Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn sau thủ thuật can thiệp mạch máu ở bệnh nhân có và không dùng dự phòng kháng sinh tại Bệnh viện Thống Nhất
lượt xem 0
download
Nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng không mong muốn của bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào trong đó có các thủ thuật chụp động mạch vành (CAG) và can thiệp mạch vành qua da (PCI). Bài viết trình bày so sánh tỷ lệ nhiễm khuẩn sau thủ thuật giữa nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) và nhóm không sử dụng KSDP trước thủ thuật can thiệp mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn sau thủ thuật can thiệp mạch máu ở bệnh nhân có và không dùng dự phòng kháng sinh tại Bệnh viện Thống Nhất
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN SAU THỦ THUẬT CAN THIỆP MẠCH MÁU Ở BỆNH NHÂN CÓ VÀ KHÔNG DÙNG DỰ PHÒNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Trần Quỳnh Như1, Nguyễn Văn Tân2,3, Nguyễn Thị Hoa2, Lê Văn Lâm1, Phạm Thị Thu Hiền1, Bùi Thị Hương Quỳnh1,4 TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng không mong muốn của bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào trong đó có các thủ thuật chụp động mạch vành (CAG) và can thiệp mạch vành qua da (PCI). Hiện nay, các thủ thuật can thiệp này được đánh giá là thủ thuật sạch và dự phòng bằng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên, một số quan điểm của bác sĩ vẫn cho rằng nên sử dụng dự phòng trước thủ thuật. Mục tiêu: So sánh tỷ lệ nhiễm khuẩn sau thủ thuật giữa nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) và nhóm không sử dụng KSDP trước thủ thuật can thiệp mạch máu tại Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 60 bệnh nhân được chỉ định CAG và/hoặc PCI tại Khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 03/2020 đến 06/2020 và có theo dõi trong vòng 3 tháng sau xuất viện. Dữ liệu được phân tích từ 2 nhóm bệnh nhân bao gồm 30 bệnh nhân có sử dụng KSDP và 30 bệnh nhân không sử dụng KSDP. Kết quả: Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 71,7 ± 9,6 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn ở nhóm có sử dụng KSDP là 13,3% (4 bệnh nhân) và ở nhóm không có sử dụng KSDP là 23,3% (7 bệnh nhân), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,506). Kết luận: Kết quả nghiên cứu gợi ý sử dụng kháng sinh dự phòng là không cần thiết trước thủ thuật can thiệp mạch máu. Từ khóa: kháng sinh dự phòng, can thiệp mạch vành qua da, nhiễm khuẩn sau thủ thuật ABSTRACT INVESTIGATION OF PERIPROCEDURAL INFECTION RATES IN PATIENTS WITH OR WITHOUT ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS FOR VASCULAR INTERVENTIONS AT THONG NHAT HOSPITAL Tran Quynh Nhu, Nguyen Van Tan, Nguyen Thi Hoa, Le Van Lam, Pham Thi Thu Hien, Bui Thi Huong Quynh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 155 - 160 Background: Infection is a complication of any invasive procedure, including coronary angiography (CAG) and percutaneous coronary intervention (PCI). Vascular interventions are considered as clean procedures and antibiotic prophylaxis is generally unnecessary. However, some experts recommended that antibiotic prophylaxis should be used. Objective: To compare postprocedural infection rates in patients using and not using antibiotic prophylaxis for vascular interventions at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. 1Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh 2Khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh 3Bộ môn Lão khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 4Bộ môn Dược lâm sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.DS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: bthquynh@ump.edu.vn B - Khoa học Dược 155
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Materials and Methods: A cross – sectional study was conducted on 60 CAG and PCI patients at Department of Interventional Cardiology, Thong Nhat Hospital from March 2020 to June 2020 with 3 months follow up after discharge. Data were analyzed from 2 patients’ groups – using and not using antibiotic prophylaxis. Results: The mean age of patients was 71.7 ± 9.6. The rates of patients with signs of postprocedural infection in prophylaxis group and non-prophylaxis group were 13.3% (4/30 patients) and 23.3% (7/30 patients), respectively (p = 0.506). Conclusion: The results suggested that it is unnecessary to use antibiotic prophylaxis before vascular interventions. Keywords: antibiotic prophylaxis, percutaneous coronary intervention, postprocedural infection ĐẶT VẤNĐỀ tĩnh mạch hoặc vancomycin, clindamycin nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin(2,6-8). Can thiệp động mạch vành qua da (PCI) và các thủ thuật can thiệp trong bệnh tim cấu trúc Tại Bệnh viện Thống Nhất, việc sử dụng đang tăng trên toàn thế giới trong hai thập kỷ KSDP trước thủ thuật can thiệp mạch máu vẫn qua(1). Nhiễm khuẩn là một trong những biến chưa được khuyến cáo rõ ràng trong Hướng dẫn chứng không mong muốn của bất kỳ thủ thuật sử dụng kháng sinh của Bệnh viện Thống Nhất. xâm lấn nào trong đó có các thủ thuật CAG và Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm so PCI. Biến chứng nhiễm khuẩn có thể là nhiễm sánh sự khác biệt về hiệu quả dự phòng cũng khuẩn cục bộ xảy ra ở vị trí tổn thương mạch máu như biến chứng nhiễm khuẩn sau thủ thuật giữa như vị trí can thiệp, trong thiết bị cấy ghép (stent) nhóm sử dụng kháng sinh và nhóm không sử hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn phổ biến nhất dụng kháng sinh trước CAG và PCI, từ đó