intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé bỗng nhiên trở thành anh, chị

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé sắp được làm anh, chị là một bước ngoặt mới đòi hỏi trẻ phải dần thích nghi. Dưới đây là một vài lời khuyên cho các bậc cha mẹ để uốn nắn và xây dựng tình cảm cho bé Nhiều bậc phụ huynh vì không khéo léo trong quá trình chuẩn bị tâm lý và hướng dẫn con cách làm một người anh hay một người chị tốt của em bé mới ra đời nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc uốn nắn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé bỗng nhiên trở thành anh, chị

  1. Khi bé bỗng nhiên trở thành anh, chị Bé sắp được làm anh, chị là một bước ngoặt mới đòi hỏi trẻ phải dần thích nghi. Dưới đây là một vài lời khuyên cho các bậc cha mẹ để uốn nắn và xây dựng tình cảm cho bé Nhiều bậc phụ huynh vì không khéo léo trong quá trình chuẩn bị tâm lý và hướng dẫn con cách làm một người anh hay một người chị tốt của em bé mới ra đời nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc uốn nắn, xây dựng tình cảm của các con khi chúng lớn lên. Sau đây là những lời khuyên hiệu quả nhất để con bạn có thể thích nghi với một cuộc sống mới trong vai trò làm anh, chị: 1. Đọc cho bé nghe những quyển sách, những câu chuyện về các đứa trẻ khi mẹ sinh thêm em bé. Những quyển sách này có tính giáo dục cao và thường tác động lớn đến tâm lý, nhận thức của trẻ. Bạn có thể tập trung nhấn mạnh vào những thay đổi sẽ xảy ra trong thời gian tới và những thú vị mà nó mang lại. Bạn cũng có thể lấy ra những ví dụ cụ thể để trẻ hình dung rõ hơn về những gì sẽ xảy ra và cảm thấy thoải mái hơn với tâm lý gia đình mình sắp có thêm thành viên mới. 2. Tạo điều kiện cho trẻ cùng mẹ chuẩn bị cho em bé mới sinh. Đây là cách hiệu quả giúp bé cảm nhận sâu sắc vai trò, trách nhiệm và cả tình cảm của mình đối với em bé sắp ra đời. Sẽ là sai lầm nếu bạn cho rằng trẻ không thể giúp được gì, thậm chí có thể làm cho mọi việc trở nên rắc rối hơn. Bạn có thể cùng con soạn lại những món đồ dùng khi còn bé và để dành lại cho em. Bạn cũng có thể hướng dẫn con cách trang trí và làm mới một vài đồ dùng đã cũ của mình cho em bé. Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ, bạn có thể nhờ con làm nhiều việc khác nhau trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của em nhỏ. Thông qua các công việc này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm nhận và cách thể hiện của trẻ khi đón thêm một thành viên mới.
  2. 3. Để bé dành một điều gì đó cho em mình. Thậm chí ngay cả khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ, bạn vẫn dẫn trẻ đi mua một vài món đồ cho em mình, đó có thể là một núm vú da, một chiếc mũ, một đôi bít tất hay một món đồ chơi... Nếu trẻ có một món quà nào đó do chính mình lựa chọn và dành riêng cho em, trẻ sẽ bước đầu tự mình xây dựng được tình cảm và chấp nhận sự ra đời của em bé một cách dễ dàng hơn. Nhiều người mẹ mua rất nhiều thứ cho em bé mới sinh mà quên đi anh, chị của chúng khiến trẻ cảm thấy tổn thương và thậm chí là ganh ghét với em bé của mình. Đây là điều bạn cần tránh. 4. Hãy cho trẻ gần gũi với em mình. Ngay cả khi trẻ không thực sự khéo léo và không biết cách chăm sóc em, bạn cũng không được hạn chế cho trẻ ở bên cạnh hoặc giữ em. Nhiều người mẹ lo sợ rằng sự vụng về của trẻ có thể làm em bé bị đau hoặc không tốt cho em bé mới ra đời mà đã la mắng, cấm anh chị đến quấy rầy em bé. Thực tế này không hiếm, và kết quả là bạn không chỉ làm buồn lòng con trẻ mà còn ngăn cách tình cảm bước đầu giữa các con. Một người mẹ tốt sẽ luôn tìm cách cho trẻ đến bên cạnh em bé, gần gũi và thậm chí là giữ em giúp bố mẹ. Có như vậy trẻ mới cảm nhận được sự gần gũi và học cách thích nghi với vai trò mới của mình. 5. Hãy để trẻ giúp mẹ chăm sóc em bé. Trẻ con sẽ tỏ ra dễ chịu hơn khi nhận thấy được vai trò và vị trí của mình.Vì vậy, hãy cho con bạn hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc em bé và coi bé là một nhân vật không thể thiếu trong việc chăm sóc em mình. Bạn có thể để trẻ cho em bé bú bình, hoặc thoa xà phòng khi em bé tắm, hay đôi khi chỉ là những công việc như lấy khăn, thay tã cho em. Bé sẽ rất thích thú và tự hào với vai trò mới của mình và sẽ cảm nhận được hạnh phúc khi có em nhỏ. 6. Đừng quên thể hiện tình cảm với trẻ. Hãy làm cho trẻ cảm nhận rằng đối với ba mẹ, mình vẫn đặc biệt và quan trọng không thua gì em bé. Trẻ
  3. con rất hay để ý đến cách đối xử của người lớn, đặc biệt là cách đối xử của cha mẹ, và chúng cũng rất dễ tủi thân hay tức giận nếu bị cho "ra rìa". Đừng vì bận rộn với em bé mới sinh mà quên thể hiện tình cảm với đứa con lớn của bạn. Mỗi ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để trò chuyện và chia sẻ với trẻ. Hãy làm mọi cách thể hiện cho con thấy rằng trẻ vẫn rất quan trọng, vẫn được ba mẹ quan tâm. Nếu có thể, bạn hãy dành cho trẻ những món quà bất ngờ hay đáp ứng một vài sở thích để trẻ an tâm rằng ba mẹ vẫn rất yêu thương mình và vẫn nhớ những sở thích của mình. 7. Chuẩn bị cho vai trò mới càng sớm càng tốt. Nếu bạn muốn con mình sớm thích nghi với vai trò mới, hãy cho trẻ chuẩn bị với vai trò mới càng sớm càng tốt. Ngay từ khi bạn mang thai, hãy nói cho trẻ về em bé trong bụng, về những thay đổi của gia đình khi có thêm em bé, có thể trẻ sẽ bị tiếng khóc của em bé quấy rầy, trẻ sẽ phải vất vả hơn trong vai trò làm anh, chị, và có thể ba mẹ sẽ bận rộn hơn trong việc chăm sóc em nhỏ. Hãy giải thích cho trẻ bằng những lời giản dị, sinh động để bé nhận thức và chuẩn bị cho cuộc sống mới của mình sau khi có em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2