intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi đầu con không tròn

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có gì giống như đầu của trẻ sơ sinh – nặng nề, mềm và có kích thước chỉ vừa đủ để tựa vào cổ. Nhưng nếu bạn phát hiện ra đầu bé bị bẹt ở phía sau hoặc bị méo một bên thì bạn phải làm gì? Liệu đây có phải là một vấn đề cần lưu ý?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi đầu con không tròn

  1. Khi đầu con không tròn Không có gì giống như đầu của trẻ sơ sinh – nặng nề, mềm và có kích thước chỉ vừa đủ để tựa vào cổ. Nhưng nếu bạn phát hiện ra đầu bé bị bẹt ở phía sau hoặc bị méo một bên thì bạn phải làm gì? Liệu đây có phải là một vấn đề cần lưu ý? Đầu bẹt là gì? Đầu bẹt thường gặp ở trẻ sơ sinh, là tên gọi dân dã của tình trạng xương phẳng ở hộp sọ. Độ phẳng này thường thấy ở phía sau đầu, nhưng cũng có thể đầu bé phẳng ở một bên đầu. Tình trạng này thường dễ nhận thấy khi bé được 2 hoặc 3 tháng tuổi, tuy vậy vẫn có những bé bị đầu bẹt ngay từ khi vừa sinh ra. Vì sao bé bị bẹt đầu?
  2. Đầu bé sơ sinh rất mềm và dễ bị tác động khiến đầu bé không được tròn - Ảnh: Gettyimages Nguyên nhân của tình trạng này có thể được diễn tả bằng một từ: sức ép. Các xương sọ của trẻ sơ sinh thường rất mềm và vẫn đang trong quá trình phát triển (điều này cho phép trí não bé phát triển), dẫn đến tình trạng xương sọ của bé rất dễ bị tác động về hình dạng. Một cuộc nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ đã xác nhận rằng những tác động từ môi trường chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng đầu bẹt; ngoài ra, những dị tật về thể chất hoặc bất thường về di truyền thường hiếm khi gây ra tình trạng biến dạng ở hộp sọ. Nói cách khác, nguyên nhân phổ biến nhất là do bé bị đặt ở một tư thế cố định trong thời gian quá lâu, và vì thế mà áp lực đã dồn lên xương hộp sọ.
  3. Những em bé bị vẹo cổ, tức là bị hạn chế trong nhiều chuyển động ở cổ do đau thắt cơ bắp, chính là trường hợp dễ bị đầu bẹt nhất, bởi bé có xu hướng quay đầu sang một bên. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 2% trẻ sơ sinh và nguyên nhân chính là bởi đầu của các bé bị nghiêng sang một bên khi nằm trong bụng mẹ, hoặc bởi những chấn thương các cơ cổ trong khi sinh nở. Những bậc cha mẹ có thể nhận biết được điều này khi thấy em bé thường nghiêng đầu sang một bên và hạn chế các vận động ở cổ. cũng có thể bé đang có một khối u nào đó nằm ở các cơ cổ. Những em bé bị đầu bẹt ngay từ khi vừa lọt lòng thường là do ảnh hưởng của thời gian sống trong “ngôi nhà nhỏ” (tức trong bụng mẹ), chính không gian chật hẹp của tử cung người mẹ có thể tác động đến sự phát triển của hộp sọ thai nhi. Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng bẹt đầu với sự chậm hình thành một số kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa xác định rõ rằng rằng liệu có phải những em bé bị đầu bẹt bẩm sinh sẽ chậm phát triển kỹ năng vận động, hay có thể vì ít được cho nằm sấp và ít được tạo điều kiện cho vận động mà trẻ trở nên chậm phát triển. Các bác sĩ đã nhận thấy sự gia tăng số lượng các trường hợp bị bẹt đầu trong vòng 20 năm qua, điều này trùng hợp với khuyến cáo của chuyên gia về việc để bé nằm ngửa khi ngủ, đây cũng chính là biện pháp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đừng vì muốn bé tránh được tình trạng đầu bẹt mà để bé nằm ngủ sấp. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng đầu bẹt?
  4. Thay đổi tư thế của bé chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng đầu bẹt. Trẻ nhỏ thường hướng mắt vào những đồ vật mà chúng thích ngắm nhìn và thường quay đầu hướng ra không gian phòng hơn là hướng vào vách tường. Vào một số ngày, bạn nên đổi ngược hướng nằm của bé. Một vật chuyển động sẽ khuyến khích các bé quay đầu về một hướng khác với thường ngày. Hãy nhớ rằng, luôn đặt em bé nằm ngửa để ngủ cho đến khi bé đủ lớn để lựa chọn tư thế ngủ phù hợp với mình. Nên cho bé nằm sấp để giảm áp lực liên tục lên hộp sọ và giúp cơ cổ cứng cáp hơn - Ảnh: Gettyimages Thỉnh thoảng nên cho bé nằm sấp: Một khi cuống rốn đã rụng, thỉnh thoảng bạn nên cho bé nằm sấp, và nên nhớ là chỉ thực hiện điều này vài lần trong một ngày. Đặt một cái chăn bên dưới để bé không bị đập mặt xuống giường. Trong những lần đầu, bé sẽ không thể nằm ở vị trí này được lâu bởi đầu thường quá nặng trong khi cơ cổ của bé vẫn còn yếu ớt. Khi bé lớn hơn một chút và cứng cáp hơn, bé sẽ rất thích thời gian được nằm sấp, đặc biệt là khi
  5. có nhiều món đồ chơi xung quanh. Khi đã cảm thấy vừa đủ, bạn nên cho bé nằm ngửa trở lại. Hạn chế sử dụng chỗ ngồi: Không nên để trẻ nhỏ ngồi hoặc đặt bé trong những phương tiện khác trong thời gian quá lâu. Hãy thay đổi vị trí mà em bé thường được ngồi hoặc được bế. Các bé chỉ nên ngồi trên ghế ô tô duy nhất trong trường hợp gia đình bạn đi xa. Khi đã đến nơi, hãy mang bé ra khỏi chỗ ngồi. Và tuyệt đối không sử dụng ghế ô tô làm giường ngủ cho bé. Túi địu và những dây địu chính là cách tốt nhất để bạn mang bé di chuyển khi ra khỏi ô tô. Điều trị đầu bẹt như thế nào? Hầu hết tình trạng này đều không vĩnh viễn. Khi bé bị bẹt đầu, phụ huynh nên lưu ý thường xuyên thay đổi tư thế đầu của bé trong ngày. Với những biện pháp này, tình trạng đầu bẹt sẽ được giải quyết theo thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0