YOMEDIA
ADSENSE
Khía cạnh nhân văn trong dịch chuyển ô nhiễm môi trường theo không gian và thời gian
10
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu "Khía cạnh nhân văn trong dịch chuyển ô nhiễm môi trường theo không gian và thời gian" thông qua việc phân tích sự dịch chuyển ô nhiễm môi trường theo không gian và thời gian, tác giả luận giải tính nhân văn trong quá trình dịch chuyển ô nhiễm môi trường trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, giữa môi trường ở thì hiện tại và việc gìn giữ môi trường cho thế hệ tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khía cạnh nhân văn trong dịch chuyển ô nhiễm môi trường theo không gian và thời gian
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững KHÍA CẠNH NHÂN VĂN TRONG DỊCH CHUYỂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN Lê Quốc Hiệp Tóm tắt: Dưới góc độ tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, bài viết làm rõ khái niệm môi trường, đạo đức môi trường. Thông qua việc phân tích sự dịch chuyển ô nhiễm môi trường theo không gian và thời gian, tác giả luận giải tính nhân văn trong quá trình dịch chuyển ô nhiễm môi trường trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, giữa môi trường ở thì hiện tại và việc gìn giữ môi trường cho thế hệ tương lai. Từ khóa: Nhân văn; Ô nhiễm môi trường; Không gian; Thời gian. 1. MỞ ĐẦU Môi trường có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, môi trường lại đang chịu những tác động nặng nề về ô nhiễm do chính con người gây nên. Trong nhiều nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm thì có một nguyên nhân rất đáng chú ý là vì lợi ích cục bộ của từng cộng đồng cư dân đang sinh sống trên trái đất mà con người đã có những hành động chuyển dịch ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ mai sau. Hành động dịch chuyển đó có thể mang đến một sự an toàn có giới hạn cho một vài quốc gia, khiến nhiều quốc gia khác phải chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường sống nhưng về lâu dài và theo xu hướng chung thì sự ô nhiễm của môi trường sẽ mang tính toàn cầu. Sẽ không có quốc gia nào tồn tại khi mà môi trường toàn cầu sụp đổ và hiển nhiên thế hệ mai sau sẽ chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường nặng nề hơn thế hệ hôm nay rất nhiều lần. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về môi trường, đạo đức môi trường Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam thì “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”1. Vậy có thể nói, môi trường là tất cả những gì tạo nên sự sống xung quanh con người. Đó là tổ hợp các yếu tố: (i) Tài nguyên thiên nhiên (bao gồm có tài nguyên tái tạo như nước, sinh vật, đất; tài nguyên không tái tạo như khoáng sản và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như gió, mặt trời, thủy triều, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan…); (ii) không gian sinh tồn. Đây là nơi cư trú của con người bao gồm có đất, nước và không khí; (iii) cảnh quan và hệ sinh thái. Cảnh quan là các khu vực địa lý khác nhau, đặc trưng bởi các hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, hồ nước… đến môi trường do con người tạo ra như các khu nông nghiệp và đô thị. Những sản phẩm con người tạo ra từ thực phẩm đến vật dụng đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người. ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 Quốc hội (2014), Luật số: 55/2014/QH13 về Bảo vệ môi trường. (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi- truong/Luat-bao-ve-moi-truong-2014-238636.aspx, truy cập ngày 12/9/2020). 129
