intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khí sinh học - Thành tựu và rào cản

Chia sẻ: Linh Trang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ khí sinh học (KSH) là một công nghệ đa mục tiêu, được sử dụng để xử lý chất thải hoặc sản xuất KSH. Do vậy, đây được xem là công nghệ môi trường hoặc công nghệ năng lượng tái tạo hoặc cả hai tùy theo mục đích. Tình hình phát triển khí sinh học ở Việt Nam Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và kinh tế nói chung, công nghệ KSH đã phát triển để đáp ứng nhu cầu về môi trường và năng lượng. KSH được bắt đầu nghiên cứu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khí sinh học - Thành tựu và rào cản

  1. Khí sinh học Thành tựu và rào cản Công nghệ khí sinh học (KSH) là một công nghệ đa mục tiêu, được sử dụng để xử lý chất thải hoặc sản xuất KSH. Do vậy, đây được xem là công nghệ môi trường hoặc công nghệ năng lượng tái tạo hoặc cả hai tùy theo mục đích. Tình hình phát triển khí sinh học ở Việt Nam Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và kinh tế nói chung, công nghệ KSH đã phát triển để đáp ứng nhu cầu về môi trường và năng lượng. KSH được bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1960 trên cả nước. Lịch sử phát triển KSH có thể được chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ 1960 - 1990: Mặc dù bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 1960 ở cả 2 miền (Bắc, Nam) nhưng KSH không được phát triển. Sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình khủng hoảng năng lượng quốc tế, KSH lại được chú ý dưới góc độ năng lượng. Chương trình Nhà nước về Năng lượng mới và tái sinh đã được triển khai giai đoạn 1980 - 1990. Trong giai đoạn 1986 - 1990, Chương trình do
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì với 22 đề tài, trong đó 9 đề tài thuộc về KSH. Tham gia Chương trình có các viện nghiên cứu, trường đại học và 25 Sở Khoa học Kỹ thuật của các tỉnh. Thời kỳ 1991 - 2002: Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, KSH được phát triển mạnh mẽ hơn và thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Việc ứng dụng KSH được mở rộng nhanh chóng nhờ áp dụng loại túi ni lông rẻ tiền và dễ lắp đặt là một hợp phần của Chương trình giúp đỡ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO). Chương trình Mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng ứng dụng KSH để góp phần giải quyết vệ sinh môi trường nông thôn. Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành bộ Tiêu chuẩn về KSH đầu tiên của Việt Nam "10TCVN 492÷499 - 2002 Thiết bị KSH nhỏ". Thời kỳ từ năm 2003 đến nay: Nhiều dự án KSH trực thuộc Bộ NN&PTNT được triển khai. Mở đầu là Dự án Chương trình KSH cho ngành chăn nuôi do Chính phủ Hà Lan tài trợ được triển khai từ năm 2003, tới nay đã mở rộng tại 48 tỉnh/thành phố và xây dựng được trên 120.000 công trình. Dự án An toàn thực phẩm và cạnh tranh trong chăn nuôi (LIFSAP) với vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện trong thời gian từ 2008 - 2013 tại 12 tỉnh/thành phố. LIFSAP cũng có hợp phần KSH với mục tiêu xây dựng 20.600 công trình. Dự án Nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp và Phát triển KSH (QSEAP) với vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được triển khai trong thời gian 6 năm (2009 - 2015) tại 16 tỉnh/thành phố. Hợp phần KSH có mục tiêu hỗ trợ xây dựng 40 nghìn công trình. Ngoài 3 Dự án lớn nêu trên, Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương chủ trì cũng có nội dung hỗ trợ
  3. ứng dụng KSH. Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) cũng phổ cập ứng dụng KSH trong việc phát triển mô hình VAC (vườn, ao, chuồng). Những thành tựu đã đạt được Cho tới nay, KSH đã được ứng dụng tại tất cả 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. Riêng 3 Dự án của Bộ NN&PTNT đã có 52 tỉnh tham gia. Các tỉnh/thành phố khác tuy không tham gia 3 Dự án này nhưng có những dự án riêng của tỉnh hoặc người dân tự xây dựng công trình. Theo Khảo sát về mức sống hộ gia đình năm 2008 (Tổng cục Thống kê), số hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng KSH là 16,4%. Từ đó có thể ước tính số công trình KSH trong toàn quốc tới năm 2008 vào khoảng 1,5 triệu. Tới nay số hộ chăn nuôi ứng dụng KSH khoảng 20% (1,7 triệu hộ). Từ những công trình quy mô nhỏ vài chục m3 hợp với quy mô chăn nuôi gia đình đã phát triển lên những công trình quy mô vừa và lớn hàng nghìn m3 phù hợp với quy mô chăn nuôi trang trại. Từ lĩnh vực chăn nuôi, KSH đã mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (rượu, bia, tinh bột sắn, chế biến hải sản...). Hiện nay, đội ngũ những người hoạt động về KSH rất đông đảo. Bên cạnh các tổ chức Chính phủ như: Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Sở NN&PTNT, KH&CN; TN&MT, Công Thương..., Hội Phụ nữ, Hội Làm vườn, Hội Nông dân... và các công ty, cửa hàng tham gia các hoạt động như triển khai dự án, sản xuất/hoặc cung ứng dịch vụ xây dựng và trang thiết bị. Đội ngũ thợ xây và kỹ thuật viên do các dự án đào tạo đã mở rộng tới cấp huyện ở nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Trong quá trình phát triển đã có nhiều công nghệ được ứng dụng ở Việt Nam, chủ yếu là quy mô nhỏ.
  4. Ở quy mô nhỏ, loại thiết bị nắp cố định vòm cầu KT1 và KT2 được ứng dụng rộng rãi trong toàn quốc và đã được tiêu chuẩn hóa. Gần đây loại bể compozit được sản xuất công xưởng cũng đã phát triển nhanh chóng. Một số kiểu thiết bị KSH khác như VACVINA cải tiến, KT31, EQ cũng được ứng dụng thành công ở mức độ hẹp hơn. Đối với quy mô vừa cho các trang trại chăn nuôi, các công nghệ thích hợp được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi là bể kiểu dòng chảy ống "plug-flow" xây gạch, có vòm bê tông hoặc KT31 với nhiều vòm chứa khí compozit. Với quy mô lớn, loại hồ kỵ khí che phủ có suất đầu tư thấp đã được ứng dụng thành công cho nhiều trang trại và nhà máy tinh bột sắn. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về KSH đã nâng cao. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã hiểu được những lợi ích và hoạt động của công trình KSH. Nhiều người đã tự tìm đến các tổ chức dịch vụ và tự đầu tư xây dựng công trình. Đặc biệt, thông qua đó, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước thuộc các lĩnh vực môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, khoa học công nghệ có đề cập tới việc khuyến khích ứng dụng KSH. Những chính sách này đã được cụ thể hóa với sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án của Chính phủ. Những thành tựu đã đạt được tạo điều kiện thuận lọi cho việc mở rộng ứng dụng KSH trong thời gian tới. Những rào cản hạn chế Khả năng xây dựng các công trình KSH của người ứng dụng cả ở quy mô gia đình cũng như quy mô trang trại, nhà máy còn rất hạn chế do thiếu ý thức tự giác về bảo vệ môi trường, thiếu vốn đầu tư, khó tiếp cận công nghệ và trang thiết bị thích hợp...
  5. Hiện nay còn thiếu công nghệ thích hợp cho các trang trại; thiếu các trang thiết bị chất lượng tốt; thiếu hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về KSH; thiếu các cơ sở sản xuất trang thiết bị; thiếu mạng lưới cung cấp dịch vụ (tư vấn kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị...). Các thiết bị, dụng cụ, phụ kiện... chất lượng hoàn toàn được thả nổi, nguôi tiêu dùng chỉ biết dựa vào việc quảng cáo (đôi khi thiếu trung thực) nên chất lượng hàng hóa không tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, chúng ta còn thiếu tổ chức nghiên cứu và các tổ chức tư vấn dịch vụ chuyên về KSH cũng như cán bộ nghiên cứu, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và thợ lành nghề... Là một nước có dân số gần 90 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới) và trên 75% dân số nông thôn, chăn nuôi đang và sẽ phát triển, nhưng hiện nay, Việt Nam không có một đơn vị nghiên cứu nào của Nhà nước về KSH. Trang Quốc là nước phát triển KSH đứng đầu thế giới. Việc phát triển KSH được đưa vào Chương trình quốc gia về Dự án KSH nông thôn (2006 -2010), Chính phủ đã đầu tư 21,2 tỷ nhân dân tệ (3,3 tỷ USD) hỗ trợ 12,78 triệu hộ xây dựng công trình KSH. Tính đến cuối năm 2010, số hộ sử dụng KSH đạt 40 triệu hộ (khoảng 155 triệu người, bằng 1/3 dân số nông thôn). Việc phát triển KSH đã được ghi vào các kế hoạch 5 năm của Nhà nước. Ở Việt Nam, chưa có một Chương trình quốc gia về KSH, cũng như chưa có tổ chức nghiên cứu chuyên ngành và thiếu kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa. Ngoài một số quy định cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho các hộ ứng dụng KSH trong các chương trình, dự án, chưa có những quy định cụ thể về ưu đãi thuế cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KSH. Những hoạt động như chuyển giao công nghệ, thi công xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu các trang thiết bị KSH... đều phải chịu thuế như mọi hoạt động kinh doanh khác.
  6. Những quy định về yêu cầu xử lý chất thải tuy đã có nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Nói chung, người gây ô nhiễm vẫn chưa chịu đầu tư để xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn quy định. Kết luận - Kiến nghị Những năm gần đây, KSH được phát triển rộng rãi trong toàn quốc. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển bền vững trong những năm tới. Để triển khai hiệu quả và đồng bộ KSH, chúng ta cần có những chính sách cụ thể để khắc phục những rào cản trên. Cụ thể: Chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp cho người sử dụng (gia đình và các cơ sở sản xuất như trang trại chăn nuôi, nhà máy) xây dựng công trình KSH; Khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KSH (xây dựng, sản xuất và nhập khẩu trang thiết bị); Ưu đãi về tín dụng cũng như cấp đất xây dựng nhà xưởng; Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, nâng cao năng lực về KSH; Cần xây dựng một Chương trình KSH quốc gia liên ngành môi trường, nông nghiệp và năng lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2