Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị<br />
TS Phan Thanh Hải<br />
(Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)<br />
Tóm tắt: Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400<br />
năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc<br />
những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các<br />
chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản<br />
văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước,<br />
sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt<br />
được nhiều thành quả to lớn, góp phần xây dựng Huế trở thành một trung tâm văn hóa du<br />
lịch của đất nước, thành phố festival đặc trưng của Việt Nam.<br />
Bài tham luận dưới đây đề cập đến 3 nội dung chính: 1-Triều Nguyễn với các di<br />
sản văn hóa cung đình; 2- Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung<br />
đình tại cố đô Huế; 3-Một số định hướng chiến lược cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá<br />
trị di sản của cố đô Huế.<br />
Abstract: The Nguyen was the last monarchy of Vietnam with nearly 400 years of<br />
existence (1558-1945). Nguyen lords and Nguyen dynasty left the country diversified<br />
cultural heritages with special values. As the head-quarter of Nguyen lords and the capital<br />
city of Nguyen dynasty, Hue inherits many important cultural heritages. In the past years,<br />
with the country renovation and development, the Nguyen dynasty's cultural heritage<br />
preservation and enhancement gained remarkable achievements helping Hue become a<br />
cultural-tourist center, and a typical festival city of Vietnam.<br />
This speech would like to mention 3 main contents: 1. Nguyen monarchy and the<br />
Court cultural heritages; 2. The Court cultural heritage preservation and enhancement at<br />
Hue ancient capital city; 3. Some strategic orientations for Hue heritage preservation and<br />
enhancement.<br />
***<br />
Tổng quan về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế<br />
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu<br />
(Hội đồng Di sản Văn hóa Việt Nam)<br />
Tóm tắt:<br />
1. Không nơi nào trên đất nước ta như ở Huế còn giữ lại được một quần thể di tích<br />
đền đài, cung điện, thành quách, lăng tẩm… khá hoàn chỉnh về mặt quy hoạch, và cùng với<br />
nó là một khối lượng đồ sộ, phong phú, đa dạng về những tư liệu phản ánh đời sống, nghi<br />
lễ cung đình, sinh hoạt nơi cung cấm. Cái đẹp của kiến trúc Huế là sự mực thước trong kết<br />
5<br />
<br />
cấu, sự tinh tế trong từng chi tiết trang trí mỹ thuật ở đỉnh cao, sự hài hòa giữa công trình<br />
kiến trúc và môi trường cảnh quan thiên nhiên. Tính độc đáo và duy nhất chỉ có ở Cố đô<br />
Huế là hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế như là một hình thức "xuất bản"<br />
những áng thơ văn, được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men, đắp nổi tạo thành một tác phẩm<br />
mỹ thuật, một lối trang trí mỹ thuật "nhất thi nhất họa", "nhất tự nhất họa" rất độc đáo,<br />
được "lưu trữ" trên liên ba, đố bản, vách ván trên kiến trúc cung đình Huế.<br />
Trên đất nước ta chỉ có ở Huế còn giữ được Âm nhạc cung đình. Nhiều thư tịch cổ,<br />
các bộ hương ước, phổ hệ, phả hệ, sắc phong, di vật và cổ vật các loại,… còn đang được<br />
lưu giữ trong các đình, đền, chùa, nhà thờ họ tộc và trong nhiều gia đình người dân Huế,<br />
nhưng đang vơi dần theo năm tháng.<br />
Không có ở các di sản văn hóa khác của Việt Nam và cũng hiếm thấy ở các nước<br />
trên thế giới, trong một khu di sản - Quần thể di tích Cố đô Huế - được UNESCO ghi danh<br />
5 danh hiệu cao quý: Di sản văn hóa Thế giới (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003) và 3<br />
Di sản tư liệu Thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và<br />
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).<br />
2. Quần thế di tích Cố đô Huế tọa lạc trên một phạm vi rất rộng lớn nằm trong thành<br />
phố Huế và 3 huyện thị phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 500 hạng mục công<br />
trình di tích trong khu vực Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành và các di tích ngoài<br />
Kinh thành, bao gồm 7 cụm lăng tẩm của 10 vị vua triều Nguyễn và các di tích tín ngưỡng,<br />
tôn giáo, công trình phòng thủ… Đây là di tích có phạm vị khu vực di sản (khu vực bảo vệ<br />
I) và vùng đệm (khu vực bảo vệ II) vào loại lớn nhất so với những Di sản văn hóa Thế giới<br />
đã được UNESCO ghi danh ở nước ta. Chính đây là một thách thức lớn, đồng thời cũng là<br />
cơ hội hiếm có cho những người làm công tác bảo tồn di sản Cố đô Huế.<br />
Sau khi triều Nguyễn cáo chung, tiếp đến là 2 cuộc chiến tranh kéo dài đã tàn phá<br />
nghiêm trọng Quần thể di tích này. Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà quản lý và<br />
chuyên môn đã tiến hành công tác bảo quản cấp thiết, tu sửa các công trình bị xuống cấp.<br />
Tuy nhiên, đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, nên công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn, di<br />
sản vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, năm 1981, Tổng Giám<br />
đốc UNECO đã ra lời kêu gọi cứu nguy khẩn cấp di sản văn hóa Huế. Sau đó là một loạt<br />
các sự kiện khác đã diễn ra: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản<br />
văn hóa Thế giới (1993); Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (1996) Dự án Quy hoạch bảo tồn<br />
và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010; Dự án điều chỉnh Quy hoạch<br />
này (2010); giai đoạn 2010-2020 và Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy<br />
giá trị di tích Cố đô Huế (2012); Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt (2015)<br />
Kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế, giai doạn 2015-2020, định hướng đến 2030<br />
nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ di sản; xác định các mục tiêu, chính<br />
sách dài hạn; xây dựng chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho công tác bảo tồn<br />
và phát huy giá trị di tích Cố đô và các nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích,<br />
di sản văn hóa phi vật thể, môi trường cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích.<br />
Được sự quan tâm của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, những nỗ lực to<br />
lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, diện mạo của di sản văn hóa<br />
6<br />
<br />
Cố đô dần hiện lên rõ nét. Hàng trăm di tích quan trọng trong khu vực Kinh thành, Hoàng<br />
thành, Tử Cấm thành, các cụm di tích ngoài Kinh thành (lăng tẩm của các vua triều<br />
Nguyễn, các di tích tín ngưỡng, tôn giáo,…) được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi. Ngoài<br />
vốn đầu tư của Chính phủ và của tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc<br />
tế và nhiều nước; đồng thời, trên cơ sở cân đối thu chi hàng năm, Trung tâm Bảo tồn Di<br />
tích Cố đô Huế cũng dành hơn 70% nguồn thu từ vé tham quan cho công tác bảo quản, tu<br />
bổ, phục hồi di tích, số còn lại dùng chi cho các hoạt động nghiệp vụ và chi lương cho cán<br />
bộ, công nhân viên và người lao động của Trung tâm.<br />
Kết quả là, về mặt tổng thể, di tích Cố đô Huế đã thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn<br />
cấp, công cuộc bảo tồn di tích dần đi vào nề nếp và có bước phát triển mới; phát huy hiệu<br />
quả giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần thực<br />
hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực bảo tồn<br />
và phát huy giá trị di sản văn hóa.<br />
Trên cơ sở kết quả to lớn đó, Ủy ban Di sản Thế giới đã đánh giá cao hoạt động bảo<br />
tồn di tích Cố đô Huế tại các kỳ họp lần thứ 28 năm 2004 và lần thứ 38 năm 2014.<br />
3. Kết quả to lớn và toàn diện trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn<br />
hóa Quần thể di tích Cố đô Huế có phần đóng góp quan trọng, trực tiếp của các thế hệ lãnh<br />
đạo, cán bộ công nhân viên và người lao động Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; từ<br />
tâm huyết, trí tuệ của các nhà nghiên cứu, những "bàn tay vàng" của những người thợ thủ<br />
công truyền thống Huế và nhiều vùng khác nhau của đất nước.<br />
Điều có thể khẳng định là việc hình thành một tổ chức trực tiếp quản lý và triển khai<br />
các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế - Trung tâm Bảo tồn<br />
Di tích Cố đô Huế - trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý nhà<br />
nước, sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hoàn toàn đúng<br />
đắn, đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với Di sản Thế giới quy mô lớn, trên địa bàn nhiều<br />
huyện thị, đúng với tầm vóc đặc biệt của di sản văn hóa Cố đô, đồng thời phù hợp với mô<br />
hình quản lý mới với cơ chế hoạt động tự chủ, thông thoáng, đa chức năng, hiệu quả.<br />
Trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm có Công ty cổ phần trùng tu di tích, mà Trung tâm là<br />
cổ đông chính, chiếm 51% cổ phần. Đây cũng là hình thức hợp tác công - tư vào loại sớm<br />
ở nước ta trên lĩnh vực di sản văn hóa.<br />
Với những kết quả to lớn và toàn diện trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di<br />
sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xứng đáng với những phần thưởng cao<br />
quý của Nhà nước ta trao tặng: Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất.<br />
Abstract:<br />
1. Hue still conserves quite completely a complex of monuments, palaces, temples,<br />
pavilions and tombs… in planning scheme together with a large quantity of abundant and<br />
various documents on life, royal rituals and daily activities in forbidden palaces. The<br />
beauty of Hue architecture is expressed in the structure, the subtlety in aesthetic decoration<br />
of high level, the harmony in constructions and natural environmental landscapes. Hue has<br />
the most unique and original system of royal literature on Hue royal architecture. Verses,<br />
7<br />
<br />
paralleled sentences and letter were carved, enameled and covered by bas-relief on 3horizontal decorative panels and high longitudinal framed boards. This created many<br />
decorative styles of “one verse, one picture” or “one letter, one picture”.<br />
All over the country, only Hue still maintains court music. Lots of ancient<br />
documents, sets of village regulation, genealogy, family tree, royal records, ancient<br />
objects, etc, are maintained in temples, pagodas, temples of forefather and Hue people‟s<br />
families, however, they are disappearing through the time.<br />
Five times of recognition by UNESCO: World Cultural Heritage (1993), Hue court<br />
music Nha Nhac (2003) and 3 World Documentary Heritages: Wood-blocks of Nguyen<br />
dynasty (2009), Nguyen dynasty‟s Imperial Archives (2014) and Royal Literature on Hue<br />
Royal Architecture (2016).<br />
2. Hue Monuments Complex was located on a very large scale of Hue city and 3<br />
surrounding areas of Thua Thien Hue province with over 500 constructions inside the<br />
Citadel, the Imperial City, the Forbidden Purple City; and outside the Citadel consisting of<br />
7 complexes of 10 Nguyen emperors‟ tombs, religious relics and defensive constructions…<br />
These simultaneously create the challenge and the opportunity for the conservators of Hue<br />
heritage.<br />
After the end of Nguyen dynasty, this monuments complex was seriously destroyed<br />
by 2 wars. When the country was unified, managers and specialists began to maintain and<br />
restore many constructions although they had lots of difficulties in conservation business.<br />
However, Hue Monuments Complex was recognized World Cultural Heritage by<br />
UNESCO in 1993; Value Conservation and Promotion of Hue heritage project was<br />
approved by the Government in the period 1996-2010; Adjustment Project in the period<br />
2010-2020 and Mechanism; Investment Policy on Conservation and Promotion of Hue<br />
heritage values in 2012. Management Plan of Hue Monuments Complex in the period<br />
2015-2020, orientation of 2030 was also approved by Thua Thien Hue‟s People Committee<br />