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đạo đức môi trường là những chuẩn mực tự nhiên, bình thường ngấm sâu trong hành vi và trong phong cách sinh hoạt, ứng xử của mỗi người và mỗi cộng đồng - Con người bảo vệ môi trường, tôn trọng giới tự nhiên và cẩn trọng trước hệ sinh thái một cách tự nhiên, không cần ai ra lệnh, không vì mục đích vụ lợi nào khác. Đạo đức môi trường biểu hiện thiết thực trong hành vi của mỗi người, mỗi cộng đồng. Trình độ cao của đạo đức môi trường biểu hiện ở ý thức và kỹ năng xử lý những vấn đề môi trường. Có thể trong tư tưởng, trong suy nghĩ của mình, những người dân bình thường không hề biết các lý thuyết cao siêu nào đó về hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; song, không hẳn vì thế mà họ kém ý thức về mặt đạo đức môi trường. Đạo đức môi trường, trước hết, được biểu hiện ở tình cảm tự nhiên của con người - con người biết ửng xử thân thiện và biết tôn trọng môi trường sống quanh họ. Đạo đức môi trường độc lập nhất định với học vấn. Người có học vấn cao chưa chắc đã có đạo đức môi trường ở trình độ cao. Người có học vấn thấp vẫn có thể có đạo đức môi trường đáng tôn trọng1. Như vậy, đạo đức môi trường chính là hành vi ứng xử của con người và cộng đồng với môi trường thiên nhiên mà không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ học vấn của con người. 2.2. Dịch chuyển ô nhiễm theo không gian Một xu hướng rất phổ biến hiện nay, đó là con người dịch chuyển gánh nặng về môi trường theo không gian khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, khoáng sản, hải sản…và gây ra sự ô nhiễm ở các khu vực khác mà thiếu sự bồi thường một cách thỏa đáng, đầy đủ cả về kinh tế và môi trường. Ví dụ như Nhật Bản đã thành lập các khu rừng dự trữ với mục tiêu bảo vệ khí hâu, tài nguyên, thiên nhiên và đẩy mạnh nhập khẩu gỗ từ các nước khác nhưng không thực hiện đầy đủ các biện pháp khai thác gỗ bền vững. Hay các quốc gia phát triển hiện nay có xu hướng nhập khẩu những sản phẩm mà để sản xuất ra chúng thường gây suy thoái cho môi trường như hàng may mặc, giày da, sắt thép… Có thể thấy các nước giàu, nước phát triển gìn giữ môi trường, tài nguyên trong lãnh thổ của họ thì lại trực tiếp hay gián tiếp gây tổn hại tới các quốc gia, vùng lãnh thổ khác theo không gian. Sở dĩ các nước nghèo, nước đang phát triển phải chấp nhận sự dịch chuyển ô nhiễm vào quốc gia mình khi cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến môi trường là vì điều kiện kinh tế, sự ổn định đời sống xã hội… Hay nói các khác, các nước nghèo, nước đang phát triển ít có sự lựa chọn hơn các nước giàu, nước phát triển về mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Bên cạnh việc dịch chuyển ô nhiễm trong sản xuất, thì dịch chuyển rác thải (nhất là rác thải độc hại), hay có cách gọi khác là xuất khẩu chất thải ra nước ngoài cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Nhiều quốc gia thải ra chất thải những lại không sẵn lòng chấp nhận, hay chi trả các chi phí để xử lý rác thải tại đất nước mình. Điều đó không chỉ dẫn tới việc xả thải tới nước khác mà còn dẫn tới việc xuất khẩu chất thải ra nước ngoài một cách có chủ đích. Trong những thập kỷ vừa qua, việc buôn bán chất thải (trong đó rất nhiều chất thải độc hại) đã chuyển nhiều triệu tấn từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước ASEAN và Việt Nam đều là những nước nhập khẩu lớn về rác thải, nhất là sau năm 2017, khi Trung Quốc cấm chặt việc nhập khẩu rác thải vào nước này. Theo báo cáo của Quốc Hội về công tác bảo vệ môi trường, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 9,2 triệu tấn phế liệu. Một số tổ chức, cá nhân trong nước vì lợi ích bản thân đã lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu 1 Hồ Sĩ Quý (2005), Về đạo đức môi trường, Tạp chí Triết học số 9 (172). 130