xác liên quan đến nhiễm khuẩn sau thủ thuật can định sự cần thiết trong việc sử dụng KSDP trước thiệp mạch máu là Staphylococcus aureus và thủ thuật CAG và PCI. Staphylococcus epidermidis. Các yếu tố nguy cơ liên ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU quan đến biến chứng nhiễm khuẩn sau thủ thuật Thiết kế nghiên cứu được báo cáo đa phần liên quan đến thủ thuật Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân như ống thông (catheter) động mạch bị nhiễm được chỉ định CAG và/hoặc PCI tại Khoa Tim bẩn trước khi sử dụng, chọc nhiều lần một vị trí, mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện Thống Nhất. đặt ống thông nhiều lần, các thiết bị đóng mạch Tiêu chuẩn chọn mẫu qua da, khó tiếp cận mạch máu và thời gian lưu Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chỉ định của sheath(1,2). Tuy nhiên, hiện nay, các thủ thuật CAG và/hoặc PCI tại Khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp này được đánh giá là thủ thuật sạch can thiệp bệnh viện Thống Nhất từ 03/2020 – được thực hiện với kỹ thuật vô khuẩn, nhiễm 06/2020 và có theo dõi trong vòng 3 tháng sau khuẩn sau thủ thuật xảy ra với tỷ lệ rất hiếm và xuất viện. dự phòng thủ thuật bằng kháng sinh được khuyến cáo là không cần thiết(1-4). Mặc dù nhiễm Tiêu chuẩn loại trừ khuẩn hiếm gặp nhưng là hậu quả nghiêm trọng Bệnh nhân ngưng điều trị tại bệnh viện trong điều trị nội mạch dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và (chuyển bệnh viện khác, xin về nhà) sau CAG tử vong đáng kể hơn(1,5). Do đó, đối với những và/hoặc PCI khi chưa kết thúc đợt điều trị dẫn bệnh nhân được đánh giá là có nguy cơ cao (tức là đến không đánh giá được tình trạng nhiễm các trường hợp can thiệp lặp lại trong vòng 7 khuẩn sau điều trị. ngày, kéo dài thời gian lưu của sheath động Bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng mạch, hoặc kéo dài thời gian thủ thuật) có thể dự nhiễm khuẩn trước khi CAG và/hoặc PCI và phòng với kháng sinh nhóm cephalosporin tiêm đang được điều trị bằng kháng sinh. 156 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng sốt hoặc nếu có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây bất thường về cận lâm sàng bao gồm tăng bạch từ khi kết thúc CAG và PCI đến khi xuất viện: cầu (WBC) và/hoặc tăng protein phản ứng C Sốt > 38oC. (CRP) và/hoặc tăng procalcitonin (PCT) và/hoặc Sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch tại vị trí tăng tốc độ lắng hồng cầu (VS) trước khi CAG chọc sheath. và/hoặc PCI. Bạch cầu > 12000/mm3 hoặc < 4000/ mm3. Cỡ mẫu CRP > 5 mg/dL. Chúng tôi tiến hành chọn tất cả bệnh PCT > 0,5 ng/mL. nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không Tiêu chí phụ thuộc tiêu chuẩn loại trừ, đối tượng nghiên Tái nhập viện và được bác sĩ chẩn đoán do cứu thuộc hai nhóm: nhiễm khuẩn trong vòng 3 tháng sau xuất Nhóm dự phòng kháng sinh: bệnh nhân được viện. Thông tin về tái nhập viện được theo dõi sử dụng KSDP trước khi CAG và/hoặc PCI. trên phần mềm quản lý bệnh nhân Hsoft của Nhóm không dự phòng kháng sinh: bệnh bệnh viện. nhân không sử dụng KSDP trước khi CAG Phân tích số liệu và/hoặc PCI Phần mềm nhập liệu và phân tích số liệu: Các thông số khảo sát Excel 2010 và SPSS 20.0 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trình bày kết quả: Các biến liên tục (tuổi, chỉ Tuổi, giới tính, cân nặng, chỉ số khối cơ thể số khối cơ thể (BMI), số bệnh kèm, thời gian tiến (BMI, kg/m2), chức năng thận, chẩn đoán chính, hành, lượng thuốc cản quang, thời gian kéo dài số lượng bệnh mắc kèm, loại thủ thuật, thời gian KSDP) nếu thỏa mãn kiểm định tham số (phân tiến hành, thuốc cản quang, đặc điểm kháng sinh phối chuẩn và phương sai đồng nhất) được trình sử dụng, thời gian kéo dài kháng sinh. bày bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± Tình trạng sau thủ thuật SD); nếu không thỏa mãn kiểm định tham số (không phân phối chuẩn và/ hoặc phương sai Triệu chứng lâm sàng toàn thân (nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, mạch), triệu chứng cục bộ không đồng nhất) được trình bày bằng số trung (sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch tại vị trí vị (khoảng tứ phân vị – IQR 1-IQR 3). Biến phân chọc sheath, hematoma tại vị trí chọc sheath), loại (tuổi ≥ 65, giới tính, chẩn đoán, loại thủ cận lâm sàng (Bạch cầu - WBC, protein C phản thuật, loại kháng sinh) được trình bày bằng tần ứng - CRP, procalcitonin - PCT) suất và tỷ lệ phần trăm. Phương pháp xử lý thống kê: Sử dụng phép Tiêu chí của nghiên cứu kiểm Mann – Whitney (nếu phân phối không Tiêu chí chính chuẩn), T-test (nếu phân phối chuẩn) để so sánh So sánh giữa 2 nhóm về tỷ lệ bệnh nhân có kết quả trung bình giữa 2 nhóm. Sử dụng phép dấu hiệu nhiễm khuẩn và các yếu tố liên quan kiểm chi bình phương hoặc Fisher’ exact để so đến thời gian nằm viện sau thủ thuật. sánh tỷ lệ giữa 2 nhóm. Sử dụng hồi quy tuyến Tiêu chí phụ: So sánh tỷ lệ bệnh nhân tái tính đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến nhập viện trong vòng 3 tháng sau thủ thuật do thời gian nằm viện sau thủ thuật CAG và PCI, nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn. trong đó biến phụ thuộc là thời gian nằm viện Một số định nghĩa trong nghiên cứu sau thủ thuật CAG và PCI, biến độc lập là tuổi, Tiêu chí chính: Bệnh nhân được định nghĩa có dùng KSDP, số lượng bệnh kèm, hội chứng là có dấu hiệu nhiễm khuẩn sau CAG và PCI vành cấp. B - Khoa học Dược 157
