intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 12 tháng tuổi – Tuần 3

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé sẽ dần thôi bi bô những từ vô nghĩa và bắt đầu nói những từ có nghĩa, thậm chí là đa nghĩa nếu bạn có thể đoán biết được qua sắc thái biểu lộ của bé. Lúc này, tay bé cũng đã rất khéo và những món đồ nhỏ xíu trở nên rất nguy hiểm vì bé có thể cho nó vào miệng bất cứ lúc nào, hãy để mắt đến con bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 12 tháng tuổi – Tuần 3

  1. Khi con 12 tháng tuổi – Tuần 3
  2. Bé sẽ dần thôi bi bô những từ vô nghĩa và bắt đầu nói những từ có nghĩa, thậm chí là đa nghĩa nếu bạn có thể đoán biết được qua sắc thái biểu lộ của bé. Lúc này, tay bé cũng đã rất khéo và những món đồ nhỏ xíu trở nên rất nguy hiểm vì bé có thể cho nó vào miệng bất cứ lúc nào, hãy để mắt đến con bạn nhé! Đã qua rồi giai đoạn bi bô Thật thú vị khi sau một thời gian bé bi bô những âm thanh vô nghĩa, bây giờ bé bắt đầu tạo ra được một số từ có nghĩa. Quá trình này không phải ngày một ngày hai mà có tốc độ phát triển ngôn ngữ ở mỗi bé mỗi khác. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là bé hiểu nhiều hơn bé nói. Bây giờ bạn có thể quan sát thấy một số điều như sau: Bé đã có thể nói những từ có nghĩa - Ảnh: GettyImages
  3. - Cử chỉ chuyển tải được nhiều điều hơn lời nói. Bé có thể chỉ nói được vài từ nhưng làm được rất nhiều cử chỉ như đưa hai tay lên nghĩa là “ẵm” hay chỉ ngón tay vào một thứ gì đó nghĩa là “Cái gì vậy?” Nếu lúc bé, bạn đã dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu thì giờ trẻ rất thông thạo. - Có những từ có nhiều nghĩa khác nhau. Từ “măm” của bé có thể có nghĩa là “Con muốn uống sữa” cũng có thể có nghĩa là “Không, con muốn uống nước mà” hay “Mẹ! Con làm rớt bình sữa rồi!” Hãy lắng nghe âm điệu khi bé nói. Bé sẽ nói cùng một từ nhưng theo những cách khác nhau và sử dụng những cử chỉ khác nhau. - Từ ngữ từ cuộc sống hàng ngày. Có lẽ không có gì ngạc nhiên nếu những từ đầu tiên bé nói liên quan đến cuộc sống hiện tại của bé: “Mama”, “Papa”, những người hoặc những con vật bé thích, hay những từ liên quan đến ăn uống, ngủ, đồ chơi, hoặc mong muốn của bé. Ngón tay nhỏ, hiểm nguy lớn Bé đã có thể sử dụng kỹ năng gắp một món đồ nhỏ lên bằng ngón cái và ngón trỏ khá dễ dàng. Có thể bé thích luyện tập kỹ năng này bằng cách bốc những vật nhỏ xíu bé thấy trên sàn nhà mà những vật này thường bạn không để ý.
  4. Bàn tay xinh kia đã rất khéo và có thể bốc đủ thứ bỏ vào miệng, nên mẹ hãy luôn để mắt đến bé nhé! - Ảnh: GettyImages Hãy cẩn thận những thứ nhỏ xíu nhưng nguy hiểm với bé có thể rơi trên sàn nhà như vitamin, các loại loại thuốc khác, những mẫu thức ăn (cả thức ăn cho vật nuôi), đinh ghim, những món đồ chơi nhỏ xíu của anh chị bé, v.v… Bé có thể bốc cho vào miệng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2