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững để đưa chất thải nguy hại, chủ yếu là phế liệu kim loại, nhựa, săm lốp cao su thải, vỏ ô tô, tàu biển chưa làm sạch tạp chất, ắc quy chì thải, sảm phẩm điện tử đã qua sử dụng…về Việt Nam1. Dịch chuyển về tài nguyên, rác thải là coi nhẹ và xem thường tính mạng, môi trường sống của người dân ở cuối nguồn. Giải thích cho vấn đề này, có thể thấy rõ có nhiều vấn đề kinh tế liên quan đến sự dịch chuyển. Một số nước đưa ra những tiêu chuẩn rất thấp, thậm chí còn chào đón sự dịch chuyển vì mối lợi tài chính. 2.3. Dịch chuyển ô nhiễm theo thời gian Con người đang dịch chuyển các vấn đề tài nguyên, không gian sinh tồn, cảnh quan và hệ sinh thái theo không gian và cả thời gian. Nhiều tác động gây hại cho môi trường không chỉ xảy ra ở hiện tại mà cả trong tương lai. Xu hướng này đang ngày một gia tăng khi mà nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang lấy ưu tiên về phát triển kinh tế mà không quá quan tâm đến thế hệ mai sau sẽ chịu tác động như thế nào về sự suy thoái môi trường hiện nay. Dịch chuyển ô nhiễm theo thời gian có thể kể đến một số tác động chính sau: Thứ nhất là ô nhiễm môi trường đất và sinh vật. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và các sinh vật cạn, sự đa dạng của các loài trên trái đất là nguồn tài nguyên quý cung cấp các nguồn gen để phát triển cây lương thực và thuốc men. Các hoạt động của con người bao gồm có sự phá hủy sinh cảnh, du nhập loài ngoại lai, săn bắt và biến đổi khí hậu đang làm mất đi số lượng lớn các loài. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), tốc độ tuyệt chủng loài trên trái đất nhanh hơn nhiều so với dự báo. Con người đã tiêu diệt hàng trăm chủng loài động vật và đẩy nhiều chủng loài đến bờ tuyệt chủng. Với tốc độ mất đi của các loài như hiện nay, khả năng chúng ta sẽ phải chứng kiến đợt tuyệt chủng lần thứ 6 trên trái đất mà nguyên nhân là do con người tạo ra. Những loài bị tuyệt chủng mang lại lợi ích hoặc lợi ích không rõ ràng cho một nhóm nhỏ như thợ săn, người chăn nuôi, công ty khai thác khoáng sản… nhưng lại là sự trả giá của toàn nhân loại và đặc biệt là những tác động nặng nề đến mai sau. Thứ hai là ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học theo chiều tiêu cực của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng và rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm sự đa dạng của sinh vật trong nước. Một thực tế đáng báo động là nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước, ngoài một số tác nhân nhỏ của tự nhiên như tuyết tan, lũ lụt… thì phần lớn là do hoạt động của con người gây ra như rác thải, chất tẩy rửa của con người trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu.., trong quá trình sản xuất công nghiệp, trong quá trình đô thị hóa…. Thứ ba là sử dụng đến cạn kiệt nguồn tài nguyên. Nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thế nhưng, một khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỷ năm cạn kiệt thì khó có cách nào tái tạo lại được. Với quá trình bùng nổ dân số và nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày một lớn của con người thì thế giới đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên. Ví dụ như nguồn dầu mỏ cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới trong 30-40 năm nữa. Nhiều nguồn tài nguyên có thể tự tái sinh, nhưng do nhu cầu quá lớn của con người cũng dẫn tới tình trạng suy kiệt, 1 Trương Huyền (2019), Thực trạng rác thải nhựa nhập khẩu tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Môi trường, số 8. 131
