intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi ho, hắt xì hoặc cười to, em thường bị són tiểu, đây là bệnh gì?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

179
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi ho, hắt xì hoặc cười to, em thường bị són tiểu, đây là bệnh gì? Són tiểu khi gắng sức là một dạng của bệnh tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ. Đây là hiện tượng nước tiểu tự động ra khỏi niệu đạo ngoài ý muốn của bản thân khi một người làm việc gì đó một cách gắng sức như ho, hắt xì, cười to, mang vác nặng, leo cầu thang... Khác với các dạng tiểu không kiểm soát khác như són tiểu do bàng quang hoạt động quá mức, són tiểu do yếu cơ thắt,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi ho, hắt xì hoặc cười to, em thường bị són tiểu, đây là bệnh gì?

  1. Khi ho, hắt xì hoặc cười to, em thường bị són tiểu, đây là bệnh gì? Són tiểu khi gắng sức là một dạng của bệnh tiểu không kiểm soát hay tiểu không tự chủ. Đây là hiện tượng nước tiểu tự động ra khỏi niệu đạo ngoài ý muốn của bản thân khi một người làm việc gì đó một cách gắng sức như ho, hắt xì, cười to, mang vác nặng, leo cầu thang... Khác với các dạng tiểu không kiểm soát khác như són tiểu do bàng quang hoạt động quá mức, són tiểu do yếu cơ thắt, do ứ tràn nước tiểu…, són tiểu khi gắng sức chỉ xảy ra vào ban ngày và người mắc thường không có cảm giác buồn tiểu trước khi són tiểu. Tóm lại là sự việc xảy ra một cách đột ngột, bất thình lình đồng thời với biểu hiện gắng sức.
  2. 80% phụ nữ mắc phải Són tiểu khi gắng sức thường xảy ra ở phụ nữ trên 40 tuổi, đặc biệt là những người sinh nở theo phương pháp tự nhiên sinh con thai lớn (trên 3,5 kg) hoặc thai không lớn nhưng đầu lớn. Người ta ước tính trên thế giới có tới 80% phụ nữ bị són tiểu gắng sức ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ (gặp một vài lần trong đời, nước tiểu rỉ ra ít) đến nặng (gặp thường xuyên, nước tiểu rỉ ra nhiều). Một nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai trên các nữ nhân viên của chính bệnh viện cho thấy trong số 25 -30% bị bệnh tiểu không kiểm soát, có tới 60,5% là són tiểu gắng sức. Són tiểu khi gắng sức cũng có thể gặp ở những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình với tỷ lệ ít hơn. Trong nhóm này, nguy cơ cao rơi vào những người hoạt động quá nhiều như vận động viên, vũ nữ…. Vì sao phụ nữ mắc nhiều? Phần lớn phụ nữ đều trải qua thời kỳ sinh nở. Sau khi đẻ, hệ thống cơ nâng niệu đạo tầng sinh môn của người phụ nữ thường bị rão, mềm và yếu đi. Đây chính là lý do quan trọng gây nên hiện tượng són tiểu gắng sức. Ngoài ra, đến một độ tuổi nhất định (tiền mãn kinh và màn kinh), hormone sinh dục nữ giảm đi khiến cho bộ phận sinh dục và khối cơ ở vùng tầng sinh môn teo nhỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho lớp cơ nâng đỡ niệu đạo yếu đi, do đó người phụ nữ dễ bị són tiểu. Són tiểu khi gắng sức hầu như không gặp ở nam giới do niệu đạo của người đàn ông dài hơn phụ nữ rất nhiều và được bao bọc bởi tiền liệt tuyến ở vùng gần cổ bàng quang. Thay vì són tiểu như hay xảy ra với phụ nữ, đàn ông có thể có biểu hiện đái khó hoặc bí đái. Hệ lụy Bênh són tiểu khi gắng sức không phải là bệnh nan y, khó chữa, song những ảnh hưởng về mặt xã hội mà nó gây ra không hề nhỏ. Bệnh són tiểu khi gắng sức gây ra nhiều bất tiện cho người mắc như hay bị ướt quần, thường xuyên phải dùng băng vệ sinh…, do đó
  3. người bị són tiểu thường cảm thấy xấu hổ, mất tự tin trong sinh hoạt và cuộc sống. Trong đời sống hàng ngày, những người bị són tiểu khi gắng sức thường ngại nói to, cười to hoặc thay đổi tư thế… Những người bị són tiểu khi gắng sức ở mức độ nặng thì rất ngại tham gia vào các hoạt động xã hội như đi picnic, nhảy đầm, có người thậm chí ngại đi siêu thị. Do các giao tiếp xã hội bị hạn chế nên những người bị nặng cũng dễ có nguy cơ mắc các chứng trầm cảm. 35% số người bi són tiểu còn cho biết họ thường cảm thấy cô đơn. Trong đời sống phòng the, những người bị són tiểu cũng là những người có nguy cơ cao bị mắc chứng lãnh cảm. Điều đáng nói là khi có bệnh, không phả ai cũng nói ra. Những người có nhu cầu được điều trị thì không biết phải đi khám ở đâu. Đa phần âm thầm sống chung với bệnh và cho rằng đây là hệ lụy tất yếu của việc sinh nở - thiên chức mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. Về phía các bác sĩ thì không phải ai cũng có sự quan tâm đúng mức đối với bệnh, dù tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khá cao (chiếm 25% dân số). Điều trị Són tiểu khi gắng sức có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phương pháp mổ TVT và TOT. Đây là 2 phương pháp đơn giản, hiệu quả và hầu như không có biến chứng. Ưu điểm của 2 phương pháp này là chi phí thấp, thời gian nằm viện ngắn. Điều trị theo phương pháp này, người bệnh chỉ phải nằm viện trong vòng 24 giờ. TVT và TOT không phải là những phẫu thuật lớn. Bằng biện pháp gây tê tại chỗ, qua một vết trích nhỏ ở thành trước âm đạo, các bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dải băng tổng hợp vào bọc quanh phần sau niệu đạo nhằm tạo ra một vùng đệm tựa chắc chắn thay thế cho vòng cơ đã rão yếu. Thủ thuật kéo dài chỉ trong vòng 30 phút. Phẫu thuật đặt băng sau niêu đạo điều trị són tiểu khi gắng sức không hề ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục hay sức khỏe cửa người bệnh. Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, chỉ có điều phải tránh những hoạt động thể lực quá nặng như chơi thể thao, mang vác nặng trong 2 tuần sau mổ và kiêng sinh hoạt tình dục trong vòng 1 tháng...
  4. Bị són tiểu đi khám ở đâu? Khi có biểu hiện són tiểu, phụ nữ nên đi khám tại các chuyên khoa sản và tiết niệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2