Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA DẦU MÙ U TRONG QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC<br />
VẾT THƯƠNG TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT<br />
Nguyễn Văn Linh*, Võ Thành Long**, Đào Trọng Thức***, Trương Công Trị***,<br />
Trịnh Thị Diệu Thường***, Bùi Chí Bảo***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Vết thương do tai nạn, bỏng, vết thương sau phẫu thuật, vết côn trùng cắn gây ra những tổn<br />
thương da như là viêm loét, nhiễm trùng, tạo sẹo gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân.<br />
Những dược liệu có nguồn gốc tự nhiên có vai trò kháng khuẩn và đẩy mạnh quá trình hồi phục vết thương đang<br />
được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Dầu mù u được chiết xuất từ trái mù u (Calophyllum<br />
inophyllum) có các hoạt chất sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, và kháng oxy hoá đã được sử dụng<br />
từ rất lâu để điều trị vết thương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò của dầu mù u<br />
trong quá trình hồi phục vết thương trên da chuột.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu tính kháng viêm và hiệu quả trong việc điều trị vết thương của tinh dầu mù u trên<br />
mô hình chuột.<br />
Phương pháp: Dầu mù u (Calophyllum inophyllum) được tinh chiết bằng dung môi ethanol, thành phần<br />
calophyllolide trong tinh dầu sẽ được định lượng bằng HPLC. Chuột nhắt trắng đực (Mus musculus var. Albino)<br />
từ 8-10 tuần tuổi, khoẻ mạnh, có trọng lượng trung bình khoảng 30±2g được chia ra thành 5 nhóm, trong đó<br />
nhóm I điều trị vết thương bằng dầu mù u, nhóm II được điều trị bằng thuốc sát trùng Betadine®, nhóm III được<br />
điều trị bằng tinh dầu gạo, nhóm IV không điều trị và nhóm V không tạo vết thương. Đánh giá tác dụng của tinh<br />
dầu mù u dựa trên biểu hiện lành sẹo vết thương, đánh giá tổn thương qua độ lớn của lá lách và cấu trúc mô học<br />
tại vị trí vết thương bằng phương pháp nhuộm HE.<br />
Kết quả: Hàm lượng calophyllolide trong dầu mù u tinh chế: 225,78 ± 4,39 mg. Quan sát đại thể vết thương<br />
điều trị bằng dầu mù u không bị viêm, sưng đỏ, vết thương lành sau 7 ngày điều trị. Chiều dài và trọng lượng lá<br />
lách của chuột điều trị bằng dầu mù ù không có khác biệt so với nhóm chuột bình thường không tạo vết thương<br />
(P=0,1124) và có sự khác biệt so các nhóm còn lại (P