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 KẾT QUẢ Bảng 2. Đặc điểm kháng sinh sử dụng ở nhóm bệnh Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu nhân có sử dụng KSDP (n=30) Đặc điểm kháng sinh sử dụng Tần suất Từ 03/2020 đến 10/2020, có 60 bệnh nhân (%) được chỉ định CAG và/hoặc PCI thỏa tiêu chuẩn Cefuroxim 500 mg (uống) 17 (56,7%) chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ x 2 lần/ngày vào ngày can thiệp được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 30 bệnh Amoxicilin + clavuclanat 12 (40,0%) nhân có sử dụng KSDP và 30 bệnh nhân không Loại kháng sinh 875mg/ 125mg (uống) x 2 sử dụng KSDP. Phần lớn dân số nghiên cứu là lần/ngày vào ngày can thiệp bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi). Cefazolin 2g (tiêm) trước 1 (3,3%) Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu can thiệp 30 phút Đặc điểm mẫu nghiên cứu Nhóm sử Nhóm Giá Kéo dài KSDP, ngày Trung vị (IQR 1 - IQR 3) 1 (1-1,25) dụng không sử trị p KSDP dụng KSDP Tình trạng bệnh nhân sau thủ thuật (n=30) (n=30) Tần suất Tần suất (%) Bảng 3. Tình trạng bệnh nhân sau CAG và/hoặc PCI (%) Nhóm Nhóm sử TB ± SD hoặc 71,0 không trung vị (IQR 74,7 ± 9,4 0,03 dụng (61,5-76,0) sử dụng 1 - IQR 3) KSDP Tuổi Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=30) KSDP Giá trị p ≥ 65 tuổi 25 (83,3) 19 (63,3) (n=30) 0,08 < 65 tuổi 5 (16,7) 11 (36,7) Tần suất Tần suất Nam 19 (63,3) 22 (73,3) (%) (%) Giới tính 0,41 Nữ 11 (36,7) 8 (26,7) Tình trạng bệnh nhân BMI, kg/m2 TB ± SD 24,2 ± 3,9 23,4 ± 4,0 0,59 Sốt > 38oC 1 (3,3) 2 (6,7) 1,00 Chức năng TB ± SD thận (ml/phút) 47,8 ± 18,7 52,9±16,2 0,12 Huyết áp 0 1 (3,3) 1,00 Chẩn đoán < 90/60 mmHg chính Nhịp thở >20 0 0 1,00 Nhồi máu cơ lần/ phút tim ST chênh 2 (6,7) 1 (3,3) Mạch lên Triệu chứng > 90 lần/phút 0 0 1,00 Hội chứng Nhồi máu cơ lâm sàng mạch vành tim không ST 3 (10,0) 3 (10,0) Sưng, nóng, đỏ, cấp chênh lên đau hoặc chảy 0,70 0 1 (3,3) 1,00 Đau thắt ngực dịch tại vị trí không ổn định 8 (26,7) 12 (40,0) chọc sheath Hematoma tại vị Đau thắt ngực 2 (6,7) 0 0,49 ổn định 17 (56,7) 14 (46,7) trí chọc sheath Bạch cầu Số bệnh mắc Trung vị (IQR > 12000/mm3 1 - IQR 3) 3 (2-4) 3 (3-4) 0,33 4 (13,3) 4 (13,3) 1,00 kèm hoặc < 4000/ CAG Cận lâm mm 3 Thủ thuật 8 (26,7) 4 (13,3) 0,20 sàng PCI CRP > 5 mg/dL 0 1 (3,3) 1,00 22 (73,3) 26 (86,7) PCT TB ± SD 1 (3,3) 0 1,00 Thời gian tiến > 0,5 ng/mL 44,2 ± 19,4 47,0 ± 19,6 0,46 hành (phút) Tiêu chí chính Thuốc cản Trung vị (IQR 140 (100- 200 (175 – Có dấu hiệu 1 - IQR 3) 0,15 nhiễm quang (ml) 215) 222,5) khuẩn từ khi * TB ± SD: trung bình ± độ lệch chuẩn; IQR 1 - IQR kết thúc 4 (13,3) 7 (23,3) 0,506 3: khoảng tứ phân vị CAG và PCI đến khi xuất Ở nhóm bệnh nhân có dự phòng kháng sinh, viện phần lớn bệnh nhân ở nhóm sử dụng KSDP Thời gian nằm viện 11 được chỉ định kháng sinh đường uống và không 6 (4 – 14) 0,03 sau can (7-14,25) kéo dài kháng sinh quá 24 giờ (Bảng 2). thiệp (ngày) 158 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Các yếu tố liên quan tới thời gian nằm viện Hiện nay, nhiều bác sĩ can thiệp thường chỉ sau can thiệp định kháng sinh trước thủ thuật, mặc dù có rất Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến thời gian nằm ít bằng chứng chứng minh phương pháp này viện sau can thiệp là hữu ích(11). Trên tích giới, việc sử dụng Hệ số 95% CI p KSDP trong các thủ thuật nói chung thường góc Beta được ngoại suy từ dữ liệu KSDP của phẫu Tuổi 0,221 0,05 – 0,39 0,01 thuật, điều này có thể dẫn đến sự đánh giá quá Có sử dụng KSDP -0,647 -3,91 – 2,62 0,69 mức về nguy cơ nhiễm khuẩn do các vết mổ Số lượng bệnh kèm 0,248 -1,12 – 1,62 0,72 Có chẩn đoán hội 1,003 -2,13 – 4,14 0,52 trong thủ thuật nhỏ hơn(12). Một điều đáng chứng mạch vành cấp quan tâm là việc sử dụng kháng sinh phổ rộng Kết quả trên tiêu chí phụ, trong vòng 3 tháng thường xuyên và phổ biến đã là nguyên nhân theo dõi sau xuất viện, không có bệnh nhân nào một phần dẫn đến sự xuất hiện của nhiều vi tái nhập viện tại bệnh viện Thống Nhất do khuẩn đề kháng kháng sinh trong những năm nguyên nhân liên quan đến nhiễm khuẩn ở cả gần đây(11). Do đó, để sử dụng KSDP đối với nhóm dùng KSDP và không dùng KSDP. các thủ thuật can thiệp mạch máu một cách BÀNLUẬN hợp lý và hiệu quả các nhà lâm sàng đòi hỏi phải có kiến thức đầy đủ về các tác nhân gây Dân số trong nghiên cứu của chúng tôi có bệnh thường gặp, các nguy cơ mắc phải nhiễm tuổi trung bình 71,7±9,6, cao hơn phần lớn các khuẩn và các kháng sinh có phổ kháng khuẩn nghiên cứu khác, tuy nhiên vẫn nằm trong thích hợp(13). Đặc biệt, dự phòng bằng kháng khoảng dao động của các nghiên cứu trên thế sinh cho các thủ thuật can thiệp cần dựa trên giới (52 – 81,8 tuổi)(9). Giữa 2 nhóm nghiên cứu bằng chứng lâm sàng, bám sát thực tiễn bệnh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi viện và/hoặc địa phương(2). (p=0,03) và thời gian nằm viện sau can thiệp Khi tiến hành so sánh tình trạng bệnh nhân (p=0,03). Tuy nhiên, khi khảo sát các yếu tố sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận nhóm sử liên quan đến thời gian nằm viện sau can dụng KSDP có thời gian nằm viện kéo dài hơn thiệp, kết quả cho thấy tuổi cao có liên quan có ý nghiã thống kê so với nhóm không sử đến gia tăng thời gian nằm viện sau can thiệp. dụng KSDP. Kết quả phân tích hồi quy tuyến Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy tính đa biến để xác định các yếu tố liên quan không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đến thời gian nằm viện sau thủ thuật CAG và tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn giữa PCI cho thấy tuổi cao là yếu tố duy nhất có 2 nhóm có sử dụng KSDP và không sử dụng liên quan đến việc tăng thời gian nằm viện sau KSDP (p = 0,51). Qua đó gợi ý việc dự phòng thủ thuật (Hệ số góc Beta = 0,221, 95% CI: 0,05 kháng sinh trước thủ thuật tại bệnh viện – 0,39, p = 0,01). Như vậy, việc có sử dụng Thống Nhất hiện chưa đủ dữ liệu và không KSDP không liên quan tới thời gian nằm viện cần thiết. Kết quả này phù hợp với hướng sau thủ thuật, kết quả cũng là gợi ý về việc dẫn sử dụng KSDP của Bộ Y tế Việt Nam(4) chưa cần thiết của KSDP trong những thủ và các hướng dẫn khác trên thế giới(8,10). thuật nghiên cứu. Ngoài ra, sau 3 tháng theo Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu của chúng dõi, cả 2 nhóm bệnh nhân đều không cần tái tôi cũng cho thấy phần lớn các thủ thuật nhập viện do nguyên nhân nhiễm khuẩn. CAG và PCI được dự phòng kháng sinh đường uống 2 lần/ngày trong ngày thực hiện Hạn chế của nghiên cứu là khảo sát trên cỡ can thiệp, liệu pháp dự phòng này không mẫu tương đối nhỏ, do đó do đó có thể chưa được đề cập đến trong hầu hết các hướng phản ánh đầy đủ về tình trạng biến chứng dẫn hiện tại(2,4,6,8,10). nhiễm khuẩn sau thủ thuật. Tuy nhiên, nghiên B - Khoa học Dược 159
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 cứu này là nền tảng để chúng tôi tiếp tục tiến 4. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015. hành một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn với 5. Lim CP, Ho KL, Tan TT, et al (2011). Infected coronary artery thời gian theo dõi kéo dài hơn trong thời gian pseudoaneurysm after repeated percutaneous coronary intervention. Ann Thorac Surg, 91(2):e17-9. tới tại bệnh viện Thống Nhất. 6. Ryan JM, Ryan BM, Smith TP (2004). Antibiotic prophylaxis in KẾT LUẬN interventional radiology. J Vasc Interv Radiol, 15(6):547-56. 7. Leroy O, Martin E, Prat A, et al (1996). Fatal infection of Việc sử dụng KSDP trước các thủ thuật can coronary stent implantation. Cathet Cardiovasc Diagn, thiệp không làm thay đổi khả năng bệnh nhân 39(2):168-70. 8. Anderson DJ, Sexton DJ (2020). Antimicrobial prophylaxis for có các dấu hiệu nhiễm khuẩn sau thủ thuật, prevention of surgical site infection in adults. Uptodate, 2020. không liên quan tới thời gian nằm viện sau thủ 9. Chacko L, Howard JP, Rajkumar C, et al (2020). Effects of thuật cũng như tỷ lệ tái nhập viện do nhiễm percutaneous coronary intervention on death and myocardial infarction stratified by stable and unstable coronary artery khuẩn sau 3 tháng tại bệnh viện Thống Nhất disease: a meta-analysis of randomized controlled trials. Circ so với không dùng KSDP. Do đó, kết quả Cardiovasc Qual Outcomes, 13(2):e006363. 10. Bratzler DW, Dellinger EP, Bratzler KMO, et al (2013). Clinical nghiên cứu gợi ý không cần thiết phải sử dụng practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. KSDP trước các thủ thuật CAG và PCI. Am J Health Syst Pharm, 70(3):195-283. 11. Mulvey MR, Simor AE (2009). Antimicrobial resistance in Y Đức hospitals: how concerned should we be? CMAJ, 180(4):408-15. Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng 12. Moon E, Tam MDBS, Kikano RN, et al (2010). Prophylactic antibiotic guidelines in modern interventional radiology đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Bệnh practice. Semin Intervent Radiol, 27(4):327-37. viện Thống Nhất số 130/BB-BVTN. 13. McDermott VG, Schuster MG, Smith TP (1997). Antibiotic prophylaxis in vascular and interventional radiology. AJR Am J TÀI LIỆU THAM KHẢO Roentgenol, 169(1):31-8. 1. Franco JJ, Abisse SS, Ruisi P, et al (2014). Infectious complications of percutaneous cardiac procedures. Interventional Cardiology, 6:445-452. 2. Venkatesan AM, Kundu S, Sacks D, et al (2010). Practice Ngày nhận bài báo: 24/02/2021 guideline for adult antibiotic prophylaxis during vascular and interventional radiology procedures. Journal of Vascular and Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/06/2021 Interventional Radiology, 21(11):1611-1630. Ngày bài báo được đăng: 20/08/2021 3. Shawker TH, Kluge RM, Ayella RJ (1974). Bacteremia associated with angiography. JAMA, 229(8):1090-1092. 160 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN Trần Mạnh Duy1,2, Nguyễn Như Hồ2 TÓM TẮT Mở đầu: Carbapenem là các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trong nhóm beta lactam, thường là kháng sinh để dành cho những bệnh nhân nặng và cũng là thuốc được lựa chọn cho trực khuẩn Gram âm hiếu khí sản sinh ESBL. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh, tình hình sử dụng carbapenem và đánh giá tính phù hợp của lựa chọn kháng sinh carbapenem tại một đơn vị chăm sóc tích cực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 280 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chỉ định nhóm kháng sinh carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ 07/2020 đến 12/2020. Tiêu chí khảo sát tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh dựa vào Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y Tế 2015; Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận 2017 và The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2020. Kết quả: Imipenem là kháng sinh trong nhóm carbapenem được chỉ định nhiều nhất chiếm 93,9%. Ciprofloxacin được phối hợp với nhóm carbapenem với tỷ lệ cao nhất, chiếm 20,4%. Acinetobacter sp. chiếm đa số trong các mẫu vi khuẩn phân lập được (82,7%) và có tỷ lệ kháng imipenem và meropenem lần lượt là 45,5% và 39,4%. Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL là 57,5%. Có 57,9% trường hợp kháng sinh (carbapenem và các thuốc phối hợp) được kê đơn chưa phù hợp, trong đó thường gặp nhất là chưa điều chỉnh liều phù hợp. Kết luận: Việc tuân thủ các hướng dẫn sử dụng kháng sinh và định kỳ cập nhật kháng khuẩn đồ tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc cần được chú ý hơn nhằm góp phần cải thiện hiệu quả điều trị và hạn chế đề kháng với nhóm carbapenem. Từ khóa: Carbapenem, ESBL, đề kháng kháng sinh, hồi sức tích cực ABSTRACT INVESTIGATION ON CARBAPENEM USE AT THE DEPARTMENT OF INTENSIVE CARE AND ANTI-POISON AT NINH THUAN GENERAL HOSPITAL Tran Manh Duy, Nguyen Nhu Ho * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 4 - 2021: 161 - 167 Introduction: Carbapenem are antibiotics with the wide spectrum among beta lactam group, often reserved for critically ill patients and are also the drug class of choice for ESBL-producing aerobic Gram-negative bacilli. Objectives: To investigate the prevalence of antimicrobial resistance, the pattern of carbapenem use, and evaluate the appropriateness of carbapenem prescribing at the intensive care unit. Materials and methods: A cross-sectional study on 280 medical records of patients prescribed carbapenem at Department of Intensive care and anti-poison at Ninh Thuan General hospital from 07/2020 to 12/2020. Criteria for the critical use of antibiotics were based on Guidelines for using antibiotics of the Ministry of Health, 2015; Antibiotic Usage Guidelines of Ninh Thuan General Hospital, 2017 and The Sanford Guide to Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận 1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: TS.DS. Nguyễn Như Hồ ĐT: 0907381818 Email: nhnguyen@ump.edu.vn B - Khoa học Dược 161
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Antimicrobial Therapy, 2020. Results: Imipenem was the most prescribed antibiotic (93.9% of all medical records). The antibiotic often combined with carbapenem group was ciprofloxacin, accounting for 20.4%. Acinetobacter sp. were the most common bacteria isolated (82.7%) and the resistance rates to imipenem and meropenem were 45.5% and 39.4%, respectively. The percentage of ESBL-producing bacteria was 57.5%. About 57.9 % of antibiotic regimens (including carbapenem and combined antibiotics) were inappropriately prescribed, of which dosage problems were most commonly observed. Conclusion: The study findings suggest that clinicians should appropriately adhere to antimicrobial guidelines and regularly update antibiogram in order to improve treatment outcome and restrain antimicrobial resistance to carbapenem, especially for patients at the intensive care unit. Keywords: Carbapenem, ESBL, antimicrobial resistance, ICUs ĐẶT VẤNĐỀ khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/7/2020 đến Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 31/12/2020 có chỉ định sử dụng nhóm kháng chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm có hơn 2,8 triệu sinh carbapenem. người nhiễm trùng có yếu tố đề kháng kháng Tiêu chuẩn loại trừ sinh, dẫn đến 35.000 người tử vong. Ở Châu Bệnh nhân không đầy đủ các thông tin về Âu, đề kháng kháng sinh gây ra tử vong ước chẩn đoán, chỉ định và thuốc điều trị, các trường đoán hàng năm là 33.000 người(1). Tại Việt hợp trốn viện, chuyển viện, tử vong, bệnh nhân Nam, nghiên cứu thực hiện tại 12 bệnh viện ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam trong bị nhiễm HIV, bị lao. năm 2017 và 2018 cho thấy tỷ lệ đề kháng Phương pháp nghiên cứu kháng sinh của Enterobacteriaceae đối với Thiết kế nghiên cứu nhóm kháng sinh carbapenem lên đến 52%(2). Cắt ngang mô tả. Đề kháng kháng sinh được đánh giá là mối đe Cỡ mẫu dọa đối với y tế toàn cầu(3), trong đó thách thức từ việc đề kháng kháng sinh carbapenem đang Tất cả bệnh án thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và là mối quan tâm hàng đầu vì sẽ làm tăng thời không thuộc tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian gian nằm viện và tỷ lệ tử vong(4). từ 01/7/2020 đến 31/12/2020. Hiện nay, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Các tiêu chí khảo sát Thuận, vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Nhằm nâng cao Tuổi, giới tính, cân nặng, chức năng thận ban chất lượng điều trị, sử dụng kháng sinh hiệu đầu, bệnh nhiễm trùng, bệnh mắc kèm, số lượng quả, an toàn, hợp lý, chúng tôi thực hiện nghiên bệnh mắc kèm, chỉ số bệnh mắc kèm Charlson. cứu với mục tiêu khảo sát tình hình đề kháng, Đặc điểm vi sinh và sự đề kháng kháng sinh tình hình sử dụng và đánh giá tính hợp lý của Mẫu bệnh phẩm, tỷ lệ cấy dương tính của việc sử dụng nhóm kháng sinh carbapenem. mẫu bệnh phẩm, chủng vi khuẩn phân lập được, ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU tình hình đề kháng kháng sinh carbapenem. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm sử dụng kháng sinh và tính hợp lý trong Tiêu chuẩn chọn mẫu chỉ định kháng sinh Các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú tại Kháng sinh kinh nghiệm (KSKN) và kháng khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện đa sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ (KSĐT). 162 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu Tiêu chí đánh giá tính phù hợp của việc sử được cấy mẫu bệnh phẩm là 90%, tỷ lệ cấy dụng kháng sinh trước khi sử dụng kháng sinh là 84,9%, tỷ lệ Hợp lý về loại kháng sinh cấy sau khi sử dụng kháng sinh là 15,1%, mẫu KSKN được đánh giá hợp lý khi tuân thủ máu chiếm đa số 69,5%. Tỷ lệ các mẫu còn lại một trong ba hướng dẫn điều trị: (1) Hướng dẫn là mẫu đàm 16,2%, mẫu dịch não tủy 5,8%, sử dụng kháng sinh Bộ Y Tế 2015(5), (2) Hướng mẫu nước tiểu 5,2%, mẫu mủ 1,1%, mẫu dịch dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện đa khoa màng phổi 0,6%, mẫu dịch vết mổ 0,3% và tỉnh Ninh Thuận 2017(6), (3) The Sanford Guide các mẫu khác 1,3%. Tỷ lệ cấy dương tính từ to Antimicrobial Therapy 2020(7). 