intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé không thích thể thao - Phần 1

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chơi những môn thể thao đồng đội giúp hình thành lòng tự trọng, phát triển kỹ năng phối hợp cũng như duy trì thể lực cho bé; đồng thời giúp bé học cách tương tác với bạn bè cũng như với người lớn hơn. Tuy nhiên, một số trẻ không phải là vận động viên bẩm sinh, chúng sẽ thổ lộ trực tiếp hoặc gián tiếp với bạn rằng chúng không thích thể thao. Vậy bạn phải làm gì? Không ai có thể bắt buộc ai phải tham gia các môn thể thao đội nhóm cả; và với vừa đủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé không thích thể thao - Phần 1

  1. Khi bé không thích thể thao - Phần 1 Chơi những môn thể thao đồng đội giúp hình thành lòng tự trọng, phát triển kỹ năng phối hợp cũng như duy trì thể lực cho bé; đồng thời giúp bé học cách tương tác với bạn bè cũng như với người lớn hơn. Tuy nhiên, một số trẻ không phải là vận động viên bẩm sinh, chúng
  2. sẽ thổ lộ trực tiếp hoặc gián tiếp với bạn rằng chúng không thích thể thao. Vậy bạn phải làm gì? Không ai có thể bắt buộc ai phải tham gia các môn thể thao đội nhóm cả; và với vừa đủ những hoạt động thể chất khác, bé vẫn có thể có được một cơ thể khỏe mạnh. Tuy vậy, với những tác động tích cực mà thể thao đem lại như đã nói ở trên, bạn cũng hãy cố gắng tìm hiểu tại sao con mình lại tỏ ra không hứng thú như vậy. Bạn có thể giúp bé giải tỏa những nỗi lo thầm kín hoặc hướng bé tham gia các hoạt động thú vị khác. Hãy cho con biết rằng bạn muốn cùng bé giải quyết vấn đề. Và điều đó có thể có nghĩa sẽ có vài thay đổi để tiếp tục gắn bó với môn thể thao đồng đội, hoặc thử một hoạt động hoàn toàn mới. Sau đây là một số lý do tại sao thể thao có thể làm trẻ chán ngán: 1. Vì trẻ vẫn còn đang phát triển các kỹ năng cơ bản Mặc dù có nhiều chương trình thể thao dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng thực tế, phải đến khoảng 6 – 7 tuổi thì hầu hết trẻ em mới hoàn thiện được các kỹ năng về thể
  3. chất, sự chú ý và khả năng nắm bắt các quy tắc cần thiết để chơi những môn thể thao có tổ chức. Những trẻ mới làm quen hoặc không thường xuyên luyện tập thể thao đều sẽ cần thời gian mới có thể nắm được các kỹ năng cần thiết như dẫn bóng, bắt bóng, chuyền bóng… Cố gắng và thất bại, đặc biệt là trong khi chơi, có thể khiến bé ở lứa tuổi này thất vọng và lo lắng. Vậy bạn có thể làm gì: Chơi với bé ở nhà. Dù là ném bóng vào rổ, bắt bóng hoặc chạy bộ cùng nhau thì bạn cũng đang tạo cơ hội cho con mình phát triển các kỹ năng và tăng cường thể lực trong một môi trường an toàn. Con bạn có thể thử (và có thể thất bại) những điều mới lạ mà không cần e ngại bị bạn bè đánh giá. Cùng lúc đó, bố mẹ cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị cùng con. 2. Vì huấn luyện viên hoặc đồng đội quá hơn thua. Là một vận động viên bất đắc dĩ, trẻ càng cảm thấy lo lắng hơn mỗi khi huấn luyện viên quát tháo ra lệnh hoặc đồng đội quá xem trọng chuyện thắng thua.
  4. Vậy bạn có thể làm gì: Tìm hiểu kỹ các lớp học thể thao trước khi đăng ký cho con; trò chuyện với huấn luyện viên và các phụ huynh khác về tiêu chí tham gia. Một số hiệp hội thể thao, như YMCA, có giải không ganh đua. Trong một số chương trình, họ thậm chí còn không ghi lại điểm số. Khi lớn hơn, trẻ có thể xử lý được những hoạt động mang tính cạnh tranh hơn như nhớ điểm số và theo dõi những trận thắng và thua trong mùa giải. Tính cạnh tranh sẽ tạo động lực cho một số trẻ, nhưng hầu hết chúng đều chưa sẵn sàng cho sự gia tăng áp lực cho đến khi được 11 hay 12 tuổi. Hãy nhớ rằng ngay cả trong nhiều giải đấu cạnh tranh hơn, bầu không khí vẫn nên được duy trì tích cực và hỗ trợ tất cả những người chơi. 3. Sợ hãi trước đám đông Những đứa trẻ không phải là vận động viên bẩm sinh hoặc hơi nhút nhát có thể cảm thấy không thoải mái với các áp lực khi chơi đồng đội. Những bé suy nghĩ nhiều hơn có thể còn lo sẽ làm bố mẹ, huấn luyện viên, hoặc đồng đội thất vọng. Điều này đặc biệt đúng đối với bé vẫn đang trong
  5. giai đoạn phát triển những kỹ năng cơ bản, và tham gia vào những giải đấu mang tính cạnh tranh cao. Vậy bạn có thể làm gì: mong đợi và đặt kỳ vọng một cách thực tế và có cơ sở, vì hầu hết trẻ không thể đoạt huy chương Olympic hoặc được nhận học bổng thể thao. Hãy để con bạn biết mục tiêu chính của thể thao là vui và khỏe. Nếu huấn luyện viên hay đồng đội của con bạn không đồng ý, đây có thể là lúc để tìm một cái gì đó mới cho trẻ tham gia. 4. Vẫn đang tìm kiếm môn thể thao phù hợp Một số trẻ vẫn chưa tìm thấy môn thể thao phù hợp. Một đứa trẻ phối hợp tay và mắt không đủ khéo léo để chơi bóng chày nhưng có thể lại có động lực và tầm vóc để trở thành một động viên bơi lội, một vận động viên điền kinh, hoặc một tay đua xe đạp giỏi cũng nên. Và bên cạnh đó, ý tưởng về một môn thể thao cá nhân cũng có thể hấp dẫn hơn với một số trẻ có khuynh hướng muốn chơi độc lập. Vậy bạn có thể làm gì: cởi mở và thoải mái với hứng thú của con đối với các môn thể thao hay các hoạt động khác. Việc này có thể sẽ khó khăn nếu bạn chỉ yêu bóng rổ và
  6. muốn con bạn tiếp tục truyền thống đó. Nhưng bằng cách khai thác thêm lựa chọn khác, bạn sẽ đem đến cho con mình cơ hội phát triển những gì chúng thật sự yêu thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2