to create the foundation for managing and protecting the heritage: target, long-term policy,<br />
program, scheme, priority order for heritage conservation and promotion business and<br />
method, intangible heritage, natural landscapes attaching to the heritage.<br />
Under the Government‟s interest, the Offices and Departments‟ cooperation, Thua Thien<br />
Hue people and authority‟s efforts, the appearance of Hue cultural heritage is changing.<br />
Hundreds of important relics in the Citadel, the Imperial City, the Forbidden Purple City,<br />
outside the Citadel‟s complexes of tombs and religious constructions are invested to<br />
maintain, restore and conserve thanks to the Government and Thua Thien Hue‟s<br />
investment capital, international support and Hue Monuments Conservation Center‟s a part<br />
of source of ticket revenue.<br />
Therefore, Hue heritage conservation activities were highly appreciated by World<br />
Heritage Committee in the 28th and 34th sessions in 2004 and 2014 successively.<br />
3. Great consequences on conservation and promotion activities of Hue Monuments<br />
Complex‟s cultural heritage values are achieved by the direct and important contributions<br />
<br />
8<br />
<br />
of Hue Monuments Conservation Center‟s leaders, staffs, researchers and traditional<br />
craftsmen all over the country.<br />
This is confirmed that the establishment of an organization in charge of management<br />
in value conservation and enhancement of Hue monuments complex – Hue Monuments<br />
Conservation Center – belonging to Thua Thien Hue People‟s Committee on state<br />
management, Department of Culture, Sports and Tourism‟s guidance of professional<br />
knowledge is completely perfect.<br />
Hue Monuments Conservation Center deserves the state government‟s noble<br />
rewards: 1st Labor Medal, 2nd Labor Medal and 3rd Labor Medal because of great and<br />
comprehensive achievements.<br />
***<br />
Quy hoạch kiến trúc Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn<br />
bền vững của nó trong lòng đô thị Huế hiện nay<br />
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An<br />
Tóm tắt: Từ xưa đến nay, đô thị Huế đã trải qua nhiều lần quy hoạch kiến trúc,<br />
nhưng chưa lần nào quy mô và quan trọng bằng lần quy hoạch vào đầu thế kỷ XIX. Bấy<br />
giờ, để vinh thăng cho triều đại mới và để bảo vệ bộ máy hành chính trung ương tại Kinh<br />
đô của cả nước vừa mới được thống nhất, triều đình nhà Nguyễn đã huy động hàng vạn<br />
nhân công từ nhiều địa phương trong nước về Huế để xây dựng Kinh thành. Người ta đã<br />
ngăn chặn và đắp lấp một số đoạn của hai chi lưu bên tả ngạn sông Hương là sông Kim<br />
Long và sông Bạch Yến, đồng thời lợi dụng một số đoạn còn lại của hai chi lưu để làm<br />
thành hai con sông nhân tạo: một ở trong thành là Ngự Hà và một ở ngoài thành là Hộ<br />
Thành Hà. Với sự chỉnh đốn địa thế bằng bàn tay con người, diện mạo địa lý và hệ thống<br />
thủy đạo của một khu vực rộng lớn ở bờ bắc sông Hương đã thay đổi hẳn.<br />
Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh thành là Dịch lý và thuật Phong<br />
thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào<br />
hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với<br />
bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh thành bao<br />
giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Cho đến ngày<br />
nay, nó vẫn đóng vai trò như vậy. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch<br />
sử và nghệ thuật của Kinh thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế.<br />
Abstract: Since the old time, Hue city has undergone several times of architectual<br />
planning, but none of them was in a large scale and as important as the one in the<br />
beginning of the XIXth century. At that time, in order to promote the new dynasty and to<br />
protect the central administrative apparatus of the whole nation which had just been<br />
unified, the Nguyen dynasty mobilized thousands of workers from different areas to Hue to<br />
9<br />
<br />