308 mẫu bệnh phẩm khá thấp (31,2%). Trong đó kết quả cấy vi khuẩn Acinetobacter sp. KSĐT được đánh giá hợp lý khi vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 34,4%, tiếp đến là E. coli nhạy cảm với kháng sinh sử dụng theo kết quả 22,9% và Klebsiella sp. 11,5% (Bảng 2). kháng sinh đồ. Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n = 280) Hợp lý về liều Tần số Được đánh giá dựa trên các hướng dẫn trên Đặc điểm Phân bố (tỷ lệ %, n, %) tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và The Tuổi Trung vị (IQR) 62 (49 – 76,5) Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2020(7). Giới tính Nam 54,6 Hợp lý về phối hợp kháng sinh Cân nặng (kg) Trung vị (IQR) 55 (50 – 60) Được đánh giá hợp lý về phối hợp giữa Chức năng ClCr (mL/phút) 37 (22,25 – 67,25) thận ban đầu eGFR (mL/phút/1,73 m2) 41 (25 – 69,5) carbapenem với các kháng sinh khác khi tuân Sốc nhiễm trùng 33,4 thủ một trong ba hướng dẫn điều trị: (1) Hướng Viêm phổi 28,2 dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y Tế 2015(5), (2) Nhiễm trùng huyết 18,4 Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện Nhiễm trùng đường tiết niệu 3,9 đa khoa tỉnh Ninh Thuận 2017(6), (3) The Sanford Bệnh nhiễm COPD đợt cấp 3,8 trùng Viêm mô tế bào 2,5 Guide to Antimicrobial Therapy 2020(7). Nhiễm trùng đường tiêu 1,9 Hợp lý sử dụng kháng sinh hóa Viêm màng não 1,9 Khi hợp lý cả 3 tiêu chí trên. Bệnh khác 6,0 Xử lý và phân tích số liệu Tăng huyết áp 12,9 Bệnh đường tiêu hóa 11,7 Sử dụng phần mềm Microsoft Excel trong Bệnh đường hô hấp (hen Office 365 và Minitab 19. Thống kê mô tả được 9,5 suyễn, COPD…) sử dụng để trình bày đặc điểm của mẫu nghiên Bệnh thận (cấp, mạn) 9 Suy tim 8,2 cứu. Các biến liên tục được biểu diễn bằng giá trị Đái tháo đường 7,8 trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± SD) hoặc trung Bệnh mắc kèm Đau thắt ngực 6,2 vị (khoảng tứ phân vị). Các biến không liên tục Bệnh tim thiếu máu cục bộ 5,5 được mô tả theo tỷ lệ phần trăm. Bệnh gan 2,6 (suy gan, xơ gan…) KẾT QUẢ Bệnh nhồi máu não 2,2 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Rối loạn lipid máu 1,3 Bệnh khác 23,1 Nghiên cứu ghi nhận 280 bệnh nhân được chỉ Số lượng bệnh Trung vị (IQR) 3 (1 – 5) định sử dụng kháng sinh carbapenem (Bảng 1). mắc kèm Chỉ số bệnh Đặc điểm vi sinh và đề kháng kháng sinh Trung vị (IQR) 3 (1 – 5) kèm Charlson Tổng số bệnh phẩm ghi nhận được từ 280 ClCr: độ thanh thải creatinin, eGFR: độ lọc cầu thận hồ sơ bệnh án là 308, trong đó tỷ lệ bệnh nhân ước tính, IQR: khoảng tứ phân vị B - Khoa học Dược 163
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Bảng 2. Đặc điểm chủng vi khuẩn phân lập được Bảng 4. Các kháng sinh phối hợp với carbapenem Số lượng trong điều trị (N = 365) Vi khuẩn phân lập được mẫu phân Tỷ lệ % Đặc điểm Tên kháng sinh Tỷ lệ % lập được Ciprofloxacin 20,3 Acinetobacter sp. 33 34,4 Moxifloxacin 18,4 E. coli 22 22,9 Levofloxacin 18,1 Klebsiella sp. 11 11,5 Metronidazol 16,2 Candida 8 8,3 Kháng sinh phối hợp Vancomycin 10,1 P. aeruginosa 8 8,3 theo kinh nghiệm (%) Netilmicin 5,2 MRSA 5 5,2 Linezolid 3,8 Staphylococcus coagulase âm 5 5,2 Amikacin 2,5 Stenotrophomonas maltophilia 2 2,2 Colistin 1,9 Burkholderia pseudomaleii 1 1 Khác 3,6 S. viridans 1 1 Moxifloxacin 16,7 Tổng cộng 96 100 Ciprofloxacin 12,8 Đặc điểm về tình hình đề kháng của vi Levofloxacin 12,8 khuẩn với carbapenem theo kết quả kháng sinh Metronidazol 10,3 đồ được trình bày trong Bảng 3. Ampicillin + 9 Kháng sinh phối hợp sulbactam Bảng 3. Mức độ kháng carbapenem của vi khuẩn sau khi có kháng Vancomycin 7,7 phân lập sinh đồ (%) Netilmicin 7,7 Số lượng Kháng Kháng Amikacin 7,7 Vi khuẩn phân lập phân lập Imipenem Meropenem Linezolid 5,1 được được Tỷ lệ % (n/N) Colistin 3,8 Acinetobacter sp. 33 45,5 (15/33) 39,4 (13/33) Khác 6,4 E. coli 22 18,2 (4/22) 9,1 (2/22) Klebsiella sp. 11 45,5 (5/11) 45,5 (5/11) Đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng kháng P. aeruginosa 8 25 (2/8) 25 (2/8) sinh và kết quả điều trị B. pseudomaleii 1 0 (0/1) 0 (0/1) Trong 280 hồ sơ bệnh án, số bệnh án kê đơn S. viridans 1 0 (0/1) 0 (0/1) kháng sinh hợp lý chiếm 42,1% (118/280). Trong Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL là 57,5% (19/33) với số 57,9% (162/280) trường hợp kê đơn chưa hợp 12 mẫu E. coli và 7 mẫu Klebsiella sp. Đối với E. lý, chủ yếu là chưa hợp lý về liều chiếm 90,6%, coli, tỷ lệ tiết ESBL là 54,5% (12/22) và đối với còn lại là chưa hợp lý về phối hợp kháng sinh Klebsiella sp. là 63,6% (7/11). chiếm 5% và chưa hợp lý về chỉ định chiếm Tình hình sử dụng kháng sinh carbapenem 4,4%. Một số trường hợp sử dụng carbapenem Kháng sinh nhóm carbapenem được kê đơn chưa hợp lý ghi nhận được bao gồm không điều chỉ gồm 2 loại là imipenem/cilastatin (93,9%) và chỉnh liều theo chức năng thận, phối hợp meropenem (6,1%). Thời gian sử dụng kháng carbapenem với metronidazol cùng phổ tác sinh trung vị là 3 (2 – 6) ngày. dụng trên vi khuẩn kị khí(7) và sử dụng linezolid trước khi sử dụng vancomycin trong điều trị Trong số 280 hồ sơ bệnh án, có 4% bệnh MRSA ở bệnh nhân có chức năng thận và gan nhân được chỉ định đơn trị với carbapenem, còn bình thường(5,7). lại 96% là sử dụng kháng sinh phối hợp. Kháng sinh kinh nghiệm và sau khi có kháng sinh đồ BÀNLUẬN thường được phối hợp với carbapenem là Nghiên cứu khảo sát trên 280 hồ sơ bệnh fluoroquinolon (ciprofloxacin, moxifloxacin, án nội trú thuộc khoa Hồi sức tích cực – chống levofloxacin). Bảng 4 trình bày loại kháng sinh độc của bệnh nhân nằm viện trong khoảng từ phối hợp với carbapenem tại khoa Hồi sức tích 1/7/2020 đến 31/12/2020. Đa số là bệnh nhân cực – chống độc trên 365 lượt kê đơn. lớn tuổi với trung vị 62 (49 – 76,5) tuổi. Điều 164 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu này là phù hợp vì ở độ tuổi trên 60 tuổi, bệnh huống lâm sàng có thể mắc phải từ đó làm giảm nhân có thể bị suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ thất bại trong điều trị. nguy cơ nhiễm khuẩn. Kết quả nghiên cứu của Kết quả nuôi cấy vi sinh cho thấy chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Acinetobacter sp. được phân lập với tỷ lệ cao nhất J.Perron tại một bệnh viện đại học tại Pháp với (34,4%), tiếp theo E. coli (22,9%), Klebsiella sp. độ tuổi trung vị của bệnh nhân là 66 (16 – 93) (11,5%). Kết quả này tương tự kết quả nhiên tuổi(8). Trong nghiên cứu hiện tại, nam giới cứu của Faitlin F. Mitchell và cộng sự với chiếm tỷ lệ cao hơn với 54,5%. Kết quả này K. pneumoniae (19,2%), E. coli (15,2%), tương đồng với nhiều nghiên cứu về Acinetobacter baumanii (7,2%) là các tác nhân chủ carbapenem như nghiên cứu của Svetlana yếu(12). Cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ đề Sadryrbaeva-Dolgova và cộng sự tại bệnh viện kháng thuốc trong những năm gần đây, các vi đại học tại Tây Ban Nha (2019), Antonio khuẩn Gram âm trên cần được chú ý khi điều trị Faraone và cộng sự tại một bệnh viện tại Ý bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc. (2020)(9,10) Trong nghiên cứu hiện tại, các vi khuẩn Carbapenem thường được chỉ định để điều Gram âm quan trọng đều có tỷ lệ đề kháng trị các trường hợp như sốc nhiễm trùng, viêm tương đối cao đối với imipenem và meropenem phổi và nhiễm trùng huyết (theo Bảng 1). Kết quả (Bảng 3). Tỷ lệ đề kháng của Acinetobacter sp. với này tương đồng với nghiên cứu trước đây về mô carbapenem từ 39,4% – 45,5%, nhìn chung thấp hình nhiễm khuẩn tại bệnh viện và tại khoa Hồi hơn so với kết quả của dự án VINARES (Việt sức tích cực – chống độc(11), từ đó cho thấy vai trò Nam Resitance)(13) thu thập dữ liệu từ 13 bệnh của kháng sinh carbapenem trong điều trị viện tại Việt Nam trong năm 2016 – 2017 (tỷ lệ những bệnh nhiễm khuẩn nặng tại bệnh viện. A. baumannii kháng carbapenem lên đến 79%) Phần lớn bệnh nhân có nhiều bệnh mắc kèm (Bảng 5). Dù vậy, tỷ lệ đề kháng gần 50% như với trung vị là 3 (1 – 5) bệnh, chỉ số bệnh mắc trong nghiên cứu của chúng tôi đặt ra thách thức kèm Charlson cũng là 3 (1 – 5), gợi ý tiên lượng rất lớn cho các nhà lâm sàng trong điều trị các ca bệnh nặng và khó điều trị. Các bệnh mắc kèm nhiễm Acinetobacter sp. Ngoài ra, mức độ đề thường là tăng huyết áp, các bệnh đường tiêu kháng carbapenem của Klebsiella sp. cao hơn kết hóa, bệnh hô hấp, bệnh thận… phù hợp với độ quả của dự án VINARES (45,5% so với 27%)(13). tuổi của mẫu nghiên cứu và mô hình bệnh tật ở Ngược lại, tỷ lệ đề kháng của P. aeruginosa đối nước ta. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu với carbapenem (25%) của nghiên cứu chúng tôi của Faitlin F. Mitchell và cộng sự(12) với các bệnh thấp hơn so với nghiên cứu của VINARES thường mắc kèm là tăng huyết áp, đái tháo (45%)(13). Nguyên nhân có thể do trên thực tế đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. lâm sàng, tại bệnh viện, các kháng sinh khác Mẫu máu là mẫu được chỉ định xét nghiệm có phổ trên trực khuẩn mủ xanh như để tìm vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất, chiếm piperacillin + tazobactam, cefepim, ciprofloxacin, 69,5%, tiếp theo là mẫu đàm 16,2%. Bệnh nhân levofloxacin hoặc aminoglycosid được ưu tiên tại các khoa Hồi sức tích cực thường có thời gian sử dụng trước carbapenem. nằm viện lâu và cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL của các vi khuẩn hô hấp, nuôi ăn… tạo điều kiện và môi trường phân lập được là 57,5%, cao hơn so với kết quả thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập của tác giả Trương Anh Dũng (28,3%)(14). Điều vào máu gây nhiễm trùng huyết. Do đó, việc dự này có thể do nghiên cứu hiện tại thực hiện tại đoán các tác nhân nhiễm khuẩn và vị trí nhiễm khoa Hồi sức tích cực – chống độc với tỷ lệ đề khuẩn vô cùng quan trọng để lựa chọn kháng kháng kháng sinh cao, đồng thời những bệnh sinh phù hợp, đồng thời giúp dự đoán các tình nhân được chỉ định carbapenem có thể đã nhiễm B - Khoa học Dược 165
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 vi khuẩn sản sinh ESBL trước đó vì đã có thời trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như sốc nhiễm gian được chỉ định cephalosporin thế hệ 3, 4 trùng, viêm phổi và nhiễm trùng huyết(5). nhưng không đem lại kết quả. Việc sử dụng kháng sinh carbapenem Đa số phác đồ kháng sinh kinh nghiệm là chưa hợp lý xảy ra ở 57,9% bệnh nhân. Trong phối hợp kháng sinh (96%), thường gặp nhất là các trường hợp được ghi nhận sử dụng phối hợp fluoroquinolon, tiếp theo là không hợp lý, đa số là do không chỉnh liều metronidazol, vancomycin, aminoglycosid. Sau phù hợp theo chức năng thận (90,6%), cụ thể khi có kết quả kháng sinh đồ, các kháng sinh là không giảm liều trong một lần dùng hoặc được chọn để phối hợp điều trị nhiều nhất vẫn không giãn khoảng cách liều phù hợp với là fluoroquinolon (moxifloxacin, ciprofloxacin, chức năng thận theo khuyến cáo của The levofloxacin). Việc phối hợp kháng sinh như vậy Sanford Guide to Antimicrobial Therapy phù hợp với phác đồ của Bộ Y tế khuyến cáo 2020(7). Ngoài ra, tỷ lệ phối hợp với kháng phối hợp beta-lactam với các kháng sinh nhóm sinh khác chưa hợp lý chiếm 5%, chỉ định fluoroquinolon hoặc aminoglycosid trong điều không hợp lý là 4,4% Bảng 5. Kết quả đề kháng kháng sinh của A. baumannii, K. pneumoniae, P. aeruginosa và E. coli từ các mẫu của 13 bệnh viện trong dự án VINARES 2016 – 2017(13) A. baumannii K. pneumoniae P. aeruginosa E. coli Carbapenem 2855/3622 (79%) 1049/3816 (27%) 1514/3376 (45%) 961/8830 (11%) Aminoglycosid 2686/3641 (74%) 1756/3780 (46%) 1457/3389 (43%) 4188/8785 (48%) Fluoroquinolon 2929/3589 (82%) 1593/3619 (44%) 1435/3357 (43%) 5813/8682 (67%) Cephalosporin 2969/3549 (84%) 1995/3732 (53%) 1392/3058 (46%) 5441/8195 (66%) Ticarcillin/acid clavulanic 863/1449 (60%) 1097/2160 (51%) 1317/2947 (45%) Tử số là số lượng chủng vi khuẩn đề kháng và mẫu số là số lượng chủng phân lập được. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Ở bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh 1. WHO (2019). Antibacteria agents in clinical development. URL: https://www.who.int/publications/i/item/9789240000193 carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực – chống (access on 5/6/2021). độc trong nghiên cứu này, tác nhân vi khuẩn 2. Tran DM, Larsson M, Olson L, et al (2019). High prevalence of colonisation with carbapenem-resistant Enterobacteriaceae thường phân lập được là Acinetobater sp. với among patients admitted to Vietnamese hospitals: Risk factors tỷ lệ đề kháng impenem và meropenem lần and burden of disease. The Journal of Infection,79(2):115–122. 3. Chotiprasitsakul D, Han JH, et al (2018). Comparing the lượt là 45,5% và 39,4%. Trong khi đó, việc chỉ outcomes of adults with enterobacteriaceae bacteremia định kháng sinh theo kinh nghiệm và theo receiving short-course versus prolonged-course antibiotic therapy in a multicenter, propensity score-matched cohort, Clin kháng sinh đồ vẫn chưa được tối ưu khi đánh Infect Dis 66(2):172-177. giá dựa trên các khuyến cáo. Việc tuân thủ 4. Hawkey PM, Warren RE, Livermore DM, et al (2018). Treatment of infections caused by multidrug-resistant Gram- các hướng dẫn sử dụng kháng sinh và định negative bacteria: report of the British Society for antimicrobial kỳ cập nhật kháng khuẩn đồ cần được chú ý chemotherapy/healthcare infection society/British infection association joint working party. J Antimicrob Chemother, hơn nhằm góp phần cải thiện việc điều trị và 73(S3):iii2-iii78. hạn chế đề kháng kháng sinh. 5. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015). Nhà Xuất Bản Y Đức Y Học, Hà Nội. Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi Hội 6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận (2017). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh: Tài liệu lưu hành nội bộ. Bệnh viện Đa khoa đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận. học Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo quyết định 7. Gilbert DN, Chambers HF, Pavia AT, et al (2020). The Sanford guide to antimicrobial therapy 2020, 50th ed, pp.236 - 256. số 908/HĐĐĐ ngày 30/11/2020. Antimicrobial Therapy, Inc, USA. 166 B - Khoa học Dược
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 4 * 2021 Nghiên cứu 8. Perron J, Baldolli A, Isnard C, et al (2020). Assessing the Manila, Philippines as a strategy for antimicrobial stewardship. relevance of carbapenem prescriptions by an antibiotic Arch Public Health, 77:31. stewardship team. Med Mal Infect 50(4):346-351. 13. Vu TVD, Choisy M, Do TTN, et al (2021). Antimicrobial 9. Sadyrbaeva-Dolgova S, Aznarte-Padial P, et al (2019). Clinical susceptibility testing results from 13 hospitals in Viet Nam: outcomes of carbapenem de-escalation regardless of VINARES 2016-2017. Antimicrob Resist Infect Control 10(1):78. microbiological results: a propensity score analysis. Int J Infect 14. Trương Anh Dũng, Nguyễn Văn Mười, Võ Tuấn Trường, et al Dis, 85:80-87. (2019). Khảo sát trực khuẩn gram âm - Enterobacteriaceae sinh 10. Faraone A, Poggi A, Cappugi C, et al (2020). Inappropriate use men β-lactamase phổ rộng (ESPL - Extended spectrum beta of carbapenems in an internal medicine ward: Impact of a lactamase) tại bệnh viện quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh. Y carbapenem-focused antimicrobial stewardship program. Eur J Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 23(S5):236-242. Intern Med 78:50-57. 11. Versporten A, Zarb P, Caniaux I, et al (2018). Antimicrobial consumption and resistance in adult hospital inpatients in 53 countries: results of an internet-based global point prevalence Ngày nhận bài báo: 24/02/2021 survey. Lancet Glob Health 6(6):e619-e629. 12. Mitchell KF, Safdar N, Abad CL (2019). Evaluating Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/06/2021 carbapenem restriction practices at a private hospital in Ngày bài báo được đăng: 20/08/2021 B - Khoa học Dược 167
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG MỔ SANH
16 p | 191 | 27
-
KHẢO SÁT YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG TIỂU CÓ TRIỆU CHỨNG TRONG 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
19 p | 123 | 11
-
Bài giảng Khảo sát các chủng vi khuẩn gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh
35 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu tỷ lệ mang gene cagA và kiểu gene vacA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân bệnh lý dạ dày - tá tràng
7 p | 2 | 1
-
Khảo sát xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm giai đoạn năm 2015 – 2018 tại một bệnh viện hạng một ở Tp. Hồ Chí Minh
10 p | 0 | 0
-
Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2020
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn