Khí hậu Việt Nam
lượt xem 114
download
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và là nơi chuyển tiếp giữa đại lục châu Á và 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khí hậu Việt Nam là khí hậu Nhiệt đới gió mùa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khí hậu Việt Nam
- I.Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu : Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và là n ơi chuyển ti ếp gi ữa đ ại lục châu Á và 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Đ ộ D ương . Khí hậu Việt Nam là khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục đ ịa, giáp v ới bi ển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thấy ở các vùng vĩ độ thấp. Vùng Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ c ủa miền này cao. Khí hậu miền này ít bi ến động nhi ều trong năm. Mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây ra thời ti ết khô nóng (có khi t ới > 40 °C, đ ộ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60). Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhi ệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió l ại thổi đều đều như quạt lửa, thiếu nước dẫn đến hạn hán, cây cỏ héo khô, ao h ồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Trước thực tiến đặt ra đó mà tôi đã thực hiện đề tài “Tác hại c ủa hạn hán đ ến hoạt động sản xuất của người dân khu vực Tây Nguyên và Đông Nam B ộ-Vi ệt Nam”, từ đó làm cơ sở để đề ra các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng ng ừa, giảm thiểu tác hại của nó gây ra. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết: Phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các kiến thức lý thuyết, ảnh hưởng của Gió Lào. Quá trình làm tiểu luận cần tiến hành thu thập, phân tích và t ổng h ợp tài liệu, số liệu thống kê qua sách, báo, tạp chí, các nghiên c ứu đã đ ược công b ố c ủa các cơ quan, ban ngành. 1
- II. Nội dung 1.Khái niệm và phân loại hạn hán Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra s ự thoát h ơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất mạnh, phá vỡ cân bằng n ước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là hạn đất và hạn không khí a) Hạn đất Hạn đất xảy ra khi trời không có mưa một thờì gian dài, nhi ệt độ cao kéo theo sự bốc hơi lớn của mặt đất. Tình trạng trên gây ra sự m ất cân đối gi ữa lượng nước cây cần với lượng nước được cung cấp từ đất dẫn đến cây héo, năng su ất cây trồng bị giảm sút hoặc có thể chết. Hạn đất được xác định bởi thời tiết khô, nóng kéo dài từ 15 – 20 ngày tr ở lên. Trong thời gian đó trời không mưa hoặc chỉ có mưa nhỏ. Mức đ ộ h ạn đ ược xác định bằng nhiều chỉ tiêu: - Hạn đất tính theo chuẩn sai lượng mưa (∆ R): Chuẩn sai lượng mưa được tính theo công thức: ∆R = R – R Trong đó: ∆ R là chuẩn sai lượng mưa; R lượng mưa thực tế; R là lượng mưa trung bình nhiều năm. Khi ∆ R > 20%, (hụt trên 20% so với tiêu chuẩn) là mưa ít. ∆ R > 30%: hạn trung bình ∆ R > 50%: hạn nặng ∆ R > 75%: hạn rất nặng - Hạn đất tính theo hệ số thuỷ nhiệt của Sê-nia-ni-nốp HTC (Hydro- temperature Coefficient) ΣR HTC = --------- ∑t0C Trong đó: ΣR là tổng lượng mưa ∑t0C là tổng lượng nhiệt Khi HTC < 1 bắt đầu có dấu hiệu hạn HTC = 0,5 – 0,6 hạn trung bình HTC = 0,4 – 0,5 hạn nặng HTC < 0,4 hạn rất nặng Áp dụng công thức này ở Việt Nam, Trung tâm khí tượng nông nghi ệp đã đ ưa ra công thức: ∑R K= 0,16 ∑ t Hệ số 0,16 là hệ số thực nghiệm thường dùng cho vùng nhiệt đới. Nếu K = 1 – 2 thì không hạn, là những vùng ẩm ướt K = 0,5 – 1,0 là vùng bắt đầu có dấu hiệu hạn K< 0,5 là vùng hạn 2