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất kém bền vững. Thế giới đã vượt quá giới hạn của nguồn lợi cá ở đại dương và nguồn tài nguyên nước sạch đang dần cạn kiệt ở nhiều khu vực. Những người giàu không hẳn có ý định xấu, nhưng việc sử dụng quá lãng phí tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân đã gây hại cho người khác, cho thế hệ mai sau. Thứ tư là dịch chuyển không gian sinh tồn. Nhiều khu rừng, khu dự trữ sinh quyển của thế giới đã bị khai thác, biến đổi thành khu đô thị, công nghiệp, đất đai trồng trọt, chăn nuôi…phục vụ cho nhu cầu kinh tế của con người ở nhiều quốc gia đã gây nên sự mất cân bằng về hệ sinh thái. Cùng với đó việc xả thải quá lớn vào không khí vào đất và nước, chúng ta đã gây ra sự suy thoái và biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng cao, tình trạng nước biển dâng, xuất hiện nhiều hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, cực đoan… Với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho giao thông, năng lượng và công nghiệp quá cao như hiện nay đã tạo ra lượng khí carbon dioxide (CO2) khổng lồ trong khí quyển, là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến những đợt nóng đỉnh điểm gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay gần 41 độ C ở Châu Âu, Mỹ, Canada. Sự không sẵn lòng đánh đổi về kinh tế để giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở nhiều quốc gia đã đẩy hậu quả của biến đổi khí hậu cho thế thệ tương lai. 2.4. Khía cạnh nhân văn trong dịch chuyển ô nhiễm môi trường Hiện nay, việc con người khai thác, sử dụng và xả thải quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đang được xem xét dưới góc độ đạo đức của con người với môi trường. Những nước phát triển sử dụng tài nguyên và sản xuất vật chất mà ít phải gánh chịu sự suy thoái môi trường về khai thác và xả thải. Trái lại, nước nghèo và kém phát triển đang phải đối mặt và gánh chịu nhiều hệ lụy từ suy thoái môi trường. Quyền lực đã phân định các nước thành hai nhóm chính có lợi thế và bất lợi về môi trường. Sự khác biệt đó cũng còn tùy thuộc vào cách cư xử của các quốc gia và nó chính là khía cạnh nhân văn và đạo đức về môi trường. “Nguy cơ đối với hòa bình và sự tồn tại của sự sống trên trái đất, như chúng ta biết, đó là sự báo trước về hành vi của con người trong việc thiếu tôn trọng những giá trị nhân văn”1. Vấn đề cốt lõi ở đây là các nước giàu và nhiều quyền lực có khả năng trong việc dịch chuyển ô nhiễm và các thách thức về môi trường tới những nước nghèo, những nước ít có lựa chọn và buộc họ phải gánh chịu. Nói cách khác, bất bình đẳng về môi trường ở đây là sự chút bỏ gánh nặng về ô nhiễm của các nước giàu cho các nước nghèo và đi kèm với đó là một chút mối lợi về kinh tế. Sự dịch chuyển đó xảy ra theo cả không gian và thời gian. Phát triển nhận thức đạo đức môi trường, hai nhà nghiên cứu Wapner Paul và Matthew, Richard A. ở đại học American và Calironia, Irvine đã đưa ra quan điểm về khía cạnh nhân văn trong đạo đức môi trường “Khía cạnh cũng hết sức quan trọng là việc con người cư xử ngược đãi với nhau và sử dụng thiên nhiên như là phương tiện trung gian để thực hiện hành động của mình”2. Cách ứng xử đó là hành vi đẩy ô nhiễm môi trường từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác theo cả không gian và thời gian. Nguyên nhân chính của suy thoái môi trường là do con người với việc xả thải từ sinh hoạt hàng ngày, từ hoạt động công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp… Wapner Paul và Matthew Richart A khẳng 1 Đức Đại Lai Lạt Ma, Tính đạo đức trong mối tương quan với bảo vệ môi trường, https://thuvienhoasen.org/a26358/van- de-moi-truong-tinh-dao-duc-trong-moi-tuong-quan-voi-su-bao-ve-moi-truong 2 Wapner Paul và Matthew Richart A, Khía cạnh nhân văn trong đạo đức môi trường toàn cầu, http://ir.vnulib.edu.vn/handle/123456789/4338?mode=full. 132
