intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 3 tháng tuổi – tuần 4

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

12 tuần tuổi, trí não của con có những phát triển bứt phá, con cũng bắt đầu biết ưu tiên, thiên vị cho bố mẹ rồi. Bạn rất hạnh phúc phải không nào? Nhưng sao cùng lúc đó bạn vẫn cảm thấy lo âu, buồn bã, mất hết tự tin? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để sớm có hướng giải quyết tốt nhất cho bạn và cả gia đình nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 3 tháng tuổi – tuần 4

  1. Khi con 3 tháng tuổi – tuần 4
  2. 12 tuần tuổi, trí não của con có những phát triển bứt phá, con cũng bắt đầu biết ưu tiên, thiên vị cho bố mẹ rồi. Bạn rất hạnh phúc phải không nào? Nhưng sao cùng lúc đó bạn vẫn cảm thấy lo âu, buồn bã, mất hết tự tin? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để sớm có hướng giải quyết tốt nhất cho bạn và cả gia đình nhé! Con nhận ra mẹ rồi! Mặc dù đã có thể nhận ra bạn từ khi vài ngày tuổi nhưng bây giờ con mới biết thể hiện điều đó. Khoảng một nửa số bé ở độ tuổi này bắt đầu có những biểu hiện cho thấy bé nhận ra cha mẹ. Có thể con vẫn cười với người lạ, đặc biệt khi họ nhìn vào mắt bé, nựng hoặc nói chuyện với bé, nhưng bé đã bắt đầu phân biệt được ai là người gắn bó với mình và luôn dành những tình cảm ưu ái hơn cho ba, mẹ và một số người hơn những người còn lại. Con có thể sẽ im lặng giao tiếp bằng mắt với bạn hoặc tỏ ra phấn khích và mừng rỡ chìa tay về phía bạn khi tìm thấy bạn giữa những người khác. Bé còn cảm thấy dễ chịu khi ngửi thấy mùi hương của bạn.
  3. "Mẹ ơi, con đây này!" (Ảnh: Inmagine) Trí não của con khi này có những phát triển bứt phá, dẫn đến những thay đổi lớn về hành vi. Bé hòa hợp hơn với thế giới bên ngoài và nhạy cảm hơn với những thay đổi xung quanh mình. Phần não có chức năng điều khiển sự phối hợp giữa tay và mắt và giúp bé nhận diện sự vật ngày càng phát triển nhanh; chức năng ngôn ngữ, thính giác và khướu giác cũng có khả năng tiếp nhận nhiều hơn và nhanh nhạy hơn. Khi nghe giọng nói của bạn, bé có thể quay lại tìm và bắt đầu ríu rít hoặc cố đáp lại. Phát triển ngôn ngữ sớm Các nghiên cứu cho thấy những bé được bố mẹ thường xuyên trò chuyện thì khi lớn có chỉ số IQ cao hơn và vốn từ vựng cũng nhiều hơn những đứa bé khác, vì vậy giao tiếp với con ngay từ lúc này là vô cùng quan trọng. Để thiết lập một nền tảng vững chắc, bạn hãy cho con tiếp xúc với nhiều từ ngữ đa dạng khác nhau. Bạn có thể nói chuyện với con về những thứ xung quanh khi ẵ m bé đi dạo, chỉ cho bé thấy và gọi tên những món đồ khi cho bé đi
  4. ngang cửa hàng tạp hóa. Dù chưa thể lặp lại các từ bạn nói nhưng bé đang lưu trữ các thông tin trong bộ nhớ đang phát triển rất nhanh của mình đấy. Nếu gia đình bạn nói hai thứ tiếng, bé sẽ có nhiều thuận lợi khi tiếp xúc với cả hai thứ tiếng thường xuyên. Đừng lo nếu ban đầu bạn thấy kỹ năng nói của bé phát triển chậm. Sau này không những bé sẽ bắt kịp các bạn mà khả năng ngôn ngữ của bé còn có thể vượt trội hơn. Cuộc sống của bạn: Nếu bạn không vượt qua được tình trạng rối loạn tâm lý sau sinh Có phải bạn đang cảm thấy rất lo lắng và buồn bã nhưng nghĩ và chấp nhận đó là trạng thái tâm lý của một người mới sinh? Mỗi tuần qua đi, chồng hoặc bạn bè lại thắc mắc không biết chứng rối loạn tâm lý của bạn có nghiêm trọng hơn không? Đừng cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng gì cả, hãy nói chuyện với bác sĩ về điều này. Khoảng 10 đến 20% phụ nữ mới sinh bị trầm cảm sau sinh, có thể kéo dài từ 2 tuần đến cả năm. Đó là một chứng bệnh có thật và có thể chữa trị được.
  5. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau mà (Ảnh: Inmagine) Nếu sau 3 tháng kể từ lúc sinh bé, bạn vẫn không cảm thấy là chính mình, hãy tự hỏi những câu sau đây (bảng câu hỏi được soạn bởi Trung tâm chuyên về trầm cảm sau sinh ở Rosemont, Pennsylvania): Bạn có: gặp vấn đề về giấc ngủ?  lúc nào cũng cảm thấy đuối sức?  cảm thấy ăn uống không ngon miệng?  cảm thấy lo lắng về những thứ mà trước đây chẳng bao giờ làm bạn  bận tâm? băn khoăn không biết bao giờ mới lại có thời gian dành cho bản thân? 
  6. nghĩ rằng nếu mình không gần gũi con thì sẽ tốt cho bé hơn?  lo rằng chồng sẽ chán ngán mình với những suy nghĩ thế này?  cáu kỉnh với chồng và con thường xuyên?  nghĩ rằng các bà mẹ khác đều tốt hơn mình?  than vãn về những chuyện nhỏ nhặt?  không còn hứng thú với những chuyện trước đây bạn rất thích?  tự tách mình ra khỏi bạn bè và hàng xóm?  sợ ra khỏi nhà hoặc ở nhà một mình?  bị chứng lo lắng quá mức?  nổi giận vô cớ?  khó tập trung?  nghĩ rằng mình không được ổn?  cảm thấy mình sẽ không bao giờ hết được những cảm giác tiêu cực  như thế này? Nếu trả lời có cho 3 câu hỏi trở lên, bạn nên đến gặp bác sĩ để có được những lời khuyên và phương án điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2