intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoa cử triều Tây Sơn

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoa cử triều Tây Sơn Vua Quang Trung đặc biệt chú trọng truyền thống văn hiến Bắc Hà, nhiều lần xuống chiếu cầu hiền, thu phục nhân tài để phục vụ triều đại mới. Nhà vua rất quan tâm đến chữ Nôm, muốn tạo nên một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam. Mùa thu tháng 8, Quang Trung năm thứ 2 (1789) vừa lên ngôi chính vị, đánh bại quân nhà Thanh, việc triều chính chưa được củng cố, nhưng nhà vua đã mở khoa thi Hương cho học trò xứ Nghệ (có người gọi là khoa thi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoa cử triều Tây Sơn

  1. Khoa cử triều Tây Sơn Vua Quang Trung đặc biệt chú trọng truyền thống văn hiến Bắc Hà, nhiều lần xuống chiếu cầu hiền, thu phục nhân tài để phục vụ triều đại mới. Nhà vua rất quan tâm đến chữ Nôm, muốn tạo nên một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam. Mùa thu tháng 8, Quang Trung năm thứ 2 (1789) vừa lên ngôi chính vị, đánh bại quân nhà Thanh, việc triều chính chưa được củng cố, nhưng nhà vua đã mở khoa thi Hương cho học trò xứ Nghệ (có người gọi là khoa thi Tuấn sĩ). Sai Nguyễn Khải Xuyên - La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm Đề điệu kiêm chức chánh chủ khảo chấm thi. Đồng thời nhà vua xuống chiếu cho lập Sùng Chính viện: "Chiếu cho La Sơn Phu tử được biết: Ông tuổi, đức đều cao, tất cả sĩ phu đều trông ngóng... nay trong nước đã yên, trẫm toan hưng khởi chính học. Ông đã lấy học thuật hiện rõ bên tà, bên chính trong phép học trẫm rất vui lòng.
  2. Trẫm định đặt Sùng chính thư viện ở Vinh Kinh tại núi Nam Hoa, ban cho ông chức Sùng chính viện viện trưởng chuyên coi việc dạy học. Nhất định theo phép học Chư Tử khiến cho nhân tài có thể thành tựu, phong tục trở lại tốt đẹp. Từ nay, phàm trong các viên tư nghiệp, đốc học, mỗi năm nếu có ai học hay, hạnh tốt thì kê quê quán, tên họ đề đạt đến thư viện giao cho ông khảo sát đức nghiệp và hạnh nghệ tâu lên triều đình để bổ dụng. Ông nên gắng giảng rõ đạo đức, rèn đúc nhân tâm để cho xứng với ý của Trẫm khen chuộng người tuổi cao, đức lớn". Khâm tại đặc chiếu Quang Trung năm thứ 4, ngày 20 tháng 8
  3. Sau khi xuống chiếu lập Sùng chính viện, vua Quang Trung còn hạ chiếu lập các nhà học cấp xã và cấp phủ, huyện. Nội dung: "Chiếu cho quan viên và trăm họ trong nước được biết: Dựng nước lấy việc học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc, trước đây nhiều việc, việc học không sửa sang được, khoa cử bỏ dần, nhân tài ngày càng ít. Phàm hết loạn thành trị, lẽ tuần hoàn là thế, sau loạn càng cần sửa sang hưng khởi, lập giáo hóa, lập khoa cử là quy mô lớn để chuyển loạn thành trị. Trẫm khi mới bình định đã có nhã ý hậu đãi nhà nho, có lưu tâm quý mến kẻ sĩ, muốn được người thực học để dùng cho quốc gia. Vậy ban chiếu xuống cho dân các xứ cần lập học x ã chọn nho sĩ học thức, có đức hạnh đặt làm thày học giảng dạy cho học trò xã mình. Hẹn năm nay mở khoa thi Hương. Những tú tài thi Hương đỗ hạng ưu được đưa lên trường Quốc học, đỗ hạng thứ thì đưa vào trường Phủ học. Những Hương Cống ở triều cũ chưa làm chức nhiệm gì nay tới chầu thì bổ các chức huấn đạo, tri huyện. Nho sinh và sinh đồ đợi kỳ thi vào thi lại, đỗ hạng ưu thì tuyển dụng, hạng kém thì bãi về trường xã học tiếp. Còn những "sinh đồ ba quan" nhất thiết bắt về làm dân, cùng dân chịu sưu hạch".
  4. Đây là những chủ trương tích cực, biện pháp rõ ràng, khoa học nhằm dồn công sức xây dựng đất nước nhưng thời gian quá ngắn, vua Quang Trung chỉ mới tổ chức được 1 khoa thi Hương, còn khoa Tiến sĩ thì chưa tổ chức được khoa nào. Thực là một giấc mơ vàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2