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững định: “Nguyên nhân là do chuỗi quá trình giữa khai thác, chế biến, vận chuyển, bán hàng, tiêu thụ và quản lý chất thải phức tạp đến mức nhiều người không hiểu nổi. Toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho các mối liên hệ trở nên phức tạp hơn. Khiến cho không chỉ sản phẩm mà cả chất thải cũng được vận chuyển đi khắp thế giới”1. Có thể nói, vấn đề môi trường không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Tất cả đều có tác động qua lại trên mức độ toàn cầu. Các quốc gia tìm cách dịch chuyển ô nhiễm môi trường ra khỏi nước mình để bảo vệ môi trường sống của họ không có nghĩa là các nước đó không chịu ảnh hưởng gì từ vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, hiện tượng nước biển dâng, hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình trái đất tăng cao, đại nạn rác thải, nhất là rác thải nhựa tràn ra biển… đang là thảm họa thực sự với toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường trái đất nói chung và mỗi quốc gia nói riêng không phải là sự dịch chuyển ô nhiễm theo không gian và thời gian theo kiểu “sạch nhà mình nhưng bẩn nhà hàng xóm” mà cần phải có sự đồng lòng chung sức của tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường. Tính nhân văn và đạo đức xã hội trong bảo vệ môi trường ở tầm quốc gia là không đặt nặng tăng trưởng kinh tế khi ảnh hưởng đến môi trường, với mỗi cá nhân không phải là nói không với túi nhựa mà là tiêu dùng tiết kiệm, bởi mỗi một sản phẩm đều có tác động đến môi trường. 3. KẾT LUẬN Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ, về phát triển kinh tế, nhưng con người vẫn chưa thể làm chủ được thiên nhiên, chưa thể tạo ra môi trường tự nhiên theo ý muốn của con mình. Vì vậy, bất cứ sự thay đổi của môi trường tự nhiên đều có tác động rất lớn đến đời sống mọi người dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ không gian sinh tồn của toàn nhân loại, không loại trừ bất cứ cá nhân nào. Tuy nhiên vì những quyền lợi về kinh tế, về chính trị về lãnh thổ… mà con người vẫn còn những bất đồng, mâu thuẫn rất khó giải quyết về bảo vệ môi trường. Sự răn đe quyền lực của các quốc gia bằng chạy đua vũ khí hiện đại, sự đề cao phát triển kinh tế bằng mọi giá, sự tiêu dùng ngày một gia tăng của con người… đều gây nên những tác động nghiêm trọng tới môi trường. Dịch chuyển ô nhiễm chỉ là một trong nhiều nguyên nhân và tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu để tìm ra đầy đủ nguyên nhân gây ra ô nhiễm và cao hơn nữa là phải cùng nhau chung tay với một một nỗ lực cao nhất thì chúng ta mới mong đề ra những biện pháp hiệu quả nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên hiện nay. Môi trường tự nhiên là tài sản vô giá không chỉ của một cá nhân, một cộng đồng dân cư, một quốc gia mà là của toàn thể nhân loại hôm nay và mai sau. Hôm qua không bao giờ là hôm nay, nhưng nếu không có hôm qua thì sẽ không có hôm nay. Chúng ta có được hôm nay là do thừa hưởng môi trường từ thế hệ trước. Nếu chúng ta không chung tay bảo vệ trái đất này thì thế hệ mai sau sẽ không còn được chứng kiến ngày mai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đức Đại Lai Lạt Ma, Tính đạo đức trong mối tương quan với bảo vệ môi trường, https://thuvienhoasen.org/a26358/van-de-moi-truong-tinh-dao-duc-trong-moi-tuong-quan-voi-su- bao-ve-moi-truong 1 Wapner Paul và Matthew Richart A, Khía cạnh nhân văn trong đạo đức môi trường toàn cầu, http://ir.vnulib.edu.vn/handle/123456789/4338?mode=full 133
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. Trương Huyền (2019), Thực trạng rác thải nhựa nhập khẩu tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Môi trường, số 8. 3. Hồ Sĩ Quý (2005), Về đạo đức môi trường, Tạp chí Triết học số 9 (172). 4. Wapner Paul và Matthew Richart A, Khía cạnh nhân văn trong đạo đức môi trường toàn cầu, http://ir.vnulib.edu.vn/handle/123456789/4338?mode=full. 134
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn