sử, ba tập tục thờ cúng trên đây đã tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Khánh Hòa. Ba tập tục ấy giao thoa và đấu kết với nhau thành một hình chóp nón mà đáy là tục thờ Bà Thiên Y Thánh Mầu và đỉnh là hội tụ của tục thờ mẫu của hai dân tộc Việt - 300
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0