- b) Hạn không khí Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao và gió mạnh. Hạn không khí thì đất có thể vẫn đủ ẩm nhưng các bộ phận của cây trên m ặt đất thoát hơi nước nhiều dẫn đến bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá và kết quả là cây bị khô héo. Để đánh giá hạn không khí có thể dùng chỉ số hạn không khí của Subebinler: Đối với hạn không khí, để xác định cường độ hạn cần phải tính đ ến khả năng b ốc hơi, độ ẩm tương đối, nhiệt độ hoặc độ thiếu hụt bão hòa hơi n ước (d) c ủa không khí cũng như vận tốc gió. Khi nghiên c ứu về bản chất c ủa h ạn không khí, Subebinler nhận thấy rằng hạn không khí xảy ra khi d = 20 mb và đ ưa ra b ảng ch ỉ số hạn sau: Bảng 1. Chỉ số khí tượng của các loại hạn không khí Khả năng bốc Độ thiếu hụt bão hòa (d) lúc 13 h Hạn không khí hơi Ứng với vận tốc Ứng với vận tốc (mm/ngày đêm) gió < 10 m/gy gió > 10 m/gy Hạn nhẹ 3–5 20 – 32 13 – 27 Hạn trung bình 5-6 33 – 39 28 – 32 Hạn nặng 6–8 40 – 52 33 – 45 Hạn rất nặng ≥ 53 ≥ 46 >8 Mức độ hại của hạn đối với cây trồng phụ thuộc vào thời gian kéo dài của hạn. Theo Subebinler thì cây trồng có thể không bị hại sau 5 ngày hạn nh ẹ và 1 – 2 ngày hạn rất nặng. - Chỉ số hạn không khí tính theo nhiệt độ và lượng mưa: S = ∆T ∆R − σ T −σ R Ở đây : S là chỉ số hạn, ∆ T và ∆ R là chuẩn sai nhiệt độ và lượng mưa so với chuẩn trong thời kỳ nghiên cứu, δT và δR là độ lệch chuẩn tương ứng. Khi S ≥ 2,0 xuất hiện hạn không khí S ≥ 3,0 hạn nặng Chỉ số hạn S còn được xác định theo diện, nếu ∆ R, ∆ T và S tính theo diện tích đạt tỷ số: 1 – 10%: Hạn cục bộ 11 – 20%: Hạn rộng 21 – 30%: Hạn rất rộng 31 – 50%: Hạn nghiêm trọng > 50%: Hạn thiên tai 2. Phân bố hạn Ở Miền Bắc, do tính thất thường của chế độ mưa nên hạn là hi ện t ượng khá thường xuyên. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hạn hay xảy ra vào v ụ Đông Xuân trùng với mùa ít mưa, lượng mưa trung bình tháng ch ỉ kho ảng 20 – 30 mm, có những giai đoạn liên tục nhiều ngày không có mưa. Trong v ụ mùa, vẫn có kh ả 3
- năng xảy ra hạn mặc dù là mùa mưa. Hạn ở thời điểm này gây thi ệt hại nghiêm trọng vì nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh làm cho cây bị tàn lụi nhanh chóng. Qua nghiên cứu cho thấy hạn vào thời kỳ lúa làm đòng năng su ất có th ể gi ảm 30%, hạn vào lúc lúa trổ bông phơi màu, năng suất có thể gi ảm tới 40 – 50%, còn hạn vào lúc lúa đang ngậm sữa năng suất giảm 10 – 15%. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn xảy ra vào cuối mùa xuân và trong su ốt mùa hè, hạn nặng vào tháng VI, VII. Thời kỳ bị ảnh hưởng c ủa gió Lào khô, nóng gây ra cả hạn đất và hạn không khí, làm thất thu nghiêm tr ọng lúa v ụ đông xuân và vụ hè thu. Nhiều tỉnh không trồng được các loại rau màu, các chân đ ất màu m ỡ, thích hợp với cây trồng cạn cũng bị bỏ hóa do không có nước tưới. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp hạn hán vụ đông xuân trong mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Vụ đông xuân năm 1992 – 1993, lượng m ưa ở hầu hết các tháng đều thấp hơn Bảng 2. Tần suất hạn hán trong mùa khô ở Quảng Ngãi (%) Địa điểm Tháng IV Tháng V Tháng VI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Châu Ô 92 100 92 92 77 62 67 67 58 Trà Khúc 88 94 94 88 69 8 56 69 63 Quảng Ngãi 88 82 88 88 71 77 77 82 81 An Chỉ 88 88 94 88 71 65 65 77 53 Mộ Đức 88 94 88 77 71 88 77 88 71 Đức Phổ 100 88 100 100 77 100 88 82 82 Ghi chú: Tuần hạn có lượng mưa nhỏ hơn 30 mm Nguồn: Võ Thị Kiều, Trạm khí tượng Quảng Ngãi trung bình nhiều năm từ 75 – 90%. Hạn hán và sâu bệnh đã làm năng su ất lúa gi ảm 6,2 tạ/ha, tổng sản lượng thấp hơn 559.000 tấn so với vụ đông xuân 1991 – 1992. Ở các tỉnh Tây Nguyên hạn hán cũng thường xảy ra trong mùa khô, ngay t ừ tháng III, tháng IV nhiều vườn cà phê, cây ăn quả đã bị hạn làm cháy khô. Các ao, hồ, sông, suối và các mạch nước ngầm đều cạn kiệt, không còn nguồn n ước ph ục vụ sản xuất. Hạn hán còn có nguyên nhân từ hoạt động của El Ninô (xem chương IX). Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam cho thấy, trong 50 năm hạn trên diện rộng vào v ụ đông xuân chiếm 22%, vụ hè thu chiếm 12%. Trong đó trên 60% h ạn đông xuân và trên 80% hạn hè thu có liên quan đến El Ninô. Các v ụ đông xuân 1962 – 1963, 1976 – 1977, 1982 – 1983, 1997 – 1998 và các vụ hè thu 1963, 1977, 1983, 1993 và 1998 là các năm có El Ninô đặc biệt bị hạn nặng. 3. Tác hại của hạn hán Tình hình tại các tỉnh Tây Nam Bộ là hàng loạt ao hồ trữ n ước đã ph ơi đáy, nhiều địa phương thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, đặc biệt, hàng vạn hécta r ừng đang báo động đỏ về nguy cơ cháy rừng. Tại tỉnh Tiền Giang, hạn hán xảy ra trầm trọng nhất ở khu vực Gò Công Đông và Gò Công Tây. Hai công trình điều tiết nước Cống Vàm Giồng và Cống Xuân Hòa, nguồn cung cấp nước ngọt chính, đã phải đóng cửa vì nạn xâm mặn. Gần 30.000ha lúa đông xuân chính vụ đã trổ bông của vùng đang thiếu nước tưới trầm trọng. 4
- Tại khu vực Chi Lăng-Bảy Núi của tỉnh An Giang, các xã vùng cao nằm dọc theo triền núi như An Hảo, Vĩnh Trung và Văn Giáo đã khô cạn nguồn nước. Hàng trăm hộ dân ở đảo Bến Hải, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũng xếp hàng mua nước chở ra từ đất liền, vì hệ thống giếng khu vực này đã hoàn toàn phơi đáy. Các khu rừng quốc gia như rừng nguyên sinh U Minh Thượng và U Minh Hạ, Vườn Chim Bạc Liêu, đều trong tình trạng nguy hiểm. Hơn 10.000ha rừng tràm thuộc Lâm ngư trường U Minh 1, 3 và Trần Văn Thời (U Minh Hạ) đã cạn kiệt nguồn nước giữ ẩm. Nhiều mảng rừng ở U Minh Thượng với lớp than bùn, bì thực vật dày hàng mét cũng bắt đầu lộ thiên. Hơn 30.000ha rừng ở Tứ giác Long Xuyên, 20.000ha rừng ở đảo Phú Quốc, 1.000ha đồng cỏ năn và rừng tràm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đã khô cong, đang báo động cháy cấp 4-5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Hớt từng ít nước Những ruộng mạ khô hạn 5
- Cháy rừng diễn ra trong những ngày nắng nóng 4.Biện pháp phòng chống. Để phòng chống hạn hán, biện pháp chủ yếu là bảo vệ nguồn nước và gi ữ ẩm cho đất ngay từ đầu mùa khô. Vào đầu mùa khô c ần tri ển khai m ột số bi ện pháp chống hạn như xới xáo đất để hạn chế bốc hơi, che phủ cho đ ất b ằng r ơm rạ, cỏ mục, bèo hoặc nilon... để giữ ẩm.. Ở những nơi hạn thường xuyên xảy ra trên diện rộng, nên trồng các đai rừng để c ải thi ện đi ều kiện khí hậu. Các đai r ừng có tác dụng cản gió, giảm bốc hơi của đất, hạ thấp nhiệt độ và tăng thêm đ ộ ẩm. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Vĩnh (2000), phía sau dải rừng ứng v ới khoảng cách bằng 30 – 40 lần chiều cao của dải rừng, tốc đ ộ gió gi ảm t ừ 20 – 60%, độ bốc hơi giảm 40%, nhiệt độ hạ thấp hơn 0,5 – 1,5 oC và độ ẩm không khí cao hơn 0,5 – 1,5 mb so với không có rừng chắn. Bởi vậy, rừng có tác d ụng rất t ốt trong việc chống hạn. Ở các vùng đồi núi nên xây dựng các hồ tích chứa n ước để chủ động trong vi ệc tưới tiêu cho các loại cây trồng. Những vùng hạn hán khá gay gắt nh ư Tây Nguyên, ven biển Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ... cần áp dụng các bi ện pháp b ảo v ệ nguồn nước ngay từ đầu mùa khô như đắp đập giữ n ước, đóng c ống tiêu n ước k ịp thời, che phủ nilon trên mặt hồ nước, sử dụng tiết kiệm các nguồn nước... Vùng đồng bằng nên có hệ thống kênh mương hợp lý để có thể d ẫn nh ập đ ược các nguồn nước một cách thuận lợi, nhất là vào mùa khô hạn . Tài liệu tham khảo: III. 1. TS.Đoàn văn Điếm, Khí tượng Nông Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghi ệp Hà Nội-2005 2. http://www.wikipedia.org 6
- 3. http://www.yeumoitruong.com 4. http://www.thoitietnguyhiem.net 5. http://www.nchmf.gov.vn Kết luận và đề nghị: IV. Hạn hán là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung B ộ Vi ệt Nam. Gây thiệt hại nặng nề về mùa màng và khó khăn cho đời sống c ủa người dân nên ph ải có những giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa tác hại của nó. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc lai tạo gi ống có sức chống chịu khô hạn. Hỗ trợ các địa phương về vốn, giống, đảm bảo gieo trồng đúng thời vụ. Phải bố trí ruộng chủ động nguồn n ước tưới, tiêu h ợp lý và ph ải có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo theo dõi trong quá trình thực hiện... Tăng cường mở các hội nghị đầu bờ, thăm quan mô hình trình di ễn, phải đánh giá tổng kết và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật… Từ đó rút ra kinh nghiệm cho t ừng vùng, địa phương. Cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác nghiên c ứu khoa học về ch ọn t ạo giống mới và hoàn thiện các quy trình chăm sóc cây trồng cho phù h ợp đ ể đ ạt k ết quả cao. 7
- 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM
91 p | 1735 | 243
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 3 – Phan Văn Tân
81 p | 33 | 7
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 1 – Phan Văn Tân
89 p | 36 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 7 – Phan Văn Tân
48 p | 27 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 2 – Phan Văn Tân
53 p | 25 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 8 – Phan Văn Tân
45 p | 24 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 6 – Phan Văn Tân
74 p | 31 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 4 – Phan Văn Tân
60 p | 23 | 6
-
Ảnh hưởng của khí quyển đến truyền dẫn vô tuyến trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam
6 p | 108 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 2: Khí hậu Việt Nam) – ĐH KHTN Hà Nội
198 p | 97 | 6
-
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 5 – Phan Văn Tân
38 p | 22 | 6
-
Bài giảng Khí hậu Việt Nam - Phan Văn Tân
193 p | 28 | 5
-
Phân định tiểu vùng khí hậu trong sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam
12 p | 106 | 4
-
Kiến trúc khí hậu Việt Nam và các giải pháp: Phần 1
148 p | 9 | 3
-
Kiến trúc khí hậu Việt Nam và các giải pháp: Phần 2
98 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu biến đổi khí hậu: Phần 2
123 p | 7 | 2
-
Đặc trưng khí hậu Việt Nam năm 2023
5 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn